intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp góp phần minh định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

62
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như một sự sắp đặt của lịch sử, năm 1930, Đảng ra đời lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh cách mạng, đến năm 1945 lập nên nước Việt Nam... Như một sự sắp đặt của lịch sử, năm 1930, Đảng ra đời lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh cách mạng, đến năm 1945 lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tiếp đó, suốt mấy chục năm, Đảng đã lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc chiến tranh xâm lược, đánh thắng thực dân, đế quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp góp phần minh định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

  1. Giải pháp góp phần minh định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
  2. Quá trình phát triển của Nhà nước và xã hội Việt Nam gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Ảnh:ST Như một sự sắp đặt của lịch sử, năm 1930, Đảng ra đời lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh cách mạng, đến năm 1945 lập nên nước Việt Nam... Như một sự sắp đặt của lịch sử, năm 1930, Đảng ra đời lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh cách mạng, đến năm 1945 lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tiếp đó, suốt mấy chục năm, Đảng đã lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc chiến tranh xâm lược, đánh thắng thực dân, đế quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng đất nước và thống nhất nước nhà. Giai đoạn tiếp theo, Đảng lãnh đạo đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng tiếp tục lãnh đạo Nhà nước và nhân dân Việt Nam thực hiện những mục tiêu mới: đưa dân tộc Việt Nam sánh ngang với các cường quốc trên thế giới như Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời hằng mong ước. 1. Phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước (và xã hội) phụ thuộc vào nhiệm vụ chiến lược, đặc điểm của cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử và là quá trình
  3. phát triển từ thấp lên cao Lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam đã cho thấy, kể từ khi Đảng ra đời cho đến nay, quá trình phát triển của Nhà nước và xã hội Việt Nam gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng ta là phù hợp với quy luật và thực tiễn khách quan. Không những là ngọn đuốc trí tuệ soi đường, Đảng còn nằm trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam; không những là đội tiên phong của giai cấp công nhân, Đảng còn là mùa xuân của dân tộc. “Không biết có nơi nào trên trái đất này, một đảng chính trị lại được nhân dân thân thương gọi là Đảng ta như ở Việt Nam?”(1). Đó là sự thật lịch sử và là vấn đề không cần bàn cãi. Tuy nhiên, cũng chính từ lý luận và thực tiễn ấy đã chỉ ra rằng, phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là một quá trình phát triển từ thấp đến cao, phụ thuộc vào nhiệm vụ chiến lược của từng thời kỳ đấu tranh cách mạng, phụ thuộc vào đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử. Những năm tháng đầu tiên khi Đảng ta mới thành lập, Đảng ta phải hoạt động trong điều kiện bí mật. Chính quyền thực dân phong kiến đã đặt Đảng ra ngoài vòng pháp luật; chúng lùng bắt, giam cầm, tra tấn và giết hại dã man biết bao cán bộ của Đảng. Bất chấp sự khủng bố tàn khốc của địch, nhân dân ta được giác ngộ đã đi theo tiếng gọi của Đảng để hoạt động và phục vụ cách mạng, nuôi giấu và bảo vệ cán bộ của Đảng trong hầm bí mật, nhiều khi ở ngay tại nhà của mình. Trong những năm tháng gian khó đó, Đảng đã lãnh đạo
