Ngô Xuân Hoàng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
125(11): 113 - 119<br />
<br />
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG<br />
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN PHỔ YÊN –THÁI NGUYÊN<br />
Ngô Xuân Hoàng*<br />
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sau gần hai năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,<br />
huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên để xây<br />
dựng chương trình nông thôn mới của huyện theo đúng kế hoạch đề ra, trong thời gian tới huyện<br />
cần quan tâm đến triển khai thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: Hoàn thiện chính sách, công<br />
tác điều hành quản lý; Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền xây dựng nông thôn<br />
mới, nâng cao nhận thức của cư dân nông thôn; Hoàn chỉnh quy hoạch và thực hiện quản lý theo<br />
quy hoạch; Phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội; Tổ chức tiếp nhận và huy động các nguồn lực<br />
xây dựng nông thôn mới.<br />
Từ khóa: Giải pháp, thúc đẩy, nông thôn mới, Phổ Yên, Thái Nguyên<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, sau<br />
gần hai năm triển khai thực hiện, Chương<br />
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn<br />
mới (MTQGXDNTM) đã trở thành phong<br />
trào được cả hệ thống chính trị và nhân dân<br />
địa phương tích cực tham gia và bước đầu đạt<br />
được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên,<br />
Chương trình triển khai thực hiện còn chậm<br />
so với yêu cầu, một số tiêu chí cũng chưa thật<br />
phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội của địa<br />
phương, một bộ phận cán bộ Đảng viên và<br />
nhân dân nhận thức chưa rõ về vị trí, tầm<br />
quan trọng của Chương trình cũng như vai trò<br />
chủ thể của người dân trong xây dựng nông<br />
thôn mới, bộ máy quản lý chưa hoàn thiện,<br />
lãnh đạo các cấp, nhất là ở cơ sở còn nhiều<br />
vướng mắc trong chỉ đạo thực hiện.... Để khắc<br />
phục dần những hạn chế trên đây, đúc rút<br />
những bài học kinh nghiệm cho Chương trình<br />
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại<br />
địa phương, chúng tôi đã tiến hành nghiên<br />
cứu thực trạng xây dựng nông thôn mới ở<br />
huyện Phổ Yên, từ đó đề xuất một số giải<br />
pháp nhằm thúc đẩy quá trình này ở huyện<br />
Phổ Yên trong thời gian tới.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Để có thông tin và số liệu phục vụ nghiên<br />
cứu, chúng tôi đã điều tra sơ bộ 15 xã nằm<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912.140.868; Email: nxhoang63@gmail.com<br />
<br />
trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới của<br />
huyện, trong đó chọn bốn xã điểm để điều tra<br />
chi tiết gồm (Tân Hương, Hồng Tiến, Đồng<br />
Tiến, Nam Tiến), mỗi xã chọn ngẫu nhiên 50<br />
hộ để điều tra thu thập thông tin. Các phương<br />
pháp thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu<br />
sơ cấp đã được sử dụng trong quá trình điều<br />
tra 39 chỉ tiêu đánh giá 19 tiêu chí xây dựng<br />
nông thôn mới. Phương pháp thống kê mô tả,<br />
phương pháp tính toán so sánh, phương pháp<br />
chuyên gia, chuyên khảo… đã được sử dụng<br />
trong quá trình nghiên cứu.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện<br />
Phổ Yên<br />
Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý: Ban chỉ<br />
đạo huyện đã quán triệt các văn bản chỉ đạo tới<br />
tận các cơ sở trong toàn huyện. Lựa chọn các<br />
