Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho học sinh trường THPT Yên Thành 3
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho học sinh trường THPT Yên Thành 3" nhằm đề ra một số giải pháp hữu ích có thể giúp phát triển phẩm chất, năng lực, bồi dưỡng nhân cách đạo đức và giáo dục lối sống cho học sinh ở lứa tuổi THPT. Bởi mục đích cuối cùng vẫn là đào tạo được những thế hệ học trò toàn diện cả về đức, về tài và về tâm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho học sinh trường THPT Yên Thành 3
- MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông GD&ĐT Giáo dục và đào tạo CBGV Cán bộ giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm SKKN Sáng kiến kinh nghiệm 1
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mahatma Gandhi từng nói một câu rất nổi tiếng: " Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi". Văn hóa đọc vốn đã hình thành từ lâu và dần trở thành một điều không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Khi văn minh nhân loại ngày càng phát triển, việc đọc không chỉ mang lại tri thức, sự hiểu biết mà còn như một yêu cầu giao tiếp cơ bản của xã hội. Văn hóa đọc phù hợp với nhiều độ tuổi tiếp nhận ặc biệt, học sinh các cấp chính THCS và THPT là lứa tuổi phù hợp để khám phá tri thức. Khi tâm sinh lí phát triển, các em có nhu cầu khám phá thế giới và thấu hiểu chính mình, đó là lúc cần thiết để hình thành và phát triển văn hóa đọc. Công văn số 6841 của Bộ GD&ĐT thông (6841/BGDĐTGDTX V/v đổi mới thư viện và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường PT, MN) cũng như "Kế hoạch đổi mới hoạt động thư viện trường học và phát triển văn hoá đọc trong các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 " cũng đã nêu rõ một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc trong nhà trường phổ thông. Bên cạnh việc dạy các kiến thức khoa học phổ thông, thầy cô giáo còn là những nhà tâm lí học lứa tuổi giúp các em có định hướng tương lai, rèn luyện thể lực, bồi dưỡng trí tuệ và tu dưỡng nhân cách đạo đức. Một trong những giải pháp hỗ trợ quá trình này chính là phát triển văn hóa đọc. Trong điều kiện hiện đại của xã hội, văn hóa đọc cũng đặt ra một nhu cầu bức thiết đối với việc nâng cao nhận thức cho học sinh, đưa các em thoát ra khỏi những điều xô bồ, vô bổ 2
- và tránh tiếp xúc với những văn hóa phẩm đồi trụy. Có lẽ vì vậy mà những năm gần đây, Sở GD&ĐT Nghệ An đã tổ chức những cuộc thi như "Đại sứ văn hóa đọc 2020" hay hướng ứng Ngày hội đọc sách,… Trường THPT Yên Thành 3 được thành lập vào năm 2000. Cũng như các trường THPT khác, học sinh ở lứa tuổi này đều cần được khám phá, nhận thức và sáng tạo. Bởi vậy việc phát triển văn hóa đọc cho học sinh là một điều rất cần thiết. Đây không phải là một đề tài mới nhưng đối với học sinh trường THPT Yên Thành 3 – nơi miền núi phía Tây huyện Yên Thành lại có ý nghĩa quan trọng, bởi khi không được sống trong một môi trường đô thị hiện đại, các em rất cần được khám phá và thấu hiểu. Nó cũng chính là phương tiện để các em có thể giao tiếp với nhiều nền văn minh nhân loại, ngoài máy tính hay điện thoại thông minh. Và đối với những học trò nghèo hiếu học, việc đọc cũng mở ra một tương lai tươi sáng, rạng rỡ cho các em. Đó cũng là lí do chúng tôi lựa chọn đề tài "Một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho học sinh trường THPT Yên Thành 3". 