  4. nhân dân ta làm cách mạng bằng Cương lĩnh chính trị và các chủ trương, chính sách hợp lòng dân; bằng tuyên truyền, vận động thuyết phục, bằng tổ chức, bằng bạo lực cách mạng. Với những cách thức đó, Đảng đã dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945, lật đổ chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Cương lĩnh, đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng cũng như chính bản thân Đảng trong thời kỳ này là đối kháng sống còn với quyền lực của chính quyền thực dân phong kiến, song lại phù hợp với lòng dân nên được dân ủng hộ, đã tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại, lớn mạnh hơn quyền lực của chính quyền thực dân phong kiến và đã đánh đổ chính quyền thực dân phong kiến. Vì đối kháng sống còn với chính quyền thực dân phong kiến, nên trong thời gian này, Đảng ta cần và phải tổ chức hệ thống của riêng mình song song với hệ thống hành chính, kinh tế, văn hoá, sự nghiệp... để lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng nhằm đạp đổ chế độ cũ, giành chính quyền về tay nhân dân (2). Khi chính quyền đã về tay nhân dân, đường lối của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật, cán bộ của Đảng nắm giữ nhiều vị trí trọng yếu của bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị. Trong thời kỳ này, bản thân Đảng cũng như quyền lực chính trị của Đảng là thống nhất với bộ máy nhà nước và quyền lực nhà nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại tạo nên sức mạnh tổng hợp, nhân dân ta đã lần lượt đánh
  5. đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mục đích của Đảng và cả hệ thống chính trị là xây dựng Việt Nam thành một quốc gia độc lập, giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu đó là không thay đổi, là sứ mệnh lịch sử của Đảng, nhưng mỗi giai đoạn, mỗi bước đi cần có các biện pháp thích ứng linh hoạt và phương thức lãnh đạo phù hợp. Lúc bóng tối, khi công khai; sẵn sàng đối kháng sống còn với địch, nhưng khi cần thiết, tự tuyên bố giải tán để rút vào hoạt động bí mật (3). Đó chính là phương châm ứng phó “dĩ bất biến, ứng vạn biến” đầy mưu lược của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng (4). Ngày nay, trong tiến trình đổi mới của cả hệ thống chính trị, từng bộ phận của hệ thống ấy, trong đó Đảng là hạt nhân, rất cần sự đổi mới. Mặt khác, mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân tất yếu đặt ra những nguyên tắc và yêu cầu mới trong mối quan hệ giữa Nhà nước với Đảng. Ngoài ra, quá trình hội nhập sâu rộng của nước ta vào đời sống và các diễn đàn quốc tế đã, đang và sẽ đặt ra các chuẩn mực mới về dân chủ, về quyền con người, về quyền lực nhân dân… Tổng hợp các yếu tố cho thấy rằng, tổ chức và hoạt động của Đảng, phương pháp lãnh đạo của Đảng cần có những thích ứng mới: đồng bộ với sự đổi mới của bộ máy nhà nước, tuân thủ các nguyên tắc, các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế. Trên nền tảng ý chí, nguyện vọng chính
  6. đáng của nhân dân, tình hình thực tiễn của đất nước, nắm vững quy luật khách quan, xu thế của thời đại, Đảng đề ra các quyết sách khôn khéo, phù hợp. Đó chính là bản lĩnh và trí tuệ của Đảng. 2. Minh định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước (và xã hội) là xu thế hợp thời đại Minh định hóa quyền lực chính trị là yêu cầu tất yếu của dân chủ và là một xu thế phổ biến mang tính quốc tế. Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc năm 2005 đã tuyên bố “Dân chủ là một giá trị phổ quát. Nó không thuộc riêng về bất cứ một quốc gia hay một vùng lãnh thổ, khu vực nào” (5). Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đã nêu rõ “Chúng tôi sẽ không từ nỗ lực nào nhằm khuyến khích dân chủ và tăng cường chế độ pháp quyền” (6). Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc (năm 1948)(7) đã khẳng định: “Nền tảng uy quyền của các quyền lực công cộng là ý chí của nhân dân”. Việt Nam ngày nay đã tham gia rộng rãi vào các diễn đàn quốc tế: thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), là thành viên của AIPO /AIPA(8). Việc Việt Nam trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 là một sự kiện đánh dấu quá trình hội nhập sâu rộng của nước ta vào đời sống quốc tế. Do vậy, Việt Nam sẽ tích cực và chủ động thực thi Hiến chương Liên hợp quốc, các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập, nhất là những vấn đề có tính nguyên tắc về dân chủ, về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, trong đó có
  7. nguyên tắc thừa nhận ý chí của nhân dân là cơ sở nền tảng của quyền lực chính trị. Mặt khác, lý luận về tổ chức bộ máy nhà nước, thể chế chính trị ở mỗi quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng không thể không tính đến các thành tựu lý luận, kinh nghiệm thực tiễn mà nhân loại đã đạt được trong quá trình đấu tranh vì dân chủ. Tuy có sự khác nhau về quan điểm chính trị, về bản chất giai cấp của từng chế độ nhà nước, các hình thức tổ chức nhà nước phổ biến trên thế giới trong thời đại ngày nay vẫn chứa đựng không ít yếu tố hợp lý (9). Nhất là nhìn từ góc độ quyền con người, dân chủ, quyền lực nhân dân. Vì thế, việc tiếp thu một cách cầu thị, có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức của các nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước ta thực sự là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vừa có tính dân tộc, vừa có tính hiện đại là việc nên làm. Tư duy mới đòi hỏi không chỉ khắc phục tính lý luận chung chung, mà cần nhận diện được các yếu tố nội hàm của từng vấn đề, để từ đó chuyển các nguyên tắc, các vấn đề chính trị thành nội dung pháp lý (10). Đó là cách tiếp cận cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Dưới góc độ khoa học, trong thời gian qua, có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã đề cập về vấn đề này. Một số công trình đã có kết luận chỉ rõ: vấn đề lý luận về Đảng cầm quyền, vai trò, hình thức và phương pháp lãnh đạo của Đảng cầm quyền đối với tổ chức, hoạt động của Nhà nước, mặc dù đã và đang được triển khai nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn, nhưng chủ yếu mới chỉ giải quyết được các vấn đề có tính khái
  8. quát lý luận từ góc độ chính trị học mà chưa làm rõ được những vấn đề cụ thể từ góc độ Nhà nước và pháp luật. Các vấn đề cụ thể như mối tương quan giữa cấu trúc tổ chức các cơ quan của Đảng với cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ở các cấp từ trung ương đến địa phương; các tiêu chí phân định sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và quyền tự chủ, độc lập của các cơ quan nhà nước; cơ sở pháp lý xác định quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức đảng trong các hoạt động lãnh đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ở các cấp, các vị trí, chức vụ trong bộ máy đảng và bộ máy nhà nước cần xác định, bố trí theo những cơ sở, tiêu chí nào…vẫn chưa được làm sáng tỏ và cụ thể từ bình diện các nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước và việc thể chế hóa chúng bằng pháp luật (11); “Không có quyền lực nhà nước nào ngoài nhà nước. Quyền lực nhà nước là quyền lực duy nhất của dân. Đảng lãnh đạo chính trị là lãnh đạo xây dựng quyền lực nhà nước của dân, do dân và vì dân, chứ không phải đi tìm một thứ quyền lực riêng nào cả” (12). Nếu nhìn nhận dưới góc độ chính trị, Đảng chỉ rõ “Bộ Chính trị, Ban Bí thư chưa dành thời gian và đầu tư thoả đáng cho việc nghiên cứu, chỉ đạo đổi mới, cụ thể hoá phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một đảng cầm quyền” (13). Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm và lúng túng, chậm nghiên cứu và ban hành những quy định cụ thể về phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước; việc đổi mới chưa đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị. Từ thực tiễn xây
  9. dựng Đảng những năm qua, bài học kinh nghiệm chủ yếu qua 20 năm đổi mới, Đảng khẳng định: phải kiên trì đường lối đổi mới và đổi mới toàn diện, tiếp tục đổi mới tư duy, tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, kịp thời làm sáng tỏ hơn những vấn đề bức xúc về Đảng cầm quyền và công tác xây dựng Đảng, chú trọng nâng cao tính khoa học, tính thực tiễn và sự mạnh dạn khám phá, sáng tạo trong công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, vừa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Khâu mấu chốt là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở các cấp từ trung ương đến cơ sở. Đảng tiếp tục khẳng định: cần nghiên cứu, tổng kết, tiếp tục làm rõ quan điểm về Đảng lãnh đạo và Đảng cầm quyền làm cơ sở đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng một cách cơ bản, toàn diện (14). Như vậy, có thể thấy rằng, định hướng nghiên cứu khoa học và định hướng chính trị của Đảng đã đồng thời chỉ rõ rằng, trong điều kiện và tình hình mới “cần tiếp tục hoàn thiện lý luận về đảng cầm quyền, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức, đoàn thể xã hội, trong đó mối quan hệ Đảng và Nhà nước là chủ yếu nhất” (15). Chính vì vậy, việc tường minh vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là một yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. 3. Bầu cử có vai trò hợp pháp hóa quyền lực chính trị
  10. Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc (năm 1948) (16) đã khẳng định: “Nền tảng uy quyền của các quyền lực công cộng là ý chí của nhân dân; ý chí này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử thường kỳ và chân thực, được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương” (Điều 21). Hiến chương Paris cho một châu Âu mới tuyên bố: “ý chí của nhân dân thông qua bầu cử tự do, công bằng và định kỳ là nền tảng cho một nhà nước dân chủ” (17). “ý chí của nhân dân thông qua bầu cử định kỳ và chân thực là nền tảng cho thẩm quyền và tính hợp pháp của quyền lực nhà nước” (18). Tổ chức liên minh Nghị viện quốc tế đã khẳng định: “Yếu tố then chốt của một nền dân chủ là một chế độ bầu cử tự do và trung thực” (19). ý chí của nhân dân thông qua các cuộc bầu cử theo những chuẩn mực hiện đại tự do, tiến bộ và công bằng tạo tính hợp pháp và chính đáng nhất cho quyền lực chính trị. Hiến pháp Cộng hòa Pháp khẳng định “Các đảng phái và các tổ chức chính trị tranh giành quyền lực qua kết quả bầu cử” (20). Như vậy, ý chí của nhân dân là nền tảng quyền lực công cộng và quyền lực nhà nước. Trong một hệ thống chính trị dân chủ, không gì có thay thế được những cuộc bầu cử đại chúng có vai trò hợp pháp hóa quyền uy của người đại diện. Chức năng thiết yếu của các cuộc bầu cử là hợp pháp hóa uy quyền công cộng và cung cấp những đại biểu dân cử với một sự uỷ nhiệm quyền lực đặc biệt (21). Chế độ bầu cử được coi là “Phương thức chính thống thay
  11. đổi quyền lực nhà nước” (22). J.Locke cho rằng chính quyền được tạo dựng trên cơ sở sự bằng lòng của dân chúng; ở phía ngược lại, ông kết luận: hành động của chính quyền không được sự đồng lòng của dân chúng là không có giá trị hay không được uỷ quyền. Sự hậu thuẫn của cử tri càng lớn, việc thực hiện quyền lực của cơ quan dân cử sẽ càng thuận lợi (23). Cuộc bầu cử càng bảo đảm chế độ phổ thông đầu phiếu, cử tri tham gia bầu cử càng đông, ứng cử viên hoặc đảng phái chính trị trúng cử đạt độ tín nhiệm càng cao, càng bảo đảm tính chính đáng. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng không phải tất cả các cuộc bầu cử đều tạo tính hợp pháp, tính chính đáng cho quyền lực nhà nước. Nếu như các cuộc bầu cử không phản ánh ý chí của nhân dân thì bầu cử chỉ là “vỏ bọc”, được mượn để hợp thức hóa quyền lực chính trị. Lịch sử phát triển của các nhà nước trên thế giới đã trải qua nhiều cách thức tổ chức chính quyền: truyền ngôi, thế tập, bằng các hiệp ước, thỏa thuận, bằng sự chỉ định, bằng bầu cử…Trong thế giới hiện đại, chính quyền thành lập không qua bầu cử (như các cuộc đảo chính quân sự), bất luận dù nhằm mục đích gì (kể cả được coi là chính đáng, như chính quyền cũ quá thối nát), thường không được các quốc gia, các tổ chức quốc tế công nhận, hoặc có chăng, sự thừa nhận mang tính dè dặt. Điều này có thể được giải thích vì khi đó, chính quyền chưa được sự nhất trí của người dân. Ngược lại, chính quyền được thành lập bằng các cuộc bầu cử tự do, tiến bộ, công bằng được coi là hợp pháp và được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
  12. Đối với nước ta, ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chính phủ lâm thời đã long trọng tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã trở thành một nước tự do, độc lập, song chưa được một quốc gia nào trên thế giới công nhận (24). Do vậy, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, mặc dù trong điều kiện thù trong, giặc ngoài, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội hết sức khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng “Phải bầu ngay Quốc hội, càng sớm càng tốt. Bên trong thì nhân dân tin tưởng thêm vào chế độ mình. Trước thế giới, Quốc hội do dân bầu ra sẽ có một giá trị pháp lý không ai có thể phủ nhận được” (25), “Chỉ có Tổng tuyển cử mới để cho dân chúng có dịp nói hết những ý muốn của họ và chỉ có Chính phủ lập ra bởi Tổng tuyển cử mới là đại diện chân chính và trung thành của toàn thể quốc dân. Sau hết cũng chỉ có Tổng tuyển cử mới có thể cấp cho nước Việt Nam một Hiến pháp, mới ấn định rõ ràng quyền lợi của quốc dân và Chính phủ mới phá tan được hết những nghi ngờ ở trong cũng như ở ngoài với chính quyền nhân dân” (26). Rõ ràng, cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 có ý nghĩa đặc biệt đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam. Nó mở ra triển vọng của một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội mới, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có tính chất hợp pháp, dân chủ - nhà nước của dân, do dân và vì dân,
  13. được quốc dân giao phó trọng trách điều hành đất nước, tổ chức toàn dân kháng chiến và kiến quốc, giải quyết mọi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế (27). Sau chiến thắng 30/4/1975, đất nước thống nhất. Để thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc (từ 15-21/11/1975) đã quyết định tổ chức Tổng tuyển cử trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam để bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Quốc hội sẽ xác nhận thể chế nhà nước, bầu ra các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và quy định Hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất. Do vậy, Quốc hội khóa VI do nhân dân cả nước bầu ra (vào ngày 25/4/1976) là người đại diện hợp pháp cho nhân dân hai miền Nam, Bắc và toàn thể dân tộc Việt Nam. Như thế, kể từ khi nền dân chủ cộng hòa ra đời (2/9/1945) đến ngày thống nhất đất nước và khi nhân dân hai miền Nam Bắc bầu ra Quốc hội thống nhất (25/4/1976), mỗi cuộc Tổng tuyển cử có ý nghĩa như những bước ngoặt đánh dấu sự chuyển mình của vận mệnh dân tộc Việt Nam. Chế độ bầu cử Việt Nam là công cụ chuyển tải quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nước trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp bằng việc nhân dân chọn và trao quyền lực cho người đại diện, trong đó có các đảng viên trúng cử. Vì lẽ đó, chế độ bầu cử dân chủ không những là công cụ bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, mà nó còn có vai trò như "con dấu" xác nhận tính hợp pháp quyền lực chính trị của Đảng.**
  14. Trong giai đoạn hiện nay, trên nền tảng “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, hệ thống chính trị nước ta vận hành theo nguyên lý “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Tuy nhiên, sự “hợp pháp hóa” của nhân dân lên quyền lực của Đảng chưa được làm rõ, mà chỉ có chiều ngược lại. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng là do đảng viên bầu ra (cũng không phải trực tiếp bầu ra ở tất cả các cấp). Nhân dân vẫn còn “đứng ngoài” quy trình bầu, bổ, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ, kiểm tra, giám sát đúng nghĩa, vì hỏi ý kiến nhân dân (nếu có) cũng chỉ là một kênh tham khảo, trong khi đó quyền lực đảng lại tác động trực tiếp hàng ngày lên đời sống nhân dân (28); hệ thống tổ chức Đảng vẫn song song với hệ thống chính quyền và tác động trực tiếp lên hệ thống chính quyền. Do vậy, như trong Mục 2 đã phân tích, việc tường minh vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước (và xã hội) ở nước ta hiện nay là yêu cầu nội tại của quá trình dân chủ hóa và là xu thế hợp thời đại. 4. Giải pháp góp phần minh định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước (và xã hội) Từ những phân tích ở trên, có thể kết luận rằng, trong điều kiện thể chế chính trị một đảng cầm quyền như ở nước ta, vai trò lãnh đạo của Đảng cần phải thông qua các đảng viên đã trúng cử mà nhân dân đã thừa nhận thông qua bầu cử. Các đảng viên được chế độ bầu cử “đóng dấu” hợp pháp này là những “trạm” để chuyển tải “ý Đảng” vào Nhà nước; qua bộ máy nhà nước và bằng pháp luật đến toàn thể nhân dân Việt Nam. Với chức năng, nhiệm vụ,
  15. quyền hạn của các cơ quan dân cử trong bộ máy nhà nước, các đảng viên “tinh nhuệ” được nhân dân lựa chọn này có vai trò như những “cỗ máy” trong các “công xưởng” Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các vị trí bầu cử khác (trong tương lai, chế độ bầu cử có xu hướng mở rộng đối tượng được bầu) để chuyển hóa đường lối, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp… Cần coi đây là “kênh” chính thống và cơ bản nhất để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Còn những những cơ cấu khác của Đảng (không qua bầu cử), về mặt nguyên tắc, chỉ hoạt động trong nội bộ Đảng, không nên trực tiếp chỉ đạo “sang” bộ máy nhà nước. Ở bất cứ giai đoạn nào, trong thời kỳ chính quyền chưa về tay nhân dân hay chính quyền đã về tay nhân dân, luôn có một điểm chung cơ bản: Đảng là ngọn đuốc soi đường, là trí tuệ dẫn lối; phương pháp lãnh đạo của Đảng là vận động, thuyết phục, không phải và không bao giờ là mệnh lệnh hành chính đối với Nhà nước và xã hội (29). Trong thời kỳ đối kháng sống còn với chính quyền phong kiến thực dân, phương pháp lãnh đạo chủ yếu của Đảng là vận động, là giáo dục, thuyết phục, bằng biện pháp tổ chức, thì không có lý do gì, trong điều kiện hòa bình, hệ thống chính trị vững mạnh như hôm nay, Đảng lại không kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới. Việc minh định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước (và xã hội) theo giải pháp nêu trên mang lại nhiều ý nghĩa:
  16. Thứ nhất, đây là cơ sở quan trọng cho việc khắc phục một trong những bất cập lớn nhất của hệ thống chính trị nước ta hiện nay là sự chồng chéo, bao biện của các tổ chức đảng, các cấp ủy đảng với các cơ quan nhà nước (30). Có thể nói rằng, đây là vấn đề được đề cập trong nhiều kỳ Đại hội cũng như nhiều diễn đàn khác của Đảng trong thời gian qua, nhưng chưa có biện pháp giải quyết khả dĩ. Hệ thống chính trị cũng giống như cơ thể con người, mỗi bộ phận có chức năng nhất định; trùng lắp, chồng chéo hoặc nhất thể hóa các chức năng khác nhau sẽ là thảm họa cho hệ thống (31). Việc minh định này sẽ bảo đảm quyền chủ động của Nhà nước theo đúng quan điểm của Lênin là Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay, bao biện Nhà nước (32). Thứ hai, đây sẽ là biện pháp quan trọng để thực hiện dân chủ trong Đảng. Thực chất, giải pháp trên là việc Đảng lãnh đạo thông qua đội ngũ đảng viên “tinh nhuệ’ được nhân dân lựa chọn trong bầu cử. Do đó, Đảng cần bảo đảm rằng, những người được Đảng giới thiệu làm ứng cử viên trong các cuộc bầu cử phải là những đảng viên ưu tú nhất. Sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã rất đúng khi cho rằng “muốn có người hiền tài thì trước hết trong Đảng phải có sự lựa chọn dân chủ để giới thiệu người của mình ra ứng cử” (33). Người hiền tài chỉ có thể được “xuất hiện” thông qua cơ chế lựa chọn dân chủ. Nếu một đảng cầm quyền mà không tập hợp được những người ưu tú, để “đảng trí’ không cao bằng “dân trí”, thì rất dễ xảy ra hệ lụy Đảng sẽ dùng quyền hành để lãnh đạo thay vì dùng khả năng thuyết phục và vai
  17. trò tiên phong của mình (34). Trong điều kiện mới, công tác tổ chức của Đảng cần đổi mới theo hướng: lãnh đạo không có nghĩa phải* “giữ”* bao nhiêu* “chỗ” trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân và trong chính quyền. Vấn đề là ở chỗ: mỗi đảng viên làm được gì trong các cơ quan đó (35). Suy cho cùng, đó là tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân trong một cuộc bầu cử dân chủ. Công tác tổ chức cán bộ của Đảng nên đổi mới theo hướng: chọn lựa những đảng viên mà nhân dân tín nhiệm để “dự kiến…”, thay cho “ứng cử viên dự kiến giữ chức để đề cử…” (36) theo chu trình “ngược” như hiện nay. Mặt khác, để đoàn kết, tập hợp và phát huy sức mạnh của toàn thể các cộng đồng dân tộc Việt Nam trong điều kiện mới, cần có cơ chế dân chủ, mở rộng quyền giới thiệu ứng cử viên cho các tổ chức quần chúng, các lực lượng xã hội, mở rộng thành phần đại biểu không phải là đảng viên để tạo sự cạnh tranh trong quá trình bầu cử, chứ không nên chỉ là “Đảng cử, dân bầu”. Người dân có quyền lựa chọn bất kỳ ai xuất sắc nhất để đại diện cho mình. Rõ ràng, việc thay đổi tư duy theo hướng này có ý nghĩa quan trọng để thực hiện dân chủ trong Đảng. Mặt khác, đó còn là giải pháp quan trọng để đổi mới chế độ bầu cử sang cơ chế tự do, công bằng và cạnh tranh; và như một dây chuyền, cơ chế bầu cử cạnh tranh sẽ là tiền đề tạo cơ chế phản biện, giám sát, cạnh tranh trong hoạt động của các cơ quan dân cử.* Thứ ba, số lượng đảng viên trúng cử sẽ phản ánh niềm tin của nhân dân đối với các đảng viên và đối với Đảng. Nói cách khác,
  18. kết quả của bầu cử không những là phương tiện pháp lý hợp pháp hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, mà nó còn có tác dụng như một hệ thống cảnh báo tích cực cho Đảng. Điều này giống như tác dụng của hệ thống cảnh báo cháy nổ khi xây dựng một ngôi nhà. Khi đổi mới sự lãnh đạo của Đảng theo hướng trên và chế độ bầu được vận hành trên nền tảng của các nguyên tắc tự do, tiến bộ và công bằng, cũng cần dự liệu có thể xảy ra trường hợp các ứng cử viên của Đảng không được sự tín nhiệm của nhân dân. Trong trường hợp đó, Đảng phải nghiêm túc xem xét về Đảng, như các ứng cử viên mà Đảng giới thiệu có thực sự là đảng viên ưu tú hay chưa? Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng thực hiện tốt chưa? Vì sao nhân dân không lựa chọn ứng cử viên là đảng viên?… Kết quả bầu cử thông qua sự vận hành của một chế độ bầu cử dân chủ là sự phản biện trung thực của nhân dân với Đảng, là thước đo chính xác về niềm tin của nhân dân đối với các đảng viên và về Đảng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều kiện một Đảng cầm quyền như ở nước ta. Tác dụng tích cực là ở chỗ, Đảng biết được nhân dân muốn gì, đòi hỏi gì ở Đảng: nhân dân mất niềm tin đối với một số đảng viên thoái hóa, biến chất hay nhân dân muốn Đảng cần đổi mới. Đây chính là “kênh” phản biện xã hội đáng tin cậy về uy tín, về vai trò, về cách thức lãnh đạo của Đảng, bởi nó được “cân đong đo đếm” từ những lá phiếu mang tính chính xác cao. Do vậy, điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng (37) và xu thế dân chủ hóa hiện nay. Mặt khác,