nội dung đột phá để thực hiện. Thành lập Ban<br />
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, ban hành các<br />
nghị quyết, chương trình hành động, xây<br />
dựng kế hoạch triển khai. Tổ chức phát động<br />
và thực hiện phong trào thi đua “toàn dân<br />
chung sức xây dựng nông thôn mới”. Huyện<br />
cũng chỉ đạo các xã thành lập Ban chỉ đạo,<br />
Ban quản lý xây dựng nông thôn mới. Thực<br />
hiện triển khai rà soát đánh giá thực trạng nông<br />
thôn để xác định điểm xuất phát xây dựng<br />
nông thôn mới. Tích cực triển khai lập quy<br />
hoạch, thực hiện các đề án phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn (2010-2015) gắn<br />
113<br />
<br />
Ngô Xuân Hoàng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
với việc xây dựng nông thôn mới cụ thể trên<br />
địa bàn. Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo<br />
của cấp trên về xây dựng nông thôn mới đến<br />
các xóm và đến các hộ dân.<br />
Công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền xây<br />
dựng nông thôn mới<br />
Năm 2013 Đài truyền thanh truyền hình huyện<br />
đã có 320 tin bài tuyên truyền chủ trương,<br />
chính sách, 48 chuyên mục về xây dựng nông<br />
thôn mới. Ngoài ra tuyên truyền bằng băng<br />
HD, đĩa CD về các chủ trương, chính sách của<br />
Đảng, Nhà nước về Chương trình xây dựng<br />
nông thôn mới. Bên cạnh đó huyện cũng đã tổ<br />
chức cho các xã xây dựng nông thôn (NTM)<br />
thăm quan học tập kinh nghiệm xây dựng nông<br />
thôn mới tại 2 xã ở tỉnh Tuyên Quang. Trong<br />
năm 2012-2013, huyện đã tổ chức thực hiện<br />
được 07 lớp tập huấn cho trên 453 lượt người<br />
tham dự với nội dung “Cơ chế huy động<br />
nguồn lực và quản lý tài chính ngân sách trong<br />
Chương trình xây dựng NTM” và “Hướng dẫn<br />
triển khai quy hoạch xây dựng NTM; Hướng<br />
dẫn xây dựng đề án nông thôn mới, đề án phát<br />
triển sản xuất”. Các xã đã tổ chức được 44 lớp<br />
tập huấn với 2.733 lượt người tham gia về nội<br />
dung xây dựng nông thôn mới.<br />
Kết quả xây dựng nông thôn mới ở huyện<br />
Phổ Yên<br />
Xây dựng quy hoạch, phát triển sản xuất nâng<br />
cao thu nhập cho người dân<br />
<br />
125(11): 113 - 119<br />
<br />
Tính đến ngày 28/9/2012 toàn huyện đã có<br />
quyết định phê duyệt đề án quy hoạch nông<br />
thôn mới cho 15/15 xã trên địa bàn toàn<br />
huyện, đạt 100%. Sau đó huyện đã tổ chức<br />
tập huấn hướng dẫn các xã xây dựng đề án<br />
xây dựng NTM, đề án phát triển sản xuất.<br />
Tính đến ngày 31/12/2012 có 15/15 xã đã xây<br />
dựng, trình phê duyệt đề án xây dựng NTM<br />
và 15/15 xã đã xây dựng, trình phê duyệt đề<br />
án phát triển sản xuất. Đến hết tháng 03/2013<br />
hoàn thành phê duyệt các đề án NTM và đề<br />
án phát triển sản xuất cho toàn bộ các xã<br />
trong huyện. Năm 2013 các cơ quan, đơn vị<br />
tổ chức thực hiện được 51 lớp đào tạo nghề<br />
với số lao động theo học nghề là 2.500 người.<br />
Hầu hết các lao động sau đào tạo đều có việc<br />
làm bước đầu tạo thu nhập. Hàng năm, Trạm<br />
khuyến nông tập huấn chuyển giao khoa học<br />
kỹ thuật cho bà con nông dân, phối hợp với<br />
các đơn vị thực hiện các mô hình để phát triển<br />
sản xuất. Tính đến hết năm 2013 đã tổ chức<br />
được 215 lớp với 4.270 lượt người tham gia.<br />
Một số mô hình thực hiện và đạt kết quả cao<br />
như: Mô hình trồng mới và trồng lại 100 ha chè<br />
cành. Mô hình trồng cây thanh long 05 ha tại xã<br />
