A. Tóm tắt Lý thuyết Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo Địa lí 9
I. Biển và đảo Việt Nam
1. Vùng biển nước ta
– Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.
– Biển ấm, có nguồn thuỷ sản phong phú, thềm lục địa có dầu khí, vị trí trên tuyến giao thông biển quốc tế thuận lợi để khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, khai thác dầu khí, phát triển du lịch, giao lưu kinh tế với các nước qua đường biển.
Hình 38.1. Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam
2. Các đảo và quần đảo
– Vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ. Các đảo lớn: Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Côn Đảo, Lí Sơn. Các đảo nhiều tiềm năng du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
– Nguồn tài nguyên biển – đảo nước ta phong phú tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển. Đồng thời phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.
Hình 38.3. Sơ đồ các ngành kinh tế biển ở nước ta
1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
– Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư…
– Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.
– Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
– Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chỉ đánh bắt gần bờ.
– Phương hướng: Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.
2. Du lịch biển – đảo
– Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, phong cảnh kỳ thú (vịnh Hạ Long), nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
– Du lịch biển được phát tirển nhanh trong những năm gần đây.
– Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.
B. Ví dụ minh họa Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo Địa lí 9
Những phương hướng phát triển ngành trong giai đoạn hiện nay là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
– Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
– Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
– Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
– Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.
C. Giải bài tập về Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo Địa lí 9
Dưới đây là 2 bài tập về Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 139 SGK Địa lí 8
Bài 2 trang 139 SGK Địa lí 8
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long SGK Địa lí 9
>> Bài tiếp theo:Giải bài tập Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo) SGK Địa lí 9