A. Tóm tắt lý thuyết Hàm số
1. Khái niệm
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và gọi x là biến số.
2. Chú ý
- Hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức…. Khi hàm số được cho bằng công thức thì ta hiểu rằng biến số x chỉ nhận những giá trị làm cho công thức có nghĩa.
- Hàm số thường được kí hiệu y = f(x)
B. Ví dụ minh họa Hàm số
Ví dụ 1:
A(1 ; 2) và B( -2 ; 1) có thuộc y = f(x) = x2 +2x – 1 (c)
Hướng dẫn giải:
Tính : f(xA) = f(1) = 12 +2.1 – 1 = 2 = yA
=> A € ( c).
f(xB) = f(-2) = (-2)2 +2.(-2) – 1 = 2 = -1 ≠ yB
=> B không nằm trên (C).
Ví dụ 2:
Hàm số sau đồng biến hay nghịch biến : y = f(x) = -2x +1
Hướng dẫn giải:
Tập xác định : R
với x1, x2 thuộc R sao cho x1 < x2 = > x2 – x1 > 0 (1)
tính : f(x1) = -2x1 +1; f(x2) = -2x2 +1
xét : f(x1) – f(x2) = (-2x1 +1) – (-2x2 +1) = -2x1 +1 +2x2 -1 = 2(x2 – x1) >0 (vì x2 – x1 > 0 )
=> f(x1) > f(x2) vậy : hàm số nghịch biến.
C. Giải bài tập SGK về Hàm số
Dưới đây là 3 bài tập về Hàm số mời các em cùng tham khảo:
Bài 24 trang 63 SGK Đại số 7 tập 1
Bài 25 trang 64 SGK Đại số 7 tập 1
Bài 26 trang 64 SGK Đại số 7 tập 1
Các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn để download tài liệu về máy tham khảo nội dung tài liệu đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch SGK Đại số 7 tập 1
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Luyện tập hàm số SGK Đại số 7 tập 1