Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐAM RÔNG<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠ M’RÔNG<br />
<br />
<br />
<br />
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH:<br />
<br />
Một số giải pháp nhằm <br />
“Tiếp tục giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ học” <br />
Tại trường tiểu học Đạ M’rông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự<br />
Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 1<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đạ M’rông, tháng 04 năm 2012<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1/ Lý do chọn Giải pháp hữu ích.<br />
2/ Mục đích nghiên cứu.<br />
3/ Đối tượng nghiên cứu.<br />
4/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu.<br />
5/ Nhiệm vụ nghiên cứu.<br />
6/ Phương pháp nghiên cứu.<br />
7/ Thời gian nghiên cứu.<br />
<br />
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG<br />
<br />
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
<br />
Chương II: THỰC TRẠNG<br />
1/ Tình hình chung.<br />
2/ Thuận lợi.<br />
3/ Khó khăn.<br />
4/ Đề dẫn<br />
<br />
Chương III: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.<br />
1/ Công tác tuyên truyền, vận động.<br />
2/Công tác phối hợp.<br />
3/ Công tác theo dõi – tham mưu.<br />
4/ Công tác lãnh – chỉ đạo.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 2<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
<br />
Chương IV: MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN<br />
1/ Chỉ tiêu hạnh kiểm học lực<br />
2/ Danh sách giao chỉ tiêu đào tạo cho giáo viên.<br />
<br />
PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.<br />
<br />
1/ Kết quả.<br />
2/ Kết luận.<br />
3/ Kiến nghị.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU<br />
<br />
1/ Lý do chọn giải pháp:<br />
Lời ngỏ: Trong năm học 20102011, Bản thân tôi được UBND huyện <br />
Đam Rông phân công về công tác tại trường tiểu học Đạ M’rông. Việc đầu <br />
tiên bản thân nghĩ tới là làm thế nào để quản lý, chỉ đạo đội ngũ Cán bộ Giáo <br />
viên thực hiện tốt việc duy trì sĩ số học sinh (vì tỷ lệ học sinh bỏ học hàng <br />
năm của trường luôn ở mức từ 25%).<br />
Và trong năm học 2010 – 2011, bản thân đã mạnh dạn đưa ra một số <br />
giải pháp để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng với kết quả: <br />
cuối năm học 20102011, tỉ lệ học sinh bỏ học đã giảm xuống từ 4 em năm <br />
học 20092010 xuống còn 2 em.<br />
Qua một năm công tác tại đơn vị và với quyết tâm không để hiện tượng <br />
học sinh bỏ và nghỉ học giữa chừng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo <br />
dục nhà trường, năm học 20112012. Trên nền của giải pháp năm học 2010<br />
2011, bản thân tôi quyết định tiếp tục thực hiện và bổ sung một số giải <br />
pháp nhằm giúp giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ học.<br />
Căn cứ vào chương VII, Điều lệ trường tiểu học năm 2010: Quan hệ <br />
giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Xuất phát từ mục e khoản 5 điều 20 điều <br />
lệ trường tiểu học năm 2010: nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 3<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
Căn cứ khoản 3 điều 58 về nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường <br />
trong luật giáo dục số 38/2005/QH 11 ngày 14/6/2005 đã nêu: Nhà trường có <br />
trách nhiệm tuyển sinh và quản lý người học.<br />
Nhà trường chịu sự lãnh đạo trực tiếp của địa phương ghi tại khoản 3 <br />
điều 9 trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp xã Theo <br />
Nghị định số 166/2004/NĐCP ngày 16/9/2004 của chính phủ quy định trách <br />
nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.<br />
<br />
<br />
Căn cứ vào sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện Đam Rông, Phòng <br />
Giáo dục và Đào tạo tại hội nghị tăng cường các giải pháp huy động học sinh <br />
ra lớp học tập và rèn luyện trong năm học này và các năm tiếp theo.<br />
Căn cứ vào thực tế công tác quản lý của nhà trường về việc duy trì số <br />
lượng học sinh hàng năm và tình hình thực tế việc đi học chuyên cần của học <br />
sinh trong nhà trường.<br />
2/ Mục đích nghiên cứu của giải pháp:<br />
Cùng với việc thực hiện các giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ phổ <br />
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (ĐĐT) hàng năm theo sự chỉ đạo của <br />
ngành về giữ vững và duy trì các tiêu chí phổ cập giáo dục tiểu học <br />
(PCGDTH) trên cơ sở tỷ lệ học sinh có độ tuổi từ 614 tuổi tốt nghiệp tiểu <br />
học từ 70% trở lên (Theo khoản b, mục 2 Điều 5: tiêu chuẩn Phổ cập giáo <br />
dục tiểu học, quy định tại Thông tư 36/2009/TT BGDĐT). Việc giữ vững tỷ <br />
lệ học sinh đi học là cấp thiết, phải có sự kiểm soát, theo dõi, có giải pháp <br />
khắc phục ngay từ đầu năm học và trong suốt năm học để học sinh được theo <br />
học hết lớp hết cấp.<br />
Giúp giáo viên thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, công tác duy trì sĩ số <br />
học sinh của lớp.<br />
Học sinh đi học chuyên cần, đúng giờ, tự giác học tập và có tinh thần <br />
trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật. Chấp hành nội quy nhà trường, của <br />
