intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải đáp bệnh viêm gan (Kỳ 1)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

124
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thưa bác sĩ Widjaja Luman, tiêm phòng virus viêm gan B vào độ tuổi nào là phù hợp nhất? Thể trạng của người bị viêm gan B cấp là thế nào? Nếu đã bị bệnh viêm gan B rồi, có cách điều trị tận gốc không?(Thanh Đức, 28 tuổi, Phú Mỹ,) Bác sỹ Widjaja Luman: Tốt nhất là ngay khi sinh ra, trẻ nên được tiêm phòng virus viêm gan B. Tuy nhiên, đối với người lớn, những người chưa tiêm phòng và những người không có kháng nguyên có thể tiêm phòng ở bất cứ độ tuổi nào. Biểu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải đáp bệnh viêm gan (Kỳ 1)

  1. Giải đáp bệnh viêm gan (Kỳ 1) Thưa bác sĩ Widjaja Luman, tiêm phòng virus viêm gan B vào độ tuổi nào là phù hợp nhất? Thể trạng của người bị viêm gan B cấp là thế nào? Nếu đã bị bệnh viêm gan B rồi, có cách điều trị tận gốc không?(Thanh Đức, 28 tuổi, Phú Mỹ,)
  2. Bác sỹ Widjaja Luman: Tốt nhất là ngay khi sinh ra, trẻ nên được tiêm phòng virus viêm gan B. Tuy nhiên, đối với người lớn, những người chưa tiêm phòng và những người không có kháng nguyên có thể tiêm phòng ở bất cứ độ tuổi nào. Biểu hiện của bệnh viêm gan B cấp là mệt mỏi, buồn nôn, hoặc toàn thân bị vàng da. 95% người lớn mang virus viêm gan B không cần điều trị và có thể tự lành bệnh, tuy nhiên, tỉ lệ này chỉ có ở người lớn. Nếu trẻ em nhiễm virus từ mẹ, thì mang virus cả đời. Thưa bác sĩ Luman, tôi đã tiêm phòng virus viêm gan B cách đây 6 năm, nhưng chưa tiêm đủ 5 mũi. Vì 4 mũi đầu tôi tiêm đầy đủ, nhưng còn mũi cuối cùng do nghỉ sinh 2 cháu, hiện tại đến bây giờ tôi vẫn chưa tiêm lại. Liệu tôi có thể mắc viêm gan B. Hay tôi có phải tiêm lại vắc-xin từ đầu? Cảm ơn bác sĩ.(Mỹ Hà, 35 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội) Bác sỹ Widjaja Luman: Sau mũi đầu tiên tiêm gan B, mũi thứ 2 cách sau đó 1 tháng. Mũi thứ 3 cần tiêm sau đó 5 tháng. Sau khi tiêm mũi thứ 3, sau một tháng kiểm tra lại, cơ thể bạn đã có kháng thể, thì bạn không cần tiêm thêm nữa. Lời khuyên, chị nên kiểm tra lại máu, nếu có kháng thể, thì chị không cần tiêm nữa. Việc tiêm viêm gan B theo lộ trình này áp dụng trên toàn thế giới.
  3. Trẻ 12 tuổi xét nghiệm HBV cho kết quả dương tính,mạnh khoẻ bình thường không có biểu hiện gì của bệnh tật, cần làm gì để chăm sóc sức khoẻ, ngăn chặn sự ảnh hưởng của virus gây bệnh?(Thún-PN, 44 tuổi, Pác Năm) Bác sỹ Widjaja Luman: Đối với trẻ 12 tuổi, cháu bé cần kiểm tra lại xem, virus viêm gan B của cháu đang ở thể ngủ yên hay hoạt động. Nếu trong trường hợp ở thể ngủ yên thì không cần phải điều trị gì cho cháu bé cả, mà cứ mỗi 6 tháng cần phải kiểm tra máu cho cháu một lần. Trong đó quan tâm tới các chỉ số về men gan và alpha FP, để xem các chỉ số đó có tăng ra ngòai giới hạn cho phép hay không? Ngoài ra, cần phải kiểm tra xem cháu có bị nhiễm viêm gan A hay không (viêm gan A thường lây qua đường ăn uống), vì một khi đã nhiễm viêm gan B, đồng nghĩa gan đã yếu, việc nhiễm thêm viêm gan A có thể gây ra nguy cơ làm viêm gan B trở thành dạng hoạt động dễ dàng hơn. Còn sau kiểm tra, virus viêm gan B của cháu ở thể hoạt động thì lúc đó cháu mới cần phải điều trị. Tôi chuẩn bị mang thai có được tiêm phòng ngừa về viêm gan B hay không?Trong quá trình mang thai thì có được tiêm tiếp các mũi phòng tiếp theo hay không? Phòng ngừa viêm gan B thì tiêm bao nhiêu mũi là đủ. Xin cam ơn! (Quế chi, 28 tuổi, Hải phòng).
  4. Bác sỹ Widjaja Luman: Phụ nữ đang mang thai tốt nhất không tiêm phòng. Thời điểm thích hợp nhất để tiêm phòng là sau khi sinh con. Theo tiêu chuẩn quốc tế, bạn cần tiêm 3 mũi: Tiêm lần 2 cách lần 1 ba tháng. Mũi tiêm nhắc lại lần thứ 3 cách lần tiêm thứ 2 năm tháng. Viêm gan B truyền từ mẹ sang con Xin bac si cho biet trong hop cha bi viem gan B khi lay vo de con co phai tiem ngay sau 24 gio dau thi em be se khong bi nhiem viem gan B phai khong(tran thi thu lan, 29 tuổi, bac giang) Bác sỹ Widjaja Luman: Đứa trẻ bị lây nhiễm viêm gan B qua người mẹ chứ không phải là do người cha vì vậy nếu người mẹ là người mang virus viêm gan B, đứa trẻ ngay sau khi sinh ra phải được tiêm cả hai loại vắc-xin ở thể hoạt động và không hoạt động. Hien nay em dang bi nhiem virut nay, e phai lam cach nao de phong ngua cho chong em? (nguyen thi hoa, 24 tuổi, dong anh -Ha noi) Bác sỹ Widjaja Luman: Đầu tiên chồng bạn phải đi kiểm tra xem có bị nhiễm virus viêm gan B hay chưa? Nếu chưa thì cần phải đi tiêm phòng vắc-xin ngay. Do vắc-xin tiêm phòng cần mất nhiều thời gian để hoạt động, nên trong thời gian này khi quan hệ tình dục bạn cần sử dụng bao cao su.
  5. Xin bác sĩ nói rõ hơn về việc “khi người mẹ mang virus viêm gan B, đứa trẻ ngay sau khi sinh ra phải được tiêm cả hai loại vắc xin ở thể hoạt động và không hoạt động” là như thế nào? (Tiêm Vắc xin mà bệnh viện tiêm cho đứa trẻ đã đủ chưa?) Tôi thuộc nhóm người lành mang virus, vậy khi sinh con tôi phải làm thế nào để không lây virus viêm gan B sang cho con.(Minh Anh, 27 tuổi, Hà Nội) Bác sỹ Widjaja Luman: Tôi xin chú thích lại, trẻ sau khi sinh ra cần được tiêm hai loại vacxin ở thể hoạt động và thụ động (HBIG). Để tránh không lây virus viêm gan B, bạn nên tiêm ngay cho con sau khi sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2