intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp liên kết với doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giải pháp liên kết với doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4" tập trung nghiên cứu một số giải pháp liên kết với doanh nghiệp du lịch để có thể nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành dưới tác động cách mạng 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp liên kết với doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4

  1. GIẢI PHÁP LIÊN KẾT VỚI DOANH NGHIỆP DU LỊCH NHẰM ... NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhâm1 Tóm tắt: Muốn đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành dưới tác động của cách mạng 4.0 trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi các trường phải nghiên cứu đến việc liên kết với doanh nghiệp du lịch trong quá trình đào tạo, đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Liên kết với doanh nghiệp du lịch sẽ giúp cho đào tạo sinh viên được sát với thực tế, tránh việc sinh viên ra trường không có việc làm trong khi doanh nghiệp thì khó tuyển dụng được người phù hợp. Bài viết này tập trung nghiên cứu một số giải pháp liên kết với doanh nghiệp du lịch để có thể nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành dưới tác động cách mạng 4.0 Từ khóa: Cách mạng 4.0, nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành Quản trị dịch vụ du lich và lữ hành, liên kết doanh nghiệp du lịch. TOURIST BUSINESS ASSOCIATE SOLUTION IS AIMED TO ENHANCE THE QUALITY OF TRAINING TOURIST AND TRAVEL SERVICES MANAGEMENT THE 4T INDUSTRIAL REVOLUTION Abstract: Universities that want to train high-quality human resources in tourism and travel service management under the impact of the 4.0 revolution in the current period require schools to research a connection with tourism businesses. schedule during the training process, this is an important and urgent task. Linking with tourism businesses will help keep student training close to reality, avoiding students graduating without jobs while businesses have difficulty recruiting suitable people. This article focuses on researching some solutions to link with tourism businesses to improve the quality of human resource training in the field of Travel and Tourism Service Administration under the impact of the 4.0 revolution. 1 Học viện Phụ nữ Việt Nam – Phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh E.mail: nguyenthihongnham@gmail.com
  2. Giải pháp liên kết với doanh nghiệp du lịch nhằm... 221 Key words: Industry 4.0, high performance human resources, linking tourism businesses, Travel and Tourism Service Management 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng công nghiệp 4.0 trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi người lao động phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất. Trong ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay, có một thực trạng là sinh viên du lịch nói chung và sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nói riêng tốt nghiệp ra trường chỉ có một bộ phận nhỏ đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp du lịch. Và khi doanh nghiệp du lịch cần nhân sự đáp ứng được yêu cầu cao của mình thì tìm kiếm rất khó khăn. Nguyên nhân là việc đào tạo trong một số trường hiện nay vẫn chưa gắn với nhu cầu xã hội, sinh viên ra trường thiếu nhiều kỹ năng mềm... Để giải quyết bài toán này, nhà trường và doanh nghiệp du lịch cần liên kết hợp tác chặt chẽ trong việc đào tạo. Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là điều có ý nghĩa rất quan trọng. Mô hình đào tạo theo hướng ứng dụng giúp sinh viên được việc giảm bớt thời gian học lý thuyết hàn lâm, tăng cơ hội thực hành, trải nghiệm thực tế đúng ngành, đúng nghề giúp sinh viên có cơ hội nghề nghiệp rộng mở ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là mô hình đào tạo với sự kết hợp tương quan giữa Nhà trường – Doanh nghiệp – Sinh viên tạo ra những công dân toàn cầu, có trình độ cao, chuyên môn giỏi, giàu ý thức, trách nhiệm, sẵn sàng đương đầu với thử thách… đáp ứng hoàn toàn nhu cầu nhân sự của mọi doanh nghiệp hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đề xuất “Giải pháp liên kết với doanh nghiệp du lịch nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Mối quan hệ liên kết hợp tác đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được hiểu là những giao dịch giữa các trường đại học và các tổ chức sản
  3. 222 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... xuất kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Đẩy mạnh việc hợp tác này và khai thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ những khó khăn về tài chính và giúp các doanh nghiệp đạt được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trong thị trường năng động ngày nay, đồng thời đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động. Hợp tác đào tạo giữa các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trên thế giới và được đánh giá là rất quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sinh viên được đào tạo từ nhà trường, đồng thời là nguồn nhân lực chất lượng đầu vào của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay thiếu đội ngũ lao động có kỹ năng làm việc, phải trải qua một thời gian đào tạo lại mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ và được sự quan tâm của nhà trường cũng như các doanh nghiệp bằng việc tận dụng các lợi thế của nhau vì sự tồn tại và phát triển bền vững chung, đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhà trường. Trong lĩnh vực du lịch, chương trình đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành của các trường thường định hướng sinh viên sau khi học xong ra có thể làm việc tại các doanh nghiệp du lịch ở các vị trí như Hướng dẫn viên, Điều hành tour, Sales tour … Do đó, kiến thức đào tạo rất rộng và mang tính tổng hợp cao. Trong khi đó, doanh nghiệp du lịch khi tuyển dụng nhân sự thì tuyển theo công việc cụ thể với những kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ cho vị trí công việc đó. Ví dụ như một công ty du lịch cần tuyển nhân viên Saler tour nội địa thì họ cần kiến thức và kỹ năng về Sales của ứng viên chứ không đặt nặng yêu cầu về ngoại ngữ. Điều này, cho thấy nhà trường phải có cái nhìn cụ thể và chi tiết trong hoạt động liên kết với từng doanh nghiệp cụ thể để có chương trình liên kết đào tạo phù hợp. 2.2. Các hình thức liên kết hợp tác đào tạo hiện nay giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch + Hợp tác trong nghiên cứu: Đây là hình thức hợp tác cao nhất giữa nhà trường và doanh nghiệp. Mục đích của sự hợp tác này là
  4. Giải pháp liên kết với doanh nghiệp du lịch nhằm... 223 đạt đến sự hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của Nhà trường, thực hiện các dự án liên kết mà Nhà trường và các doanh nghiệp cùng tiến hành. + Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu: Đây là quá trình chuyển giao công nghệ. Để có thể đẩy mạnh hình thức hợp tác này cần phải củng cố bộ khung thể chế bảo đảm trong thực tế quyền sở hữu trí tuệ. Hoạt động này thường tập trung ở những người đang có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyên ngành của họ. + Thúc đẩy khả năng lưu chuyển của sinh viên: bằng cách đưa sinh viên đi thực tập và tạo ra cơ hội giao lưu để họ có thể trải nghiệm nhiều khía cạnh phong phú của thế giới bên ngoài nhà trường. Tăng cường phối hợp với phòng nhân sự của các công ty, doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên đến với thế giới việc làm. + Thúc đẩy sự vận động, lưu chuyển: Khuyến khích những hoạt động giao lưu hay hợp đồng làm việc ngắn hạn của Nhà trường trong các doanh nghiệp nhằm xây dựng quan hệ, chia sẻ quan điểm và nắm bắt thực tế. + Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo: Nâng cao chất lượng đào tạo và giúp sinh viên thích ứng tốt với đòi hỏi của thị trường lao động. Cần khuyến khích sự tham gia của giới doanh nghiệp vào việc xây dựng và cập nhật chương trình của nhà trường, thông qua các cuộc thảo luận và trao đổi thông tin. + Tham gia quản trị nhà trường: Tăng cường sự tham gia của giới doanh nghiệp vào quá trình ra quyết định ở tầm lãnh đạo của nhà trường. Mời những người thành đạt trong giới doanh nghiệp tham gia vào Hội đồng trường. Họ sẽ giúp ích nhà trường rất nhiều đặc biệt là về chiến lược phát triển. 2.3. Hoạt động liên kết với doanh nghiệp du lịch trong đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh trong đời sống xã hội, trong đó đặc biệt
  5. 224 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... không thể thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch trong hoạt động đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là một công việc rất quan trọng giúp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực du lịch để đáp ứng với sự phát triển của nền kinh tế và yêu cầu của xã hội theo hướng ứng dụng: + Về cơ hội việc làm: Nhiều tập đoàn hay tổ chức lớn hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện nay vẫn ưu tiên đánh giá cao hơn đối với các ứng viên đến tuyển dụng có kiến thức ứng dụng thực tiễn nghề du lịch, cơ hội việc làm cũng vì thế tăng lên nhiều hơn. + Về khả năng cạnh tranh tại nơi làm việc: Những ứng viên có trình độ và năng lực thực tiễn nghề nghiệp du lịch luôn được các nhà tuyển dụng chú ý hơn và được cân nhắc để đào tạo nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thời đại số hoặc thăng chức. + Mở rộng mối quan hệ: Trong thời gian học tập chương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, sinh viên có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp đối với các doanh nghiệp, với các anh chị và bạn bè là cựu sinh viên, do đó có cơ hội học hỏi thêm nhiều kiến thức hơn, cũng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch trong hoạt động đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, bao gồm công việc như sau: - Doanh nghiệp tư vấn chương trình đào tạo trường: doanh nghiệp tư vấn cho trường về các yêu cầu của doanh nghiệp đối với chuẩn đầu ra của sinh viên ngành du lịch nói chung và ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nói riêng cũng như tư vấn cho nhà trường các xu hướng mới nhất của thị trường du lịch trong nước và quốc tế. - Doanh nghiệp phối hợp trong việc đào tạo sinh viên trong thời gian học tập cùng nhà trường. Đối với quá trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, doanh nghiệp có thể phối hợp với nhà trường trong việc dạy sinh viên qua các nội dung và chủ đề gắn với thực tiễn hoạt động kinh doanh và phục vụ khách du lịch nội địa hoặc quốc tế.
  6. Giải pháp liên kết với doanh nghiệp du lịch nhằm... 225 - Doanh nghiệp hỗ trợ cơ sở thực tập cho sinh viên: quá trình thực tập giúp sinh viên có thể vận dụng các kiến thức, kỹ năng được học tại nhà trường và hòa nhập tốt với môi trường làm việc tại doanh nghiệp cũng như ngành du lịch trong tương lai. - Doanh nghiệp tham gia các hoạt động khác như: đóng góp vào quỹ khuyến học, trao học bổng, tham gia tài trợ các cuộc thi và sân chơi cho sinh viên thiết thực, bổ ích, gắn liền với ngành nghề du lịch. 2.4. Những khó khăn, rào cản trong việc liên kết hợp tác đào tạo với doanh nghiệp du lịch trong đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Hiện nay, việc hợp tác đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong việc hợp tác đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành còn vướng những khó khăn, rào cản như sau: * Đối với Nhà trường: - Hoạt động liên kết với doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân như ít có mối quan hệ với các doanh nghiệp bên ngoài, kinh nghiệm hợp tác còn hạn chế dẫn tới việc liên kết với doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn. - Nhà trường chưa có chính sách hỗ trợ về tài chính cho hoạt động tổ chức liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong khi các hoạt động liên kết này cần rất nhiều nguồn lực để triển khai. Nguồn quỹ cho hoạt động liên kết từ nhà trường chưa có nhiều, trong khi các hoạt động tổ chức hợp tác, sự kiện để tăng cường mối quan hệ Nhà trường – Doanh nghiệp luôn cần nhiều kinh phí. Điều này dẫn tới khó khăn trong sự kết hợp, mở rộng mối quan hệ hợp tác hai bên. * Đối với các doanh nghiệp du lịch: - Doanh nghiệp chưa thấy rõ được lợi ích khi thực hiện liên kết. - Nhiều doanh nghiệp còn e ngại việc cho sinh viên thực tập vì sợ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và phục vụ khách du lịch. - Doanh nghiệp chưa có nguồn lực để phụ trách việc liên kết.
  7. 226 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 2.5. Một số giải pháp đẩy mạnh việc liên kết hợp tác đào tạo với doanh nghiệp du lịch trong đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành * Đối với Nhà trường: - Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có chuyên môn cao, đạo đức tốt, đoàn kết và gắn bó với trường. Thường xuyên tăng cường chất lượng đội ngũ qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tham quan, liên kết đào tạo..., phát huy cao nhất năng lực của đội ngũ đáp ứng yêu cầu quản lý đào tạo theo yêu cầu. - Cần tích cực tìm kiếm các mối quan hệ với doanh nghiệp, phối hợp xúc tiến, thúc đẩy quan hệ liên kết doanh nghiệp du lịch. - Giải quyết vấn đề nguồn tài chính cho quá trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Nhà trường nên tận dụng mối quan hệ với doanh nghiệp du lịch dựa vào việc phát động tài trợ học bổng cho sinh viên giỏi, ký kết các hợp đồng tư vấn, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực du lịch. - Chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xây dựng có sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch, được cập nhật các công nghệ mới và chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài. Mời đại diện doanh nghiệp du lịch cùng tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo sao cho phù hợp với tình hình thực tế để sinh viên có thể nắm bắt được nội dung bài học và vận dụng hiệu quả nhất, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. - Ưu tiên tuyển dụng những giảng viên có kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp du lịch, xây dựng tiêu chuẩn đứng lớp đối với giảng viên như căn cứ vào trình độ chuyên môn, chuyên ngành, kinh nghiệm thực tế nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch. - Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của doanh nghiệp về chương trình đào tạo ít nhất 1 lần/năm; Xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp, công ty lữ hành để đưa sinh viên đi học Học kỳ doanh nghiệp. Làm tốt công tác tư vấn đưa sinh viên đi thực tập tốt nghiệp và giới thiệu việc làm sau khi ra trường; - Hoàn thiện chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành theo ký kết thoả thuận hợp tác với doanh nghiệp (đào tạo song hành, đào tạo kép, đào tạo theo nhu cầu).
  8. Giải pháp liên kết với doanh nghiệp du lịch nhằm... 227 - Mời chuyên gia đến từ doanh nghiệp và các thành viên hiệp hội nghề nghiệp du lịch của địa phương, của quốc gia tham gia các hội đồng tư vấn ngành nghề du lịch tại trường. - Thực hiện khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp du lịch về người học và chương trình đào tạo trước khi kết thúc thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp. - Định kỳ tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi của nhà tuyển dụng về người học và chương trình đào tạo bằng nhiều hình thức như tổ chức ngày hội việc làm... - Ứng dụng mô hình đào tạo “kép”, đào tạo “song hành” đối với ngành gành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: người học có cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, thực tập, được rèn luyện chuyên môn và các kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc; về phía nhà trường sẽ giảm bớt áp lực đầu tư thiết bị có giá trị lớn chưa thể trang bị ngay do hạn chế về kinh phí, giảng viên được bổ sung kiến thức thực hành từ các chuyên gia, chương trình đào tạo có thời gian đào tạo thực hành tại doanh nghiệp, nên góp phần giải quyết việc thiếu hụt giảng viên có kinh nghiệm thực tế; doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo trực tiếp nguồn nhân lực sẽ thoả mãn các điều kiện mà họ mong muốn và sinh viên ra trường sẽ trở thành nguồn tuyển dụng của doanh nghiệp. - Thường xuyên liên lạc với những cựu sinh viên đang làm việc tại doanh nghiệp du lịch để trao đổi kinh nghiệm, khảo sát thường xuyên để tiếp nhận những phản ánh về kiến thức và lao động thực tế, từ đó điều chỉnh chương trình đào tạo cũng như khai thác thông tin về nhu cầu việc làm, thực tập, học tập, … từ đó xây dựng chiến lược dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực nhằm đảm bảo gắn chặt giữa đào tạo với sử dụng. - Xây dựng chương trình học tập bao gồm các hình thức như thực hiện học kỳ doanh nghiệp, tăng cường thực tập sinh, phối hợp thực hiện một số tín chỉ chuyên sâu vào lĩnh vực của doanh nghiệp du lịch. *Đối với doanh nghiệp du lịch - Các doanh nghiệp du lịch có thể tham gia Hội đồng chấm khoá luận tốt nghiệp, tham gia giảng dạy một số học phần hoặc
  9. 228 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... chuyên đề của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hànhphù hợp với năng lực và thế mạnh của mình. - Tham gia các Hội nghị giao lưu doanh nghiệp và sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trao đổi kinh nghiệm giữa lý thuyết với thực tiễn. Những buổi giao lưu này sẽ giúp sinh viên nâng cao được kỹ năng mềm, có những định hướng về nghề nghiệp sau khi ra trường. - Doanh nghiệp tạo điều kiện để giảng viên, sinh viên tham gia chia sẻ các kinh nghiệm thực tế, các nội dung về thực hành giải quyết vấn đề, đào tạo kỹ năng mềm,…từ đó, doanh nghiệp không mất nhiều thời gian để tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp và không mất chi phí để đào tạo lại. - Ngoài các hoạt động trên, các doanh nghiệp có thể đóng góp vào quá trình đào tạo sinh viên thông qua các hoạt động như đóng góp vào quỹ khuyến học, trao học bổng, tham gia tài trợ các cuộc thi và sân chơi cho sinh viên, cùng kết hợp nhà trường đánh giá sinh viên. 3. KẾT LUẬN Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi Việt Nam phải có được nguồn nhân lực chất lượng cao. Để làm được điều này, các trường đại học và cao đẳng bắt buộc phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng những đòi hỏi của Cách mạng công nghiệp 4.0. Với những biến đổi trong thị trường lao động du lịch Việt Nam, buộc các cơ sở đào tạo phải thay đổi tư duy trong công tác giáo dục, đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho thị trường du lịch. Một trong số những giải pháp hiệu quả nhất chính là mở rộng liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo. Đặc biệt, để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thì cần chú trọng mở rộng liên kết, đổi mới chương trình học theo nhu cầu của doanh nghiệp du lịch và đưa sinh viên đến học tập và thực hành tại các vị trí việc làm cụ thể trong doanh nghiệp. Một khi đã có mạng lưới liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp thì chắc chắn hoạt động đào
  10. Giải pháp liên kết với doanh nghiệp du lịch nhằm... 229 tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trong nhà trường có thể chủ động nắm bắt thị trường và xây dựng chiến lược đào tạo hiệu quả, và ngày càng nâng cao vị trí, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đóng góp vào nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành du lịch Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. D. C. Brooks and M. McCormack, (June 2020), Driving Digital Transformation in Higher Education, EDUCAUSE, Louisville. 2. Đinh Văn Toàn (2016), “Hợp tác đại học doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và kinh doanh, 4(32), 69–80. 3. Phạm Thị Thùy Trang, Bùi Thị Thúy, Nguyễn Thị Thu Thủy, Hoàng Trọng Hùng (2019), Thúc đẩy hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại Đại học kinh tế, Đại học Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, Số 5A, tr. 79–91. 4. Phạm Văn Quân (2019), Xây dựng mô hình liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo. https://gdnn.edu.vn/giao-duc-nghe-nghiep/xay-dung- mo-hinh-lien-ket-nha-truongdoanh-nghiep-trong-dao-tao-va- nghien-cuu-khoa-hoc-tai-cac-co-so-dao-tao-199.html. [Ngày truy cập: ngày 11 tháng 10 năm 2023]. 5. Hoàng Thanh Huyền, Phạm Thị Minh Thảo (2019). Đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học. Quản trị ngân hàng và doanh nghiệp. 6. Quốc hội (2018). Luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học, số 34/201. 7. Trần Thị Kim Anh và Trần Tú Uyên (2020). “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàn tham gia hợp tác Doanh nghiệp - Cơ sở giáo dục đại học”. Tạp chí Giáo dục, số 489, tr 1-8. 8. Nguyễn Kim Dung và Phạm Thị Hương (2017). Thực trạng hợp tác của các trường đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học, 14 (4), 29.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2