lớp.<br />
Giáo viên có kế hoạch cụ thể, chi tiết đối với những học sinh hay nghỉ, <br />
bỏ học giữa chừng để vận động ra lớp nhằm thực hiện có hiệu quả các cuộc <br />
vận động và phong trào lớn của ngành như cuộc vận động: “Học tập và làm <br />
theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh”, phong trào “Xây dựng trường học <br />
thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường, đặc biệt là Ban lãnh đạo phải <br />
cố gắng chỉ đạo đội ngũ và cùng thực hiện tốt công tác giữ vững sĩ số học <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 4<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
sinh, đây là mẫu chốt để nâng cao chất lượng, xứng đáng với tâm nguyện của <br />
Bác Hồ là: ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, hay: Mỗi ngày <br />
đến trường là một ngày vui…<br />
3/ Đối tượng nghiên cứu<br />
Toàn thể học sinh các lớp từ lớp 1 đến lớp 5 năm học 20112012.<br />
Trẻ ngoài nhà trường trong độ tuổi từ 6 14 tuổi, nhất là trẻ trong độ <br />
tuổi từ 6 11 tuổi (Học sinh bỏ học từ các năm trước và đầu năm học 2011<br />
2012).<br />
Tập thể giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy chuyên và giáo viên <br />
tổng phụ trách đội năm học 20112012.<br />
Một số gia đình dự đoán trước sẽ có con em bỏ học, một số gia đình có <br />
điều kiện kinh tế khó khăn thường xuyên, đột xuất trong năm học, hoặc chưa <br />
quan tâm đến việc học của con em, đặc biệt ở thôn Đa La và thôn Tu La.<br />
4/ Giới hạn – phạm vi nghiên cứu.<br />
Phạm vi về số lượng học sinh năm học 20112012 được cấp trên giao <br />
theo kế hoạch năm học (425 học sinh/16 lớp).<br />
Phạm vi khoảng cách học sinh đến trường học hàng ngày (xa nhất là 5 <br />
km).<br />
Đời sống tinh thần, đời sống vật chất của một số gia đình, hoàn cảnh <br />
cụ thể của học sinh thuộc các gia đình đó.<br />
Khoanh vùng có tín hiệu, khả năng có học sinh bỏ học.<br />
Lập sổ theo dõi thường xuyên việc đến trường của học sinh các lớp.<br />
Nghiên cứu, có chỉ dẫn cho giáo viên chủ nhiệm cách thức phối kết hợp <br />
chặt chẽ với các thành viên khác trong và ngoài nhà trường để làm tốt việc <br />
duy trì sĩ số hàng ngày.<br />
5/ Nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
Căn cứ vào chỉ thị, nhiệm vụ năm học và sự chỉ đạo của cấp trên thông <br />
qua việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 20112012. Việc duy trì, <br />
giữ vững tỷ lệ học sinh đến trường, đến lớp theo kế hoạch và phải đảm bảo <br />
tỷ lệ chuyên cần hàng ngày trong năm học đạt chỉ tiêu từ 99 % trở lên.<br />
Tìm ra các nguyên nhân chính, sát thực về tình trạng học sinh bỏ học từ <br />
những năm trước. Lập số liệu so sánh, xác định thôn buôn nào có tỷ lệ học <br />
sinh nghỉ bỏ học nhiều để có các giải pháp thích hợp để khắc phục.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 5<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
Báo cáo cấp trên tổ chức cho học sinh toàn trường được học bán trú theo <br />
chương trình SEQAP trong năm học 20122013 là 16/16 lớp (Năm học 2011<br />
2012, nhà trường chỉ tổ chức cho 13/16 lớp học bán trú theo chương trình <br />
SEQAP).<br />
6/ Phương pháp nghiên cứu: <br />
Ngay từ đầu năm học, tiến hành thống kê những học sinh lưu ban năm <br />
học trước mà vẫn đến học (Và sẽ có khả năng bỏ giữa chừng), những học <br />
sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những học sinh nhà ở cách xa trường …<br />
Cập nhật thông tin về tình hình đi học của học sinh, tỷ lệ chuyên cần <br />
hàng ngày để có các giải pháp một cách kịp thời.<br />
Thông qua các tổ chức đoàn thể ở thôn buôn, chính quyền địa phương <br />
để phối hợp vận động học sinh bỏ học ra lớp. <br />
Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, <br />
công tác chủ nhiệm nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin có liên quan tới việc <br />
đến trường, đến lớp của các em học sinh.<br />
Huy động mọi lực lượng tham gia khi có vấn đề nổi cộm về học sinh <br />
không đi học chuyên cần, đầy đủ.<br />
7/ Thời gian nghiên cứu:<br />
Để đạt được kết quả tốt, đảm bảo tỷ lệ cao theo đúng sự chỉ đạo <br />
chung thì cần được tiến hành liên tục trong nhiều năm. Tuy nhiên do thực tế <br />
thời gian không cho phép, nên chỉ áp dụng được trong thời gian một năm học <br />
2011 – 2012, bắt đầu từ tháng 7 năm 2011 đến hết năm học 20112012 và có <br />
so sánh với kết quả của các năm học trước. <br />
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG<br />
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIẢI PHÁP<br />
Xuất phát từ nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học trong điều <br />
lệ nhà trường có yêu cầu: Nhà trường có trách nhiệm tuyển sinh, tiếp nhận <br />
học sinh, vận động học sinh đến trường, đào tạo và quản lý học sinh theo quy <br />
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. <br />
Cơ sở cốt lõi của nhà trường là có trường thì phải có học sinh, có thầy <br />
cô theo một tiêu chuẩn nhất định mà nhà nước quy định. Tồn tại cả hai yếu tố <br />
thầy và trò, đồng thời kèm theo bộ máy quản lý đặc trưng theo cấp học, bậc <br />