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với việc lựa chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn xây dựng một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho học sinh trường THPT Yên Thành 3, từ đó hướng tới xác lập mô hình văn hóa đọc có thể ứng dụng cho tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh, về lâu dài nhằm phát triển văn hóa đọc, nâng cao trí thức cho các thế hệ học trò xứ Nghệ. Đặc biệt, việc nghiên cứu đề tài và đề ra một số giải pháp hữu ích có thể giúp phát triển phẩm chất, năng lực, bồi dưỡng nhân cách đạo đức và giáo dục lối sống cho học sinh ở lứa tuổi THPT. Bởi mục địch cuối cùng vẫn là đào tạo được những thế hệ học trò toàn diện cả về đức, về tài và về tâm. Trong quá trình thực hiện một số giải pháp, chúng tôi đã tổ chức hoạt động tư vấn tâm lí, giáo dục hướng nghiệp gián tiếp thông qua việc lồng ghép vào phát triển văn hóa đọc. Những hoạt động này không quá nổi bật nhưng hiệu ứng của nó lâu dài và bền vững. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ học sinh trường THPT Yên Thành 3 (bao gồm 3 khối và 27 lớp học). Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lí luận, ý nghĩa của văn hóa đọc và một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa đọc cho học sinh trường THPT Yên Thành 3. 4. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài phát triển văn hóa đọc cho học sinh đã từng được một số tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, để phát triển văn hóa đọc cho một đối tượng cụ thể với nhiều đặc điểm riêng biệt như học sinh trường THPT Yên Thành 3 tính đến nay chưa có một công trình khoa học nào. 3
- Việc đưa ra một số giải pháp mới không chỉ giúp hình thành và phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường THPT Yên Thành 3 mà còn đưa ra định hướng cụ thể để nhân rộng và phát triển văn hóa đọc cho một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thực nghiệm sư phạm,… 6. CẤU TRÚC CỦA SKKN Phần 1: Cơ sở khoa học .......Phần 2: Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho học sinh trường THPT Yên Thành 3 Phần 3: Ứng dụng thực tiễn và kiểm chứng đề tài 7. THỜI GIAN THỰC NGHIỆM Từ năm học 2020 2021 đến học kỳ 1 năm học 2021 2022. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm "Văn hóa đọc" những năm gần đây được rất nhiều cá nhân, tổ chức nghiên cứu phê bình đề cập đến trong lĩnh vực văn hóa. Trong Hội thảo “ Văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (2010), khái niệm “văn hóa đọc” được lý giải theo cả hai mức độ nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn hóa đọc là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cả cộng đồng xã hội. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, đó là "ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc"1. Một số tác giả khác lại hiểu đơn giản rằng, văn hóa đọc chính là đọc sách có văn hóa (Th.S Bùi Văn Vượng). Hay như Dương Thúy Ngà nhận định rằng đó là một 1 Dẫn theo https://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/3927/vanhoadocva tamquantrongvanhoadoc 4
- hoạt động văn hóa của con người, thông qua việc đọc để tiếp nhận thông tin và tri thức. Xét về lịch sử, văn hóa đọc bắt đầu hình thành và phát triển từ khi chữ viết ra đời. Từ đó đến nay, rất nhiều tác giả đã đưa ra định nghĩa, khái niệm về văn hóa đọc nhưng cho đến hiện tại, chưa có một khái niệm nào hoàn chỉnh và thống nhất được ghi nhận. Ở nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn được tìm hiểu văn hóa đọc dưới nghĩa hẹp mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra. Điều đó có nghĩa rằng, văn hóa đọc chính là giá trị ứng xử của mỗi cá nhân đối với tri thức được lĩnh hội thông qua hoạt động đọc, bao gồm kỹ năng đọc, sở thích đọc và thói quen đọc. Trong dung lượng của bài nghiên cứu này, chúng tôi chú trọng vào văn hóa đọc ở học sinh với các nguồn đọc chủ yếu từ sách, báo tạp chí. 1.1.2. Vai trò của văn hóa đọc đối với học sinh a. Về nhận thức: Cung cấp tri thức: Văn hóa đọc có vai trò rất lớn đối với mỗi con người, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh – một độ tuổi phù