Phúc Thuận. Mô hình chăn nuôi gà hướng thịt<br />
quy mô gia trại với 6.000 con. Mô hình hỗ trợ<br />
hộ nông dân nghèo và cận nghèo chăn nuôi gà<br />
thả vườn, quy mô: 7.500 con.<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả xây dựng mô hình phát triển sản xuất, tập huấn KHKT và đào tạo nghề cho người dân<br />
TT<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Nội dung<br />
Mô hình sản xuất<br />
- Trồng trọt<br />
- Chăn nuôi<br />
- Lâm nghiệp<br />
- Thủy sản<br />
- Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp<br />
- Làng nghề<br />
Tập huấn KHKT<br />
- Số lớp<br />
- Số người tham gia<br />
Đào tạo nghề<br />
- Số lớp đào tạo<br />
- Số người tham gia<br />
<br />
Đơn vị<br />
tính<br />
Mô hình SX<br />
Mô hình SX<br />
Mô hình SX<br />
Mô hình SX<br />
Mô hình SX<br />
Mô hình SX<br />
Lớp<br />
Người<br />
Lớp<br />
Người<br />
<br />
Trang<br />
trại<br />
112<br />
10<br />
94<br />
2<br />
6<br />
<br />
Hợp tác<br />
xã<br />
31<br />
<br />
Doanh<br />
nghiệp<br />
0<br />
<br />
31<br />
<br />
215<br />
4.270<br />
51<br />
2.500<br />
<br />
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phổ Yên<br />
<br />
114<br />
<br />
Ngô Xuân Hoàng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kết quả huy động các nguồn lực thực hiện<br />
Huyện Phổ Yên, trong hai năm thực hiện xây<br />
dựng nông thôn mới, tổng kinh phí đầu tư cho<br />
nông nghiệp, nông thôn là 156.353 triệu đồng.<br />
Trong đó ngân sách nhà nước là: 136.673<br />
triệu đồng, vốn tín dụng: 4.000 triệu đồng,<br />
vốn nhân dân đóng góp: 15.680 triệu đồng.<br />
Vốn đầu tư, hỗ trợ cho các nội dung (Quy<br />
hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển<br />
sản xuất, tuyên truyền, tập huấn, đào tạo<br />
nghề lao động nông thôn,...), trong đó tập<br />
trung chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng<br />
(135.884 triệu đồng) chiếm 87% tổng nguồn<br />
vốn thực hiện. Mức độ đầu tư của ngân sách<br />
Nhà nước năm 2012 đã tăng hơn 2011 là<br />
8.639 triệu đồng: Ngân sách trung ương tăng<br />
4.358 triệu, tương đương 12,1%; vốn chương<br />
trình MTQGXDNTM tăng 1.550 triệu đồng,<br />
tương đương 217,7%, đây là một tín hiệu tích<br />
cực thể hiện có sự quan tâm đầu tư của các<br />
cấp tới phong trào xây dựng nông thôn mới.<br />
Tuy nhiên huy động từ khu vực dân cư lại<br />
giảm đi 12.640 triệu đồng tương đương giảm<br />
khoảng 89% so với năm 2011, điều này là do<br />
nguồn lực từ khu vực cộng đồng dân cư chủ<br />
yếu được đóng góp từ ngày công xây dựng<br />
đường xá, kênh mương, cải tạo vườn tạp..., đã<br />
thực hiện phần nhiều ở năm 2011. Tỷ trọng<br />
dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng là chủ yếu,<br />
chiếm 87% nguồn lực thực hiện, tiếp theo là<br />
đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chiếm<br />
15,6%; một số nội dung như xây dựng kết cấu<br />
hạ tầng, phát triển sản xuất và đào tạo nghề<br />
cho lao động nông thôn thực hiện năm sau<br />
đều cao hơn năm trước; một số nội dung còn<br />
lại như quy hoạch, tuyên truyền, tập huấn,<br />
thực hiện giảm so với năm 2011, điều này là<br />
phù hợp với quá trình xây dựng nông thôn<br />
mới ở địa phương.<br />
Kết quả tổng hợp đạt được các tiêu chí quốc<br />
gia về nông thôn mới<br />
Tiêu chí để đánh giá kết quả xây dựng và<br />
hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn<br />
mới bao gồm 19 tiêu chí, cụ thể như sau: Quy<br />
hoạch và thực hiện quy hoạch; Giao thông;<br />
Thủy lợi; Điện nông thôn; Trường học; Cơ sở<br />
vật chất văn hóa; Chợ nông thôn; Bưu điện;<br />
Nhà ở dân cư; Thu nhập; Hộ nghèo; Tỷ lệ lao<br />
động có việc làm thường xuyên; Hình thức tổ<br />
<br />
125(11): 113 - 119<br />
<br />
chức sản xuất; Giáo dục; Y tế; Văn hóa; Môi<br />
trường; Hệ thống tổ chức chính trị; Quốc<br />
phòng, an ninh. Qua kết quả đánh giá cho<br />
thấy: 15 xã đã hoàn thành tiêu chí 1 (tỷ lệ đạt<br />
100%); 09 xã hoàn thành tiêu chí 3 (tỷ lệ đạt<br />
60%); 10 xã hoàn thành tiêu chí 4 (tỷ lệ đạt<br />
67%); 10 xã hoàn thành tiêu chí 5 (tỷ lệ đạt<br />
67%); 01 xã hoàn thành tiêu chí 7 (tỷ lệ đạt<br />
7%); 10 xã hoàn thành tiêu chí 8 (tỷ lệ đạt<br />
67%); 02 xã hoàn thành tiêu chí 9 (tỷ lệ đạt<br />
13%); 05 xã hoàn thành tiêu chí 10 (tỷ lệ đạt<br />
33%); 05 xã hoàn thành tiêu chí 11 (tỷ lệ đạt<br />
33%); 04 xã hoàn thành tiêu chí 12 (tỷ lệ đạt<br />
27%); 07 xã hoàn thành tiêu chí 13 (tỷ lệ đạt<br />
47%); 07 xã hoàn thành tiêu chí 14 (tỷ lệ đạt<br />
47%); 14 xã hoàn thành tiêu chí 15 (tỷ lệ đạt<br />
93%); 06 xã hoàn thành tiêu chí 16 (tỷ lệ đạt<br />
40%); 13 xã hoàn thành tiêu chí 18 (tỷ lệ đạt<br />
87%); 15 xã hoàn thành tiêu chí 19 (tỷ lệ đạt<br />
100%); các tiêu chí 2, 6 và 17 chưa có xã nào<br />
thực hiện được.<br />
Tổng hợp kết quả trong toàn huyện theo<br />
nhóm cho thấy: Số xã đạt chuẩn nông thôn<br />
mới và nhóm 1 (đạt chuẩn từ 14-18 tiêu chí):<br />
chưa có xã nào đạt được; nhóm 2 (đạt chuẩn<br />
từ 9-13 tiêu chí): có 09/15 xã đạt (tỷ lệ đạt<br />
60%); nhóm 3 (đạt chuẩn từ 5-8 tiêu chí): có<br />
04/15 xã đạt (tỷ lệ đạt 27%); nhóm 4 (đạt<br />
chuẩn dưới 5 tiêu chí): có 02/15 xã đạt (tỷ lệ<br />
đạt 13%). Như vậy có thể nhận thấy đa số<br />
các xã trong huyện mức độ thực hiện đạt<br />
mức 9 đến 13 tiêu chí (chiếm 60%). Đây là<br />
cơ sở để lãnh đạo các cấp, các ngành tiến<br />
hành rà soát, lựa chọn ưu tiên đầu tư cho các<br />
đơn vị có khả năng hoàn thành xây dựng<br />
nông thôn mới theo từng giai đoạn, đảm bảo<br />
lộ trình đã đề ra. Các tiêu chí giao thông, cơ<br />
sở vật chất văn hóa, môi trường (hiện chưa<br />
có xã nào thực hiện được) và một số tiêu chí<br />
có số ít đơn vị hoàn thành là chợ nông thôn,<br />
nhà ở dân cư đạt chuẩn, cơ cấu lao động, thu<br />
nhập, hộ nghèo, đang là những vấn đề khó<br />
khăn với huyện Phổ Yên sau gần 2 năm triển<br />
khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn<br />
huyện. Đây là những tiêu chí mà huyện Phổ<br />
Yên cần tập trung và có giải pháp hiệu quả,<br />
ưu tiên thực hiện để đưa chương trình xây<br />
dựng nông thôn mới trong toàn huyện về<br />
đích đúng yêu cầu đề ra.<br />
115<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Ngô Xuân Hoàng<br />
<br />
125(11): 113 - 119<br />
<br />
Bảng 2. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí theo nhóm<br />
TT<br />
<br />
Phân theo nhóm<br />
<br />
Thực hiện các tiêu chí<br />
<br />
Số xã<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
1<br />
<br />
Đạt 19 tiêu chí<br />
<br />
0.0<br />
<br />
2<br />
3<br />
<br />
Đạt 18 tiêu chí<br />
<br />
0.0<br />
<br />
Đạt 17 tiêu chí<br />
<br />
0.0<br />
<br />
4<br />
5<br />
<br />
Đạt 16 tiêu chí<br />
<br />
0.0<br />
<br />
Đạt 15 tiêu chí<br />
<br />
0.0<br />
<br />
6<br />
7<br />
<br />
Đạt 14 tiêu chí<br />
<br />
0.0<br />
<br />
8<br />
9<br />
<br />
Nhóm 1<br />
<br />
Nhóm 2<br />
<br />
Đạt 13 tiêu chí<br />
<br />
1<br />
<br />
6.7<br />
<br />
Đạt 12 tiêu chí<br />
<br />
2<br />
<br />
13.3<br />
<br />
Đạt 11 tiêu chí<br />
<br />
4<br />
<br />
26.7<br />
<br />
10<br />
11<br />
<br />
Đạt 10 tiêu chí<br />
Đạt 9 tiêu chí<br />
<br />
2<br />
<br />
13.3<br />
<br />
12<br />
13<br />
<br />
Đạt 8 tiêu chí<br />
<br />
2<br />
<br />
13.3<br />
<br />
0.0<br />
<br />
Đạt 7 tiêu chí<br />
<br />
Nhóm 3<br />
<br />
0.0<br />
<br />
14<br />
15<br />
<br />
Đạt 6 tiêu chí<br />
<br />
1<br />
<br />
6.7<br />
<br />
Đạt 5 tiêu chí<br />
<br />
1<br />
<br />
6.7<br />
<br />
16<br />
17<br />
<br />
Đạt 4 tiêu chí<br />
<br />
2<br />
<br />
13.3<br />
<br />
18<br />
19<br />
<br />
Nhóm 4<br />
<br />
20<br />
<br />
Ghi chú<br />
<br />
Đạt 3 tiêu chí<br />
<br />
0.0<br />
<br />
Đạt 2 tiêu chí<br />
<br />
0.0<br />
<br />
Đạt 1 tiêu chí<br />
<br />
0.0<br />
<br />
Đạt 0 tiêu chí<br />
<br />
0.0<br />
<br />
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyên Phổ Yên và điều tra của tác giả<br />
Bảng 3. Mức độ phát triển kinh tế sau khi xây dựng nông thôn mới<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Thu nhập bình quân (Triệu đồng)<br />
Tỷ lệ hộ nghèo (%)<br />
Mô hình sản xuất hiệu quả (mô hình)<br />
Giá trị sản xuất nông nghiệp (tỷ đồng)<br />
<br />
Năm<br />
2010<br />
<br />
Năm<br />
2012<br />
<br />
12,4<br />
8,3<br />
<br />
21,2<br />
6,2<br />
143<br />
497,2<br />
<br />
459,6<br />
<br />
So sánh<br />
Số tuyệt<br />
Số tương<br />
đối<br />
đối<br />
+ 8,8<br />
171,0<br />
- 2,1<br />
74,6<br />
143<br />
+37,6<br />
108,2<br />
<br />
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ Yên<br />
<br />
Kết quả phát triển kinh tế của nông hộ khi xây<br />
dựng nông thôn mới<br />
Kết quả điều tra quá trình xây dựng nông thôn<br />
mới ở huyện Phổ Yên sau 2 năm triển khai<br />
thực hiện cho thấy: Thu nhập bình quân đầu<br />
người trong huyện đã tăng 8,8 triệu đồng lên<br />
21,2 triệu đồng/năm so với 12,4 triệu đồng<br />
116<br />
<br />
năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn<br />
6,2% năm 2012 so với 8,3% năm 2010. Các<br />
mô hình trồng mới và trồng lại 100 ha chè<br />
cành, mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ,<br />
mô hình chăn nuôi gà thả vườn, trồng hoa ly,<br />
hoa cúc, trồng nấm, nuôi thỏ, nuôi baba…,<br />
được phát triển và nhân rộng ở nhiều địa<br />
<br />
Ngô Xuân Hoàng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
phương, mỗi năm tạo việc làm mới cho trên<br />
4000 lao động nông thôn, góp phần tăng thu<br />
nhập, cải thiện đời sống cho nông dân. Cùng<br />
với thay đổi tư duy sản xuất, nhận thức của<br />
người dân trong huyện về xây dựng nông<br />
thôn mới cũng được nâng lên, họ cùng nhau<br />
góp sức, chủ động thực hiện chương trình<br />
NTM. Nhiều tiêu chí được huyện triển khai<br />
đạt kết quả cao như: Quy hoạch; y tế; trường<br />
học; điện nông thôn; bưu điện; thuỷ lợi.<br />
Một số giải pháp thúc đẩy quá trình xây<br />
dựng nông thôn mới cho huyện Phổ Yên<br />
Hoàn thiện chính sách, công tác điều hành<br />
quản lý<br />
Bổ sung, hoàn thiện và trình cấp có thẩm<br />
quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thực<br />
hiện còn thiếu; đồng thời rà soát bổ sung sửa<br />
đổi các quy định, hướng dẫn đã có để phù hợp<br />
với thực tiễn xây dựng NTM như: Cơ chế<br />
lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc<br />
gia trên địa bàn xã; Chính sách hỗ trợ thông<br />
qua các tổ chức tín dụng, Quỹ đầu tư phát<br />
triển địa phương... Hoàn thiện các chính sách<br />
vĩ mô tạo cơ sở phát triển nông thôn bền<br />
vững, các chính sách nên hướng về: huy động<br />
nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;<br />
Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào phát<br />
triển sản xuất trên địa bàn… Tăng cường,<br />
nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo<br />
các cấp: trên cơ sở tuyển dụng, đào tạo, bồi<br />
dưỡng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của<br />
công cuộc xây dựng nông thôn mới. Nâng cao<br />
chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã:<br />
Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm<br />
công tác xây dựng NTM gắn với chương trình<br />
đào tạo công chức xã (đề án theo Quyết định<br />
số 1956/QĐ-TTg). Tăng cường công tác kiểm<br />
tra, đôn đốc: giám sát kịp thời, điều chỉnh<br />
những vướng mắc cho phù hợp với thực tiễn,<br />
xử lý nghiêm những hành vi, trường hợp thiếu<br />
tích cực, thiếu trách nhiệm, tiêu cực trong quá<br />
trình triển khai xây dựng NTM.<br />
<br />
125(11): 113 - 119<br />
<br />
Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, tuyên<br />
truyền xây dựng nông thôn mới, nâng cao<br />
nhận thức của cư dân nông thôn<br />
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, đồng thời<br />
triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua,<br />
đánh thức tính năng động, tiềm tàng của<br />
người dân. Công tác tuyên truyền cần phải<br />
hướng tới mọi giai cấp, tầng lớp trong cộng<br />
đồng. Công tác tuyên truyền cần phải thường<br />
xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi và được tiến<br />
hành bằng nhiều phương pháp linh hoạt. Tăng<br />
cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực<br />
hiện các chương trình cụ thể như: chuyển đổi<br />
cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất<br />
theo quy hoạch các vùng kinh tế, dồn điền,<br />
đổi thửa, đưa công nghệ khoa học, kỹ thuật và<br />
cơ giới hoá trong sản xuất.<br />
Hoàn chỉnh quy hoạch và thực hiện quản lý<br />
theo quy hoạch<br />
Rà soát hiện trạng, bổ sung điều chỉnh quy<br />
hoạch đảm bảo hiện đại, văn minh, bền vững,<br />
ổn định cho phát triển sản xuất, phù hợp với<br />
tình hình thực tế của địa phương. Khảo sát,<br />
nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch<br />
tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của huyện,<br />
trong đó rà soát, bổ sung quy hoạch sản xuất<br />
nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát huy<br />
lợi thế so sánh của từng vùng, bố trí cơ cấu<br />
cây, con, tăng cường đầu tư và nâng cao chất<br />
lượng, hiệu quả các vùng chuyên canh, ưu<br />
tiên phát triển các cây trồng, vật nuôi có quy<br />
mô sản xuất lớn và thị trường ổn định như<br />
lúa, ngô, chè, rau, trâu, bò, lợn… chú trọng<br />
đến hàng nông sản có ưu thế của từng vùng.<br />
Tiếp tục thực hiện quy hoạch và xây dựng các<br />
trung tâm xã, cụm xã, thị trấn theo hướng đô<br />
thị hoá, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp,<br />
nông thôn và là cơ sở để giúp đỡ người dân<br />
từng bước chuyển dịch từ sản xuất thuần nông<br />
sang thương mại, dịch vụ .<br />
Phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội<br />
Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức<br />
sản xuất, dịch vụ có hiệu quả. Nhân rộng các<br />
117<br />
<br />