A. Tóm tắt Lý thuyết Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp SGK Địa lí 12
1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
Có nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế – xã hội, kĩ thuật, lịch sử. . . Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo nền chung cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp. Các nhân tố kinh tế – xã hội, lịch sử, có tác động khác nhau:
+ Nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ, phân tán, sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào ĐKTN và TNTN.
+ Nền sản xuất hàng hóa, các nhân tố kinh tế – xã hội có tác động mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ chuyển biến.
2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta
- Khái niệm vùng nông nghiệp: là vùng có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế
– xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa trong sản xuất. Nước ta có 7 vùng nông nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau:
+ Trung du và miễn núi Bắc Bộ
+ Vùng Đồng bằng sông Hồng
+ Vùng Bắc Trung Bộ
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Vùng Tây Nguyên
+ Vùng Đông Nam Bộ
+ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
a/ tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta trong những năm qua thay đổi theo 2 hướng:
- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn như: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Đẩy manh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.
+ Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên.
+ Sử dụng kết hợp người lao động và tạo nhiều việc làm.
+ Giảm thiểu rủi ro trong thị trường nông sản.
b/ Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản theo hướng phát triển.
Trang trại ở nước ta phát triển về số lượng và loại hình để sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Kinh tế trang trại phát triển từ kinh tế hộ gia đình.
Số lượng trang trại có xu hướng tăng.
Số lượng trang trại phân bố không đồng đều: tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long
B. Ví dụ minh họa Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp SGK Địa lí 12
Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên. Giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó ?
Hướng dẫn trả lời:
- Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).
+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.
- Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...
+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...
- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.
C. Giải bài tập về Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp SGK Địa lí 12
Dưới đây là 3 bài tập về Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 111 SGK Địa lí 12
Bài 2 trang 111 SGK Địa lí 12
Bài 3 trang 111 SGK Địa lí 11
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp SGK Địa lí 12
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Cơ cấu ngành công nghiệp SGK Địa lí 12