TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
GIÁ TRỊ SINH THIẾT TỨC THÌ MẪU MÔ LẤY BẰNG<br />
PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC TRONG<br />
CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI<br />
Vũ Anh Hải*; Phạm Vinh Quang**; Mai Văn Viện***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả sinh thiết tức thì (STTT) mẫu mô được sinh thiết bằng phẫu thuật<br />
nội soi (PTNS) lồng ngực trong chẩn đoán ung thư phổi (UTP). Đối tượng và phương pháp:<br />
nghiên cứu trên 103 bệnh nhân (BN) có tổn thương dạng u ở phổi trên phim X quang và chụp<br />
cắt lớp vi tính lồng ngực được PTNS lồng ngực chẩn đoán, xét nghiệm mô bệnh học trong mổ<br />
bằng STTT. Kết quả: phù hợp týp mô bệnh học STTT và giải phẫu bệnh đạt 91,3%; không phù<br />
hợp 8,7%. Giá trị của STTT trong chẩn đoán mô bệnh học UTP: độ nhạy (Se) 97,6%; độ đặc<br />
hiệu (Sp) 100,0%; giá trị tiên đoán dương (PPV) 100,0%; giá trị tiên đoán âm (NPV) 98,4%; độ<br />
chính xác 99,0%; độ phù hợp chẩn đoán Kappa = 0,98. Kết luận: STTT mẫu mô sinh thiết bằng<br />
PTNS lồng ngực có hiệu quả cao trong chẩn đoán mô bệnh các tổn thương dạng u ở phổi nói<br />
chung và UTP nói riêng.<br />
* Từ khoá: Ung thư phổi; Sinh thiết tức thì; Phẫu thuật nội soi lồng ngực.<br />
<br />
The Values of Frozen Section of the Lung Tissue Specimens by<br />
Video-Assisted Thoracic Surgery in Diagnosis of Lung Cancer<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the values of frozen section of the lung tissue specimens by videoassisted thoracic surgery in diagnosis of lung cancer. Subjects and methods: 103 patients with<br />
tumors of the lung on X-ray and computed tomography. Frozen section the lung tisue which<br />
sampling by video-assisted thoracoscopic surgery (VATS). Results: Comparation the<br />
histological type between frozen section and pathology: the correct rate was 91.3%; incorrect<br />
rate was 8.7%. The values of frozen section in diagnosis of lung cancer were: sensitivity (Se)<br />
97.6%; specificity (Sp) 100.0%; positive predictive value (PPV) 100.0%; negative predictive<br />
value (NPV) 98.4%; accuracy 99.0%; diagnostic coverage Kappa = 0.98. Conclusion: Frozen<br />
section of the lung tissue specimens by VATS are highly effective diagnosis of lung tumor<br />
lesions in general and lung cancer in particular.<br />
* Key words: Lung cancer; Frozen section; Video-assisted thoracic surgery.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sinh tiết tức thì là phương pháp chẩn<br />
đoán mô học ngay trong lúc mổ, có giá trị<br />
<br />
trong phẫu thuật, làm giảm số lần phẫu<br />
thuật và thời gian điều trị cho BN. PTNS<br />
lồng ngực được áp dụng phổ biến hiện nay,<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 175<br />
** Học viện Quân y<br />
*** Bệnh viện TWQĐ 108<br />
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Anh Hải (vuanhhai.TheoRAC@gmail.vn)<br />
Ngày nhận bài: 01/04/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/05/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2016<br />
<br />
178<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
là phương pháp chẩn đoán có giá trị, cho<br />
phép đánh giá chính xác các tổn thương<br />
ở phổi, màng phổi và sinh thiết mẫu mô<br />
đạt tỷ lệ cao [2, 3]. Chúng tôi thực hiện<br />
nghiên cứu này nhằm: Đánh giá kết quả<br />
STTT mẫu mô được sinh thiết bằng<br />
PTNS lồng ngực trong chẩn đoán các tổn<br />
thương dạng u ở phổi.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
- 103 BN được STTT mẫu mô sinh<br />
thiết bằng PTNS lồng ngực tại Bệnh viện<br />
Phạm Ngọc Thạch từ tháng 11 - 2011<br />
đến 07 - 2014.<br />
- Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
+ Có tổn thương dạng u trên phim X<br />
quang và cắt lớp vi tính (CLVT) lồng<br />
ngực: vị trí ngoại vi, kích thước u lớn nhất<br />
5 cm, chưa xâm lấn thành ngực.<br />
+ BN được PTNS lồng ngực sinh thiết<br />
chẩn đoán.<br />
+ Mẫu mô sinh thiết được làm xét<br />
nghiệm STTT chẩn đoán mô bệnh.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu tiến cứu, mô tả.<br />
- Kỹ thuật sinh thiết mẫu mô: lấy trọn u<br />
phổi (bằng cắt phổi hình chêm hoặc rạch<br />
nhu mô, cắt bỏ u) hoặc bấm sinh thiết u (khi<br />
quan sát đại thể có nguy cơ ác tính cao hay<br />
khi u nằm sâu trong nhu mô, dùng dao điện<br />
cắt nhu mô phổi, bộc lộ u và sinh thiết).<br />
- Quy trình xét nghiệm mô bệnh học: xét<br />
nghiệm mô bệnh học thực hiện tại Khoa Giải<br />
phẫu bệnh, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.<br />
<br />
- Mở cửa máy bằng cách nhấn nút<br />
Window clock (khi nhiệt độ tủ lạnh khoảng<br />
âm 30oC) và đặt cassett vào thanh làm<br />
lạnh ở bên tay trái buồng lạnh.<br />
- Nhỏ một ít dung dịch làm đông lạnh<br />
lên cassett, để khoảng 5 - 10 phút, sau đó<br />
đặt mẫu mô lên bề mặt dụng cụ, nhỏ<br />
thêm dung dịch đông lạnh lên mẫu mô<br />
sao cho dung dịch phủ kín mẫu mô.<br />
- Kéo thanh làm lạnh ép lên mẫu mô<br />
và để yên, đóng cửa máy lại.<br />
- Chờ khoảng 5 phút, mẫu mô và dung<br />
dịch đông lạnh sẽ chuyển thành màu<br />
trắng đục là có thể gắn vào trục cắt gần<br />
bệ dao cắt để cắt mỏng.<br />
- Để chế độ cắt mỏng 1 µm và bắt đầu cắt.<br />
- Khi cắt được mẫu mô đủ mỏng, trải<br />
lên lame kính đã phủ sẵn albumin.<br />
- Hơ nóng để làm khô mẫu mô.<br />
- Bắt đầu nhuộm HE các bước như<br />
sau: hematoxylin khoảng 2 - 3 phút; eosin<br />
khoảng 5 - 10 nhúng; axít acool 3 - 5<br />
nhúng; các bước khác 5 - 10 nhúng.<br />
- Để khô và dán lame.<br />
- Đọc kết quả trên kính hiển vi quang học.<br />
* Xét nghiệm mô bệnh sau phẫu thuật:<br />
Cố định bệnh phẩm phẫu thuật trong<br />
dung dịch formol 10%, chuyển đúc<br />
paraffin, cắt mảnh, nhuộm HE và eosin.<br />
Đọc tiêu bản trên kính hiển vi quang học<br />
Nikon với độ phóng đại 40 - 400 lần. Một<br />
số trường hợp khó chẩn đoán được<br />
nhuộm hóa mô miễn dịch.<br />
- Đánh giá kết quả:<br />
<br />
- Mở máy cắt lạnh trước từ 1 - 4 giờ.<br />
<br />
+ Đánh giá sự phù hợp mô bệnh học<br />
STTT và mô bệnh sau phẫu thuật theo 2<br />
mức độ: phù hợp và không phù hợp.<br />
<br />
- Để máy ở chế độ Cryobar và Cryobar<br />
temp.<br />
<br />
+ Tính các giá trị: Se, Sp, PPV, NPV,<br />
độ chính xác, phù hợp Kappa.<br />
<br />
* Quy trình STTT:<br />
<br />
179<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung.<br />
* Tuổi:<br />
Bảng 1: Phân bố theo tuổi.<br />
Tuổi<br />
<br />
UTP<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Không UTP<br />
<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
< 30<br />
<br />
1<br />
<br />
1,0<br />
<br />
2<br />
<br />
1,9<br />
<br />
3<br />
<br />
2,9<br />
<br />
30 - 39<br />
<br />
3<br />
<br />
2,9<br />
<br />
13<br />
<br />
12,6<br />
<br />
16<br />
<br />
15,5<br />
<br />
40 - 49<br />
<br />
7<br />
<br />
6,8<br />
<br />
12<br />
<br />
11,7<br />
<br />
19<br />
<br />
18,4<br />
<br />
50 - 59<br />
<br />
17<br />
<br />
16,5<br />
<br />
19<br />
<br />
18,4<br />
<br />
36<br />
<br />
34,9<br />
<br />
60 - 69<br />
<br />
10<br />
<br />
9,7<br />
<br />
12<br />
<br />
11,6<br />
<br />
22<br />
<br />
21,4<br />
<br />
≥ 70<br />
<br />
4<br />
<br />
3,9<br />
<br />
3<br />
<br />
2,9<br />
<br />
7<br />
<br />
6,8<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
42<br />
<br />
40,8<br />
<br />
61<br />
<br />
59,2<br />
<br />
103<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
55,3 ± 11,6<br />
<br />
50,2 ± 12,3<br />
<br />
Khác biệt về tỷ lệ BN UTP và không<br />
UTP ở các nhóm tuổi không có ý nghĩa<br />
thống kê (p > 0,05). Tuổi trung bình nhóm<br />
không UTP (50,2 ± 12,3) thấp hơn UTP<br />
(55,3 ± 11,6), sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê (p = 0,039). BN tập trung ở độ<br />
tuổi 40 - 69 (81,0%), nhóm tuổi có tỷ lệ<br />
mắc UTP cao nhất từ 50 - 59 (40,5%),<br />
nhóm tuổi < 30 có tỷ lệ mắc UTP thấp<br />
nhất (2,4%). Nghiên cứu của Lê Tiến<br />
<br />
52,3 ± 12,2<br />
<br />
0,039<br />
<br />
Dũng, tuổi trung bình của BN UTP là<br />
58,8, độ tuổi có tỷ lệ UTP cao từ 40 - 79<br />
(85,9%). Theo Joseph LoCicero III: tại<br />
Mỹ, tuổi trung bình của BN UTP là 71,<br />
không phát hiện UTP ở lứa tuổi < 20. Tác<br />
giả đưa ra tỷ lệ đánh giá mức độ nguy cơ<br />
theo tuổi như sau: nguy cơ UTP là 0,02%<br />
ở tuổi 40, tăng lên 0,185% ở tuổi 50;<br />
0,487% ở tuổi 60; 1,304% ở tuổi 70 và<br />
xấp xỉ 2,0% ở tuổi 80 [9].<br />
<br />
* Giới tính:<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính.<br />
<br />
180<br />
<br />
0,4159<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
Y văn thế giới cũng như các nghiên cứu tại Việt Nam đều cho thấy UTP thường gặp<br />
ở nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ rất khác nhau trong các báo cáo, từ 1,7/1 đến 9/1 [1]. Tỷ lệ<br />
nam/nữ trong nghiên cứu này thấp hơn so với đa số các tác giả khác. Theo chúng tôi,<br />
tỷ lệ này bị chi phối bởi nhiều yếu tố, liên quan đến nhóm đối tượng mà mỗi nghiên<br />
cứu hướng tới, tỷ lệ này không có tính đại diện cao do số lượng BN còn hạn chế.<br />
2. Kỹ thuật sinh thiết.<br />
<br />
1.0%<br />
SINH THIẾT ĐƯỢC M ẪU<br />
<br />
KHÔNG SINH THIẾT ĐƯỢC<br />
M ẪU<br />
<br />
99.0%<br />
<br />
Biểu đồ 2: Kết quả sinh thiết mẫu mô chẩn đoán mô bệnh học.<br />
Bảng 2: Mối liên quan của một số yếu tố và khả năng sinh thiết.<br />
Kết quả sinh thiết được mẫu<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Lấy được mẫu<br />
<br />
Không lấy được mẫu<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Dày dính khoang<br />
màng phổi nặng<br />
<br />
Không<br />
<br />
101<br />
<br />
98,1<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Có<br />
<br />
1<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Vị trí u theo thùy<br />
phổi<br />
<br />
Trên<br />
<br />
55<br />
<br />
53,4<br />
<br />
1<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Giữa<br />
<br />
12<br />
<br />
11,7<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Dưới<br />
<br />
35<br />
<br />
34,0<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1 - 2 cm<br />
<br />
39<br />
<br />
37,9<br />
<br />
1<br />
<br />
1,0<br />
<br />
> 2 - 3 cm<br />
<br />
37<br />
<br />
35,9<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
> 3 cm<br />
<br />
26<br />
<br />
25,2<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Kích thước u trên<br />
phim cắt lớp vi tính<br />
<br />
p<br />
<br />
0,0194<br />
<br />
0,655<br />
<br />
0,4515<br />
<br />
Dày dính khoang màng phổi nặng có<br />
liên quan đến kết quả sinh thiết mẫu mô<br />
(p < 0,02). Sự khác biệt không có ý nghĩa<br />
thống kê về khả năng sinh thiết mẫu theo<br />
vị trí u phổi (theo thùy phổi) và nhóm kích<br />
thước u phổi (p > 0,05).<br />
<br />
99,2% [1, 6, 7, 11]. Nguyên nhân chính<br />
được các tác giả đề cập về tỷ lệ thành<br />
công của sinh thiết khi thực hiện PTNS<br />
gồm: tình trạng dày dính khoang màng<br />
phổi và đặc điểm về vị trí, kích thước u<br />
phổi [6, 7, 11].<br />
<br />
Các báo cáo cho thấy: tỷ lệ thành công<br />
khi sinh thiết mẫu bằng PTNS đạt 46,0 -<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sinh<br />
thiết mẫu đạt tỷ lệ 99,0%, 1 BN (1%)<br />
181<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
khối u ở vị trí ngoại vi và PTNS hỗ trợ với<br />
tỷ lệ cao (76,2%), giúp thuận lợi cho việc<br />
xác định và sinh thiết u.<br />
<br />
không sinh thiết được mẫu do dày dính<br />
khoang màng phổi nặng, phải chuyển mở<br />
ngực. Khả năng lấy mẫu của PTNS khá<br />
cao vì: các trường hợp được sinh thiết có<br />
kích thước u khá lớn, trung bình 2,7 ± 1,0<br />
cm (nhỏ nhất 1 cm, lớn nhất 5 cm), 100%<br />
<br />
So sánh tỷ lệ các kỹ thuật sinh thiết<br />
thực hiện trong nghiên cứu với một số tác<br />
giả trong nước, chúng tôi thấy:<br />
<br />
Bảng 3: Kỹ thuật sinh thiết theo một số tác giả trong nước.<br />
Tác giả<br />
<br />
Kỹ thuật sinh thiết<br />
Cắt phổi hình chêm<br />
<br />
Tổng số BN<br />
<br />
Sinh thiết u<br />
<br />
Lê Sỹ Sâm [1]<br />
<br />
27<br />
<br />
50,0%<br />
<br />
27<br />
<br />
50,0%<br />
<br />
54<br />
<br />
Nguyễn Hoài Nam [3]<br />
<br />
25<br />
<br />
100,0%<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0%<br />
<br />
25<br />
<br />
Nguyễn Công Minh [2]<br />
<br />
35<br />
<br />
100,0%<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0%<br />
<br />
35<br />
<br />
Chúng tôi<br />
<br />
59<br />
<br />
57,3%<br />
<br />
44<br />
<br />
42,7%<br />
<br />
103<br />
<br />
Chúng tôi thực hiện sinh thiết thay vì<br />
cắt trọn u, nếu tổn thương đại thể nghi<br />
ngờ ác tính (để không làm kéo dài thời<br />
gian phẫu thuật, tiết kiệm ghim khâu cắt),<br />
ngay sau đó BN sẽ được cắt thuỳ phổi<br />
điều trị. Tỷ lệ thực hiện các kỹ thuật<br />
sinh thiết của chúng tôi tương tự Lê Sỹ<br />
Sâm [1].<br />
STTT là kỹ thuật cho phép chẩn đoán<br />
nhanh mẫu mô sinh thiết trong khi phẫu<br />
thuật, là căn cứ để quyết định đưa ra các<br />
chỉ định điều trị tiếp theo trong cùng một<br />
<br />
cuộc mổ [5, 10]. Những câu hỏi quan<br />
trọng cần được trả lời là: UTP hay không<br />
UTP?. Nếu là UTP thì týp mô bệnh là gì?.<br />
Những BN có kết quả UTP ở giai đoạn và<br />
týp mô bệnh phù hợp sẽ được chỉ định<br />
phẫu thuật cắt phổi và vét hạch điều trị.<br />
Như vậy, giá trị chẩn đoán và mức độ<br />
phù hợp mô học giữa STTT và giải phẫu<br />
bệnh là một trong những vấn đề cần quan<br />
tâm khi nỗ lực kết hợp hai cuộc phẫu<br />
thuật: PTNS lồng ngực sinh thiết chẩn<br />
đoán và phẫu thuật điều trị thành một.<br />
<br />
3. Kết quả STTT.<br />
Bảng 4: So sánh kết quả týp mô bệnh học STTT và giải phẫu bệnh.<br />
Kết quả mô bệnh sau<br />
phẫu thuật<br />
<br />
Kết quả mô bệnh STTT<br />
UTP không<br />
tế bào nhỏ<br />
<br />
U lao<br />
<br />
Viêm<br />
phổi<br />
<br />
U sụn<br />
<br />
U cơ trơn<br />
<br />
U sợi mỡ<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
UTP không tế bào nhỏ<br />
<br />
41<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
42<br />
<br />
U lao<br />
<br />
0<br />
<br />
42<br />
<br />
5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
47<br />
<br />
Viêm phổi<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
9<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
10<br />
<br />
U sụn<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
U cơ trơn<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
Bệnh mô bào Langerhan<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
41<br />
<br />
44<br />
<br />
15<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
103<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
182<br />
<br />