intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp phát triển ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung vào làm rõ tính hấp dẫn của thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cấu trúc các doanh nghiệp trong ngành, quy mô và mức độ xâm nhập của các công ty nước ngoài vào thị trường trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, những tác động cạnh tranh đối với doanh nghiệp nội địa về nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất và hệ thống phân phối. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp phát triển ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Th.s Phùng Mạnh Hùng, Th.s Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt Trƣờng Đại học Thƣơng mại Email: hungphungtmdt@gmail.com Tóm tắt: Bài viết tập trung vào làm rõ tính hấp dẫn của thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cấu trúc các doanh nghiệp trong ngành, quy mô và mức độ xâm nhập của các công ty nước ngoài vào thị trường trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, những tác động cạnh tranh đối với doanh nghiệp nội địa về nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất và hệ thống phân phối. Từ đó đề xuất các giải pháp đối với doanh nghiệp nội địa, hàm ý về mặt chính sách đối với cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát triển ngành bền vững. Từ khóa: thức ăn chăn nuôi, hội nhập, tiềm năng thị trường, nguyên liệu, mạng lưới phân phối, công nghệ sản xuất…… 1.Đặt vấn đề nghiên cứu Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam và còn nhiều dư địa để phát triển với sự thuận lợi của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, 70% dân số làm nông nghiệp. Trong đó chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi là những ngành thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư do nhu cầu về thịt của thị trường Việt Nam được xếp hạng cao trên thế giới, tốc độ tăng trưởng trong nhu cầu hàng năm đạt 4.9%, mức độ tiêu thụ trung bình đạt 40kg/người/ năm. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam đứng thứ hai sau thị trường Trung Quốc và hàng năm Việt Nam vẫn xuất khẩu một lượng lớn thịt lợn vào thị trường này qua con đường tiểu ngạch. Ngành chăn nuôi của Việt Nam đang thay đổi tư duy phát triển, từ chăn nuôi nhỏ lẻ và manh mún sang mô hình chăn nuôi trang trại, sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp thay vì thức ăn tự chế biến. Tất cả những yếu tố tổ này làm cho nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại Việt Nam liên tục tăng lên, có những thời điểm cung không đủ bù đắp cho nhu cầu. Nắm bắt được cơ hội này, nhiều công ty nước ngoài có uy tín trong ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp đã xâm nhập thị trường Việt Nam từ khi Việt Nam chính thức mở cửa hội nhập kinh tế vào năm 1991, cạnh tranh trực tiếp về nguồn nguyên liệu, công nghệ chế biến, kiểm soát mạng lưới kênh phân phối. Mức độ đầu tư sâu hơn thông qua việc biến các liên doanh thành các công ty 100% vốn nước ngoài, quy mô đầu tư mở rộng hơn thông qua mở thêm nhà máy mới. Nhà nước trong một thời gian dài chú trọng tới phát triển ngành chăn nuôi mà quên đi việc ban hành và triển khai các chính sách tạo động lực phát triển ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Xuất phát từ những luận cứ này, vấn đề thảo luận các giải pháp từ phía các doanh nghiệp nội địa trong ngành và cơ quan quản lý nhà nước nhằm phát triển ngành bền vững, tránh sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi công nghiệp từ bên ngoài là hết sức cần thiết. 2. Tiềm n ng của thị trƣờng thức n ch n nuôi Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ dân số tham gia vào trong các lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản chiếm tới 70% dân số. Số lượng gia súc và gia cầm (2015) được nuôi trên phạm vi cả nước ước đạt 379 triệu con [3]. Xu hướng tham gia cao trong lĩnh vực nông nghiệp của phần lớn dân số xuất phát từ truyền thống Việt Nam là một nước nông nghiệp, mặt khác cũng xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của thị trường Việt Nam ở mức cao, đặc biệt là các sản phẩm thịt gia súc và gia cầm. Nhu cầu tiêu thụ thịt của thị trường Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á (trung bình 192
