Dưới đây là đoạn trích Giải bài tập Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương SGK Toán lớp 9 tập 1 sẽ giúp các em hình dung nội dung tài liệu chi tiết hơn. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Căn bậc hai (tiếp theo) SGK Toán lớp 9 tập 1
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Định lí.
Với các số a và b không âm ta có:
√ab = √a.√b.
Lưu ý. a) Với hai biểu thức không âm A và B, ta cũng có
√AB = √A.√B.
b) Nếu không có điều kiện A và B không âm thì không thể viết đằng thức trên. Chẳng hạn √(-9)(-4) được xác định nhưng đẳng thức √(-9).√(-4) không xác định.
2. Quy tắc khai phương một tích.
Muốn khai phương một tích của những số không âm, ta có thể khai phương từng thừa số rồi nhân các kết quả với nhau.
Nói cách khác, với các số a, b,…c không âm ta có:√a.b….c = √a.√b….√c
Quy tắc nhân các căn bậc hai
Muốn nhân các căn bậc hai của những số không âm, ta có thể nhân các số dưới dấu căn với nhau rồi khai phương kết quả đó.
Nói cách khác, với các số a, b,…,c không âm ta có:
√a.√b….√c = √a.b…c
B. Giải bài tập trong sách giáo khoa trang 14 toán lớp 9 tập 1
Bài 17 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương (trang 14 SGK toán lớp 9 tập 1)
Áp dụng quy tắc khai phương một tích, hãy tính:
a) √0,09.64; b) √24.(-7)2
c) √12,1.360; d) √22.34
Đáp án và Hướng dẫn giải bài 17:
a) ĐS: 2.4.
√0,09.64 = √0,09 . √64 = 0,3.8=2.4
b) ĐS: 28.
√24.(-7)2 = √24 .√(-7)2 = 22.|7| = 4.7 = 28
c) HD: Đổi 12,1.360 thành 121.36. ĐS: 66
√12,1.360 = √121.36 = √121.√36 = 11.6 = 66
d) ĐS: 18.
√22.34 = √23 . √(32)2 = 2.9 = 18
Để tiện tham khảo Giải bài tập Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương SGK Toán lớp 9 tập 1, các em có thể đăng nhập tài khoản trên trang tailieu.vn để tải về máy. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo Giải bài tập Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương (tiếp theo) SGK Toán lớp 9 tập 1