Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CHO XOÀI<br />
CÁT HÒA LỘC, TỈNH TIỀN GIANG THEO CÁCH TIẾN CẬN<br />
TỪ QUAN ĐIỂM CỦA KHÁCH HÀNG<br />
Nguyễn Quốc Nghi*, Lê Thị Diệu Hiền**, Võ Thị Phương Truyền***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đề xuất giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh (LTCT)<br />
cho xoài cát Hòa Lộc (XCHL) của tỉnh Tiền Giang theo cách tiếp cận từ quan điểm của khách hàng.<br />
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ 419 khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần<br />
Thơ và tỉnh Tiền Giang. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho thấy, có 5 nhân tố<br />
tác động đến LTCT của XCHL là thương hiệu, phân phối, đặc tính sản phẩm, nguồn gốc và bao bì.<br />
Trong đó, đặc tính sản phẩm có tác động mạnh nhất đến LTCTcủa XCHL. Nghiên cứu còn đề cập<br />
đến một số tồn tại ảnh hưởng đến LTCT của XCHL, thông qua đó, các giải pháp được đề xuất nhằm<br />
nâng cao NLCTcho XCHL ở tỉnh Tiền Giang.<br />
Từ khóa: Giải pháp, lợi thế cạnh tranh, Xoài cát Hòa Lộc, tỉnh Tiền Giang<br />
<br />
SOLUTIONS TO ENHANCE THE COMPETITIVE ADVANTAGE OF HOA<br />
LOC SWEET MANGO IN TIEN GIANG PROVINCE APPROACHING FROM<br />
THE VIEW OF CUSTOMERS<br />
ABSTRACT<br />
This study was conducted to propose solutions to enhance the competitive advantage for<br />
Hoa Loc sweet mango in Tien Giang province in approach from the view of customers. Research<br />
data were collected randomly by direct interviews from 419 customers, who have been comsuming<br />
products in Ho Chi Minh city, Can Tho city and Tien Giang province. The structural Equation<br />
modeling (SEM) is used in this study. The study results showed that 5 factors affecting the competitive<br />
advantage of Hoa Loc sweet mango are trademarks, distribution, product feartures, origin and<br />
package. In particular, product features are the most powerful of the competitive advantage of Hoa<br />
Loc sweet mango, through which, the solutions proposed to enhance the competitive advantage for<br />
Hoa Loc sweet mango in Tien Giang province.<br />
Keywords: solutions, competitive advantage, Hoa Loc sweet mango, Tien Giang province<br />
*<br />
<br />
ThS, GV. Trường Đại học Cần Thơ<br />
<br />
78<br />
<br />
Giải pháp nâng cao . . .<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Xoài cát Hòa Lộc là một trong những loại<br />
trái cây đặc sản của vùng đồng bằng sông<br />
Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và của tỉnh<br />
Tiền Giang nói riêng. Từ lâu, XCHL được ưa<br />
chuộng bởi sự hấp dẫn về màu sắc, hương vị<br />
đậm đà lại có giá trị dinh dưỡng cao. Quan<br />
trọng hơn cả, XCHL còn là loại cây trồng<br />
mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân<br />
ở tỉnh Tiền Giang. Do chất lượng thơm ngon<br />
đặc trưng cùng với lợi ích kinh tế vốn có,<br />
XCHL đã được nhân trồng rộng rãi tại một số<br />
vùng như Đồng Tháp, Bến Tre,… Tuy nhiên,<br />
nổi tiếng và đặc trưng nhất vẫn là xoài cát<br />
được trồng tỉnh ở Tiền Giang. Ngày 03 tháng<br />
09 năm 2009, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy<br />
chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00016<br />
theo Quyết định số 1737/QĐ-SHTT cho sản<br />
phẩm XCHL nổi tiếng. Đến nay, XCHL đã<br />
được biết đến ở nhiều thị trường trong cả<br />
nước, đặc biệt loại đặc sản này đã bước đầu<br />
