intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nguồn nhân lực ngành tài chính ngân hàng đáp ứng yêu cầu phát triển Fintech tại Việt Nam

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đào tạo nguồn nhân lực ngành tài chính ngân hàng đáp ứng yêu cầu phát triển Fintech tại Việt Nam" sẽ tập trung phân tích những thách thức mà Fintech đặt ra cho việc đào tạo nhân lực ngành tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam cũng như thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện tại. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp đào tạo nhân lực ngành Tài chính - Ngân hàng để đáp ứng với xu thế phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nguồn nhân lực ngành tài chính ngân hàng đáp ứng yêu cầu phát triển Fintech tại Việt Nam

  1. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM TS. Hà Thị Hường1 Tóm tắt: Fintech - Công nghệ tài chính đang làm thay đổi tích cực thị trường tài chính thế giới nói chung và của Việt nam nói riêng và là điều kiện tiên quyết để phát triển cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Fintech tác động sâu rộng lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Đối với ngành ngân hàng, OECD (2019) cho thấy, công nghệ kỹ thuật số có thể có tác động đáng kể đến việc tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính. Ngân hàng sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình dựa trên nền tảng số, lấy khách hàng làm trung tâm và đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tái cấu trúc và quản trị tốt hơn. Sự tiến bộ của công nghệ thông tin, cũng như việc sử dụng rộng rãi máy tính, internet và điện thoại di động, đã có tác động đáng kể đến lĩnh vực tài chính ngân hàng, tạo ra những công cụ tài chính và sản phẩm mới. Để thích ứng với những tiến bộ trong công nghệ cũng như yêu cầu về chuyển đổi số ngành Tài chính - Ngân hàng, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu về phát triển Fintech tại Việt Nam là ưu tiên hàng đầu. Do đó, bài viết sẽ tập trung phân tích những thách thức mà Fintech đặt ra cho việc đào tạo nhân lực ngành tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam cũng như thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện tại. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp đào tạo nhân lực ngành Tài chính - Ngân hàng để đáp ứng với xu thế phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam. Từ khóa: Fintech, năng lực số, kỹ năng số, chuyển đổi số, nguồn nhân lực Tài chính - Ngân hàng. Abstract: Fintech - Financial technology is positively changing the world financial market in general and Vietnam in particular and is a prerequisite for developing the 4.0 technology revolution. Fintech has a profound impact on all industries and socio-economic fields, contributing to increasing labor productivity, transforming operating and business models towards innovation, thereby improving national capacity for competition. For the banking industry, OECD (2019) shows that digital technology could have a significant impact on increasing competitiveness in financial markets. The bank will switch to a digital-based, customer-centric model and require commercial banks to restructure and have better governance. The advancement of information technology, as well as the widespread use of computers, the internet and mobile phones, has had a significant impact on the banking and finance sector, creating new financial instruments and products. To adapt to advances in technology as well as requirements for digital transformation in the Finance and Banking industry, training human resources to meet the needs of Fintech development in Vietnam is a top priority. Therefore, the article will focus on analyzing the challenges that Fintech poses for human resource training in the finance and banking industry in Vietnam as well as the current situation of human resources in the current context. From there, the study proposes solutions for human resource training in the Finance and Banking industry to meet the development trend of this field in Vietnam. Keywords: Fintech, digital capacity, digital skills, digital transformation, human resources for Finance - Banking. 1. GIỚI THIỆU Trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Fintech đã có dấu hiệu xuất hiện. Bởi vì, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm cho người dân mất dần lòng tin vào hệ thống tài chính, đòi hỏi phải có sự thay đổi về Tài chính hiện đại hơn, minh bạch hơn. Thời điểm đó, cộng đồng cư dân kỹ thuật số đã vào giai đoạn trưởng thành để trở thành khách hàng tiềm năng và có sở thích hướng đến sử dụng dịch vụ di động hơn. Trong bối cảnh tiềm năng này, các nhà cung cấp dịch vụ Fintech đã xuất hiện, những dịch vụ mới, tin cậy, minh bạch và ứng dụng công nghệ 1 Khoa Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học Đại Nam Email: hathihuong@dainam.edu.vn.
  2. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 741 cao giúp cho các cá nhân, tổ chức có thể kiểm soát tiền của chính mình dễ dàng hơn, ngân hàng mở rộng khả năng tài trợ, giúp vay tiền dễ dàng, nhanh chóng. Hiện nay, ngoài các lĩnh vực tham gia cùng với các định chế tài chính truyền thống, Fintech còn tham gia vào công nghệ bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài sản và BigData như gọi vốn cộng đồng, cho vay ngang cấp, tư vấn tài chính cá nhân, công nghệ bảo hiểm, tiền tệ số, quản trị dữ liệu ,… Trước bối cảnh phát triển toàn cầu, thuật ngữ Fintech được phổ biến rộng rãi và ngành công nghiệp fintech toàn cầu phát triển nhanh chóng để phục vụ cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Một nghiên cứu thị trường Adroit vào 29 tháng 01 năm 2020 cho thấy, quy mô thị trường fintech toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 460 tỷ USD vào năm 2025. Các công ty Fintech có xu hướng tích hợp các công nghệ khác nhau như AI, Blockchain, ... vào các dịch vụ tài chính để làm cho chúng nhanh hơn, an toàn và hiệu quả hơn. Thị trường Fintech toàn cầu sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa những công ty Fintech mới thành lập và các công ty Fintech mới nổi. Các công ty này đang cung cấp các sản phẩm nâng cao để có được lợi thế cạnh tranh so với những người chơi khác bằng cách tham gia vào các mối quan hệ đối tác, sáp nhập, mua lại và mở rộng kinh doanh của họ. Chính vì vậy, nguồn nhân lực cho Fintech được coi là vấn đề cốt lõi của tất cả các quốc gia mong muốn phát triển Fintech. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHO PHÁT TRIỂN FINTECH 2.1. Khái niệm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho Fintech Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Như vậy, nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định “Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi. Như vậy có thể nói nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ. Về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn nhân lực có có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề) được gọi là nguồn nhân lực chất lượng cao. Fintech là một lĩnh vực kết hợp công nghệ thông tin và ngành Tài chính nhằm chỉ việc sử dụng công nghệ thông tin để cải thiện và tăng cường các dịch vụ tài chính truyền thống. Vì vậy nguồn nhân lực để đáp ứng cho sự phát triển Fintech được hiểu là nguồn nhân lực có chất lượng cao được đào tạo chuyên môn về tài chính và công nghệ để tham gia vào các hoạt động của Fintech. Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực về Fintech đòi hỏi phải đạt được 3 nhóm kỹ năng trụ cột đó là: Kỹ năng về chuyên môn (kiến thức tốt về tài chính, trong đó kiến thức về tài chính cá nhân sẽ rất quan
  3. 742 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM trọng); Kỹ năng về IT (hiểu biết được kỹ năng lập trình căn bản, quản trị dữ liệu, các môn học về thống kê và phương pháp định lượng, Ứng dụng công nghệ tài chính, đương nhiên sử dụng thành thạo các công cụ thiết bị điện tử phục vụ cho giao dịch ngân hàng); Kỹ năng về tiếng Anh trong giao dịch thương mại toàn cầu. 2.2. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho Fintech Đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển Fintech được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực Fintech. Quá trình đào tạo được thực hiện thông qua các hình thức như: Hình thức đào tạo cho nhân viên: Là hình thức đào tạo cho nhân viên gắn với công việc thực tế. Theo hình thức này nhân viên đang thực hiện công việc trong lĩnh vực Fintech sẽ được các tổ chức này tổ chức đào tạo theo các phương pháp như chỉ dẫn công việc, học nghề, kèm cặp, luân chuyển vị trí. Hình thức này được áp dụng trong điều kiện các tổ chức có đủ đội ngũ lao động lành nghể để chỉ dẫn, kèm cặp cho nhân viên khác. Hình thức đào tạo ngoài công việc: Là hình thức đào tạo tách rời với công việc thực tế như mở các lớp đào tạo bên ngoài, tổ chức tọa đàm, thảo luận, cử đi học các lớp đào tạo chính quy. Fintech là một lĩnh vực mới ở Việt nam, đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực này đang rất mỏng vì vậy nguồn nhân lực để đáp ứng cho Fintech chỉ có thể thực hiện hiệu quả thông qua hình thức đào tạo ngoài công việc. Nguồn nhân lực cho Fintech có thể được tổ chức đào tạo theo các phương thức: - Tổ chức đào tạo kiến thức và kỹ năng công nghệ cho người lao động có trình độ về tài chính. - Tổ chức đào tạo kiến thức và kỹ năng tài chính cho người có trình độ về công nghệ. - Tổ chức các lớp được đào tạo kiến thức và kỹ năng chính quy về tài chính và công nghệ. Trong 3 hình thức trên, hai hình thức đầu thường được sử dụng cho đội ngũ nhân sự đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tuy nhiên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Fintech cần có đội ngũ chuyên gia đủ trình độ và năng lực để đào tạo cho nhân viên. Hình thức thứ 3 được thực hiện tại các trường đại học, đây là giải phải chủ yếu để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của Fintech. 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA FINTECH TẠI VIỆT NAM 2.1. Nhu cầu nguồn nhân lực Tài chính - Ngân hàng đáp ứng yêu cầu của Fintech tại Việt Nam Theo báo cáo của Navigos (2022), ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ cần tuyển dụng nhiều nhân lực có kiến thức về công nghệ thông tin (IT) và kỹ năng bán hàng (Sales). Các nhân sự giỏi trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) - Dữ liệu lớn (Big Data) - Crypto và Chuỗi khối (Blockchain) sẽ được nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính ưu tiên tuyển dụng nhưng sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt vì nguồn cung khan hiếm. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cơ hội cho nguồn nhân lực cao, dự báo về nhân lực cho thấy có nhiều cơ hội việc làm cho người am hiểu về công nghệ thông tin và tài chính. Đặc biệt rất cần đội ngũ nhân sự cho các vị trí như: Nhân viên quản lý rủi ro và các chuyên gia tuân thủ; Mặt khác, công nghệ đang có tác động sâu sắc đến các quy định và quy tắc của ngành tài chính đòi hỏi thị trường lao động cần phải cung cấp cho các công ty, tổ chức những chuyên gia trong lĩnh vực luật tài chính, kỹ năng thực hành tốt nhất và bảo mật dữ liệu để có thể thực hiện các vị trí của các nhà quản lý rủi ro và các chuyên gia tuân thủ. Theo McKinsey, 2020, cấu trúc lao động trong ngành Tài chính, sự chuyển dịch do tác động của chuyển đổi số thể hiện trên các khía cạnh: các công việc có tính lặp lại cao sẽ bị thay thế bởi robot và hệ thống tự động hóa; nhiều vị trí công việc sẽ chuyển hóa, gia tăng hàm lượng công
  4. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 743 nghệ trong nghiệp vụ, quy trình xử lý; từ đó xuất hiện thêm các vị trí công việc liên quan tới công nghệ. Sự chuyển dịch này làm gia tăng khoảng 8-9% nhu cầu về chất lượng, số lượng nguồn nhân lực ngành Tài chính đến năm 2030. Cũng theo WEF, 2020, khoảng 65% công việc mới xuất hiện liên quan tới chuyển đổi số và khoảng 56% số lao động tại Đông Nam Á có nguy cơ mất việc nếu không được trang bị kỹ năng, không đáp ứng được nhu cầu mới. Trong thời gian tới, ít nhất 20 năm, việc ứng dụng khoa học dữ liệu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân sự lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và kế toán. Trong đó, những phân mảng đào tạo liên quan đến công nghệ số, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Fintech… sẽ là một trong những ngành nghề mà nhu cầu từ thị trường nhân lực sẽ ngày càng nhiều. Theo báo cáo của ba tổ chức: PricewaterhouseCoopers (PwC), United Overseas Bank (UOB) và Hiệp hội Fintech Singapore năm 2019, Việt Nam đứng thứ hai trong khu vực Asean về thu hút đầu tư trong lĩnh vực Fintech. Theo Tạp chí Forbes, thị trường Fintech Việt Nam năm 2020 cũng đã nhận được những khoản đầu tư kỷ lục khi thu hút được tổng cộng khoảng 7,8 tỷ USD vốn đầu tư. Trong năm 2021, nhiều công ty cũng đã gọi vốn thành công với giá trị lớn như MoMo với hơn 100 triệu USD vào tháng 3/2021, VNLife với hơn 250 triệu USD vào tháng 9/2021. Tuy vậy theo báo cáo của Fintech Singapore và Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2021, số lượng công ty Fintech được thành lập tại Singapore là 1.157 công ty, Indonesia có 511 công ty, Malaysia là 376 công ty và Việt Nam chỉ có hơn 131 công ty. Với những ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mô, tổ chức Natixis Asia đã đánh giá Việt Nam là điểm đến hấp dẫn hàng đầu trong 07 nền kinh tế mới nổi của châu Á. Hiện Việt Nam đang đứng thứ 67/141 nền kinh tế về xếp hạng chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng. Vì vậy Việt Nam có nhiều lợi thế thúc đẩy quá trình hội nhập tài chính và phát triển các trung tâm tài chính cho khu vực và quốc tế. Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về lĩnh vực Fintech tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. 2.2. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng Tài chính - Ngân hàng đáp ứng yêu cầu của Fintech tại Việt Nam Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực được xem là quan trọng mang lại đột phá giúp các doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, những thách thức lớn và hiện hữu của ngành Tài chính -Ngân hàng trước CMCN 4.0 nói chung và ngành Tài chính - Ngân hàng số nói riêng chính là khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng nói riêng, Chính phủ đã coi Tài chính - Ngân hàng là một trong 8 ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số, theo Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ. Với mục tiêu chính trong quá trình chuyển đổi số lĩnh vực tài chính là: Xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững; Triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành Thuế, Hải quan, Kho bạc, Chứng khoán; Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân hàng số theo hướng phát triển đa dạng các kênh phân phối, đổi mới sáng tạo, tự động hóa quy trình, thúc đẩy hợp tác với các công ty công nghệ tài chính (Fintech) và trung gian thanh toán trong việc xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tài chính ngân hàng. Các mục tiêu trên có tác động mạnh mẽ tới cấu trúc lao động và yêu cầu mới của nguồn nhân lực. Mặt khác, nắm bắt xu thế phát triển công nghệ thanh toán trên thế giới, một số ngân hàng đã nghiên cứu, hợp tác, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán trên thiết bị di động thông qua áp dụng vân tay, khuôn mặt và giọng nói, mã phản hồi nhanh (QR Code), công nghệ mã
  5. 744 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM hóa thông tin thẻ (tokenization), thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS,... Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho việc phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấp phép cho 26 tổ chức không phải là ngân hàng thực hiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhằm phục vụ các giao dịch thanh toán bán lẻ, giá trị thấp. Kết cấu hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục được đầu tư để nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ; công tác bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thẻ, thanh toán điện tử ngày càng được chú trọng. Đối với việc thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 6-1-2022, của Thủ tướng Chính phủ, “Về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hoàn thành thử nghiệm kỹ thuật kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền, thông tin tín dụng và dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; phối hợp với Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thành kiểm tra, đánh giá an toàn an ninh hệ thống dịch vụ công và gửi hồ sơ đăng ký khai thác khi kết nối chính thức. Hiện nay, hầu hết các tổ chức tín dụng đã nhanh chóng chuyển đổi số, đẩy nhanh ứng dụng các công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm giao dịch khách hàng trong nhiều hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động thanh toán. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (năm 2023) cho thấy, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là thanh toán điện tử trong năm qua tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả, trong bối cảnh giao dịch chuyển đổi số của người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội. Tính đến cuối quý 1 năm 2023, số lượng giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 8,55% về giá trị; số lượng giao dịch qua Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 70,77% về số lượng và tăng 18,55% về giá trị, so với cùng kỳ năm 2022. Toàn thị trường có 21.347 máy ATM và có 430.625 máy POS; tăng tương ứng 3,88% và 26,34% so với cùng kỳ năm 2022. Số lượng giao dịch qua POS tăng 37,57% về số lượng và tăng 32,09% về giá trị, giao dịch qua ATM tiếp tục giảm 2,37% về số lượng và giảm 4,02% về giá trị cho thấy xu hướng dịch chuyển từ rút tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt. Tỷ lệ người dân mở tài khoản ngân hàng đạt 74,63%, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 53,51% về số lượng; qua internet tăng 88,11% về số lượng và 7,43% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 65,55% về số lượng và 13,31% về giá trị; qua phương thức QR code tăng 160,71% về số lượng và 43,84% về giá trị; tổng số tài khoản Mobile-Money được đăng ký và sử dụng là hơn 3,71 triệu tài khoản với gần 8,88 nghìn điểm kinh doanh được thiết lập, 15,3 nghìn đơn vị chấp nhận thanh toán. Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính nhờ áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực tài chính đã kéo theo yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công việc. Thực tế đã diễn ra trên thế giới là nếu như hệ thống ngân hàng và ngành tài chính được số hóa, khách hàng sẽ trải nghiệm trên các nền tảng platform nhiều hơn và nếu nhân viên ngành Tài chính, cán bộ ngân hàng không có kỹ năng sẽ bị đào thải cũng rất nhiều. Theo kết quả điều tra của Viện Nhân lực Ngân hàng (Vietnambanker), tại Việt Nam, nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn về tài chính ngân hàng chiếm số lượng rất lớn (trên 90%) nhưng kỹ năng về công nghệ thông tin (IT) rất kém và kỹ năng về ngoại ngữ cũng không thành thạo. Các kỹ sư công nghệ thường giỏi về IT nhưng không có kiến thức chuyên sâu về tài chính, do vậy việc lập trình ứng dụng cho các sản phẩm, dịch vụ Fintech sẽ gặp nhiều trở ngại. Sự phát triển nhanh chóng của Fintech đã dẫn đến việc tự đào tạo tại các doanh nghiệp và ngân hàng để đáp ứng cho yêu cầu của Fintech chỉ đáp ứng được nhu cầu rất nhỏ. Bên cạnh đó, thách thức về quản trị nguồn nhân lực cũng đáng chú ý khi hiện nay nhân lực đang thiếu hụt, tỷ lệ bỏ việc của hệ thống ngân hàng khá cao.
