A. Tóm tắt lý thuyết Hình lăng trụ đứng Hình học 8 tập 2
Hình vẽ bên gọi là lăng trụ đứng. trong hình này
+ A, B, C, D, A1, B1, C1, D1 là các đỉnh
ABB 1A1, BCC 1B 1.. là những hình chữ nhật, gọi là các mặt bên
+ AA1 ; BB1 ; CC1 ; DD1 song song với nhau và bằng nhau, chúng được gọi là các cạnh bên
+ Hai mặt ABCD và A1B1C1D1 là hai đáy. Hình lăng trụ trên có hai đáy là tứ giác nên gọi là lặng trụ tứ giác, kí hiệu : ABCD.A1B1C1D1
Chú ý :
Hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là hình lăng trụ đứng.
Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.
B. Ví dụ minh họa Hình lăng trụ đứng Hình học 8 tập 2
Ví dụ 1:
Hình hộp chữ nhật, hình lập phương có phải là hình lăng trụ đứng không?
Trả lời:
Hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là một hình lăng trụ đứng.
Lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.
Ví dụ 2:
Hai mặt phẳng chứa hai đáy của một lăng trụ đứng có song song với nhau hay không?
Các cạnh bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy hay không?
Các mặt bên có vuông góc với hai mặt phẳng đáy hay không?
Trả lời:
Hai mặt phẳng chứa hai đáy của một lăng trụ đứng song song với nhau
Các cạnh bên vuông góc với hai mặt phẳng đáy
Các mặt bên vuông góc với hai mặt phẳng đáy
C. Giải bài tập về Hình lăng trụ đứng Hình học 8 tập 2
Dưới đây là 4 bài tập về hình lăng trụ đứng mời các em cùng tham khảo:
Bài 19 trang 108 SGK Hình học 8 tập 2
Bài 20 trang 108 SGK Hình học 8 tập 2
Bài 21 trang 109 SGK Hình học 8 tập 2
Bài 22 trang 109 SGK Hình học 8 tập 2