hợp với việc đọc để vận động trí não, kích thích các giác quan, nhất là trí liên tưởng tưởng tượng. Trước hết, đến với sách chính là đến với một thế giới tri thức vượt qua cả giới hạn về không gian và thời gian, xuyên suốt cả chiều dài lịch sử. Các nguồn đọc đa dạng về thể loại như sách, báo, truyện, các trang web điện tử,… Có thể nói, sách báo chính là những cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống với đầy đủ các lĩnh vực, chuyên mục. Hầu hết, các tri thức bổ ích đều được tinh lọc và tuyển chọn thành các ngữ liệu đọc phong phú, đầy đủ. Trong độ tuổi học sinh, việc đọc sẽ giúp các em tích lũy được vốn kiến thức sâu rộng, cần thiết phục vụ cho việc học tập, giải trí. Phát triển tư duy, kích thích sự sáng tạo, cải thiện trí nhớ: Sau khi đã lĩnh hội, tiếp thu nguồn tri thức quý giá, mỗi cá nhân sẽ có những suy nghĩ, nhận thức khác nhau, từ đó kích thích tư quy sáng tạo và giúp các em cải thiện trí nhớ thông qua việc đọc liên tiếp, đọc lại nhiều lần. b. Về giáo dục: Định hướng lối sống: Các loại sách, báo được tuyển chọn hầu hết là những ngữ liệu mang tính nhân văn. Vì vậy, khi đọc, các em học được rất nhiều điều bổ ích. Đó cũng là hành trang về lối sống, hình thành những chuẩn mực phù hợp với lứa tuổi đặc thù. Phát triển nhân cách: Nếu như tác phẩm văn chương có khả năng nhân đạo hóa con người thì những tác phẩm nghệ thuật hay công trình khoa học khác cũng có ý nghĩa trong việc phát triển nhân cách đối với mỗi cá nhân. Phát triển phẩm chất, năng lực: Có thể nói, sách báo và các nguồn tư liệu khác ngoài chức năng nhận thức, cung cấp thông tin còn có vai trò giúp học 5
- sinh phát triển phẩm chất, năng lực. Phần lớn những thông tin từ sách có thể định hướng lối sống, phẩm chất tốt đẹp cho học sinh. c. Về thẩm mĩ: Khơi dậy những rung động thẩm mĩ: Từ những kiến thức bổ ích, lí thú, các nguồn tư liệu từ sách, báo, tạp chí giúp cho con người có những rung cảm thẩm mĩ nhân văn. Ở độ tuổi học trò, điều này là rất cần thiết. Cảm thụ cái đẹp, hướng đến thanh lọc tâm hồn: Khi những rung cảm trong lòng được dấy lên cũng là lúc độc giả được thanh lọc, gột rửa tâm hồn. Từ đó, học sinh sẽ trở thành những con người luôn sống theo các giá trị bền vững của cái đẹp. d. Về giao tiếp: Làm giàu vốn ngôn ngữ, phát triển từ vựng: Nguồn tư liệu đọc phong phú sẽ góp phần trau dồi khả năng ngôn ngữ, phát triển từ vựng cho độc giả, đặc biệt với đối tượng học sinh. Các em có cơ hội trau dồi, làm giàu cho vốn ngôn ngữ của mình. Đáp ứng nhu cầu hiểu và được hiểu, khám phá và tự phám phá: Tác giả khi sáng tác một tác phẩm, một công trình khoa học, điều đầu tiên, họ là những con người có nhu cầu được hiểu, được khám phá và tự khám phá chính mình. Sau đó, khi tác phẩm đến tay độc giả, người đọc sẽ tiếp tục khám phá và tự khám phá, đối thoại với chính tác phẩm đó. Như vậy, học sinh cũng sẽ hiểu và được hiểu, khám phá và tự khám phá chính mình trong những cuốn sách, báo đã đọc. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thuận lợi Trường THPT Yên Thành 3 nằm ở khu vực miền núi huyện Yên Thành. Phần lớn học sinh ở đây đều xuất phát từ gia đình thuần nông, có phẩm chất siêng năng, chịu khó, ham học hỏi. Có thể nhận định, Yên Thành là một trong những vùng đất có truyền thống hiếu học bậc nhất tỉnh Nghệ An. Học sinh trường THPT Yên Thành 3 luôn có ý thức tìm tòi, học hỏi, khám phá và đặc biệt có tinh thần cầu tiến. Nguồn tư liệu đọc ngày càng phong phú, đa dạng và mới mẻ. Không chỉ có sách, báo, tạp chí,… mà hiện tại, khi tình hình dịch bệnh vẫn là một điều không thể nói trước thì nhu cầu đổi mới nguồn tư liệu đọc cho phù hợp là một vấn đề bức thiết. Ngoài các kênh hình, kênh chữ trong việc đọc trực tiếp, chúng ta còn có thể đọc sách, truyện, tạp chí,.. trên các kênh mạng, các trang web uy tín và trang thư viện điện tử của một số trường đại học như Đại học sư phạm Hà Nội, Thư viện quốc gia,… 6