“chinh phục” được những thị trường ngoài<br />
nước như Nhật Bản và một số nước châu Âu.<br />
Tuy nhiên, cho đến nay, thương hiệu XCHL<br />
vẫn chưa được khẳng định đúng với vị thế vốn<br />
có. Cùng với sự cạnh tranh gay gắt của trái<br />
cây ngoại nhập và các loại xoài có nguồn gốc<br />
nước ngoài như xoài Thái, xoài Đài Loan,…<br />
khả năng cạnh tranh của XCHL có vẻ “yếu<br />
thế” hơn ngay trên “sân nhà”. Trong khi trái<br />
cây ngoại nhập luôn thu hút người tiêu dùng<br />
bởi vẻ ngoài sang trọng với mãn nhác, bao bì<br />
đẹp, có thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ rõ<br />
ràng,… thì hầu như “công tác” này lại bị bỏ<br />
ngõ đối với XCHL. Hiện nay ở thị trường nội<br />
địa, XCHL chủ yếu được bày bán ở các chợ,<br />
các quán trái cây ven quốc lộ, số lượng được<br />
tiêu thụ tại siêu thị và trung tâm thương mại<br />
còn hạn chế. Điều quan trọng hơn cả XCHL<br />
<br />
là “đặc sản”được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý<br />
nhưng sản phẩm được bày bán hầu như không<br />
có bao bì, dán nhãn hay logo. Điều này đã làm<br />
ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh thương hiệu<br />
và là một trong các yếu tố làm giảm khả năng<br />
cạnh tranh của XCHL trên thị trường. Như<br />
vậy, làm thế nào để XCHL phát huy được<br />
những lợi thế vốn có và nâng cao khả năng<br />
cạnh tranh? Bài viết này nhằm mục đích đi<br />
tìm câu trả lời cho vấn đề. Kết quả nghiên cứu<br />
và các định hướng giải pháp sẽ là cung cấp<br />
những thông tin hữu ích cho việc phát triển sản<br />
phẩm XCHL trong thời gian tới.<br />
2. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Mô hình nghiên cứu<br />
Theo L. Hsu et al. (2001), các nhân tố<br />
ảnh hưởng đến LTCT của trái cây trong việc<br />
ưu tiên chọn lựa của người tiêu dùng bao<br />
gồm: Nguồn gốc xuất xứ, bao bì, chất lượng,<br />
phân loại, hình dáng mẫu mã, độ tươi, an<br />
toàn, hương vị, ổn định giá cả, khuyến mãi,<br />
giá cả hợp lý và nhãn hiệu sản phẩm. Theo<br />
nghiên cứu của Janaina de Moura Engracia<br />
Giraldi (2012), đối với một mẫu sản phẩm<br />
thì chất lượng sản phẩm phụ thuộc bởi nước<br />
xuất xứ, những khác biệt này phù hợp với<br />
nghiên cứu còn tồn tại các hiệu ứng nguồn<br />
gốc trên nhận thức của người tiêu dùng.<br />
Nghiên cứu của Đỗ Thị Thuý Phương (2008)<br />
đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến LTCT của<br />
sản phẩm là chất lượng, bao bì, chủng loại,<br />
nhãn hiệu, giá cả, phân phối và lưu thông sản<br />
phẩm, quảng cáo, tiếp thị, yểm trợ bán hàng.<br />
Tác giả Trần Sửu (2005) cho rằng các yếu tố<br />
cấu thành LTCT của sản phẩm là chất lượng<br />
sản phẩm, số lượng, chủng loại, kiểu dáng,<br />
màu sắc, bao gói, bao bì, đặc tính kĩ thuật và<br />
giá cả của sản phẩm. Trong đó, chất lượng<br />
79<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
sản phẩm là yếu tố cấu thành quan trọng<br />
hàng đầu của LTCT sản phẩm. Theo Vương<br />
Linh (2006), tùy theo hành vi mua hàng của<br />
khách hàng mà họ có tiêu chí đánh giá khác<br />
nhau để lựa chọn một sản phẩm: Mua theo<br />
giá cả, giá cao đi kèm với chất lượng tốt,<br />
giá cả tác động đến nhu cầu mua sản phẩm<br />
của khách hàng, tính nhạy cảm về giá của<br />
khách hàng. Mua theo thói quen, sản phẩm,<br />
nhãn hiệu và ở những cửa hàng quen thuộc,<br />
chọn các sản phẩm và địa điểm mua có tính<br />
định hướng và tính lặp lại. Mua hàng do các<br />
<br />
yếu tố tác động như hàng quảng cáo, trưng<br />
bày, mẫu sử dụng hay do phương thức đóng<br />
gói. Thông qua khảo các nghiên cứu có liên<br />
quan, đồng thời tác giả sử dụng phương<br />
pháp thảo luận nhóm (nghiên cứu định tính)<br />
với 8 khách hàng am hiểu về các loại xoài<br />
trên thị trường để đề xuất mô hình nghiên<br />
cứu bao gồm 6 nhóm nhân tố tác động đến<br />
LTCTcủa XCHL tiếp cận từ phía khách<br />
hàng, đó là: (1) Nguồn gốc, (2) đặc tính sản<br />
phẩm, (3) giá cả, (4) kênh phân phối, (5)<br />
thương hiệu, (6) Bao bì.<br />
<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
Bảng 1. Diễn giải các biến thành phần<br />
Khái niệm<br />
Giá cả<br />
<br />
Biến quan sát<br />
Sử dụng XCHL thì tiết kiệm hơn các loại xoài khác<br />
Giá cả XCHL ổn định, ít thay đổi hơn những loại xoài khác<br />
Giá cả XCHL hợp lý<br />
80<br />
<br />
MH<br />
gc1<br />
gc2<br />
gc3<br />
<br />
Giải pháp nâng cao . . .<br />
<br />
Nơi trồng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng XCHL<br />
Nguồn gốc XCHL ở Tiền Giang được ưu tiên lựa chọn mua<br />
xuất xứ<br />
Nguồn gốc XCHL ở Tiền Giang ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua<br />
XCHL được trồng ở Tiền Giang thì ngon hơn so với nơi khác<br />
XCHL có hương thơm hấp dẫn<br />
XCHL có vị ngon ngọt đậm đà<br />
Sử dụng XCHL đảm bảo an toàn cho sức khỏe<br />
Đặctính<br />
sản phẩm XCHL có vỏ đẹp, độ chắc thịt cao, kích cỡ đồng đều<br />
XCHL bảo quản được lâu<br />
XCHL có chất lượng đặc trưng so với các loại xoài khác<br />
XCHL có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ điểm bán nào<br />
Kênh<br />
Địa điểm bán XCHL thuận tiện cho việc tìm mua<br />
phân phối<br />
XCHL được bán ở mọi thời điểm (mùa) trong năm<br />
Thích mua hơn nếu XCHL có bao bì<br />
Chất lượng XCHL sẽ được thể hiện qua bao bì<br />
Bao bì<br />
Giá trị của XCHL cao hơn nếu như có bao bì<br />
Giá trị của XCHL cao hơn nếu như có nhãn hiệu, dán tem<br />
Thương hiệu giúp phân biệt XCHL với các loại xoài khác<br />
Thương hiệu Nhờ thương hiệu sẽ dễ dàng tìm mua XCHL<br />
Thương hiệu tạo sự tin tưởng vào chất lượng XCHL<br />
Thương hiệu XCHL ngày càng được khẳng định<br />
Lợi thế cạnh Sẽ mua XCHL với số lượng nhiều hơn<br />
tranh<br />
Sẵn sàng trả thêm tiền để mua XCHL<br />
Tiếp tục chọn mua XCHL khi có nhu cầu<br />
<br />
ng1<br />
ng2<br />
ng3<br />
ng4<br />
sp1<br />
sp2<br />
sp3<br />
sp4<br />
sp5<br />
sp6<br />
pp1<br />
pp2<br />
pp3<br />
bb1<br />
bb2<br />
bb3<br />
bb4<br />
th1<br />
th2<br />
th3<br />
ltct1<br />
ltct2<br />
ltct3<br />
ltct4<br />
<br />
Nguồn: Phác họa của tác giả, 2013<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu<br />
thuận tiện để tiến hành điều tra 419 khách<br />
hàng đã từng sử dụng XCHL ở tỉnh Tiền<br />
Giang tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ và<br />
tỉnh Tiền Giang, trong đó 177 khách hàng ở<br />
TP. Cần Thơ, 169 khách hàng ở TP. Hồ Chí<br />
Minh và 73 khách hàng ở tỉnh Tiền Giang. Tất<br />
cả các thang đo trong nghiên cứu đều ở dạng<br />
thang đo Likert 5 mức độ, với quy ước mức 1<br />
= rất không đồng ý và tăng dần đến mức 5 =<br />
rất đồng ý. Đề tài ứng dụng mô hình cấu trúc<br />
tuyến tính (SEM) để kiểm định độ tin cậy, giá<br />
trị phân biệt, giá trị hội tụ, tính đơn nguyên<br />
<br />
của các khái niệm và mức độ ảnh hưởng của<br />
các nhân tố đến LTCT của XCHL ở tỉnh Tiền<br />
Giang theo cách tiếp cận từ quan điểm của<br />
khách hàng.<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
THẢO LUẬN<br />
3.1. Tình hình tiêu thụ xoài của khách hàng<br />
Theo kết quả khảo sát, khách hàng chủ<br />
yếu tìm hiểu thông tin về các loại xoài qua<br />
người thân (74% đối với các loại xoài và<br />
77,1% đối với XCHL), người bán đóng vai<br />
trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông<br />
tin về các loại xoài, trong đó có XCHL đến<br />
81<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
khách hàng. Theo số liệu thống kê thì có<br />
54,7% đáp viên biết được thông tin các<br />
loại xoài qua người bán và 56,3% đối với<br />
XCHL. Bên cạnh đó, thông qua người quen<br />
như bạn bè, đồng nghiệp,…cũng cung cấp<br />
thông tin cho khách hàng. Tuy nhiên, rất ít<br />
<br />
người được phỏng vấn tìm hiểu thông tin về<br />
các loại xoài, cũng như XCHL thông qua<br />
các cuộc thi trái cây. Điều này đặt ra vấn đề<br />
là do số lượng tổ chức các cuộc thi trái cây<br />
ở nước ta còn hạn chế hay chưa thể thu hút<br />
người dân.<br />
<br />
Hình 2. Nguồn thông tin về các loại xoài theo đánh giá của khách hàng<br />
Bảng 2. Địa điểm mua xoài của khách hàng<br />
XCHL<br />
Địa điểm<br />
Siêu thị<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tứ Quý<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Cát Chu<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Đài Loan<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Thái<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
55<br />
<br />
16,37<br />
<br />
5<br />
<br />
1,98<br />
<br />
5<br />
<br />
8,33<br />
<br />
13<br />
<br />
10,00<br />
<br />
25<br />
<br />
8,28<br />
<br />
198<br />
<br />
58,93<br />
<br />
84<br />
<br />
33,33<br />
<br />
34<br />
<br />
56,67<br />
<br />
30<br />
<br />
23,08<br />
<br />
86<br />
<br />
28,48<br />
<br />
Mua tại vườn<br />
<br />
38<br />
<br />
11,31<br />
<br />
13<br />
<br />
5,16<br />
<br />
11<br />
<br />
18,33<br />
<br />
13<br />
<br />
10,00<br />
<br />
11<br />
<br />
3,64<br />
<br />
Shop trái cây<br />
<br />
16<br />
<br />
4,76<br />
<br />
3<br />
<br />
1,19<br />
<br />
1<br />
<br />
1,67<br />
<br />
3<br />
<br />
2,31<br />
<br />
9<br />
<br />
2,98<br />
<br />
Sạp bán lẻ lề đường<br />
<br />
27<br />
<br />
8,04<br />
<br />
18<br />
<br />
7,14<br />
<br />
9<br />
<br />
15,00<br />
<br />
4<br />
<br />
3,08<br />
<br />
14<br />
<br />
4,64<br />
<br />
Sạp bán lẻ lưu động<br />
<br />
2<br />
<br />
0,60<br />
<br />
3<br />
<br />
1,19<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
1,54<br />
<br />
6<br />
<br />
1,99<br />
<br />
336<br />
<br />
100<br />
<br />
126<br />
<br />
100<br />
<br />
60<br />
<br />
100<br />
<br />
65<br />
<br />
100<br />
<br />
151<br />
<br />
100<br />
<br />
Chợ truyền thống<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả, 2013<br />
Theo kết quả nghiên cứu, địa điểm mua<br />
các loại xoài của khách hàng chủ yếu là<br />
ở chợ, tiếp đến là siêu thị. Riêng xoài Tứ<br />
Quý, Cát Chu thì khách hàng chuộng mua<br />
<br />
tại vừờn hơn là siêu thị. Lượng khách hàng<br />
mua xoài ở shop trái cây không nhiều, một<br />
số ít khách hàng mua xoài ở các sạp bán lẻ<br />
lề đường và sạp bán lẻ lưu động.<br />
<br />
82<br />
<br />