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 40kg/người/năm) và thứ hai tại Châu Á, chỉ sau thị trường Trung Quốc (trung bình 60kg/người/năm) [4]. Bên cạnh đó, hàng năm các doanh nghiệp Việt Nam cũng xuất khẩu một lượng lớn các loại thịt, đặc biệt là thịt lợn vào thị trường Trung Quốc thông qua các con đường tiểu ngạch và chính ngạch càng kích thích nhu cầu chăn nuôi trong nước, từ đó làm tăng nhu cầu về thức ăn chăn nuôi. Điều này lí giải vì sao ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi của Việt Nam là một trong những ngành phát triển năng động trên thế giới với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 20%/ năm (trong giai đoạn 2012 – 2015) [4]. Hình 1.1: Sản lƣợng sản xuất thức n ch n nuôi giai đoạn 2005 đến 2012 và dự báo đến n m 2020 [4] Cung thức ăn Tổng nhu cầu chăn nuôi CN thức ăn chăn nuôi Hinh 1.2: Tỷ lệ giữa cung thức n ch n nuôi công nghiệp và nhu cầu thức n ch n nuôi giai đoạn 2000 đến 2015 và dự báo đến n m 2020 [5] Để có thức ăn phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi gia súc và gia cầm, những hộ nông dân nhỏ lẻ thường chủ yếu mua nguyên liệu bên ngoài và tự trộn thành thức ăn chăn nuôi. Đối với những doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn thì chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp của các doanh nghiệp có uy tín nhằm đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc và gia cầm. Trong năm 2015, tổng nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi đạt 20 triệu tấn, trong đó tiêu thụ thức ăn chăn nuôi công nghiệp là 13.26 triệu tấn và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tự chế tại các hộ gia đình là 6.27 triệu tấn [2]. Với nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc và gia cầm ngày càng lớn, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng ngành hàng và tư duy đang thay đổi của các hộ nông dân theo hướng chăn nuôi công nghiệp và sử dụng thức ăn công nghiệp thì thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp hứa hẹn sẽ là một mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp khai thác. 193
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 2. Cơ cấu các doanh nghiệp và áp lực cạnh tranh Hình 1.3: Cấu trúc các doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp thức n ch n nuôi Việt Nam [1] Tiềm năng của thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp tại Việt Nam đã được các doanh nghiệp nước ngoài (FDIs) phát hiện từ sớm và ngay khi Chính Phủ Việt Nam có các chính sách mở cửa nền kinh tế thì các doanh nghiệp nước ngoài đã dần dần xâm nhập vào thị trường. Proconco là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên mở nhà máy tại Việt Nam. Tính đến nay cả nước có 230 doanh nghiệp hoạt động trong ngành: trong đó có 44 doanh nghiệp thuộc 100% sở hữu nước ngoài, 16 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh theo hình thức liên doanh, và khoảng 170 doanh nghiệp trong nước. Đáng chú ý là có sự phân biệt về thị phần và thị trường giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có yếu tố đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp có yếu tố đầu tư nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp 100% thuộc sở hữu nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh) chiếm tới 60% thị phần và tập trung khai thác khu vực thị trường miền Nam, nơi có các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn. Trong khi đó các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 40% và tập trung khai thác thị trường miền Bắc, nơi tập trung chủ yếu các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp có yếu tố đầu tư nước ngoài thường có công suất lớn (trên 60.000 tấn/ năm) trong khi các doanh nghiệp trong nước chỉ đạt công suất nhỏ (dưới 10.000 tấn/ năm) và vừa (từ 10.000 tấn/ năm đến dưới 60.000 tấn/ năm). Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp trong nước đang tỏ ra yếu thế hơn và đang bị loại dần khỏi cuộc chơi, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. 4. Tác động của xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành công nghiệp thức n ch n nuôi Việt Nam Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiêp tuy nhiên thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực này vẫn còn hạn chế. Theo đó, tính đến tháng 9/2016, cả nước đã thu hút được 518 dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản với tổng vốn đạt 3,54 tỷ USD (chiếm 2,4% tổng số dự án và 1,2% tổng vốn đầu tư của tất cả các lĩnh vực). Các dự án chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực còn nhiều tiềm năng chế biến gỗ và lâm sản, chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi. Thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp Việt Nam đã được các doanh nghiệp nước ngoài (FDIs) phát hiện từ sớm và xu hướng đầu tư bắt đầu từ những năm 1991, tuy nhiên do những hạn chế về chính sách đầu tư của Chính Phủ Việt Nam nên các doanh nghiệp nước ngoài chỉ dừng lại ở hình thức liên doanh với doanh nghiệp trong nước. Những liên doanh có mặt sớm tại thị trường Việt Nam như Procono (1991), CP Group (1993), Cargill Vietnam (1995)….Đến khi Việt 194
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Nam gia nhập WTO và dần dỡ bỏ các rào cản đầu tư, xu hướng đầu tư vào ngành công nghiệp này diễn ra mạnh mẽ hơn, hầu như các doanh nghiệp nước ngoài có tên tuổi trên thế giới trong ngành thức ăn chăn nuôi đã có mặt tại thị trường Việt Nam và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cũng như những nhà máy mới, trong khi đó các doanh nghiệp trong nước hoặc giảm quy mô sản xuất hoặc rút ra khỏi ngành. Đáng chú ý, xu hướng đầu tư diễn ra mạnh mẽ hơn từ năm 2011 khi Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết hội nhập giảm thuế nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhu cầu về thịt của người tiêu dùng tăng do sự cải thiện đáng kể trong thu nhập bình quân, Trung Quốc vẫn tiếp tục là một thị trường tiềm năng tiếp tục chi phối ngành chăn nuôi trong nước. Bảng 1.1: Các xu hƣớng đầu tƣ chính trong ng nh CN thức n ch n nuôi Việt Nam [4] N m Các xu hƣớng cơ bản 1991 - Procono (Pháp) thành lập liên doanh và mở nhà máy tại tỉnh Đồng Nai 1993 - CP Group (Thái Lan) thành lập liên doanh và mở nhà máy tại Đồng Nai - Cargill Corporation (Hoa Kỳ) thành lập liên doanh và mở nhà máy tại Việt Nam 1995 - ANT (công ty đa quốc gia) thành lập liên doanh và mở nhà máy tại tỉnh Đồng Nai - Anco (Malaisia) thành lập liên doanh và mở nhà máy tại tỉnh Đồng Nai. 2003 - Greenfeed (công ty đa quốc gia) lập chi nhánh và mở nhà máy tại Long An. - Sojitz Corporation (Nhật Bản) thành lập liên doanh và mở nhà máy tại tỉnh Bến Tre và Long An. - CP Corporation (Thái Lan) lập chi nhánh và mở nhà máy tại tỉnh Hải Dương. - De Heus Corporation (Hà Lan) thâu tóm một công ty nội địa và mở nhà máy tại 2011 tỉnh Long An. - Sichuan Tequ Group (Trung Quốc) lập chi nhánh và mở nhà máy tại tỉnh Bắc Giang. - Tongwei Group (Trung Quốc) lập chi nhánh và mở nhà máy tại tỉnh Hải Dương. - Cargill corporation (Hoa Kỳ) mở rộng sang sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản 2013 - De Heus Corporation (Hà Lan) mở rộng quy mô sản xuất tại tỉnh Vĩnh Long. - Tập đo n Hòa Phát (Việt Nam) tham gia vào ngành và mở nhà máy tại tỉnh Hưng Yên và Đồng Nai. 2016 - Tập đo n Masan (Việt Nam) tham gia vào ngành và mở nhà máy tại tỉnh Nghệ An. Tác động từ hội nhập kinh tế và áp lực cạnh tranh đã bộc lộ những điểm yếu của doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước: - Một là, chất lượng sản phẩm chưa cao và giá cả sản phẩm chưa cạnh tranh. Ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi là một ngành có hàm lượng công nghệ cao do doanh nghiệp cần phải đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tạo ra các chủng men để kích thích nhanh khả năng tăng trưởng của vật nuôi nhưng đồng thời phải an toàn, thường xuyên cập nhật các công thức thức ăn của thế giới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, có phòng khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Bảng 1.2: N ng lực sản xuất của một số doanh nghiệp chính trong ngành công nhiệp thức n ch n nuôi Việt Nam n m 2015 [4] Tên N ng lực sx Tên N ng lực sx STT STT doanh nghiệp (tấn) doanh nghiệp (tấn) 1 CP Vietnam 2,300,000 13 New Hope Vietnam 320,000 2 Proconco 985,000 14 East Hope Vietnam 314,000 195
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 3 Cargill Vietnam 980,000 15 CJ 270,000 4 Japfa Vietnam 800,000 16 Evialis 236,000 5 Anco Vietnam 550,000 17 Deheus 230,000 6 Greenfeed Vietnam 540,000 18 Sojitz 200,000 7 ANT 507,000 19 Laitchien 180,000 8 Tongwei 500,000 20 AFC 159,000 9 Ausfeed Vietnam 450,000 21 Suijin 140,000 10 Hong Ha 400,000 22 RTD 120,000 11 Dabaco 392,000 Tổng n ng lực sản xuất 11,888,000 12 Vinafeed 390,000 Tuy nhiên hiện nay phần lớn các doanh nghiệp nội địa chưa làm được điều này, phần lớn vẫn chỉ dừng lại ở mức độ phát triển cơ bản, tức là mua các nguyên liệu cơ bản như: cám, ngô, đỗ tương, bột cá……cùng các phụ gia để trộn và đóng thành thức ăn chăn nuôi. Một số doanh nghiệp còn vi phạm đạo đức kinh doanh khi cho thêm chất cấm vào thức ăn để kích thích khả năng tăng trưởng của vật nuôi, từ đó làm cho hình ảnh sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong nước không được các hộ chăn nuôi đánh giá cao. Chất lượng sản phẩm không cao do vậy quy mô tiêu thụ ít, từ đó làm giảm đi tính kinh tế quy mô của các doanh nghiệp nội địa và giá cả sản phẩm kém cạnh tranh là một hệ quả. - Hai là, mạng lưới kênh phân phối yếu và đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Kênh phân phối đóng một vai trò rất quan trọng liên quan tới đầu ra sản phẩm trong bất kì ngành nghề kinh doanh nào, trong ngành chế biến thức ăn chăn nuôi CN thì hệ thống kênh phân phối lại càng quan trọng do thông qua mạng lưới kênh này sẽ cho phép các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi có thể tiếp cận được với khách hàng là những nông dân sinh sống rải rác ở các khu vực nông thôn, nơi mà sự tiếp cận với khách hàng có thể khó khăn do sự phức tạp về địa lý. Nhà sản xuất Nhà phân phối cấp 1 Nhà phân phối cấp 2 Nông dân/ doanh nghiệp ch n nuôi Hinh 1.4: Tổ chức mạng lƣới phân phối trong ngành CN thức n ch n nuôi [4] Mặt khác, kênh phân phối là đối tượng gánh rủi ro thay cho doanh nghiệp vì kênh phân phối bán nợ sản phẩm cho người nông dân, đợi nông dân chăn nuôi thành công và hoàn trả mức tín dụng này cho kênh phân phối, thông thường mức tối đa là 1 triệu/1 nông dân/ 1 năm. Có nhiều trường hợp nông dân chăn nuôi thua lỗ và không có khả năng chi trả vì dịch bệnh, giá cả xuống thấp, vì vậy kênh phân phối sẽ mất trắng khoản tiền này. Thấu hiểu được vai trò của mạng lưới kênh phân phối trong ngành, các doanh nghiệp nước ngoài rất chú trọng đầu tư và kiểm soát phần lớn mạng lưới kênh phân phối thức ăn chăn nuôi với nhiều chính sách ưu đãi. Trong khi các công ty nội địa rất ít khi làm việc với mạng lưới kênh phân phối mà chủ yếu bán sản phẩm trực tiếp cho hộ chăn nuôi. Các công ty nước ngoài có nhiều chính 196
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG sách ưu đãi hơn cho kênh phân phối cấp 1 để từ đó họ quản lý các kênh cấp 2, bao gồm: chiết khấu 1 đến 2% giá trị đơn hàng cho kênh phân phối cấp 1 độc quyền (chỉ phân phối duy nhất sản phẩm của DN); hỗ trợ tài chính hàng tháng, hàng quý và hàng năm cho các kênh cấp 1 đạt được mức doanh số kì vọng nhằm kích thích tiêu thụ sản phẩm trong cả năm, không chỉ là những tháng cao điểm. Các doanh nghiệp nội địa rất khó làm được điều này do quy mô sản xuất nhỏ và nguồn lực hạn chế. - Ba là, sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khẩu là một rủi ro và làm giảm đi sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa. Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm 22 loại khác nhau trong đó bao gồm: cám gạo, ngô, đỗ tương, sắn, bột xương, bột cá, các loại phụ gia,…….Trong đó cám gạo và sắn là hai loại nguyên liệu đã chủ động được trong nước, các loại nguyên liệu còn lại vẫn phải nhập khẩu do chất lượng không đảm bảo, giá cao hoặc do các doanh nghiệp trong nước chưa đủ trình độ công nghệ để sản xuất. Các doanh nghiệp nội địa hiện nay đang phụ thuộc tới 70% nguồn nguyên liệu từ thị trường nước ngoài. Giá trị nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi năm 2016 đạt 1.9 tỷ đô la [5]. Sự phụ thuộc này là không cần thiết khi Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng vê nông nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể tích hợp về phía trước để tạo cho mình những vùng nguyên liệu có chi phí thấp và chất lượng tốt, giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, tuy nhiên điều này chưa trở thành hiện thực, do một số nguyên nhân: Đối với hoạt động canh tác ngô Ngô cũng giống như những cây hoa màu khác chưa được sự quan tâm của người nông dân để phát triển thành vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Quy mô canh tác hàng năm chỉ khiêm tốn 200.000 hecta và mới đáp ứng đủ 1/3 nhu cầu nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi. Người nông dân chưa mặn mà với ngô do giá trị kinh tế thấp so với cây ăn quả và các loại cây trồng khác. Khoảng 95% nông dân canh tác dưới 2 hecta/ năm, cây ngô chủ yếu được trồng ở những vùng đất không màu mỡ như vùng trung du và vùng núi, giống lạc hậu là những nguyên nhân làm cho năng suất ngô không cao, giá thành lớn. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch kém cũng làm cho chất lượng ngô giảm, không dành được sự ưu tiên mua của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Bảng 1.3: Quy mô canh tác ngô của các hộ nông dân n m 2015 [4] Quy mô canh tác Số hộ nông dân Tỷ lệ % < 0.2 hecta 3.753.454 32.21 Từ 0.2 đến < 0.5 hecta 4.259.744 36.55 Từ 0.5 đến < 2 hecta 2.956.742 25.37 Trên 2 hecta 683.538 5.88 Tổng 11.653.47 100% Đối với hoạt động canh tác đậu nành Đậu nành cũng là một trong những nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quan trọng bên cạnh ngô tuy nhiên gần như 100% loại nguyên liệu này phải nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đây là một loại cây tương đối khó trồng với điều kiện thời tiết của Việt Nam, hiện nay loại cây này chỉ được trồng ở 25/63 tỉnh thành, tập trung chủ yếu ở các tính phía Bắc với diện tích khoảng 180.000 hecta với sản lượng 270.000 tấn [1]. Năng suất thấp, không phù hợp với điều kiện thời tiết Việt Nam, chi phí canh tác cao là những nguyên nhân khiến đậu nành nội địa không được chấp nhận là đầu vào của ngành thức ăn chăn nuôi. 197
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Hình 1.5: Tỷ trọng nhập khẩu đậu n nh (đậu tƣơng) trong tƣơng quan với các nguyên liệu nhập khẩu khác n m 2016 [1] Hình 1.6: Sản lƣợng nhập khẩu đậu nành theo từng quốc gia n m 2016 [4] 5. Giải pháp phát triển ngành thức n ch n nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 5.1. Các giải pháp từ phía các doanh nghiệp n i địa tham gia vào ngành Các doanh nghiệp nội địa là trọng tâm trong phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam, từ đó hỗ trợ hiệu quả cho ngành chăn nuôi, tránh sự phụ thuộc vào nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ thị trường nước ngoài. Tuy nhiên sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa còn yếu trong khi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh. Với tiềm năng lớn của thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam thì sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh mới như tập đoàn Massan, Nutreco, De Heus sẽ còn tiếp tục diễn ra, từ đó đe dọa tới sự tồn tại của các doanh nghiệp nội địa. Để đối phó với áp lực cạnh tranh gia tăng từ các đối thủ “ngoại”, các doanh nghiệp nội địa nên tập trung vào các giải pháp: - Đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi, thiết lập bộ phận chuyên nghiên cứu các chất kích thích sự tăng trưởng an toàn cho vật nuôi (premix), các chất phụ gia trong thức ăn chăn nuôi, cập nhật các công thức chế biến thức ăn chăn nuôi tiên tiến của thế giới nhằm giúp doanh nghiệp có thể tối ưu nguyên liệu trong chế biến, từ đó giảm giá thành và giá bán sản phẩm. Phối kết hợp với các viện nghiên cứu về chăn nuôi để đào tạo nhân lực chuyên lập công thức về thức ăn chăn nuôi. 198
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG - Tích cực tham gia vào quá trình đàm phán với các đối tác nước ngoài nhằm hình thành các liên doanh (joint venture company) tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hiện nay cả nước có 16 công ty liên doanh là tương đối ít. Con số này có thể tăng thêm, tuy nhiên các công ty nội địa có ý định liên doanh cần chứng minh được năng lực sản xuất và kinh doanh, khả năng am hiểu thị trường thức ăn chăn nuôi. Liên doanh cũng là một cách tốt để giúp các doanh nghiệp nội địa cải thiện khả năng quản lý, bí quyết công nghệ chế biến từ các công ty nước ngoài. - Phân phối đang là một vấn đề lớn của các công ty nội địa khi mà tổng thị phần chỉ chiếm khoảng 40%. Phần lớn các công ty nội địa quy mô nhỏ tiếp cận trực tiếp với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ do vậy khả năng tiêu thụ không cao. Đi kèm với việc không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, các công ty nội địa nên tìm cách tiếp cận với các hộ chăn nuôi trang trại quy mô lớn hơn, trực tiếp cấp tín dụng thức ăn chăn nuôi cho họ sẽ có mức chi phí thấp hơn là thông qua kênh phân phối. Cũng có thể sản xuất thức ăn chăn nuôi theo công thức và yêu cầu riêng của trang trại đó. Trực tiếp lắng nghe ý kiến phản hồi của hộ chăn nuôi về sản phẩm cũng là một lợi thế thay vì sử dụng kênh phân phối. Tuy nhiên phân phối qua các kênh cũng là một hình thức chuyên môn hóa theo chức năng và doanh nghiệp nội địa không thể bỏ qua hình thức phân phối này. Nên có nhiều chính sách ưu đãi đối với kênh phân phối để họ chấp nhận phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp. - Theo quyết định số 10/2008/QĐ T.Tg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch lại đàn gia súc và gia cầm đến năm 2020, nhà nước sẽ tiến hành giảm tỷ trọng đàn lợn trong khi đó sẽ tăng tỷ trọng đàn gia cầm và gia súc khác. Quyết định này cũng xuất phát từ thực tế thói quen tiêu dùng của người Việt Nam theo hướng khoa học hơn, tăng tỷ trọng thịt trắng (gia cầm) và giảm tỷ trọng thịt đỏ (thịt lợn). Trong năm 2015, thịt lợn chiếm 73% nhu cầu về thịt, gia cầm chiếm 19%. Kỳ vọng đến năm 2020, nhu cầu thịt gia cầm sẽ tăng lên 28%, thịt lợn sẽ giảm xuống còn 62%. Xu hướng này khuyến khích cách doanh nghiệp nội địa nên tham gia nhiều hơn vào ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gia cầm, thay vì tập trung chủ yếu cho đàn lợn như hiện nay. Thịt lợn Gia cầm Loại khác Hình 1.7: Cấu trúc thị trƣờng thịt Hình 1.8: Cấu trúc thị trƣờng thịt Việt Nam n m 2015 [5] Việt Nam dự báo đến n m 2020 [5] - Tăng cường sự tích hợp về phía trước và phía sau nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay Việt Nam đã chủ động được một số nguyên liệu phục vụ sản 199
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG xuất thức ăn chăn nuôi với chi phí thấp hơn so với nhập khẩu từ các thị trường khác. Các doanh nghiệp nội địa nên biến đổi điều này thành lợi thế, kí kết các hợp đồng bao tiêu nguyên liệu dài hạn với người nông dân, chia sẻ kinh nghiệm và kĩ thuật canh tác, cập nhật giống mới thông qua phối hợp giữa nông dân, doanh nghiệp và viện nghiên cứu. Chia sẻ các lợi ích xứng đáng để người nông dân gắn bó lâu dài với vùng nguyên liệu. Đặc trưng của các doanh nghiệp nội địa là quy mô nhỏ, vì vậy các doanh nghiêp có thể kết nối với nhau thông qua mô hình từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, lai tạo con giống, chăn nuôi và chế biến thực phẩm với định hướng thực phẩm sạch dựa trên nguyên liệu sạch trong bối cảnh vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động như hiện nay, hứa hẹn đây là một mô hình kinh doanh giúp các doanh nghiệp nội địa tìm được một hướng đi mới. 5.2. Các kiến nghị về mặt chính sách đối với các cơ qu n quản lý nhà nước nhằm khuyến khích ngành công nghiệp thức ăn chăn nu i phát triển Khuyến nghị về mặt chính sách đối với các cơ quan quản lý nhà nước tập trung vào các chính sách khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu và ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, bảo vệ lợi ích người chăn nuôi, cụ thể: - Khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu phục vụ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó tập trung vào các nguyên liệu cơ bản mà điều kiện khí hậu Việt Nam có thể trồng được như: ngô, đỗ tương, cám gạo, sắn. Đối với cây ngô, cần phối hợp với các viện nghiên cứu về cây trồng thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu và áp dụng các giống ngô biến đổi gen cho năng suất cao. Mở rộng diện tích trồng ngô về phía các đồng bằng thay vì trồng rải rác ở các tỉnh trung du và miền núi như hiện nay. Đối với cây đậu nành, nghiên cứu các giống đậu nành mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Việt Nam, có thể trồng xem canh bộ ba cây trồng biến đổi gen bao gồm ngô, bông và đậu nành để tăng năng suất. Khuyến khích và tạo điều kiện để người nông dân dồn điền đổi thửa, trông các cây nguyên liệu này trên quy mô lớn, hướng dẫn cách chăm sóc, thu hoạch và bảo quản nguyên liệu. - Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Hiện nay các chất phụ gia, bột thịt, bột cá…….dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu được nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, đầu tư vào ngành công nghiệp này đòi hỏi công nghệ cao và doanh nghiệp trong nước chưa thể tham gia được. Do vậy nhà nước cần có các chính sách đầu tư ưu đãi hơn như ưu đãi về thuế hoạt động kinh doanh tại việt nam, vị trí kinh doanh, thủ tục……nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài mạnh trong chế biến phụ gia thức ăn chăn nuôi tham gia thị trường, chia sẻ công nghệ và kinh nghiệm với các doanh nghiệp trong nước. Tiến tới tự sản xuất được các chất phụ gia phục vụ ngành. - Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nội địa có kết quả kinh doanh tốt với mức lãi suất ưu đãi. Sản phẩm của doanh nghiệp được người nông dân đánh giá tốt, không vi phạm đạo đức kinh doanh, sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài…..Sự hỗ trợ tín dụng này sẽ cho phép doanh nghiệp có thể đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cấp phòng nghiên cứu, mở rộng quy mô sản xuất….từ đó cải thiện được khả năng cạnh tranh. - Tăng thuế nhập khẩu đối với những nguyên liệu mà trong nước đã sản xuất được và giảm thuế nhập khẩu đổi với những nguyên liệu mà trong nước chưa thể chủ động nhằm khuyến khích ngành công nghiệp phụ trợ thức ăn chăn nuôi phát triển được. Nhà nước cần áp mức thuế cao với những nguyên liệu đã chủ động được như cám gạo và sắn, trong khi đó giảm thuế nhập khẩu với nguyên liệu phụ gia là nguyên liệu chưa tự cung cấp được, để từ đó giảm mức giá bán thức ăn chăn nuôi trên thị trường. - Rút ngắn các thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp. Hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Công thương đã có quy định cụ thể với những loại nguyên liệu được phép nhập khẩu do vậy đối với những loại nguyên liệu được phép và có cùng một nguồn gốc xuất xứ mà 200
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG cơ quan Hải quan đã tiến hành đánh giá chất lượng một số lần nhất định thì không nhất thiết phải đánh giá chất lượng trong những lần tiếp theo. Ngoài ra nên số hóa các thủ tục này để tiết kiệm thời gian xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp nhập khẩu. - Quản lý chặt chẽ giá bán thức ăn chăn nuôi trên thị trường nhằm bảo vệ lợi ích cho người nông dân. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam là ngành phát triển năng động, với mức tăng trưởng 18 đến 20%/ năm, giá bán thức ăn chăn nuôi được đánh giá cao hơn tại các nước khác từ đó gây áp lực lên người nông dân. Tại Thái Lan, chính Phủ quy định lợi nhuận thức ăn chăn nuôi không được vượt quá 5% giá bán, do vậy đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước cần có các biện pháp quản lý giá với loại sản phẩm này nhằm bảo vệ nông dân là nhóm người dễ bị tổn thương. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1] Nguyễn Đức Hải (2017), Hoàn thiện chính sách phát triển ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi của Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 1 92-99. [2] Nguyễn Văn Giáp (2015), Thị trường chăn nuôi Việt Nam, thay đổi để nâng cao cạnh tranh, Nhà xuất bản Hồng Đức. [3]http://agro.gov.vn/vn/tID4563_Nhung-huong-di-giup-nganh-che-bien-thuc-an-chan-nuoi- Viet-Nam-phat-trien.html TIẾNG ANH [4] Bocquillet X. (2014), Multi-sc4ale assessment of livestock development pathways in Vietnam. [5] Stoxplus research team (2016), Vietnam‟s animal feed industry report. [6] http://www.grandviewresearch.com/industry-analysis/vietnam-animal-feed-market SOLUTIONS FOR DEVELOPING VIETNAM’S ANIMAL FEED INDUSTRY IN CONTEXT OF 4.0 INDUSTRIAL REVOLUTIONARY ABSTRACT This journal focuses on explaining the attraction of Vietnam’s animal feed market, the structrure of industry and the firms taking participate in industry, The scale and level of integration of international enterprises into the market While Vietnam economy is integrating widenly and deeply into the global economy, the competitive affects of foreign firms to domestic firms which include: input resources, production technology, and distribution channel. Basing on these statistic aspects, author discusses few solutions for domestic companies and policies for state agencies to motivate the sustainable development of the industry. Keywords: animal feed, integration, market potential, raw material, distribution channel…. 201
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
49=>1