- 1.2.2. Khó khăn Khi đời sống trở nên hiện đại, rất nhiều thiết bị mới với nhiều tính năng đã thu hút được phần lớn giới trẻ. Một số ứng dụng hấp dẫn đối với học sinh đã làm mất đi nhiều thời gian học tập của các em như: facebook, tiktok, zalo,… Những ứng dụng này có thể dùng để đọc sách nhưng các em hầu như chưa có ý thức khai thác tính năng đọc sách trên các thiết bị mà chỉ tập trung nhiều vào những trò chơi vô bổ, những ứng dụng chat chit, game, chỉnh sửa ảnh,… mà quên đi rằng, việc dùng thiết bị điện tử cũng rất hữu ích cho văn hóa đọc. Vì vậy, việc kéo các em khỏi những trò chơi, những ứng dụng internet sẽ giúp bảo vệ mắt, đưa các em thoát khỏi những cám dỗ không lành mạnh. Trên thực tế, văn hóa đọc vô cùng hữu ích nhưng một số học sinh chưa thực sự hứng thú với việc đọc sách, đọc tài liệu, tìm kiếm tri thức. Một số học sinh có hứng thú đọc lại chưa biết cách chọn lựa các nguồn tư liệu phù hợp. Không phải chỉ riêng học sinh trường THPT Yên Thành 3 mà những khó khăn trên đều ít nhiều có thể nhận thấy ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc đưa ra định hướng về văn hóa đọc sẽ giúp các em có được cái nhìn mới đối với việc đọc sách, cung cấp thêm kiến thức và giúp góp phần hình thành phẩm chất đạo đức, lối sống tích cực cho các em học sinh nói chung và học sinh trường THPT Yên Thành 3 nói riêng. 2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 2.1. Xây dựng thư viện học sinh 2.1.1. Kế hoạch xây dựng thư viện học sinh Thư viện học sinh được Ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch xây dựng từ đầu năm 2020 vào sử dụng ngay trong năm học. Công trình này là một trong số những hoạt động thiết thực và ý nghĩa để chào mừng ngày Lễ kỉ niệm 20 năm thành lập trường THPT Yên Thành 3. Đầu tiên, để khởi động chương trình xây dựng, Ban giám hiệu nhà trường cùng các giáo viên sẽ tuyên truyền đến học sinh, cựu học sinh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường về việc xây dựng thư viện dành cho học sinh. Sau khi vận động được nguồn tài chính từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà trường, chủ yếu là giáo viên, học sinh, cựu học sinh, thư viện sẽ bắt đầu được xây dựng. Nhà trường tận dụng phòng học cũ, sau đó thông hai phòng với nhau để tạo không gian rộng rãi, thoáng mát. Việc tu sửa lại phòng học sẵn có vừa giúp tiết kiệm kinh phí, vừa rút ngắn thời gian xây dựng. Sau khi kêu gọi sự ủng hộ về tài chính, thư viện cơ bản hoàn thành về cơ sở vật chất. Tiếp đó, thư viện bước vào giai đoạn mới: tìm kiếm, trao đổi, mua mới các đầu sách để cập nhật, bổ sung nguồn sách mới cho thư viện, trong đó 7
- ưu tiên vận động cá nhân, tổ chức, giáo viên và học sinh ủng hộ sách cũ, sách mới, báo, tạp chí,… cho thư viện. Trong vòng một năm, thư viện đã được xây dựng xong với không gian thoáng mát, sạch sẽ, được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất như máy tính, máy in, quạt trần, bóng đèn, wifi và camera giám sát. Hình 1: Không gian xanh ở thư viện học sinh 2.1.2. Vận hành thư viện học sinh Thư viện học sinh được mở hầu hết các ngày trong tuần.Nhà trường lập ban thư viện bao gồm 3 giáo viên: 1. Ngô Thị Thùy Linh 2. Thái Thị Hải Ngọc 3. Lê Thị Thùy Dung Các ban viên phân công lịch trực cho phù hợp với lịch dạy văn hóa, đảm bảo mỗi ngày đều có giáo viên trực. Ban thư viện đã lập ra được nhóm trực tình nguyện ở học sinh bao gồm 5 thành viên: 1. Nguyễn Thị Hằng 11A1 2. Nguyễn Thái Hằng 12A2 3. Nguyễn Thị Quỳnh 10A1 4. Phan Đức Bách 11A1 5. Phạm Thị Phượng 11A4 Các thành viên trong ban thư viện cùng nhóm trực luôn chấp hành tốt nội quy của thư viện đề ra, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. 8
