Giá trị thặng dư
lượt xem 159
download
Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị Mác - Lênin. Các Mác đã nghiên cứu và đưa ra một số công thức tính toán xung quanh khái niệm này trong các tác phẩm viết về kinh tế chính trị của ông. Nó được sử dụng để khẳng định lao động thặng dư của công nhân bị các nhà tư bản lấy đi, là nền tảng cho sự tích lũy tư bản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giá trị thặng dư
- Giá trị thặng dư Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị Mác - Lênin. Các Mác đã nghiên cứu và đưa ra một số công thức tính toán xung quanh khái niệm này trong các tác phẩm viết về kinh tế chính trị của ông. Nó được sử dụng để khẳng định lao động thặng dư của công nhân bị các nhà tư bản lấy đi, là nền tảng cho sự tích lũy tư bản. M ục lục [ẩn] • 1 Học thuyết về giá trị thặng dư • 2 Định nghĩa giá trị thặng dư • 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư • 4 Ý nghĩa • 5 Giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối • 6 Phương pháp đo lường giá trị thặng dư • 7 Các quan niệm khác về giá trị thặng dư • 8 Xem thêm • 9 Liên kết ngoài • 10 Tham khảo [sửa] Học thuyết về giá trị thặng dư Học thuyết giá trị thặng dư là phát minh quan trọng thứ hai sau biện luận duy vật lịch sử của Marx. Nội dung chính của học thuyết phát biểu rằng sản xuất và chiếm hữu giá trị thặng dư là hình thức đặc biệt trong chủ nghĩa tư bản về sản xuất và chiếm hữu sản phẩm thặng dư, nghĩa là hình thức cao nhất của sự tha hóa con người đối với hoạt động của mình, đối với sản phẩm từ hoạt động đó, đối với chính mình, đối với người khác. Trong học thuyết này Marx đưa ra công thức T-H-T’ (tiền-hàng hóa-tiền) để minh họa cho sự biến đổi của vốn (tư bản) dạng tiền sang dạng hàng hóa và cuối cùng quay trở lại dạng tiền ở mức cao hơn mức ban đầu một lượng ΔT (nghĩa là T’=T+ ΔT). Bởi tất cả giá trị được tạo thành trong quá trình biến đổi thông qua sản xuất hàng hóa là do lao động (theo Thuyết giá trị về lao động), mà chủ yếu là lao động của người làm thuê, nên giá trị thặng dư ΔT cũng là giá trị do lao động kết tinh. Tuy nhiên, giá trị này không
- được chia đều cho những người trực tiếp làm ra nó, mà thuộc quyền sở hữu của chủ tư bản. Khác với công thức H-T-H (hàng hóa-tiền-hàng hóa) phản ánh chức năng trung gian của tiền trong trao đổi, công thức T-H-T’ phản ánh sự luân chuyển và tự phát triển của tư bản. Tư bản dưới dạng tiền trở thành một chủ thể tự thân, đối lập với sức lao động, bóc lột sức lao động để nuôi lớn mình lên. Marx chỉ ra rằng đó là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Theo công thức đã dẫn thì tư bản có khả năng lớn lên vô giới hạn. Tuy nhiên Marx cũng chỉ ra giới hạn nhất định của phát triển tư bản do chi phối của quy luật lợi nhuận trung bình. Lợi nhuận trung bình xảy ra do sự cạnh tranh tư bản giữa các ngành kinh tế khác nhau. Mặc khác, do khả năng chi trả trong thị trường cho nhu cầu tiêu dùng là có hạn, nên điều đó cũng kìm hãm tốc độ vận động của tư bản. Hình thức cao nhất của sự phát triển tư bản là cho vay lãi. Chủ nhân của tư bản vay lãi có cảm giác rằng tiền đẻ ra tiền và công thức vận động của tư bản biến thành T- T’. [sửa] Định nghĩa giá trị thặng dư Giá trị thặng dư được Marx xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và số tiền nhà tư bản bỏ ra. Trong quá trình kinh doanh, nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động đã đưa vào hàng hóa một lượng giá trị lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra đó gọi là giá trị thặng dư. Có thể lấy một ví dụ như sau để giải thích: Giả sử một người lao động trong một giờ làm ra được giá trị sản phẩm là 1000 đồng. Đến giờ thứ hai trở đi, trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra ở giờ thứ nhất, người lao động đó sẽ làm ra được 1100 đồng. Số tiền chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư sức lao động. [sửa] Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư • Năng suất lao động • Thời gian lao động • Cường độ lao động • Công nghệ sản xuất • Thiết bị, máy móc • Vốn [sửa] Ý nghĩa
- • Xét thuần túy trong lĩnh vực kinh tế, công thức trên cho thấy bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có tiền (vốn) được đưa vào trong quá trình sản xuất và kinh doanh trực tiếp hay gián tiếp như thông qua đầu tư chứng khoán, thậm chí gửi ngân hàng sẽ sinh lời. Đồng tiền chỉ trở thành công cụ sinh lời nếu đầu tư vào sản xuất hay kinh doanh. Mỗi cá nhân đều có thể trở thành nhà tư bản nếu biết sử dụng hợp lý tiền của mình trong đầu tư kinh doanh. Nếu chỉ để tích lũy thuần túy thì đó là đồng tiền chết, không những không có lợi cho cá nhân đó mà còn không có lợi cho những người khác cần vốn để sản xuất. • Trong bất kì xã hội nào cũng cần phải tìm cách tăng giá trị thặng dư, nếu áp dụng được các công nghệ sản xuất tiên tiến, sử dụng được tri thức, trí tuệ vào trong quá trình sản xuất sẽ làm tăng giá trị thặng dư mà không cần phải kéo dài thời gian lao động hay cường độ lao động ảnh hưởng đến những người sản xuất. • Công thức cũng chỉ ra cách thức tích lũy làm tăng số tiền, là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, phát triển quy mô sản xuất, tăng trưởng kinh tế.a [sửa] Giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi năng suất lao động, giá tri sức lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi. Phương pháp sản xuất giá tri thặng dư tương đối: Là phương pháp sản suất giá tri thăng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện ngày lao động, cường độ lao động không đổi. [sửa] Phương pháp đo lường giá trị thặng dư [sửa] Các quan niệm khác về giá trị thặng dư Có một số người cho rằng giá trị thặng dư là của người làm thuê tạo ra mà không phải của nhà tư bản. Để tránh được sự hiểu lầm như trên ta nên đi sâu tìm hiểu phân tích thêm về cả một guồng máy nào đã tạo nên giá trị thặng dư: Ta gọi toàn bộ số tiền dôi ra trong quá trình kinh doanh sản xuất nói chung là giá trị thặng dư: ΔT=m thì ta nên phân tách m thành nhiều phần nhỏ là các thành tố trong toàn bộ bộ máy (doanh nghiệp) đã tạo ra m như sau: m= m1 + m2 + m3 +m4 + m5 + m6 + m7 + m8 + m9 + m10 + m11 +... Trong đó: • m1: là phần tiền bù đắp cho tỉ lệ lạm phát để đảm bảo giá trị của đồng tiền theo thời gian |Tt|=|Ts+m1| (chẳng hạn là năm sau thì 11 đồng mới có giá trị bằng 10 đồng năm trước)
- • m2: giá trị thặng dư của lao động quá khứ tích lũy trong tư bản (được hiểu là tiền đẻ ra tiền mà không phải làm gì cả ví dụ được tính tương đương với lãi suất trái phiếu chính phủ hoặc lãi suất ngân hàng trừ đi tỉ lệ lạm phát. Do đó LSNH=m1+m2; • m3: công của nhà tư bản đã có ý tưởng và có công xây dựng nên bộ máy (công ty chẳng hạn) sản xuất ra giá trị thặng dư này • m4: Chi phí trả cho sự mạo hiểm do nhà tư bản đã đầu tư vốn • m5: Trả cho nhà tư bản đã có công quản lý vận hành đào tạo công nhân. • m6: Trả cho các lao động đặc biệt của nhà tư bản mà các lao động này người công nhận không thể làm thay được. • m7: trả lại tiền ăn học cho nhà tư bản. • m8: trả cho gien di truyền đã tạo nên đức tính thông minh cần cù của nhà tư bản. • m9: trả cho công của nhà tư bản đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo đà phát triển cho xã hội giảm tỷ lệ thất nghiệp đỡ tránh các tệ nạn do bần cùng hóa xã hội như: ăn xin, trộm cắp,thất học, buôn gian bán lậu... • m10: thuế. Tại sao phải đóng thuế? Các sắc thuế ngoài việc thu về các phần đóng góp của quốc gia trong hoạt động của doanh nghiệp còn có ý nghĩa điều tiết lại giá trị thặng dư nhà tư bản đã bóc lột nhân công (nếu có) • m11: của người lao động
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chương V: Học thuyết giá trị thặng dư
42 p | 1546 | 327
-
Cơ sở lý luận, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
23 p | 845 | 287
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Chương 5: Học thuyết giá trị thặng dư
90 p | 371 | 99
-
Bài giảng Chương 2: Học thuyết giá trị thặng dư
46 p | 493 | 67
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác-Lênin - Chương 2: Tư bản và giá trị thặng dư
42 p | 962 | 45
-
Bài tập: Sản xuất giá trị thặng dư - Quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa cơ bản (Có hướng dẫn lời giải)
16 p | 675 | 41
-
Vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
5 p | 242 | 31
-
Chuyên đề 1: Một số nhận thức về học thuyết giá trị thặng dư của Mác
17 p | 191 | 24
-
Bài giảng Chương II: Học thuyết giá trị thặng dư
27 p | 155 | 23
-
Chương 2 : Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư
46 p | 159 | 21
-
Bài giảng Nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin: Học thuyết giá trị thặng dư - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
17 p | 129 | 16
-
Bài giảng môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin - Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
130 p | 74 | 13
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
49 p | 87 | 12
-
Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác–Lênin - Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư
52 p | 78 | 8
-
Bài giảng Chương 5: Học thuyết giá trị thặng dư
223 p | 91 | 6
-
Tìm hiểu về Lịch sử các học thuyết giá trị thặng dư (Tập III): Phần 2
475 p | 20 | 5
-
Tìm hiểu về Lịch sử các học thuyết giá trị thặng dư (Tập II): Phần 2
424 p | 23 | 5
-
Bài giảng Kinh tế chính trị - Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
33 p | 15 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn