A. Tóm tắt Lý thuyết Đo độ dài (tiếp theo) Vật lý 6
Cách đo độ dài:
- Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
- Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
Lưu ý về cách đặt thước và đặt mắt khi đo: Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của nước; đặt mắt theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
- Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Lưu ý trong quy tắc đo: Ta phải làm tròn kết quả đo theo độ chia gần nhất với đầu kia của vật (đầu còn lại phải ngang bằng với vạch số 0), như vậy chữ số cuối cùng phải được ghi theo ĐCNN của dụng cụ đo. Cho nên, khi đo cùng một độ dài bằng những thước đo ĐCNN khác nhau, thì cũng có thể có các kết quả ghi không giống nhau. Một điều cần lưu ý nữa, để đơn giàn đơn vị ghi trong kết quả đo phải ghi theo đơn vị của ĐCNN.
B. Ví dụ minh họa Đo độ dài (tiếp theo) Vật lý 6
Một lò xo xoắn dài 15cm khi treo vật nặng 1N. Treo thêm một vật nặng 2N vào thì độ dài của lò xo là 16cm.
A/ Tính chiều dài lò xo khi chưa treo vật nặng nào cả.?
B/ Tính chiều dài lò xo khi treo vật nặng 6N?
C/ Dùng lò xo này làm lực kế. Muốn có mỗi độ chia ứng với giá trị 1N thì khoảng cách giữa hai vạch chia độ là mấy cm?
Hướng dẫn giải:
a) độ dãn của lò xo so với lực khi chưa treo vật nặng lực 2N:16-15= 1cm = 0,01m
Độ cứng lò xo là k = F/x = 2/0,01 = 200 (N/m) = 2 (N/cm)
Độ giãn lò xo ứng với lực 1N là x = F/k = 1/200 = 0,005 (m) = 0,5 (cm)
Chiều dài lò xo khi chưa treo vật nặng là Lo = 15 - 0,5 = 14,5 (cm)
b) Chiều dài lò xo khi treo vật nặng trọng lượng 6N là
L = Lo + F/k = 14,5 + 6/2 = 17,5 (cm)
c) k = 2 (N/cm) => 2N tương ứng 1 cm => 1N tương ứng 0,5 cm
C. Giải bài tập về Đo độ dài (tiếp theo) Vật lý 6
Dưới đây là 10 bài tập về đo độ dài (tiếp theo) mời các em cùng tham khảo:
Bài C1 trang 9 SGK Vật lý 7
Bài C2 trang 9 SGK Vật lý 7
Bài C3 trang 9 SGK Vật lý 7
Bài C4 trang 9 SGK Vật lý 7
Bài C5 trang 9 SGK Vật lý 7
Bài C6 trang 9 SGK Vật lý 7
Bài C7 trang 10 SGK Vật lý 7
Bài C8 trang 10 SGK Vật lý 7
Bài C9 trang 10 SGK Vật lý 7
Bài C10 trang 11 SGK Vật lý 7