- Hình 2: Nội quy chung của thư viện học sinh Hình 3: Nội quy mượn trả sách của thư viện học sinh Nội quy của thư viện được phổ biến rõ ràng Thư viện mở ra đã thu hút rất lớn lượng cả giáo viên và học sinh tham gia đọc sách. Hoạt động đọc nhộn nhịp hơn vào cuối mỗi buổi chiều từ 4h30 đến 5h30. Hầu hết, cả giáo viên và học sinh đều thực hiện tốt nội quy thư viện, nội quy mượn trả. Phần đa các em học sinh đều tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi, thoát khỏi những trò chơi giải trí trên mạng xã hội để đọc những cuốn sách hay. Những học sinh đọc được nhiều sách sẽ được ban thư viện khen ngợi trên trang fanpage hoặc vào tiết chào cờ sáng thứ 2. Một số giáo viên bộ môn Ngữ văn đã thống kê lại những học sinh tiêu biểu để thưởng điểm chuyên cần. Vì vậy, thời gian vừa qua, khi thư viện học sinh được thành lập, các em đã đến gần hơn với những chân trời tri thức. Đối với các trường THPT trên địa bàn, việc mở một không gian đọc như ở THPT Yên Thành 3 là một điều cần thiết và mang lại hiệu quả cao. 9
- Hình 4:Sách trong thư viện ngày một Hình 5: Học sinh vào thư viện đọc cuối đa dạng mỗi buổi học thêm Đặc biệt, thư viện đã triển khai góc cà phê sách dành cho cán bộ giáo viên trong trường. Kinh phí mua cà phê và một số vật dụng cần thiết được cán bộ giáo viên nhà trường ủng hộ gây quỹ. Hành động thiết thực và sáng tạo này đã tạo không gian mới cho CBGV trong giờ trống tiết. Bởi trường THPT Yên Thành 3 đóng trên địa bàn miền núi, các giáo viên hầu hết ở xuôi, nhà xa trường nên những lúc trống nhiều tiết liên tục rất cần có không gian làm việc hoặc thư giãn phù hợp. Thư viện được mở ra vừa đáp ứng nhu cầu đó, vừa giúp CBGV tìm thấy những cuốn sách giúp ích cho việc nâng cao chuyên môn của mình. Như vậy, không chỉ học sinh mà giáo viên cũng tìm thấy niềm vui trong khi đọc sách, báo và các loại tài liệu quan trọng khác. 10
- Hình 6: Một số CBGV ủng hộ cà phê cho thư viện Hình 7: Góc cà phê sách thu hút nhiều giáo viên Kết quả, sau khi mở cửa, thư viện học sinh đã tiếp đón rất nhiều lượt mượn trả sách của cán bộ giáo viên và học sinh. Theo thống kê, đã có hơn 70% học sinh toàn trường cảm thấy có hứng thú với việc đọc sách và trên 90% học sinh đã từng vào thư viện để đọc. Đây là một giải pháp hữu ích có thể áp dụng được với tất cả các trường THPT trên toàn tỉnh. 2.2. Tổ chức các dự án phát triển văn hóa đọc 2.2.1. Dự án "Đổi sách lấy cây" Đây là một dự án đơn giản nhưng thu hút được nhiều học sinh tham gia. Dự án được triển khai với quy mô rộng trong toàn trường và tất cả các khối lớp. Ban thư viện sẽ phối hợp với đội tình nguyện "Sức trẻ" của Đoàn trường THPT Yên Thành 3 để xây dựng kế hoạch và tổ chức dự án. Xây dựng kế hoạch và nhiệm vụ: Thời gian Kế hoạch và nhiệm vụ Thành viên chịu trách nhiệm Đầu năm học Thu gom giấy loại để gây Đội tình nguyện "Sức (tháng 10, tháng quỹ, mua các vật dụng trồng trẻ" 11) cây xanh, tiến hành trồng và chăm sóc cây trong chậu. 11
- Giữa năm học (từ Đem cây xanh trưng bày trong Ban thư viện (Cô Ngô tháng 12 trở đi) phòng thư viện học sinh để Linh, cô Hải Ngọc, cô tiến hành đổi sách lấy cây. Thùy Dung) kết hợp với một số thành viên đội tình nguyện trực. Cuối năm học Tổng kết dự án, khen thưởng Tất cả các thành viên (tháng 5) cho những cá nhân hoạt động trong dự án. nhiệt huyết và lên kế hoạch cho năm học tiếp theo. Cách thức triển khai: Mỗi tuần, vào chiều thứ 7, đội tình nguyện Sức trẻ sẽ mang số chậu cây trồng được đến thư viện. Các em học sinh sẽ mang những cuốn sách mình có đến để đổi lấy một cây xanh. Quy định đổi sách: + Đối với truyện tranh thiếu nhi, báo, tạp chí: 2 quyển trở lên đổi 1 cây xanh. + Đối với truyện văn học, tiểu thuyết, tác phẩm nước ngoài hay những sách nghiên cứu khoa học khác: 1 quyển đổi 1 cây xanh. + Đối với những tác phẩm, những cuốn sách quý: được lựa chọn 2 cây xanh tùy thích. + Học sinh đã đổi sách lấy cây trên 2 lần cho phép được lựa chọn hình thức quy đổi tiếp theo: Có thể đổi sách lấy cây hoặc lấy một cuốn sách bất kỳ trong số sách đã được các học sinh khác trao đổi. Số sách mang đến để đổi lấy cây xanh sẽ tiếp tục bổ sung cho nguồn tư liệu của thư viện. Sau quá trình triển khai dự án, vào năm học 2020 – 2021, thư viện học sinh đã nhận được tổng số 112 quyển sách bao gồm tất cả các thể loại từ dự án Đổi sách lấy cây. Cụ thể: Các loại sách Truyện tranh Truyện văn học, Các loại sách quý thiếu nhi, báo, tạp tiểu thuyết, các (sách từ xưa, chí sách nghiên cứu sách đã ngừng khoa học, sách xuất bản, sách nhân văn,… không bán) Khối 10 15 26 2 Khối 11 27 10 1 Khối 12 10 20 1 Tổng 52 56 4 Khen thưởng một số cá nhân xuất sắc: Đội tình nguyện "Sức trẻ": Phan Thị Chi 11A1 12
- Nguyễn Thị Hằng 10A1 Trần Thị Hồng Minh 12A1 Học sinh thường xuyên đổi sách lấy cây: Nguyễn Thúy Hằng 11A2 Nguyễn Thái Hằng 11A2 Nguyễn Văn Duy 11A4 Trần Thị Mai 12A4 Phan Thị Minh 10A1 Dự án "Đổi sách lấy cây" có cách thức tổ chức và hoạt động rất đơn giản, dễ làm và đem lại hiệu quả cao đối với học sinh trường THPT Yên Thành 3. Giải pháp có thể áp dụng được cho tất cả học sinh các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh nói riêng và các trường phổ thông trên cả nước nói chung. Hình 8: Học sinh sách lấy cây Hình 9: Học sinh đổi nhiều sách sẽ được tuyên dương 2.2.2. Dự án "Thiết kế bìa sách" Đây là một dự án nhỏ có thể tổ chức 1 đến 2 lần trong 1 năm học, hoặc có thể linh hoạt tổ chức thường xuyên theo các chủ đề cụ thể để khơi gợi khả năng sáng tạo của học sinh. Muốn thiết kế được một bìa sách hấp dẫn, có ý nghĩa, học sinh bắt buộc phải đọc trước cuốn sách mà mình lựa chọn sẽ thiết kế bìa. Vì vậy, mỗi bài dự thi sẽ đảm bảo cho học sinh vừa tích lũy kiến thức, vừa bồi dưỡng kỹ năng đọc, 13
- rèn luyện văn hóa đọc, vừa phát huy tinh thần sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng cho học sinh. Xây dựng kế hoạch và triển khai dự án: Hoạt động Thành phần Nhiệm vụ Lên chủ đề mỗi tháng Ban tổ chức dự án Lên chủ đề mỗi tháng để (ban thư viện + đoàn học sinh lựa chọn thiết trường) kế bìa sách Phổ biến dự án Ban thư viện + Tình Phổ biến kế hoạch cho nguyện viên đoàn các khối, lớp để chuẩn trường bị ý tưởng, dụng cụ cho việc thiết kế. Thiết kế bìa sách Học sinh các khối, Thiết kế bìa sách theo lớp chủ đề trên khổ giấy A4, nạp lại cho ban tổ chức Tập hợp các bìa sách đã Ban tổ chức Tập hợp các bìa sách, thiết kế, nghiệm thu kết chấm và công bố kết quả quả Kết quả thực hiện: Mỗi tháng, ban tổ chức dự án sẽ lựa chọn một vài mẫu bìa xuất sắc nhất. Những mẫu bìa này sẽ được trưng bày tại phòng đọc học sinh, giúp các em lấy cảm hứng cho việc tìm tòi, khám phá tri thức và thực hiện việc giới thiệu sách. Số khối lớp tham gia thiết kế bìa sách trong năm học vừa qua đạt 100%. 14
- Hình 10: Bìa sách do học sinh tự thiết kế trong chủ đề "Tiểu thuyết gối đầu" 2.2.3. Dự án "Mỗi tuần một cuốn sách" Người thực hiện dự án: Lớp trực tuần Công việc cụ thể: Thời gian Người thực Nhiệm vụ cụ thể thực hiện hiện Thứ 2 đầu Học sinh lớp Ở bảng tin trước cổng trường, tuần trực tuần học sinh lớp trực sẽ giới thiệu một cuốn sách bằng nhiều hình thức: viết lời giới thiệu, lời tựa, trích dẫn những câu nói hay trong cuốn sách. Lưu ý: Có thể triển khai "Mỗi ngày một cuốn sách" hoặc "Mỗi tuần một cuốn sách". Thứ 7 cuối Học sinh lớp Đặt câu hỏi cho lớp trực tiếp tuần trực theo để trả lời vào thứ 2 tuần kế tiếp. Thứ 2 tuần Lớp trực tiếp Trả lời câu hỏi của lớp trực tiếp theo trước đó và giới thiệu tiếp một cuốn sách (không trùng lặp so với các lớp trước đó. Nếu cả 2 lớp đều hoàn thành 15