học thì mới mới có điều kiện để hoạt động, duy trì sự hình thành và phát <br />
triển, từ đó đi đến có kết quả theo mong đợi.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 6<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch cấp trên giao trên cơ sở số liệu thực tế <br />
việc huy động học sinh đến trường, đến lớp. Đó là một nhiệm vụ trọng tâm <br />
của việc thực hiện mục tiêu giáo dục nhà trường.<br />
Trong điều 42 điều lệ trường tiểu học có nêu: Học sinh được học ở <br />
một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục <br />
tiểu học tại nơi cư trú, … học sinh được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối <br />
xử bình đẳng, được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, <br />
vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện. Được tham gia các hoạt động nhằm <br />
phát triển năng khiếu, được chăm sóc và giáo dục hòa nhập (Đối với học sinh <br />
khuyết tật theo quy định). Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định. Do <br />
đó, việc các em chưa hoặc có khó khăn trong việc đến trường, đến lớp đều <br />
phải được huy động, giúp đỡ thì các em mới có cơ hội để tiếp thu kiến thức <br />
văn hóa, giao lưu từ môi trường nhà trường để được bằng bạn bằng bè …<br />
Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia <br />
đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện <br />
mục tiêu, nguyên lý giáo dục.<br />
Mặt khác, người giáo viên cũng chính là một chiến sĩ tiên phong trên <br />
mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhiệm vụ bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất <br />
của một con người mới, bên cạnh truyền thụ những kiến thức trong sách giáo <br />
khoa, người giáo viên còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực <br />
hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh rèn luyện về <br />
mặt học tập cũng như rèn luyện đạo đức. Do vậy trình độ tổ chức và điều <br />
khiển quá trình dạy học và giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm <br />
tâm sinh lý đối tượng.<br />
Trong thời đại ngày nay, thời đại hội nhập và phát triển. Mỗi đất nước, <br />
mỗi một con người cần phải khoẻ mạnh, có trí tuệ để xây dựng và bảo vệ <br />
chủ quyền dân tộc. Mỗi con người khoẻ mạnh thì đất nước khoẻ mạnh. Mỗi <br />
con người có trí tuệ thì đất nước có trí tuệ và phồn thịnh. Do vậy mới có <br />
chương trình giáo dục phổ thông, nhằm tạo cơ hội tốt nhất cho mọi người <br />
được học tập và tu dưỡng, rèn luyện trở thành con người có ích cho gia đình, <br />
cho xã hội, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Đại bộ phận trẻ em trong độ <br />
tuổi đều có cơ hội đến trường học tập, tu dưỡng, rèn luyện. Tuy nhiên vẫn có <br />
một số ít: vừa ít cơ hội vừa không làm chủ được vận mệnh chính bản thân <br />
mình nên mới không có cơ hội đến trường hoặc có đến nhưng không được <br />
trọn vẹn, nghỉ bỏ học giữa chừng…Vì lẽ đó, nhà trường, những người làm <br />
công tác giáo dục phải có trách nhiệm lôi cuốn, vận động, khích lệ học sinh <br />
trở lại mái trường để có dịp học tập và trau dồi kiến thức cho bản thân, tích <br />
luỹ kinh nghiệm, làm nền tảng để các em tiếp tục học lên cấp II, mới có cơ <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 7<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
hội làm chủ một cách chính đáng, làm chủ thực sự cuộc sống của mình; tương <br />
lai sẽ góp phần xây dựng kinh tế gia đình và xây dựng cho quê hương, đất <br />
nước ngày mai tươi sáng, giàu đẹp hơn.<br />
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP:<br />
1/ Tình hình chung: <br />
Trương ti<br />
̀ ểu học Đầm Ròn thuộc xã Đạ M’rông, huyện Đam Rông <br />
được thanh lâp t<br />
̀ ̣ ừ năm 1981. Đến năm học 20042005 trường chính thức <br />
mang tên Trường tiểu học Đạ M’rông theo Quyết định số 441/QĐUBND <br />
ngày 13/09/2005 của UBND huyện Đam Rông với tổng diện tích là 7065 m2. <br />
̀ ương đang t<br />
Nha tr ̀ ừng bươc phat triên bên v<br />
́ ́ ̉ ̀ ững va ngay cang tr<br />
̀ ̀ ̀ ưởng thanh, đa<br />
̀ ̃ <br />
̀ ̃ ở thanh môt ngôi tr<br />
va se tr ̀ ̣ ương co chât l<br />
̀ ́ ́ ượng giao duc tôt, môt đia chi tin cây<br />
́ ̣ ́ ̣ ̣ ̉ ̣ <br />
̉<br />
cua cha m ẹ học sinh va hoc sinh trên đ<br />
̀ ̣ ịa bàn xã.<br />
2/ Thuận lợi: <br />
Trường chỉ có một điểm trường chính đóng trên địa bàn 4 thôn, thuận <br />
lợi cho công tác huy động học sinh ra lớp.<br />
Hội cha mẹ học sinh nhà trường hoạt động tích cực, khuyến khích tinh <br />
thần dạy và học của giáo viên và học sinh trong trường.<br />
3/ Khó khăn:<br />
Cơ sở vật chất nhà trường tuy được nhà nước đầu tư xây dựng mới <br />
tuy nhiên còn thiếu (đường, sân, hàng rào, …).<br />
Đời sống của nhân dân địa phương còn gặp nhiều khó khăn, công tác <br />
giáo dục cho con em chưa được chú trọng thường xuyên. Số học sinh theo cha <br />
mẹ đi làm ăn xa và chuyển trường đột xuất gây khó khăn cho công tác duy trì <br />
sĩ số nhà trường. Một số ít bộ phận nhân dân còn rất mơ hồ với việc giáo dục <br />
con em họ, cho rằng giáo dục học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm hoàn toàn <br />
thuộc về nhà trường, nên gia đình chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức cho <br />
việc học tập của con em mình, họ không hiểu học cho ai và học để làm gì. <br />
Học sinh đi học với suy nghĩ là nghĩa vụ hơn là tự giác nên hiện tượng nghỉ <br />
học, bỏ học giữa chừng thường xuyên diễn ra.<br />
Lãnh đạo nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản <br />
lý, công việc còn chồng chéo nên việc kiểm tra chưa thường xuyên, kịp thời…<br />
Quản lý hướng trọng tâm về phần lý thuyết, chưa tạo sự công bằng <br />
trong việc cùng quản lý nhà trường.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 8<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
Các yếu tố về tuổi đời, tuổi nghề, hệ đào tạo, hoàn cảnh gia đình cũng <br />
tác động trực tiếp đến trình độ chuyên môn, công tác chủ nhiệm của giáo viên.<br />
Việc phấn đấu vươn lên của một số giáo viên còn chậm, dẫn đến chất <br />
lượng giờ dạy thấp, chưa lôi cuốn được học sinh thích học.<br />
Công tác luân chuyển hàng năm: Một số giáo viên có tay nghề đạt khá – <br />
tốt, am hiểu phong tục tập quán địa phương chuyển ra vùng thuận lợi, một <br />
số giáo viên trái ngành chuyển về trường...<br />
4/ Đề dẫn.<br />
Với cương vị là Hiệu trưởng nhà trường, bản thân tôi cũng đã nhận <br />
thức được rất sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tìm ra một <br />
số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ học giữa chừng.<br />
Các giải pháp nhằm giảm học sinh bỏ học đó được thể hiện bằng <br />
nhiều hình thức, trong nhiều giai đoạn cụ thể: giai đoạn tuyển sinh đầu năm, <br />
giai đoạn trước và sau khi nghỉ tết Nguyên đán. Tỷ lệ học sinh bỏ học cao <br />
nhất trong các năm học trước là ở khối I; khối II và khối IV.<br />
Mối quan hệ qua lại: Có thầy thì phải có trò và ngược lại. Đồng thời <br />
phải đảm bảo tính cân bằng đầu vào và đầu ra; nếu không sẽ là “Đầu voi đuôi <br />
chuột” Đây không phải là điều nhà trường mong muốn. <br />
Bác Hồ, vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của chúng ta rất mong muốn: “…Ai <br />
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai được học hành…”. Do vậy nếu vắng đi một hoăc <br />
nhiều em học sinh ở một lớp nào đó hàng ngày là điều không mong muốn. <br />
Buộc chúng ta phải hành động, do đó chúng ta phải tỏ rõ tinh thần trách nhiệm <br />
và tình cảm nghề nghiệp.<br />
Xuất phát từ nhiều lý do như trên kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, <br />
tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ học <br />
giữa chừng mà tôi đã áp dụng trong năm học 20102011 và tiếp tục thực hiện, <br />
bổ sung một số giải pháp thực tế trong năm học 2011 – 2012 mà tôi đã thực <br />
hiện ở trường tiểu học Đạ M’rông để cùng trao đổi. <br />
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.<br />
1. Với Ban lãnh đạo nhà trường:<br />
Thường xuyên giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, phẩm chất cho cán <br />
bộ giáo viên, xây dựng tập thể đội ngũ luôn đoàn kết, gắn bó, tâm quyết với <br />
nghề nghiệp, thương yêu tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 9<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
xây dựng mối quan hệ thân thiện tốt đẹp tình thầy, cô và học trò giúp cá em tự <br />
tin hơn khi đến trường, đến lớp.<br />
Làm tốt công tác hỗ trợ, động viên học sinh nghèo, khó khăn về vật <br />
chất và tinh thần bằng các hình thức:<br />
Cấp phát thêm vở viết, cặp, đồ dùng học tập cho những học sinh có <br />
hoàn cảnh khó khăn được an tâm tới lớp.<br />
Hướng dẫn học sinh sử dụng tiền hỗ trợ vào các mục đích đúng đắn, <br />
tập trung cho việc đầu tư vào học tập và cải thiện các điều kiện sinh hoạt.<br />
Vận động các Cán bộ Công nhân viên chức nhà trường đóng góp vật <br />
chất và công sức hỗ trợ học sinh bằng các tiết dạy phụ đạo, quyên góp giúp <br />
đỡ học sinh nghèo vượt khó.<br />
Tham mưu với các cấp lãnh đạo để được đầu tư CSVC, trang thiết bị <br />
phục vụ việc dạy và học. <br />
2/ Công tác tuyên truyền vận động.<br />
Trực tiếp: thông qua việc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ <br />
huynh học sinh, việc giáo viên xuống gia đình học sinh, việc cán bộ giáo viên <br />
tham gia sinh hoạt tại các buổi họp thôn … để nói rõ lý do sự cần thiết phải <br />
đến trường, đến lớp để học tập.<br />
Gián tiếp: Thông qua chính quyền địa phương, thông tin trên loa phóng <br />
thanh của xã, các buổi văn nghệ tuyên truyền có lồng ghép việc cần thiết phải <br />
đưa con enm đến trường… <br />
3/ Công tác phối hợp.<br />
Với các Ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, thôn – buôn;<br />
Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, với phụ huynh học sinh …<br />
4/ Công tác theo dõi tham mưu.<br />
Tăng cường tham mưu với chính quyền địa phương trong công tác xây <br />
dựng Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học … <br />
Tổng hợp danh sách học sinh hay nghỉ học báo cáo chính quyền địa <br />
phương. Chỉ đạo và cùng GVCN tham mưu, đề xuất biện pháp khắc phục. Có <br />
biện pháp chế tài đối với những hộ gia đình có con hay nghỉ, bỏ học.<br />
Lập hồ sơ theo dõi những giáo viên còn có tính chất đối phó trong công <br />
việc, tăng cường kiểm tra, kiểm tra hàng ngày, … báo cáo UBND huyện, <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 10<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
Phòng GD&ĐT việc có tiếp tục hay không hợp đồng, tuyển dụng giáo viên <br />
trong những năm học tiếp theo …<br />
Xây dựng bảng lượng hóa tiêu chí thi đua về việc: Giáo viên vận động <br />
học sinh ra lớp chuyên cần hàng ngày, hàng tuần có đánh giá và theo dõi, nếu <br />
vắng quá 10 lượt/ 1 tuần sẽ không xét thi đua và trừ lương (Đã cam kết của <br />
giáo viên trong buổi hội nghị CBCNVC đầu năm) theo tỷ lệ học sinh nghỉ học <br />
hàng ngày đối với giáo viên.<br />
Ví dụ: Học sinh bỏ học không xét thi đua, học sinh vắng từ 1 đến 5 <br />
lượt/ 1 tuần trừ 1.5 điểm; HS vắng từ 6 – 10 lượt/ 1 tuần trừ 3 điểm; HS vắng <br />
từ 11 lượt trở lên/ 1 tuần trừ 20 điểm và trừ 5000 đồng / 1 lượt vắng (1 lượt <br />
ứng với 01 học sinh vắng học trong 01 buổi).<br />
5/ Chỉ đạo đội ngũ cán bộ giáo viên thực hiện một số giải pháp sau.<br />
5.1/ Với giáo viên chủ nhiệm:<br />
Người giáo viên chủ nhiệm muốn thành công thì hoạt động của người <br />
thầy giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng <br />
học sinh, từng hoàn cảnh, phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải <br />
có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút học sinh.<br />
Tăng cường công tác dân vận: Xuống gia đình học sinh, tìm hiểu phong <br />
tục tập quán của nhân dân địa phương, tâm sự với gia đình và học sinh của lớp <br />
mình phụ trách. <br />
Thường xuyên gửi sổ liên lạc về gia đình theo định kỳ hàng tháng hoặc <br />
đột xuất – đưa ý kiến nhận xét và yêu cầu của phụ huynh đến Ban giám hiệu <br />
nhà trường trao đổi để có hướng xử lý kịp thời.<br />
Giáo viên đi sớm hơn giờ dạy để dẫn các em cùng tới lớp.<br />
Đổi mới phương pháp + hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính <br />
tích cực, chủ động vào học sinh. Tăng cường làm và sử dụng ĐDDH và có <br />
ứng dục công nghệ thông tin trong tiết dạy. Thường xuyên lồng ghép các hoạt <br />
động ngoài giờ, hoạt động chuyển tiết, nhằm thu hút, lôi cuốn học sinh thích <br />
học …<br />
Lập danh sách những học sinh hay nghỉ học, nếu thấy học sinh nghỉ <br />
phải xuống nhà tìm hiểu nguyên nhân ngay sau buổi dạy và báo cáo với lãnh <br />
đạo nhà trường cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường để <br />
cùng có hướng phối hợp và khắc phục ngay.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 11<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
Trong buổi họp chuyên môn, Tổ khối chuyên môn cần có một nội dung <br />
chính bàn về những giải pháp vận động trở lại với số học sinh hay nghỉ học <br />
trong khối lớp mình phụ trách.<br />
5.2/ Với giáo viên TPT Đội:<br />
Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ hàng tuần trình Hiệu trưởng <br />
duyệt và phải thực hiện, tránh bệnh hình thức.<br />
Cần học hỏi nhiều trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng đội.<br />
Theo kế hoạch phân công, cần phối hợp với giáo viên cùng xuống gia <br />
đình vận động khi có học sinh nghỉ học.<br />
Thành lập các tổ vận động gồm những em học sinh nhanh nhẹn, hoạt <br />
bát trong liên đội để cùng đi vận động các bạn học sinh hay nghỉ học …<br />
Mỗi tuần, dành 01 tiết hoạt động ngoài giờ ngày thứ 6 để hớt tóc cho <br />
học sinh nam, …<br />
5.3/ Với giáo viên dạy chuyên Nhạc – Mĩ thuật Thể dục – Tin học : <br />
Ngoài việc dạy chuyên môn theo thời khóa biểu, các Đồng chí giáo viên dạy <br />
chuyên cần hối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp lồng ghép các hoại động <br />
ngoại khóa như: thi vẽ tranh chủ đề về môi trường, vẽ tranh tự do; thi văn <br />
nghệ, thể dục thể thao; giải toán trên mạng … nhằm giúp các em học sinh <br />
được vui chơi thoải mái hơn trước khi vào học các tiết học văn hóa (Toán <br />
Tiếng việt).<br />
5.4/ Đổi mới các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần:<br />
Để nội dung chào cờ hàng tuần tránh nhàm chán, ngay từ những ngày <br />
đầu trển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo <br />
đức Hồ Chí Minh”, Ban lãnh đạo nhà trường đã họp bàn và đưa ra nội dung kể <br />
chuyện về Bác, cứ vào giờ chào cờ sáng thứ hai là toàn trường lại được nghe <br />
một câu chuyện kể về tấm gương đạo đức của Bác Hồ do giáo viên và học <br />
sinh các lớp thay phiên nhau kể mỗi tuần một câu chuyện. Có lúc, cả trường <br />
lặng đi vì một giọng kể nghẹn ngào và xúc động, có em vừa kể vừa khóc nức <br />
nở làm cho ý nghĩa của câu chuyện càng trở lên sâu đậm, qua những mẩu <br />
chuyện đó, đã giúp cho đội ngũ Cán bộ, công nhân viên chức trong nhà trường <br />
và học sinh hiểu rõ hơn về Bác hồ, và sẽ hình thành nhân cách tốt đẹp về đạo <br />
đức trong học sinh. Tới năm 2011, tôi lại đổi hình thức từ kể những câu <br />
chuyện đạo đức về Người sang hình thức: nêu những việc đã làm và chưa làm <br />
được của một thầy, cô giáo và học sinh cùng với việc hứa khắc phục, đăng ký <br />
thời gian khắc phục khuyết điểm. Đây cũng là một biện pháp tốt để học sinh <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 12<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
đi học chuyên cần hơn, các em thích đến trường để được nghe thầy cô giáo và <br />
các bạn kể chuyện.<br />
5.5/ Tổ chức các hoạt động giao lưu với các đơn vị trường bạn trên địa <br />
bàn huyện Đam Rông::<br />
Nhà trường cũng thường xuyên phối hợp với các đơn vị trường đóng <br />
trên địa bàn xã và cụm xã Đạ M’rông Đạ Tông Đạ Long và trong huyện <br />
Đam Rông tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhân các ngày lễ lớn trong năm <br />
như: thi cắm trại, thi trò chơi dân gian, thi An toàn giao thông, thi giao lưu <br />
tiếng việt … nhằm tạo sân chơi cho học sinh giúp các em được giao lưu, học <br />
hỏi lẫn nhau và rèn tính mạn dạn tự tin trước đám đông, đây chính là động lực <br />
để lôi cuốn học sinh thích đến trường: các em đến trường không những được <br />
học văn hóa mà còn được vui chơi thoải mái…<br />
6/ Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, các trường ngoài trung tâm Đà <br />
lạt:<br />
Đơn vị thường xuyên tham mưu với Hội chữ thập đỏ, huyện đoàn Đam <br />
Rông xin cấp vở, quần áo, khăn quàng đỏ để cấp kịp thời cho các em học sinh.<br />
Được sự giới thiệu của công đoàn Giáo dục huyện Đam Rông, nhà <br />
trường luôn nhận được sự giúp đỡ của trường tiểu học thực nghiệm Lê Quý <br />
Đôn, trường tiểu học Trưng Vương, xuống trường để cấp phát sách giáo <br />
khoa, vở viết, mát tính, đàn … cho học sinh và kết hợp khám – phát thuốc <br />
chữa bệnh cho nhân dân. Dây chính là những nguồn cổ động viên lớn cho nhân <br />
dân, học sinh thân yêu mái trường vàm chăm đi học hơn.<br />
Một số công việc thực tế tôi đã triển khai:<br />
Nắm chắc số học sinh bỏ học từ tháng 6, tháng 7 năm 2011 đến đầu <br />
năm học 2011 – 2012 bằng cách thống kê ở từng lớp học sinh của năm học <br />
2010 2011. Phân loại lớp, thôn, khả năng có thể vận động trở lại (với các em <br />
đã lưu ban nhiều năm, các em đi làm thuê …).<br />
Đặt ra các bước vận động, ví dụ: dành cho đối tượng chưa ra lớp khi <br />
năm học mới bắt đầu:<br />
Bước 1: Huy động các thầy cô đi xuống từng thôn, buôn, gia đình để tìm <br />
hiểu hoàn cảnh và cùng phối hợp vận động học sinh cá biệt ra lớp.<br />
Bước 2: Tập hợp kết quả, chờ học sinh thực hiện l ời h ứa quay tr ở l ại <br />
học tập (thường mất từ 23 ngày). Phân lớp cho học sinh trở lại vào lớp.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 13<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
Bước 3: Báo cáo UBND xã Đạ M’rông về kết quả tuyển sinh đầu năm, <br />
xin ý kiến chỉ đạo về những em vẫn chưa ra lớp để địa phương có các giải <br />
pháp vận động tiếp theo.<br />
Bướ 4: Thường xuyên kiểm tra sĩ số, phát hiện kịp thời những biểu <br />
hiện vắng tại lớp học Phân loại các lý do mà giáo viên báo cáo về những em <br />
hay nghỉ học ( bỏ tiết, bỏ buổi, đã nghỉ mấy buổi …)<br />
Thống nhất với giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự của lớp để có hướng <br />
khắc phục ngay các hiện tượng học sinh có dấu hiệu bỏ học: Như giáo viên <br />
chủ nhiệm, cùng các em trong lớp kết hợp với lãnh đạo nhà trường, Ban đại <br />
diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường đến vận động tại gia đình, có quà, <br />
hoặc giúp đỡ các em về vật chất (quần áo, dép, bút, sách vở …) nếu các em <br />
gặp khó khăn mà bỏ học.<br />
Tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương về việc huy động học <br />
sinh ra lớp đúng độ tuổi, chống nghỉ học, bỏ học.<br />
Đề xuất với các đoàn thể như hội phụ nữ, chính quyền thôn buôn, … <br />
đóng trên địa bàn xã Đạ M’rông, Kêu gọi sự giúp đỡ của các trường học có <br />
điều kiện ngoài thành phố như trường tiểu học Trưng Vương, trường tiểu <br />
học thực nghiệm Lê Quý Đôn – TP Đà Lạt giao lưu, phát quần áo, sách vở, <br />
truyện, phát thuốc và chữa bệnh cho học sinh và nhân dân địa phương… đây <br />
cũng là một động lực lớn giúp các em có nhiều có điều kiện đến trường đều <br />
hơn. Thúc đẩy mọi hoạt động học tập của học sinh ở nhà.<br />
Thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian, bài nhạc, công tác đoàn <br />
đội, giao lưu với trường bạn trong cụm xã Đạ M’rông… nhằm thu hút học <br />
sinh cùng đến trường, các em đến trường để được chơi và giao lưu.<br />
Xuống gia đình học sinh để cùng tìm hiểu tập quán, cũng như thăm <br />
nắm tình hình, hoàn cảnh của từng nhà để có biện pháp giúp đỡ.<br />
Kết hợp với Đoàn thanh niên quản lý, giáo dục học sinh trong hè, trong <br />
thời gian nghỉ tại nơi cư trú có bàn giao và kết quả nhật xét cuối mỗi đợt, nhà <br />
trường lấy kết quả đó để xét các trường hợp cần rèn luyện thêm trong hè.<br />
Kết hợp với đại diện Hội cựu chiến binh, hội cựu giáo chức, Ban đại <br />
diện cha mẹ học sinh cùng tham gia nói chuyện truyền thống vào các ngày lễ <br />
lớn trong năm như ngày 20/11; ngày 22/12 ...<br />
Họp Phụ huynh học sinh định kỳ và họp độtxuất khi có hiện tượng <br />
học sinh nghỉ học từ 23 ngày trở lên.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 14<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
Với những học sinh có nhiều lý do để bỏ học mà chưa đi khỏi địa <br />
phương thì phối hợp với các thành viên của Hội đồng giáo dục xã và thôn <br />
buôn tổ chức cùng vận động.<br />
Ví dụ kết quả vận động khi vận dụng các giải pháp: 22 em học sinh ở <br />
rải rác trong bốn thôn đang được vận động cụ thể như sau:<br />
Thôn <br />
Thôn Thôn Thôn Tu <br />
Học sinh Liêng Ghi chú<br />
Đa La Đa Xế La <br />
Krắc I<br />
Thường hay nghi <br />
học, có dấu hiệu 9 4 7 2<br />
nghỉ học<br />
Đã đi học trỏ lại 9 4 7 2<br />
Với kết quả trên năm học 2011 2012, toàn trường không có học sinh bỏ <br />
học.<br />
Qua thực tế đi vận động học sinh ra lớp thì thấy rằng nhiều nguyên <br />
nhân bỏ học, trong đó do nhận thức của cha, mẹ, người đỡ đầu chiếm tỷ lệ <br />
cao. <br />
Ví dụ: Cháu nó bảo không thích học nữa thì chúng tôi cũng không biết <br />
làm thế nào? Do vậy, cần có thêm giải pháp tuyên truyền cho gia đình thấu <br />
hiểu sự thất học sẽ đem lại hậu quả gì? Từ đó người cha, mẹ mới thấy rõ <br />
hơn trách nhiệm của mình trong việc cho con em đến trường.<br />
Chỉ có phối hợp một cách chặt chẽ, bài bản việc huy động học sinh đến <br />
trường của cả 3 lực lượng: Nhà trường Gia đình và xã hội thì mới có hiệu <br />
quả, các em mới không bỏ học trở lại.<br />
Những công việc nhà trường đã làm trước đây và đặc biệt từ khi có Chỉ <br />
thị số 40/2008/CTBGDĐT ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây <br />
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, mặt ảnh hưởng tích cực của <br />
phong trào không nhỏ một chút nào. Tình cảm thầy trò được cải thiện, tình <br />
cảm của học sinh với nhau cũng thân thiện hơn. Từng bước đẩy lùi việc học <br />
sinh bỏ tiết, bỏ buổi một cách tuỳ tiện. Kích thích học sinh đi học đều hơn, đi <br />
học sớm hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 15<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
Các hoạt động của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh đã và đang khơi <br />
dậy tình cảm của học sinh với môi trường thân yêu của các em, Học sinh biết <br />
chăm chút bồn hoa, cây cảnh, vệ sinh môi trường sống và học tập ngày một <br />
tốt hơn, các em cảm thấy: mỗi ngày đến trường là một ngày vui.<br />
Cần thiết phải tổ chức lớp học bán trú theo chương trình SEQAP, nhằm <br />
góp phần giảm việc học văn hóa từ 1 buổi thành 2 buổi/ ngày giúp các em có <br />
thời gian vừa chơi vừa học.<br />
Trong xã có 6 thôn thì có thôn Đa La và thôn Tu La là các thôn có điều <br />
kiện kinh tế, trình dộ dân trí cũng thấp hơn và ở xa trường hơn do vậy cũng <br />
ảnh hưởng phần nào đến việc học tập của học sinh. Thời gian tới chắc chắn <br />
sẽ được nhà nước đầu tư, nên cũng tin rằng các em ở các thôn trên sẽ có thêm <br />
thuận lợi hơn trong việc đi học, giúp phần giảm hiện tượng bỏ học giữa <br />
chừng như hiện nay.<br />
Tuy các giải pháp chưa thể hiện được nhiều, song với kết quả mà năm <br />
học 2011 – 2012, số học sinh bỏ học đã giảm nhiều so với các năm học trước, <br />
tin chắc rằng trong năm học tới và các năm tiếp theo sẽ có những chuyển biến <br />
tích cực hơn, đem lại hiệu quả hơn trong việc vận động trẻ em ra trường học <br />
tập, góp phần giữ vững tỷ lệ Phổ cập GDTT ĐĐT. Đáp ứng niềm mong mỏi <br />
của nhân dân, tạo niềm tin cho Phụ huynh học sinh, xứng đáng với niềm mong <br />
mỏi của Bác Hồ: Ai cũng có cơm ăn, áo mặc ai cũng được học hành.<br />
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN<br />
1/ Chỉ tiêu về hạnh kiểm Học lực:<br />
*/ Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ người học sinh : 100% <br />
học sinh các lớp.<br />
*/ Học lực: Đạt 98,4% học sinh được lên lớp.<br />
*/ Tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh: đến cuối năm học không có học sinh bỏ <br />
học ở tất cả các lớp.<br />
2/ Danh sách giao chỉ tiêu đào tạo cho GVCN từng lớp.<br />
<br />
<br />
S Duy trì sĩ số <br />
CN Chỉ tiêu lên Ghi <br />
tt Họ và tên GVCN TSHS tới cuối năm <br />
LỚP lớp thẳng chú<br />
học<br />
1 Đàm Thị Bài 1A 26 100 95 %<br />
2 Nguyễn Thị Nga 1B 25 100 95 %<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 16<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
Chu Thị Thùy 26 100 95 %<br />
3 1C<br />
Trang<br />
4 Dương Thị Hiền 1D 25 100 95 %<br />
5 Bùi Thị Nhàn 2A 29 100 98%<br />
6 Nguyễn Thị Hạnh 2B 29 100 98%<br />
7 Nguyễn Thị Hoài 2C 30 100 98%<br />
8 Lê Thị Ái Nhi 3A 28 100 100%<br />
9 Trần Thị Ngân 3B 26 100 100%<br />
1 26 100 100%<br />
Trần Thị Thùy 3C<br />
0<br />
1 26 100 100%<br />
Lý Thị Vy 4A<br />
1<br />
1 24 100 100%<br />
Lô Văn Cáng 4B<br />
2<br />
1 26 100 100%<br />
Păng Ting Ha Quý 4C<br />
3<br />
1 28 100 100%<br />
Nguyễn Thị T. Lài 5A<br />
4<br />
1 25 100 100%<br />
Ha Na 5B<br />
5<br />
1 26 100 100%<br />
Trần Thị Trí 5C<br />
6<br />
Dạy <br />
1 Giúp giáo viên khối 1 vận động học sinh ra <br />
Nguyễn Thị Lưu Âm <br />
7 lớp<br />
nhạc<br />
1 Giúp giáo viên khối 23 vận động học sinh ra <br />
Đinh Thị Hà Dạy tin <br />
8 lớp<br />
1 Giúp giáo viên khối 45 vận động học sinh ra <br />
Nguyễn Bá Bút TPT Đội<br />
9 lớp<br />
TỔNG SỐ 16 LỚP 425 100% 98,4%<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1/ Kết quả : <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 17<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
Qua 8 tháng thực hiện, đã không có học sinh bỏ học mà chỉ còn hiện <br />
