intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh một thì

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết là đánh giá ứng dụng và kết quả phẫu thuật nội soi (PTNS) ổ bụng điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh (PĐTBS). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 76 BN dưới 36 tháng tuổi, chẩn đoán PĐTBS dựa vào kết quả sinh thiết tức thì trong mổ, có vị trí vô hạch từ trực tràng tới ĐT xích ma, được PTNS một thì tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2008 đến tháng 1/2010.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh một thì

Vũ Thị Hồng Anh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 85(09)/2: 77 - 82<br /> <br /> KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG<br /> ĐIỀU TRỊ BỆNH PHÌNH ĐẠI TRÀNG BẨM SINH MỘT THÌ<br /> Vũ Thị<br /> Hồng Anh*<br /> Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Đánh giá ứng dụng và kết quả phẫu thuật nội soi (PTNS) ổ bụng điều trị bệnh phình đại<br /> tràng bẩm sinh (PĐTBS).<br /> Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 76 BN dƣới 36 tháng tuổi, chẩn đoán PĐTBS dựa<br /> vào kết quả sinh thiết tức thì trong mổ, có vị trí vô hạch từ trực tràng tới ĐT xích ma, đƣợc PTNS một<br /> thì tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng từ tháng 1/2008 đến tháng 1/2010.<br /> Kết quả: 76 BN đƣợc PTNS một thì gồm 63 nam và 13 nữ, tuổi trung bình là 5,5 ± 0,7tháng (từ<br /> 16 ngày đến 24 tháng), trọng lƣợng trung bình là 5,9 ± 2.2kg, 13 BN có vị trí vô hạch ở trực tràng<br /> (17,1%), 63 BN có vị trí vô hạch tới ĐT xích ma (82,9%). 76 BN đều đƣợc đặt 3 trocar 5mm và 1<br /> trocar 3mm với áp lực bơm C02 bằng 1/10 trị số huyết áp động mạch BN. Thời gian phẫu thuật<br /> trung bình 121 phút( từ 80 đến 180 phút), đoạn ruột cắt trung bình 22cm (từ 14 đến 40cm). Không<br /> có tai biến trong mổ, không có BN phải chuyển mổ mở. BN đƣợc ăn sau mổ 24 giờ, không có tử<br /> vong, không nhiễm trùng vết mổ, 3 BN bị lòi mạc nối khi rút dẫn lƣu, 37 BN có đỏ da quanh hậu<br /> môn trong thời gian ngắn sau mổ. Thời gian nằm điều trị sau mổ trung bình 5,7 ± 1 ngày, khi xuất<br /> viện các BN đều tự đại tiện. Một BN bị rò miệng nối phải mổ lại. Có 52 BN đến kiểm tra sau mổ<br /> với thời gian theo dõi trung bình 16,8± 6,9 tháng (từ 3,5 đến 29 tháng) và tuổi trung bình là 22,5 ±<br /> 9,5 tháng (từ 6 đến 50 tháng). Số lần đại tiện trung bình là 1,5 ± 0,6 lần/ngày (từ 1 đến 4 lần), 48<br /> BN (92,3%) có số lần đi ngoài bình thƣờng. 50 BN (96,2%) đi ngoài phân thành khuôn, 8BN<br /> (15,4%) thỉnh thoảng bị són phân. Có 5 BN bị viêm ruột. Không BN nào bị táo bón tái phát, hẹp<br /> miệng nối và tắc ruột do dính sau mổ.