- tốt nhiệm vụ mỗi giờ chào cờ đầu tuần sẽ được tuyên dương. Nếu không trả lời được câu hỏi của lớp trực trước đó hoặc không giới thiệu được sách, lớp trực sẽ phải tặng cho thư viện học sinh một cuốn sách. Kết quả thực hiện: Đối với lớp trực tuần: học sinh hăng hái tham gia đọc sách, giới thiệu sách, tìm hiểu câu hỏi và trả lời câu hỏi liên quan đến sách. Học sinh toàn trường: được lĩnh hội thêm nhiều thông tin mới mẻ, thú vị, tạo hứng thú cho việc đọc sách. Đây là một dự án không phải quy mô lớn nhưng có thể triển khai một cách dài hơi trong các năm học. Hầu hết, cả giáo viên chủ nhiệm, học sinh lớp trực đều hăng hái tham gia. Dự án đặc biệt gây được hiệu ứng với đa số học sinh toàn trường bởi sự hấp dẫn, thú vị và tính mới mẻ của nó. Dự án có rất nhiều ưu điểm: dễ thực hiện, không tiêu tốn thời gian, quy mô rộng, không tốn kém kinh phí,… Nhìn chung, dự án này phù hợp với tất cả các học sinh ở mọi vùng miền, đặc biệt đối với trường có điều kiện kinh tế khó khăn nhưng giàu lòng hiếu học như THPT Yên Thành 3. Hình 11: "Mỗi tuần một cuốn sách" – Đắc nhân tâm – chi đoàn 12A1 16
- 2.3. Tổ chức và tham gia một số cuộc thi 2.3.1. Tham gia "Đại sứ văn hóa đọc" Đây là cuộc thi do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức, nhà trường yêu cầu tất cả các học sinh phải tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Đoàn trường kết hợp với Nhóm Ngữ văn động viên, hướng dẫn học sinh tham gia. Những năm vừa qua, trường luôn đạt chỉ tiêu về số lượng bài viết tham dự. Tuy những bài viết của các em chưa may mắn đạt giải nhưng điều đó đã một phần giúp các em có hứng thú và thời gian để đọc và viết. Từ đó, các em cũng hình thành được năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề. Trong năm học 2021 – 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có công văn về việc tổ chức cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Nghệ An lần thứ 4, năm 2022. Hi vọng, dưới sự hướng dẫn, đốc thúc của cán bộ giáo viên nhà trường, các em sẽ có được những sản phẩm gây ấn tượng. Hình 13: Bài dự thi đại sứ văn hóa đọc của học sinh Hình 12: Công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo về cuộc thi 17
- 2.3.2. Tổ chức cuộc thi "Làm video clip giới thiệu sách" Cuộc thi làm video giới thiệu sách được ban thư viện phối hợp với đoàn trường tổ chức. Trong điều kiện dịch bệnh cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc tổ chức cuộc thi " Làm video clip giới thiệu sách" đã mang lại hiệu quả cao trong việc lan tỏa văn hóa đọc tới các học sinh. Bên cạnh việc phải tìm kiếm, khám phá để hiểu những tri thức trong cuốn sách mình lựa chọn, học sinh còn phải nghiên cứu, tìm tòi các ứng dụng để làm video. Trong quá trình đó, các em sẽ vừa được lĩnh hội kiến thức, vừa được bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Thể lệ cuộc thi: Đối tượng tham gia: Các chi đoàn trong trường (bao gồm 27 lớp) Hình thức: tham gia trực tuyến (học sinh gửi video về gmail của ban thư viện hoặc tải lên google drive, sau đó gửi đường link cho ban giám khảo Nội dung: giới thiệu một cuốn sách có ý nghĩa (cuốn sách thay đổi cuộc đời) Thời gian: không quá 5 phút Ban giám khảo chấm: Ban thư viện phối hợp với giáo viên bộ môn Ngữ văn 18
- Hình 14: Một hình ảnh trong bài dự thi của lớp 12A2 Kết quả, 100% chi đoàn tham gia, trong đó mỗi khối có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải 3 và 3 giải khuyến khích. Video giới thiệu sách hay sẽ được đăng lên trang đoàn trường hoặc trang web nhà trường. Hiệu ứng của cuộc thi cũng được lan tỏa đến mọi đối tượng. 2.3.3. Tổ chức cuộc thi "Sáng tạo một cuốn sách của mình" Cuộc thi "Sáng tạo một cuốn sách của mình" có thể tổ chức cho tất cả 3 khối lớp. Mặc dù cuộc thi có quy mô toàn trường nhưng chủ yếu đối tượng tham gia sẽ là cá nhân những học sinh có năng khiếu, có hứng thú và đam mê, đặc biệt là học sinh có năng lực ngôn ngữ thuộc khối C và D. Để đánh giá kết quả, Ban thư viện và nhóm Ngữ văn cần có sự phối hợp để đánh giá, thẩm định. Mục đích chủ yếu của cuộc thi là giúp học sinh phát triển tài năng, năng khiếu, thỏa sức thể hiện đam mê, vì vậy không nên đặt yêu cầu quá khắt khe trong bước đánh giá kết quả. Ban tổ chức cuộc thi cần ghi nhận các ý tưởng mới của học trò, công nhận thành quả của các em. Kế hoạch và thể lệ cuộc thi: Kế hoạch: Công việc cụ thể Người thực Nhiệm vụ cụ thể hiện 19
- Phổ biến cuộc thi Ban thư viện Đăng tải thông tin cuộc thi lên trang fanpage Thư viện học sinh trường THPT Yên Thành 3 hoặc phổ biến trực tiếp đến từng lớp khối qua tờ rơi thông báo. Sáng tạo sách Học sinh các Học sinh sáng tạo sách tự chọn, khối lớp tuy nhiên phải trong khuôn khổ, không được vi phạm các giá trị thẩm mĩ, đạo đức của dân tộc. Có thể là "Tự truyện" hoặc tiểu thuyết, truyện ngắn, tuyển tập thơ,… Thẩm định kết quả Ban thư viện kết Đánh giá, nhận xét các tác phẩm hợp nhóm Ngữ tham dự của học trò. văn (gồm đồng chí Nguyễn Thủy, đồng chí Ngô Linh, đồng chí Lương Trang, đồng chí Biên) Thể lệ cuộc thi: Đối với thí sinh tham dự: Sáng tác một tác phẩm thuộc tất cả các thể loại, đặc biệt là một số thể loại văn học như tự truyện, truyện ngắn, tiểu thuyết, tập thơ,… hoặc một số truyện tranh, báo ảnh,… gửi về ban tổ chức. Bài dự thi không giới hạn về dung lượng, không yêu cầu về khổ giấy và tự do về hình thức. Tuy nhiên, về mặt nội dung, không được phép đạo nhái những tác phẩm đã có và cần tuân theo những giá trị thẩm mĩ, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Học sinh tham gia dự thi cuộc thi gửi 1 bản cứng trực tiếp cho đồng chí phụ trách Ngô Thị Thùy Linh và 01 bản mềm qua email: banthuvienhsyt3@gmail.com Đối với ban giám khảo: Cần đánh giá, nhận xét công bằng, khách quan và minh bạch. Kết quả được công bố trước trường. Đối với ban tổ chức: Cần cẩn thận trong các khâu tổ chức và khen thưởng học trò. Đối với những tác phẩm xuất sắc, ban tổ chức có thể tặng bằng khen và xuất bản một bản cứng đẹp để trưng bày trong thư viện học sinh. Kết quả, năm học vừa qua, có 2 tác phẩm xuất sắc đạt giải đặc biệt: Báo ảnh Kỉ niệm 20 năm thành lập trường do chi đoàn GVCB tham dự Tập thơ "Tuổi học trò" của học sinh Nguyễn Văn Duy 11A4 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lý phòng máy tính trong nhà trường
29 p | 279 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của số phức trong giải toán Đại số và Hình học chương trình THPT
22 p | 179 | 25
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải nhanh bài tập dao động điều hòa của con lắc lò xo
24 p | 45 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao)
24 p | 139 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức phần Sinh học tế bào – Sinh học 10, chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh Linh
23 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một vài kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi Địa lí lớp 12
20 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số định hướng giải phương trình lượng giác - Phan Trọng Vĩ
29 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học sinh THPT Thừa Lưu
26 p | 35 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn bóng chuyền lớp 11
23 p | 73 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp quản lí và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy online môn Hóa học ở trường THPT
47 p | 11 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn