A. Tóm tắt kiến thức canxi hiđroxit -Ca(OH)2 Hóa học 9
1. Tính chất dung dịch canxi hiđroxit
Để có dung dịch canxi hiđroxit (hay nước vôi trong), ta hòa tan một ít vôi tôi Ca(OH)2 vào nước được vôi nước (hay vôi sữa). Lọc vôi nước, chất lỏng thu được là dung dịch Ca(OH)2.
2. Tính chất hóa học
Dung dịch Canxi hiđroxit: Ca(OH)2 có những tính chất của một bazơ tan.
a) Làm đổi màu qùy tím thành xanh, dung dịch phenolphatalein không màu thành màu đỏ.
b) Tác dụng với axit, tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)
Thí dụ: Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + H2O
c) Tác dụng với axit tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)
Thí dụ: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Ca(OH)2 + SO2 → Ca2SO3 + H2O
d) Tác dụng với dung dịch muối.
Thí dụ: Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaOH
3. Ứng dụng
Canxi hiđroxit được dùng:
– Làm vật liệu trong xây dựng.
– Khử chua đất trồng trọt.
– Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật…
Thang PH biểu thị độ axit hoặc bazơ của dung dịch
PH = 7: Dung dịch trung tính (nước cất có PH = 7)
PH < 7: Dung dịch có tính axit, PH càng nhỏ độ axit càng lớn.
PH > 7: Dung dịch có tính bazơ, PH càng lớn độ axit càng lớn
B. Ví dụ minh họa canxi hiđroxit -Ca(OH)2 Hóa học 9
- Tác dụng với axit, tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)
Thí dụ: Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + H2O
- Tác dụng với axit tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)
Thí dụ: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Ca(OH)2 + SO2 → Ca2SO3 + H2O
- Tác dụng với dung dịch muối.
Thí dụ: Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaOH
C. Giải bài tập về canxi hiđroxit -Ca(OH)2 Hóa học 9
Dưới đây là 4 bài tập về canxi hiđroxit -Ca(OH)2 mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 30 SGK Hóa học 9
Bài 2 trang 30 SGK Hóa học 9
Bài 3 trang 30 SGK Hóa học 9
Bài 4 trang 30 SGK Hóa học 9
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Một số Bazơ quan trọng SGK Hóa học 9
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Tính chất hóa học của muối SGK Hóa học 9