  19. càng nhiều người ứng cử, nhất là người ngoài Đảng và trên nền tảng bầu cử tiến bộ, công bằng, bản lĩnh chính trị của một chính đảng càng có cơ hội thể hiện và khẳng định. Hơn nữa, tôn trọng “luật chơi”, tôn trọng ý chí của nhân dân trong các hoạt động, trong đó có bầu cử là văn minh ứng xử trong xã hội dân chủ. Bên cạnh đó, kết quả bầu cử dân chủ hợp pháp hóa quyền lực chính trị của Đảng sẽ là “phong vũ biểu” về niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Nếu Đảng lãnh đạo đất nước thu phục được niềm tin của nhân dân, dân sẽ tin Đảng và đương nhiên sẽ bỏ phiếu cho Đảng. Không có người dân nào lại không bỏ phiếu cho ứng cử viên, cho một chính Đảng hết lòng phụng sự nhân dân; ngược lại, nhân dân sẽ không bao giờ bỏ phiếu cho những người, những lực lượng đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Thứ tư, vai trò lãnh đạo của Đảng sẽ chính danh hơn, trí tuệ hơn và ở một tầm cao mới: không những được nhân dân Việt Nam suy tôn, mà còn được cộng đồng quốc tế công nhận. Cũng cần chú ý rằng, với cách thức này: i) sự suy tôn của nhân dân Việt Nam đối với Đảng là có cơ sở vững chắc, được tường minh bằng những con số cụ thể trong kết quả bầu cử; và khi đó, sự lãnh đạo của Đảng mới đích thực là sứ mệnh do nhân dân giao phó; ii) sự lãnh đạo của Đảng sẽ được các quốc gia và các tổ chức quốc tế công nhận. Cũng cần nói thêm rằng, nói về sự lãnh đạo của Đảng hiện nay, đôi lúc và ở đâu đó vẫn có những “tiếng kèn lạc điệu” được cất lên. Với giải pháp này, sẽ không còn lý do để những tiếng kèn đó tiếp tục… cất. Như thế, có thể một số thế lực dù
  20. không muốn, nhưng vẫn phải công nhận, bởi lẽ quyền lực đảng được hợp pháp hóa theo chuẩn mực quốc tế. Không gì bằng “trong ấm, ngoài êm”; đây sẽ là giải pháp quan trọng để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, góp phần đưa hệ thống chính trị nước ta (nói chung), Đảng ta (nói riêng) từng bước vận hành theo chuẩn mực quốc tế, đánh dấu một “bước dài” trên con đường “chuẩn hóa” mang tính quốc tế về quyền lực chính trị của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, đưa nước ta “hòa nhịp cùng bước tiến của thời đại”. Tóm lại, tiến trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội cùng với sự hội nhập sâu rộng của nước ta vào đời sống quốc tế, sự lãnh đạo của Đảng cần thông qua các “trạm” chuyển là các đảng viên đã trúng cử để “chuyển hóa” đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật và qua pháp luật đến toàn thể xã hội. Những bộ phận khác của Đảng không qua bầu cử, chỉ nên hoạt động trong nội bộ hệ thống Đảng. Với cách thức ấy, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước không những được nhân dân Việt Nam thừa nhận (bằng kết quả bầu cử), mà còn được cộng đồng quốc tế thừa nhận một cách “tâm phục, khẩu phục” trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế (cũng bằng bầu cử tự do, tiến bộ và công bằng). Trong giai đoạn hiện nay, có lẽ đó là cách tốt nhất để minh định sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, làm tăng tính chính đáng về quyền lực Đảng; đồng thời, đó cũng chính là giải pháp để nâng cao hiệu quả, sức chiến đấu của Đảng, thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới thực chất và toàn diện, đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2