<br /> Kết luận: PTNS ổ bụng điều trị bệnh PĐTBS một thì đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, ít sang chấn<br /> hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc cho BN dƣới 36 tháng tuổi có vị trí vô hạch từ trực tràng tới ĐT<br /> xích ma. Sau mổ BN đều tự đại tiện, không táo bón, tuy nhiên cần tiếp tục theo dõi lâu dài để đánh<br /> giá chức năng kiểm soát đại tiện.<br /> Từ khóa: phẫu thuật nội soi, bệnh phình đại tràng bẩm sinh<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Phẫu thuật nội soi với những ƣu điểm vƣợt<br /> trội nhƣ thẩm mỹ, ít gây chấn thƣơng ổ phúc<br /> mạc, quan sát rõ đoạn vô hạch, đoạn giãn và<br /> ĐT lành, thời gian phục hồi sau mổ ngắn đã<br /> đƣợc áp dụng trong điều trị PĐTBS tại một số<br /> trung tâm phẫu thuật nhi lớn [5, 6, 8].<br /> Nhiều nghiên cứu mô tả một số kết quả chƣa<br /> tốt qua theo dõi sau mổ nhƣ viêm ruột tái<br /> phát, táo bón, són phân, không kiểm soát đại<br /> tiện với tỷ lệ khác nhau bất kể tới áp dụng<br /> phƣơng pháp phẫu thuật nào. Tuy nhiên,<br /> nghiên cứu theo dõi kết quả lâu dài sau<br /> PTNS chƣa nhiều.<br /> Tại Việt Nam, PTNS điều trị PĐTBS bắt đầu<br /> đƣợc thực hiện tại Viện Nhi Trung ƣơng từ<br /> năm 1997, đến năm 2001 PTNS mới đƣợc áp<br /> dụng nhiều để điều trị PĐTBS. Từ đó đến nay<br /> mới có báo cáo nhận xét về kết quả bƣớc đầu<br /> *<br /> <br /> áp dụng kỹ thuật này trong điều trị bệnh<br /> PĐTBS [2], kết quả theo dõi xa sau mổ chƣa<br /> đƣợc đề cập tới. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề<br /> tài “Kết quả PTNS ổ bụng điều trị bệnh phình<br /> đại tràng bẩm sinh một thì” với mục tiêu:<br /> 1. Đánh giá ứng dụng PTNS ổ bụng điều trị<br /> bệnh PĐTBS<br /> 2. Đánh giá kết quả theo dõi sau phẫu thuât<br /> nội soi ổ bụng điều trị bệnh PĐTBS<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU.<br /> Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân bị<br /> PĐTBS đƣợc PTNS một thì tại Bệnh viện Nhi<br /> Trung ƣơng.<br /> * Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:<br /> - Tuổi: Từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi, cả nam<br /> và nữ.<br /> - Tiêu chuẩn chọn: Bệnh nhân có vị trí đoạn<br /> vô hạch ở trực tràng, ĐT xích ma. Có kết quả<br /> <br /> Email : drhonganh70@yahoo.com<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 77<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Vũ Thị Hồng Anh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> sinh thiết trong mổ là không có tế bào hạch<br /> thần kinh ở đoạn hẹp.<br /> - Tiêu chuẩn loại trừ: Đã mổ ở nơi khác thất<br /> bại, mổ nhiều thì, bị bệnh PĐTBS đang có các<br /> biến chứng viêm ruột, tắc ruột, viêm phúc mạc.<br /> Có các chống chỉ định của PTNS nhƣ rối loạn<br /> đông máu, bệnh tim bẩm sinh nặng vv...<br /> Phương pháp nghiên cứu: Là nghiên cứu<br /> mô tả tiến cứu.<br /> Phương pháp phẫu thuật trong nghiên cứu<br /> * Chuẩn bị bệnh nhân: Thụt tháo ĐT sạch<br /> trƣớc mổ. Kháng sinh tĩnh mạch trƣớc mổ<br /> (cephalosporine thế hệ thứ 3, gentamycin),<br /> truyền Metronidazol trong mổ.<br /> * Kỹ thuật mổ: BN nằm ngửa có độn dƣới<br /> mông sát đến rìa hậu môn, nằm theo chiều<br /> ngang bàn mổ. Phẫu thuật viên chính, ngƣời<br /> phụ mổ đứng phía đầu BN. BN đƣợc phẫu<br /> thuật theo kỹ thuật của Georgeson.<br /> Các chỉ tiêu nghiên cứu: Giới, tuổi (lúc phẫu<br /> thuật), vị trí vô hạch. Vị trí đặt trocar, áp lực<br /> bơm hơi C02. Thời gian phẫu thuật, chiều dài<br /> đoạn ruột cắt, tai biến trong mổ, biến chứng sau<br /> mổ. Thời gian nằm viện sau mổ, số lần đại tiện<br /> khi ra viện. Thời gian theo dõi sau mổ, số lần<br /> đại tiện/ ngày, són phân, độ đặc của phân, sử<br /> dụng thuốc hay các biện pháp can thiệp khi đi<br /> đại tiện. Tình trạng miệng nối, các biến chứng<br /> xuất hiện trong thời gian theo dõi.<br /> Cách đánh giá:<br /> - Phỏng vấn trực tiếp bố (mẹ) bệnh nhân<br /> - Són phân là tình trạng dây ít phân ra quần<br /> ngoài những lần đại tiện.<br /> Không són phân.<br /> Hiếm khi són phân: Trung bình són ≤ 2<br /> lần/ tuần.<br /> Thỉnh thoảng són phân: Són phân 3- 4 lần/ tuần.<br /> Thƣờng xuyên són phân: Ngày nào cũng bị<br /> són phân.<br /> - Độ đặc của phân: Phân khuôn, phân nhão,<br /> lúc thành khuôn lúc không.<br /> - Khám trực tiếp bệnh nhân đánh giá tình<br /> trạng miệng nối.<br /> Miệng nối mềm mại, gờ mảnh, sần sùi,<br /> vòng xơ.<br /> Miệng nối không hẹp: Khi kiểm tra hậu môn<br /> nếu lọt que nong hậu môn số 11 hoặc 12 đối<br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 85(09)/2: 77 - 82<br /> <br /> với bệnh nhân trên 12 tháng tuổi, lọt que nong<br /> số 10 đối với bệnh nhân ≤ 12 tháng tuổi.<br /> Miệng nối hẹp khi không đạt tiêu chuẩn trên.<br /> - Viêm ruột sau mổ khi bệnh nhân có các triệu<br /> chứng sau: Ỉa phân lỏng mùi thối khẳm, bụng<br /> chƣớng, sôi bụng, có thể sốt hoặc không sốt.<br /> - Ghi nhận các biến chứng khi bệnh nhân nằm<br /> điều trị tại viện hoặc tới khám lại.<br /> Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Các<br /> số liệu đƣợc thu thập theo mẫu bệnh án đƣợc<br /> mã hoá và xử lý trên phần mềm SPSS.<br /> KẾT QUẢ<br /> 76 BN gồm 63 nam (82,9%) và 13 nữ<br /> (17,1%), tuổi TB lúc mổ là 5,5 ± 0,7 tháng<br /> (16 ngày ÷ 24 tháng), 19 BN đƣợc mổ ở tuổi<br /> sơ sinh.<br /> Bảng 1. Tuổi bệnh nhân lúc phẫu thuật<br /> Tuổi (tháng)<br /> ≤1<br /> 2–6<br /> 7 – 12<br /> > 12<br /> Tổng<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 19<br /> 37<br /> 10<br /> 10<br /> 76<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 25,0<br /> 48,6<br /> 13,2<br /> 13,2<br /> 100<br /> <br /> Trọng lƣợng TB lúc mổ là 5,9 ± 2.2 kg(2,3kg<br /> ÷ 11kg), 13 BN vô hạch ở trực tràng (17,1%),<br /> 63 BN vô hạch tới ĐT xích ma (82,9%).Tất<br /> cả các BN đều đƣợc đặt 3 trocar 5mm và 1<br /> trocar 3mm với áp lực bơm C02 bằng 1/10 trị<br /> số huyết áp động mạch BN. Thời gian phẫu<br /> thuật TB 121 phút (80 ÷ 180 phút), đoạn ruột<br /> cắt trung bình 22cm (14 ÷ 40cm). Không có<br /> tai biến trong mổ, không có BN phải chuyển<br /> mổ mở.<br /> BN đƣợc ăn sau mổ 24 giờ, không có tử vong,<br /> không nhiễm trùng vết mổ, 3 BN bị lòi mạc<br /> nối khi rút dẫn lƣu, 37 BN có đỏ da quanh<br /> hậu môn (26 BN ≤ 3 tháng tuổi). Thời gian<br /> nằm viện sau mổ TB 5,7 ± 1 ngày, khi xuất<br /> viện các BN đều tự đại tiện trung bình là 6,67<br /> ± 2,1 lần/ ngày.<br /> * Kết quả theo dõi sau mổ :<br /> Có 52 BN đến kiểm tra sau mổ với thời gian<br /> theo dõi TB 16,8± 6,9 tháng (từ 3,5 đến 29<br /> tháng). Tuổi TB là 22,5 ± 9,5 tháng (từ 6 đến<br /> 78<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Vũ Thị Hồng Anh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 50 tháng). Số lần đại tiện trung bình là 1,5 ±<br /> 0,6 lần/ngày (từ 1 đến 4 lần), số lần đại tiện<br /> giảm dần qua thời gian theo dõi.<br /> Bảng 2. Thời gian phẫu thuật và chiều dài đoạn<br /> ruột cắt<br /> Chiều<br /> Thời gian phẫu thuật<br /> dài đoạn<br /> (phút)<br /> ruột<br /> ≤ 90<br /> 91-120<br /> 121-150 >150<br /> cắt(cm)<br /> 10-20<br /> 1<br /> 24<br /> 2<br /> 0<br /> 21-30<br /> 4<br /> 23<br /> 16<br /> 3<br /> >30<br /> 0<br /> 2<br /> 0<br /> 1<br /> Tổng 5(6,5%) 49(64,5%) 18(23,7%) 4(5,3%)<br /> Bảng 3. Số lần đại tiện và thời gian theo dõi sau mổ<br /> Thời<br /> Số lần đại tiện/ ngày<br /> gian<br /> theo dõi<br /> 1lần<br /> 1 - 2 lần 3 - 4lần<br /> sau mổ<br /> (tháng)<br /> 24<br /> 6<br /> 0<br /> 0<br /> Tổng<br /> 27(52%) 21(40,3%) 4(7,7%)<br /> cộng<br /> <br /> Tổng<br /> cộng<br /> 6<br /> 7<br /> 33<br /> 6<br /> 52<br /> <br /> 48 BN (92,3%) có số lần đi ngoài bình<br /> thƣờng.<br /> Trong 52 BN có 8 BN (15,4%) thỉnh thoảng<br /> bị són phân, mức độ són phân giảm dần qua<br /> thời gian theo dõi (bảng 4) .<br /> Bảng 4. Tình trạng són phân và thời gian theo dõi<br /> sau mổ<br /> Thời gian<br /> (Tháng)<br /> 24<br /> Tổng<br /> cộng<br /> <br /> Són phân<br /> Không<br /> són<br /> 4<br /> 3<br /> 20<br /> 4<br /> <br /> Hiếm<br /> 0<br /> 3<br /> 8<br /> 2<br /> <br /> Thỉnh<br /> thoảng<br /> 2<br /> 2<br /> 4<br /> 0<br /> <br /> 31(59,6%)<br /> <br /> 13(25%)<br /> <br /> 8(15,4%)<br /> <br /> Có 3 BN (5,8%) trên 36 tháng tuổi còn són<br /> phân sau mổ. 50/52BN (96,2%) đi ngoài phân<br /> thành khuôn. 