– Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l).
Lưu ý về đơn vị đo thể tích: ngoài mét khối người ta còn dùng các đơn vị khác để đo thể tích như đềximét khối (dm3 ), xentimét khối (cm3 ), mililít (ml)
– Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ, ca đong.
Lưu ý về đo thể tích của chất lỏng:
– Một số dụng cụ thông dụng dùng để đo thể tích của chất lỏng như ca đong, can, chai, lọ có ghi sắn dung tích (thường dùng để đong xăng dầu, nước mắm…), bình chia độ (thường dùng để đo thể tích trong phòng thí nghiệm).
– Để đo thể tích của chất lỏng bằng bình chia độ được nhanh và chính xác, ta cần tuân thủ các quy tắc sau: ước lượng thể tích cần đo; chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp; đặt bình chia độ thẳng đứng; đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
– Đối với các ca đong hoặc các chai, lọ có ghi sẵn dung tích chỉ có một độ chia nên ĐCNN của chúng chính bằng GHĐ của chúng.
B. Ví dụ minh họa Đo thể tích chất lỏng Vật lý 6
Một bể chứa nước có kích thước 3 . 4 . 1,5 (m)
a) 1 máy bơm đưa nước vào bể 4 lít trong 1 giây. Hỏi trong bao lâu bể nước đầy?
b) Nếu bơm vào bể 4 lít nước trong 1 giây, đồng thời hút ra 12 lít nước trong 1 phút thì trong bao lâu bể đó đầy?
Bài giải:
a) Đổi: 4l=0,004m3
Thể tích của bể chứa nước là:
3.4.1,5=18(m3)
Thời gian bể nước đầy là:
18÷0,004.1=4500giây=1h15 phút
b) 1 giây hút ra được là:
12÷60=0,2(l)
Thời gian bể nước đó đầy là:
4500÷0,2=22500 giây= 6h15 phút
Đáp số:
a) 1h15 phút
b) 6h15 phút
C. Giải bài tập về Đo thể tích chất lỏng Vật lý 6
Dưới đây là 9 bài tập về đo thể tích chất lỏng mời các em cùng tham khảo:
Bài C1 trang 12 SGK Vật lý 7
Bài C2 trang 12 SGK Vật lý 7
Bài C3 trang 12 SGK Vật lý 7
Bài C4 trang 12 SGK Vật lý 7
Bài C5 trang 13 SGK Vật lý 7
Bài C6 trang 13 SGK Vật lý 7
Bài C7 trang 13 SGK Vật lý 7
Bài C8 trang 13 SGK Vật lý 7
Bài C9 trang 13 SGK Vật lý 7