tượng học sinh đi học chưa chuyên cần.<br />
Tuy nhiên tới thời điểm tháng 04/2012, đơn vị cũng có kết quả cao hơn so với <br />
cùng kỳ các năm trước, cụ thể theo bảng so sánh sau:<br />
Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học <br />
20072008 20082009 20092010 20102011 20112012<br />
Số học sinh <br />
bỏ học/ <br />
12/434 HS 4/416 HS 4/420 HS 2/428 HS 0<br />
TSHS toàn <br />
trường<br />
Cơ bản học sinh ra lớp đầy đủ, không có trường hợp họ sinh quậy phá, <br />
nghỉ học hoặc bỏ tiết sau giờ ra chơi ....<br />
2/ Kết luận.<br />
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, trước tiên phải thực <br />
hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh.<br />
Duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy và học là nhiệm vụ trọng tâm <br />
của mỗi nhà trường. Việc vận dụng các giải pháp để giảm tỷ lệ học sinh nghỉ <br />
bỏ học sẽ mang tính thực tiễn riêng cho mỗi đơn vị trường học. <br />
Trên đây là một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ học <br />
giữa chừng của bản thân tôi, chắc chắn sẽ còn nhiều những giải pháp khác <br />
nữa, sẽ còn rất nhiều ý tưởng hay và phù hợp hơn và tôi mong rằng với thực <br />
tế của từng nhà trường và địa phương, đặc biệt là những trường có đông học <br />
sinh người dân tộc thiểu số sinh sống để cùng áp dụng nhằm góp phần giảm <br />
tối đa số học sinh hay nghỉ bỏ học giữa chừng. Đây chính là cơ sở để đưa <br />
chất lượng giáo dục của huyện nhà vững bước phát triển vươn lên, sánh <br />
ngang với mặt bằng chung của tỉnh nhà. <br />
Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp. Tôi xin chân <br />
thành cảm ơn.<br />
Và để đạt được kết quả tốt nhất trong công tác giáo dục, qua giải <br />
pháp này, tôi cũng mạnh dạn có một số đề xuất với các Quý cấp như <br />
sau:<br />
3/ Kiến nghị :<br />
*/ Với UBND xã Đạ M’rông: <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 18<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
Thường xuyên hỗ trợ nhà trường trong công tác tuyên truyền, vận động <br />
học sinh ra lớp.<br />
*/ Với UBND huyện Đam Rông và Phòng Giáo dục – Đào tạo.<br />
Có chính sách ưu đãi đối với đội ngũ GVNV vùng sâu, vùng xa: việc <br />
xét biên chế, chính sách đãi ngộ cùng với những chế tài nhằm tránh sự luân <br />
chuyển đội ngũ hàng năm.<br />
Quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng, nhà công vụ cho các trường <br />
vùng 3 xã Đạ M’rông, Đạ Tông, Đạ Long.<br />
Các đơn vị thường xuyên giao lưu, học hỏi về chuyên môn, các hoạt <br />
động ngoài giờ nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho giáo viên – học sinh…<br />
Ngành hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ dạy và học.<br />
Để có được tỷ lệ học sinh học hết lớp, học hết cấp ngày càng cao và <br />
đạt 100% trong những năm học tới. Chúng tôi, một mặt phải ra sức cố gắng <br />
khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực hết mình vì học sinh thân yêu; mặt khác cần <br />
được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội <br />
lưu tâm tới công tác vận động trẻ em trong độ tuổi ra trường, ra lớp. Một <br />
trách nhiệm cao cả của người làm cha, làm mẹ phải giành những gì tốt đẹp <br />
nhất cho con em mình; trong đó có nghĩa vụ lo cho con đến trường, đến lớp. <br />
Các thôn cần được hưởng lợi từ các chương trình dự án một cách kịp thời, <br />
hiệu quả, nhằm trợ giúp một phần khó khăn cho gia đình học sinh, từ đó các <br />
em có nhiều điều kiện học tập tu dưỡng, rèn luyện trở thành con người có ích <br />
cho xã hội. Góp phần đào tạo lớp người lao động mới: lao động chân tay phối <br />
hợp chặt chẽ cùng lao động trí óc, lấy lao động tri thức làm gốc, đem lại hiệu <br />
quả kinh tế cho gia đình, cho xã hội ngày càng cao. Tương lai, các em thực sự <br />
trở thành chủ nhân của đất nước, của quê hương. Nhằm xây dựng nước Việt <br />
Nam ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vì mục tiêu dân <br />
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa <br />
xã hội mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng <br />
sản Việt Nam đã xác định.<br />
<br />
Đạ M’rông, tháng 04 năm 2012<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Dự Hiệu trưởng trường tiểu học Đạ M’rông 19<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh nghỉ bỏ <br />
học<br />
<br />
<br />
Nguyễn Hồng Dự<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO:<br />
<br />
1. Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng <br />
<br />
sản Việt Nam.<br />
2. Luật giáo dục của quốc hội nước Cộng hoà xó hội chủ nghĩa Việt <br />
<br />
Namsố 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và luật giáo dục sửa đổi.<br />
3. Thông tư 41/2010/TTBGD&ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ Giáo dục và <br />
<br />
Đào tạo Ban hành điều lệ trường tiểu học.<br />
4. Đổi mới phương pháp dạy học trường TH.<br />
<br />
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.<br />
<br />
6. Nghị quyết số 03 – NQ/HU của UBND huyện Đam Rông.<br />
<br />
7. Kế hoạch chỉ đạo năm học trường tiểu học Đạ M’rông.<br />
<br />
8. Các quyết định, thông tư và các văn bản pháp lu