47/52 BN khám thấy miệng nối<br /> mềm mại không hẹp hoặc đã xóa hết. 4 BN<br /> thấy miệng nối gờ mảnh, không hẹp, 1 trƣờng<br /> hợp miệng nối hơi sần.<br /> * Biến chứng sau mổ:<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 85(09)/2: 77 - 82<br /> <br /> - Không có BN nào bị nhiễm trùng vết mổ.<br /> Không có trƣờng hợp nào tử vong.<br /> - Ba trƣờng hợp bị lòi mạc nối ra ngoài khi<br /> rút ống dẫn lƣu, đã đƣợc gây tê tại chỗ, đƣa<br /> mạc nối vào ổ bụng và khâu lại thành bụng.<br /> Có 37/76BN(48,6%) bị đỏ da quanh hậu môn<br /> một thời gian ngắn sau mổ, thời gian đỏ da<br /> kéo dài trung bình 3 tuần.<br /> - Một BN bị rò miệng nối sau mổ 3 tuần.<br /> - Có 5/52BN(9,6%) bị viêm ruột sau mổ, 2<br /> BN cần điều trị tại viện.<br /> - Không có BN nào bị táo bón tái phát, hẹp<br /> miệng nối và tắc ruột do dính sau mổ.<br /> - Tất cả các BN đƣợc theo dõi đều không có<br /> rối loạn tiểu tiện, 45 BN nam đều có khả<br /> năng cƣơng dƣơng vật.<br /> Bàn luận :<br /> Trong nghiên cứu, có 56/76 BN (73,7%) phẫu<br /> thuật dƣới 7 tháng, 10 BN phẫu thuật lúc trên<br /> 12 tháng tuổi, trung bình tuổi phẫn thuật là<br /> 5,5 ± 0,7 tháng. Kết quả này cao hơn nghiên<br /> cứu của Georgeson là 2,5 tháng và Jona là 7<br /> tuần [6, 8]. PTNS ở tuổi nhỏ có một số ƣu<br /> điểm đáng kể là: ĐT giãn ít, mạch máu mạc<br /> treo nhỏ, việc giải phóng ĐT và cầm máu mạc<br /> treo khá thuận lợi. Có 19 BN đƣợc mổ ở giai<br /> đoạn sơ sinh, BN nhỏ nhất là 16 ngày tuổi,<br /> kết quả này phù hợp với một số tác giả khác.<br /> Trong nghiên cứu này cũng nhƣ một số<br /> nghiên cứu khác không gặp tai biến, biến<br /> chứng trong mổ cho BN kể cả ở độ tuổi sơ<br /> sinh. Đối với BN trên 12 tháng tuổi, ĐT giãn<br /> to, phân ứ đọng nhiều, cần phải chuẩn bị ĐT<br /> thật sạch trƣớc mổ. Một số nghiên cứu đã<br /> PTNS cho BN ở lứa tuổi lớn hơn nhƣng gặp<br /> nhiều biến chứng hơn nhƣ rò miệng nối, viêm<br /> ruột sớm sau mổ [3, 7, 10].<br /> 63/76 BN (82,9%) có vị trí vô hạch tới ĐT<br /> xích ma đƣợc PTNS. Cũng giống nhƣ các<br /> nghiên cứu khác, chỉ định PTNS là phù hợp<br /> khi vị trí vô hạch tới ĐT xích ma. Tất cả các<br /> BN đều đƣợc đặt 4 trocar nhƣ kỹ thuật mô tả.<br /> Với vị trí đặt trocar này thì việc sinh thiết, giải<br /> phóng trực tràng, ĐT xích ma và ĐT xuống<br /> thuận lợi. Thực tế 70 – 80% các trƣờng hợp có<br /> vị trí vô hạch ở trực tràng và ĐT xích ma. Nếu<br /> 79<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Vũ Thị Hồng Anh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> vô hạch cao hơn, cần phải giải phóng ĐT góc<br /> lách, ĐT ngang thì vị trí đặt trocar này không<br /> thuận lợi cho phẫu tích. Trong PT qua đƣờng<br /> hậu môn, sẽ gặp khó khăn khi giải phóng mạc<br /> treo 1/3 trên ĐT xích ma và tính toán đủ cung<br /> mạch cấp máu cho miệng nối [1].<br /> BN có trọng lƣợng 2,3kg đến 11kg, thành<br /> bụng mỏng, đặc biệt là trẻ sơ sinh, do vậy<br /> việc áp dụng kỹ thuật đặt trocar theo phƣơng<br /> pháp mở đã tránh đƣợc tai biến ở thì đặt<br /> trocar. Áp lực bơm hơi CO2 không quá 1/10<br /> trị số huyết áp tối đa của BN, không thấy có<br /> tai biến liên quan đến bơm hơi CO2. Tuy vậy<br /> trong phẫu thuật có lúc phải phối hợp nâng<br /> thành bụng bằng chính trocar để tăng thêm<br /> không gian cho quá trình phẫu tích.<br /> Kỹ thuật sinh thiết cơ đại trực tràng qua nội<br /> soi không khó khăn. Tuy nhiên có 3 trƣờng<br /> hợp bị thủng niêm mạc, có thể do tình trạng<br /> viêm ruột trƣớc mổ gây dính lớp thanh cơ với<br /> lớp dƣới niêm mạc. Lỗ thủng đƣợc khâu kín<br /> bằng chỉ PDS 5/0. Sau mổ BN không có biến<br /> chứng gì. Chúng tôi thấy PTNS là kỹ thuật<br /> cho phép chủ động tính toán mạch máu, vì<br /> vậy miệng nối không bị căng, phẫu tích trực<br /> tràng xuống sâu nên khi phẫu tích ở thì hậu<br /> môn dễ dàng hơn là khi phẫu tích qua đƣờng<br /> hậu môn đơn thuần. Quan sát rất rõ các tạng ở<br /> tiểu khung vì vậy đã không làm tổn thƣơng<br /> các thành phần này trong quá trình phẫu tích<br /> đặc biệt là ống dẫn tinh.<br /> Thời gian phẫu thuật TB 121 phút. So với<br /> một số tác giả khác thời gian phẫu thuật của<br /> chúng tôi ngắn hơn. Cũng tại Bệnh viện Nhi<br /> Trung ƣơng, trong thời gian 2002-2004 thời<br /> gian phẫu thuật trung bình là 140 phút. Nhƣ<br /> vậy, khi PT trở thành thƣờng qui sẽ rút ngắn<br /> thời gian phẫu thuật, tuy có lâu hơn so với PT<br /> qua đƣờng hậu môn đơn thuần[1, 4].<br /> Kết quả sớm sau mổ:<br /> Sau PTNS, BN phục hồi nhanh. Thời gian có<br /> hơi và phân qua ống thông trung bình 8,86 ±<br /> 2,8 giờ. Không gặp trƣờng hợp nào bị bục<br /> miệng nối, nhiễm trùng vết mổ, viêm ruột<br /> sớm sau mổ. Kết quả này phù hợp với các<br /> nghiên cứu khác[6, 8].<br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 85(09)/2: 77 - 82<br /> <br /> Có bệnh nhân bị lòi mạc nối lớn ra ngoài khi<br /> rút ống dẫn lƣu. Chúng tôi nhận thấy những<br /> BN này có lỗ đặt troca rộng, khi đặt dẫn lƣu<br /> chỉ cố định dẫn lƣu mà không khâu hẹp bớt lỗ<br /> đặt troca, sau khi rút kinh nghiệm không có<br /> bệnh nhân nào bị lòi mạc nối nữa.<br /> Thời gian nằm viện sau mổ TB là 5,7 ngày, so<br /> với Georgeson là 4 ngày và Jona là 2- 3<br /> ngày[6, 8]. Sở dĩ thời gian nằm viện kéo dài<br /> vì BN của chúng tôi từ khắp các tỉnh của<br /> miền Bắc về điều trị, nhiều bệnh nhân ở vùng<br /> sâu nên không thể cho BN ra viện sớm đƣợc<br /> vì gia đình BN và thầy thuốc không yên tâm.<br /> Tuy nhiên, qua theo dõi chúng tôi không ghi<br /> nhận thấy biến chứng gì, nhƣ vậy có thể cho<br /> BN ra viện sớm hơn nếu trong quá trình hậu<br /> phẫu không có gì đặc biệt.<br /> Khi ra viện các BN tự đại tiện TB là 6,67 lần/<br /> ngày (1 ÷ 12 lần). Vì phần lớn các BN đƣợc<br /> phẫu thuật ở lứa tuổi bú mẹ, đồng thời bị cắt<br /> mất đoạn ĐT nên sau mổ BN đi đại tiện nhiều<br /> lần là tất yếu. 37 BN bị đỏ da quanh hậu môn<br /> trƣớc khi ra viện trong đó có 26 BN dƣới 3<br /> tháng tuổi. Có thể do ảnh hƣởng của độ PH<br /> của phân đã gây nên tổn thƣơng này. Những<br /> BN này đƣợc bôi mỡ Penexillin quanh hậu<br /> môn để giảm bớt tổn thƣơng da quanh hậu<br /> môn. Một số tác giả cho biết đỏ da quanh hậu<br /> môn sẽ giảm dần khi số lần đại tiện của BN<br /> giảm xuống [3, 5, 7].<br /> Kết quả theo dõi xa sau mổ:<br /> Có 52/76BN (68,4%) đến kiểm tra sau mổ có<br /> tuổi TB 22,5 ± 9,5 tháng (6 ÷ 50 tháng), thời<br /> gian theo dőiTB lŕ 16,8 ± 6,9 tháng (3,5 ÷ 29<br /> tháng), số lần đại tiện TB là 1,5 lần/ngày(1<br /> lần ÷ 4 lần). Đối với trẻ bình thƣờng, khi lớn<br /> lên số lần đại tiện/ngày giảm xuống. Qua theo<br /> dõi chúng tôi nhận thấy số lần đại tiện/ ngày<br /> giảm dần qua thời gian theo dõi sau mổ (bảng<br /> 3). Tuy nhiên, 2 BN sau mổ trên 12 tháng<br /> nhƣng đại tiện 3 đến 4 lần/ngày, khi hỏi cha<br /> mẹ BN chúng tôi thấy đó là những trẻ không<br /> đƣợc ngồi bô khi đại tiện hoặc ỉa đùn, vì<br /> không đại tiện hết phân trong ĐT nên trẻ đi<br /> nhiều lần. Khi cha mẹ BN đƣợc tƣ vấn về<br /> cách tạo thói quen đại tiện đúng giờ cho trẻ<br /> 80<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Vũ Thị Hồng Anh<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> thì tình trạng này đƣợc cải thiện. Phần lớn các<br /> tác giả đều thấy số lần đại tiện giảm dần qua<br /> thời gian theo dõi. Sau mổ, BN đại tiện từ 5<br /> đến 8 lần/ ngày, trong vòng 3 tháng đầu sau<br /> mổ số lần đại tiện giảm xuống còn 3-5 lần/<br /> ngày. Từ lúc 3 tháng cho tới 1 năm số lần đại<br /> tiện từ 2-3 lần / ngày. Xu hƣớng đại tiện duy<br /> trì 2 lần / ngày trong năm tiếp theo [3].<br /> Són phân thƣờng thấy ở BN sau mổ chữa<br /> PĐTBS, mức độ són phân tùy thuộc vào độ<br /> đặc của phân, tình trạng cơ thắt hậu môn...,<br /> tần suất són phân sẽ giảm khi trẻ lớn lên và<br /> đại tiện phân có khuôn. Trong nghiên cứu<br /> này, có 59,6% không còn són phân đến thời<br /> điểm đánh giá. Chỉ có 7/50 BN đại tiện phân<br /> thành khuôn thỉnh thoảng bị són phân, phần<br /> lớn những BN này phẫu thuật chƣa đƣợc một<br /> năm. Theo Resecorla và cộng sự, 12% BN<br /> dƣới năm tuổi còn són phân, tỉ lệ này giảm<br /> xuống còn 6% trong độ tuổi 10-15, không còn<br /> trƣờng hợp không kiểm soát đại tiện khi trên<br /> 15 tuổi [10]. Trong nghiên cứu này, chỉ có<br /> 5,8% BN trên 36 tháng tuổi có són phân, đây<br /> là kết quả đáng đƣợc ghi nhận. Tuổi BN còn<br /> nhỏ, cần phải tiếp tục theo dõi để đánh giá<br /> khả năng kiểm soát đại tiện vì đây là một<br /> trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất<br /> lƣợng cuộc sống BN sau mổ chữa PĐTBS.<br /> Táo bón là vấn đề thƣờng gặp của BN sau<br /> phẫu thuật hạ ĐT. Táo bón thƣờng xuất hiện<br /> trong thời gian ngắn và cải thiện cùng với<br /> thời gian. Tỉ lệ táo bón từ 5-20% tùy theo tác<br /> giả [4, 9]. Nghiên cứu này không gặp BN nào<br /> bị táo bón sau mổ, kết quả này đem lại sự hài<br /> lòng cho gia đình bệnh nhân vì phần lớn trƣớc<br /> mổ BN đến viện vì táo bón.<br /> Biến chứng sau mổ:<br /> Viêm ruột là biến chứng thƣờng gặp sau mổ,<br /> tỷ lệ viêm ruột sau mổ khác nhau từ 12%34% [7, 10]. Khoảng 50% số ca tử vong liên<br /> quan trực tiếp tới PĐTBS do viêm ruột. 5BN<br /> (9,6%) bị viêm ruột, trong đó 3 BN điều trị<br /> ngoại trú, chỉ có 2 BN điều trị tại viện với<br /> kháng sinh Cephalosporin, metronidazole và<br /> thụt tháo, sau 4 đến 6 ngày BN đƣợc ra viện.<br /> Sau khi ra viện, cha mẹ BN đƣợc tƣ vấn kỹ về<br /> biến chứng viêm ruột và cách nong hậu môn<br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 85(09)/2: 77 - 82<br /> <br /> làm xẹp hơi trong ĐT khi chƣớng bụng hoặc<br /> bất thƣờng về phân.<br /> Một BN bị rò miệng nối, đƣợc dẫn lƣu hồi<br /> tràng nhƣng không kết quả và phải phẫu thuật<br /> lại để hạ ĐT. Khi phân tích chúng tôi nhận<br /> thấy BN 21 tháng tuổi, bị táo bón kéo dài,<br /> lòng ĐT không đƣợc thụt sạch nhƣ các bệnh<br /> nhân khác, khi mổ phần ĐT nối với ống hậu<br /> môn tƣơng đối giãn, có thể đây là lí do gây rò<br /> miệng nối sau mổ. Trong trƣờng hợp này nếu<br /> khâu nối và để mỏm thừa sẽ an toàn cho BN,<br /> tránh đƣợc rò miệng nối.<br /> Không BN nào bị tắc ruột sau mổ, đây cũng<br /> là một ƣu điểm vƣợt trội của PTNS so PT<br /> kinh điển. Không có hẹp miệng nối. không có<br /> BN bị rối loạn tiểu tiện, các BN nam đều có<br /> biểu hiện cƣờng dƣơng. Kết quả này phù hợp<br /> với nhiều nghiên cứu khác [7, 10].<br /> Kết luận: PTNS ổ bụng điều trị bệnh PĐTBS<br /> một thì có thể áp dụng cho BN dƣới 36 tháng<br /> tuổi có vị trí vô hạch từ trực tràng tới ĐT xích<br /> ma đảm bảo an toàn, thẩm mỹ, ít sang chấn,<br /> hồi phục sau mổ nhanh. Sau mổ BN đều tự<br /> đại tiện, không còn táo bón, tuy nhiên BN cần<br /> đƣợc theo dõi tiếp để đánh giá chức năng<br /> kiểm soát đại tiện.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 81<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1