  6. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 745 Chính vì vậy, Việt Nam rất cần có nguồn nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của Fintech. Nơi bắt đầu của việc đào tạo nguồn nhân lực này phải là các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học. Bảng 2.2.1: Thống kê chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023 tại các trường đại học có đào tạo ngành Fintech tại Việt nam Chỉ tiêu tuyển sinh năm TT Tên trường 2023 (Sinh viên) 1 Trường Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh 50 2 Đại học tài chính Marketing 50 3 Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (phía bắc) 120 4 Học viện Ngân hàng 50 5 Trường Đại học Công nghệ và Quản lý hữu nghị 30 6 Trường Đại học Công thương TPHCM 60 7 Trường đại học Dân Lập Văn Lang 50 8 Trường Đại học Hoa Sen 50 9 Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng 50 10 Trường Đại học Kinh tế – Luật – ĐHQG TPHCM 120 11 Trường Đại học Kinh tế quốc dân 100 12 Trường Quốc tế – ĐHQG Hà Nội 110 13 Đại học công nghệ Miền Đông 100 14 Đại học Công thương TPHCM 60 15 Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM 65 16 Khoa Quốc tế Pháp Ngữ 35   Tổng chỉ tiêu tuyển sinh ngành Fintech (Mã ngành 734205) 1100 Tổng số trường đại học tại Việt Nam 242 Tổng số sinh viên tuyển sinh 429.786 Tỷ lệ trường đại học có đào tạo ngành Fintech 7% Tỷ lệ sinh viên được đào tạo ngành Fintech 0,2% (Nguồn: Tổng hợp từ Đề án tuyển sinh 2023 của các Trường và số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Theo số liệu từ Bàng 2.2.1, trong tổng số các trường đại học ở Việt nam chỉ có 7% các trường có đào tạo ngành Fintech, 0,2% số sinh viên được đào tạo ngành Fintech. Trong số các trường đại học có đào tạo ngành Fintech thì nhiều trường mới bắt đầu được phép đào tạo từ năm 2023, với thời gian đào tạo trung bình là 4 năm thì đó là thách thức lớn cho nguồn nhân lực ngành Fintech ở Việt Nam trong thời gian tới. Để đạt được các kỹ năng đáp ứng yêu cầu của Fintech thì chương trình đào tạo cử nhân ngành Công nghệ tài chính (Fintech) tại các trường sẽ yếu tố quyết định. Theo bảng số 2.2.2. tổng thời lượng đào tạo trong chương trình Fintech trung bình là 125 tín chỉ, trong đó từ 10%-15% là các kiến thức về chung về xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng; 50%-60% học các kiến thức chuyên môn kinh tế, kinh doanh, tài chính - ngân hàng cùng với các kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội trong kỷ nguyên số; trung bình 20% thời lượng sinh viên được trang bị các kiến thức về công nghệ, khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, công cụ toán học và thống kê ứng dụng trong lĩnh vực tài chính. Theo nghiên cứu của Saadia Zahidi, giám đốc điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới, trong nghiên cứu “Future of Jobs Report 2023” để đáp ứng được yêu cầu công việc về Fintech kiến thức
  7. 746 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM công nghệ phải được coi là kiến thức cốt lõi bên cạnh kiến thức về tài chính. Ngoài ra với yêu cầu ngày càng phức tạp của công việc thì kỹ tư duy sáng tạo, tư duy phân tích có vai trò hết sức quan trọng trong công việc trong thời gian tới. Bảng 2.2.2. Tỷ lệ các học phần tin học và dữ liệu trong chương trình đào tạo Trường Đại học Kinh tế Trường Đại học Trường Đại HV Bưu Học viện Chỉ tiêu – Tài chính Thành phố Công nghệ Miền học Kinh tế chính viễn ngân hàng Hồ Chí Minh Đông quốc dân thông Tổng số tín chỉ 125 116 133 124 131 Tổng số học phần trong chương trình 46 46 48 42 36 Các học phần tin học và dữ liệu 11 8 8 7 9 Tỷ lệ các học phần tin học và dữ liệu 24% 17% 17% 17% 25% (Nguồn: Tổng hợp từ Chương trình đạo tạo ngành Fintech tại các Trường) Thêm vào đó, theo kết quả khảo sát tại một số trường đại học đang đào tạo ngành Fintech, phần lớn các trường đại học hiện nay đang thiếu những chuyên gia giỏi được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này mà vẫn phụ thuộc bởi các chuyên gia từ nước ngoài. Các chương trình đào tạo vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số của các ngân hàng và xu thế hội nhập trong lĩnh vực Fintech. Bên cạnh quá trình học, sinh viên cũng sẽ được thực tập, làm việc tại các tổ chức tài chính tín dụng để dần dần sẽ có đội ngũ cán bộ Tài chính Ngân hàng đáp ứng được yêu cầu cầu Fintech. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới nên các cơ sở thực tập vẫn còn thiếu và đây là lĩnh vực mới nên nguồn nhân lực đào tạo trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt của Fintech. Như vậy, mặc dù nguồn nhân lực cho sự phát triển của Fintech đã được cung cấp từ các doanh nghiệp, ngân hàng trong quá trình tự đào tạo nhân viên và từ số sinh viên đào tạo ngành Fintech tại các trường đại học xong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho phát triển Fintech hiện tại còn một số hạn chế: (1)Về hành lang pháp lý: chính sách cho giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo trong lĩnh vực Fintech nói riêng chưa được đầu tư và khuyến khích vì vậy chưa thu hút được đội ngũ chuyên gia giỏi tham gia vào lĩnh vực đào tạo; (2)Về phía doanh nghiệp chưa có cơ chế chính sách thích hợp nên còn hiện tượng chảy máu chất xám, khó giữ chân những lao động giỏi đặc biệt chuyên gia trong lĩnh vực fintech; (3)Về phía các trường đại học đội ngũ giảng viên và chuyên gia giỏi về lĩnh vực Fintech còn yếu và thiếu do vậy số lượng sinh viên được đào tạo ngành Fintech còn rất hạn chế. Bên cạnh đó cơ sở vật và chương trình đào tạo chưa có cơ sở thực tập và trải nghiệm đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực cho Fintech. 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ Thứ nhất, Về phía Nhà nước Nhà nước phải coi giáo dục và đào tạo là cốt lõi của sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia nói chung và cho sự phát triển Fintech nói riêng. Các chương trình giáo dục phổ thông phải chú trọng vào trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) để có thể áp dụng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Các chương trình, sáng kiến đào tạo về công nghệ thông tin, công nghệ mới cần được Chính phủ triển khai, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ lao động hiện tại. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách, cơ chế, biện pháp phù hợp, đổi mới căn bản nền giáo dục, quan điểm và cách tiếp cận đối với chuyển đổi số, nâng cao nhận thức của người lao động về những yêu cầu về kỹ năng, kiến thức đối với lao động trong bối cảnh sử dụng Fintech.
  8. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 747 Nghiên cứu kinh nghiệm của Singapore, Chính phủ có thể đưa ra các chương trình hỗ trợ đặc biệt để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng, bồi dưỡng nguồn lao động trong nước. Phát triển kỹ năng cho người lao động phải được gắn liền với những cam kết vị trí việc làm, cải thiện tiền lương và thu nhập. Cải cách các chính sách về tiền lương, thưởng, để tuyển dụng thu hút nhân tài trong khu vực. Một số quốc gia đã chuẩn bị nguồn nhân lực nói chung và nhân lực Tài Chính - Ngân hàng nói riêng là Chính phủ đã dành sự quan tâm đặc biệt cho nguồn nhân lực trong bối cảnh CMCN 4.0. Trong đó, xu hướng nổi bật là chuyển đổi hệ sinh thái giáo dục thông qua các giải pháp chính, như giáo dục trẻ em từ sớm, phát triển chương trình “sẵn sàng trong tương lai”; đào tạo đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực thông thạo kỹ thuật số; thúc đẩy giáo dục kỹ thuật và dạy nghề; phổ biến quan điểm học tập suốt đời. Chính vì vậy, họ đã rất thành công với chiến lược đầu tư vào nhân lực, như chiến lược đào tạo và tập luyện toàn diện cho người lớn của Sin-ga-pore; chiến lược giáo dục nền tảng sẵn sàng trong tương lai của Phần Lan; khung và tiêu chuẩn để mở rộng giáo dục khu vực tư nhân ở Ấn Độ; cách tiếp cận toàn diện cho hệ thống học nghề ở Đức và Thụy Sĩ... Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, về phía Nhà nước cần nhìn nhận kỹ năng mới về công nghệ tài chính như một động lực then chốt để đạt được mục tiêu trong chuyển đổi số. Bên cạnh các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các trường đại học với doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng; đồng thời, thể hiện vai trò của các bên liên quan trong giáo dục đào tạo, đặc biệt từ doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và từ Chính phủ cần thể hiện rõ hơn. Với vai trò quan trọng của các cơ quan quản lý là thúc đẩy và khuyến khích tư duy đổi mới, linh hoạt và có lợi cho việc bồi dưỡng nhân tài; khuyến khích xây dựng năng lực và kỹ năng cho nhân viên quản lý; vận động cộng đồng học thuật cung cấp các khóa học về chuyển đổi số lĩnh vực tài chính ngân hàng, kỹ năng số cho lao động ngành tài chính - ngân hàng. Có chiến lược đào tạo các cán bộ quản lý nhà nước liên quan để đáp ứng các công tác quản lý nhà nước cho Tài chính ngân hàng 4.0 như các luật và chính sách mới ban hành, sự đa dạng các hình thức mới trong hoạt động Tài chính ngân hàng... đòi hỏi cán bộ quản lý nhà nước không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Cần có chiến lược đào tạo các cán bộ quản lý trong ngành Tài chính ngân hàng, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp cao theo hướng vững vàng về chuyên môn và thường xuyên cập nhật các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩn quốc tế. Cụ thể: Thành lập các trung tâm nghiên cứu Fintech và Blockchain tại các khu vực, thành phố lớn nhằm trực tiếp hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật cũng như hướng dẫn chính sách cho sự phát triển của Fintech; Thành lập các học viện đào tạo và khuyến khích các trường đại học trên địa bàn mở các chuyên ngành đào tạo Fintech nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực này; Thành lập Hiệp hội Fintech nhằm tạo liên kết giữa các tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường Fintech với các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách. Trước mắt, Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương nên có cơ chế khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển Fintech. Cụ thể: Nhà nước có chiến lược phổ cập giảng dạy về lập trình và cơ sở dữ liệu ở bậc đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng được năng lực ứng dụng, sáng tạo trong bối cảnh CMCN 4.0 nói chung và trong ngành TCNH 4.0 nói riêng. Phát triển các đại học vùng đa ngành, nghề/lĩnh vực thay vì đào tạo quá chuyên sâu như hiện nay do nguồn nhân lực trong bối cảnh CMCN 4.0 nói chung và trong ngành Tài chính ngân hàng 4.0 nói riêng đòi hỏi tư duy tổng hợp, đặc biệt là khối kiến thức về công nghệ thông tin và Tài chính ngân hàng. Chính phủ cần cân nhắc đầu tư có trọng điểm vào các khoa công nghệ thông tin tại các trường đại học trong khối kinh tế.
  9. 748 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Thứ hai, về phía các công ty Fintech/Ngân hàng thương mại Các công ty Fintech cần nhanh chóng bắt kịp các công nghệ mới, ứng dụng những công nghệ này vào hoạt động kinh doanh, tìm hiểu những nguồn thông tin chính thống từ các tập đoàn công nghệ lớn; tham gia một số hoạt động khác để cập nhập kiến thức mới từ chuyên gia: tham gia vào nhóm, networking,… Điều này không chỉ giúp mô hình doanh nghiệp có tính tiên phong, mà còn là động lực cho nhân viên gắn kết lâu dài hơn với công ty. Một số quốc gia đã tập trung phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ mục tiêu chiến lược của Fintech, như hệ thống thanh toán tức thời và sổ cái phân tán ở Mỹ; kết nối hạ tầng thanh toán của ngân hàng và viễn thông tại Trung Quốc và Thái Lan; đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống thanh toán bù trừ và hệ thống quyết toán tại châu Âu; xây dựng nền tảng kết nối cho các doanh nghiệp ở Sin-ga-pore. Các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới quan tâm nhiều hơn tới kết cấu hạ tầng trong thanh toán quốc tế, như việc 6 ngân hàng lớn nhất thế giới thành lập dự án “Blockchain Utility Settlement Coin” (tiền điện tử) cho phép giao dịch chứng khoán không cần chuyển tiền, hoặc mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (PSP) liên quốc gia (như Earthport) cho phép thanh toán nhanh tới mọi tài khoản ngân hàng tại hơn 65 quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ chảy máu chất xám, rất cần học hỏi những quốc gia phát triển, tạo ra môi trường làm việc tốt hơn cho nhân lực Fintech như: được thử thách liên tục, tạo điều kiện sáng tạo những sản phẩm tiên phong, thường xuyên tiếp xúc công nghệ mới, chú trọng vào các chương trình giữ chân nhân tài. Để tránh tình trạng nhân lực Fintech muốn được dịch chuyển sang những đất nước phát triển về công nghệ. Muốn vậy, cần có cơ chế khuyến khích đào tạo nhân lực, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển Fintech. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của các tổ chức quốc tế như ADB, WBG... và hợp tác song phương với các cơ quan quản lý các nước để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hữu ích trong quản lý các doanh nghiệp Fintech. Tăng cường hợp tác giữa các bên trong việc cung ứng sản phẩm Fintech. Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp Fintech với các tổ chức tài chính, đảm bảo cho các bên phát huy được lợi thế của mình. Đa dạng hóa sản phẩm và phổ cập kiến thức về Fintech đến người tiêu dùng. Cần mở rộng các sản phẩm tiềm năng khác nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đồng thời, tích cực quảng bá, phổ cập kiến thức về Fintech, cũng như thông tin nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro trong giao dịch Fintech, từ đó giúp nhận biết những lợi ích từ ứng dụng công nghệ mà Fintech đem lại. Bên cạnh đó, các NHTM cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực thực tiễn tại chỗ thông qua xây dựng và thực hiện cơ chế luân chuyển nhân lực giữa các đơn vị, các hệ thống trong toàn Ngành. NHNN sẽ làm đầu mối triển khai việc luân chuyển và biệt phái cán bộ giữa NHNN và các NHTM, giữa NHNN, NHTM và các trường đào tạo. Mỗi NHTM được khuyến khích xây dựng cơ chế luân chuyển nội bộ để cán bộ có thể hiểu biết về nhiều vị trí công việc khác nhau, từ đó mở rộng tầm nhìn và nâng cao khả năng phối hợp hiệu quả trong công việc. Thứ ba, về phía các trường Đại học/Viện/Cơ sở đào tạo/Người học Các cơ sở đào tạo cần tổ chức công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hệ sinh thái Fintech, chú trọng chương trình đào tạo thực hành nhằm tạo điều kiện cho người học tiếp cận thực tiễn và nghiên cứu các giải pháp sáng tạo về công nghệ, mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ… Kết nối với doanh nghiệp và công ty tư vấn tuyển dụng nhằm cập nhật những nhu cầu tuyển dụng và công việc mới nhất trong ngành này, từ đó cập nhật giáo trình đào tạo kịp thời; thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo cho giảng viên nội bộ với sự tham gia của những chuyên gia công nghệ để cập nhật những kiến thức mới cho giáo viên và sinh viên nhanh nhất. Bên cạnh đó, người học
  10. Phần 2: Hoàn thiện về Thể chế và Chính sách 749 cũng cần liên tục trau dồi những kỹ năng mềm khác như: giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng ngoại ngữ, thực hành để có được tư duy toàn cầu và hành động chuyên nghiệp trong công việc. Do những hành lang pháp lý trong việc ứng dụng công nghệ mới chưa được thông qua nên nhiều doanh nghiệp cũng chưa áp dụng ngay được các công nghệ mới. Việc học hỏi mới nhưng không có nhiều cơ hội thực hành cũng tạo ra rào cản phát triển về mặt kỹ năng cũng như sự nghiệp của nhân lực Fintech. Các tổ chức, trường Đại học, Doanh nghiệp cần xem xét phối hợp với nhau mở ra nhiều sân chơi để kết nối cộng đồng Fintech Việt, mở ra nhiều cơ hội để họ được thực hành và ứng dụng các công nghệ mới. Các cơ sở đào tạo cần thường xuyên liên kết giữa các chương trình đào tạo Fintech trong nước và quốc tế, đưa ra những giải pháp góp phần thu hút các sinh viên trong nước và quốc tế phát triển tại Việt Nam trong lĩnh vực Fintech và có chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo cụ thể. Chương trình học ở các trường đại học cần trang bị cho sinh viên khối ngành tài chính- Ngân hàng, kế toán các kiến thức về các sản phẩm tài chính hiện có đang sử dụng Fintech, cách thức các sản phẩm dịch vụ được tiếp thị và cung cấp, ... Các cơ sở đào tạo cần khuyến khích thành lập các câu lạc bộ chuyên về Fintech để hình thành môi trường trao đổi kiến thức. Ngoài ra, cơ sở đào tạo cũng cần phối hợp cùng với các NHTM, công ty Fintech thảo luận, định hướng phát triển với đội ngũ nhân sự, để đơn vị đào tạo hiểu được tương lai phát triển của ngành cùng với tự động hóa và trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng tới yêu cầu nguồn nhân lực mà có định hướng xây dựng kế hoạch đào tạo. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo cần nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo bồi dưỡng bằng cách bám sát yêu cầu về nguồn nhân lực của Fintech để xây dựng chương trình và nguyên lý đào tạo theo đặc thù đòi hỏi của Fintech. Bên cạnh đó, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, chương trình, nội dung đào tạo, giảng viên và phương pháp giảng dạy. Ngoài ra, việc tạo ra văn hóa đổi mới và không ngừng học hỏi có thể giúp thúc đẩy tư duy ưu tiên kỹ thuật số cho nhân viên, khuyến khích họ nắm bắt các công nghệ và giải pháp mới. KẾT LUẬN Phát triển Fintech là tất yếu của mỗi quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Một trong những vấn đề cốt lõi quyết định sự thành công và phát triển bền vững trước những thay đổi của cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình hội nhập của nước ta trong lĩnh vực này là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của Fintech. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Nhà nước phải kịp thời xây dựng và ban hành cơ chế chính sách thúc đẩy Fintech phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Các doanh nghiệp nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng đã đánh giá đúng tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng như có kế hoạch phát triển nhân lực dài hạn và đưa ra những chính sách đãi ngộ hợp lý để giữ chân người tài thay vì chỉ tập trung vào khâu tuyển dụng đầu vào. Thêm vào đó là các trường đại học, viện nghiên cứu, viện quốc tế sẽ là cơ sở đào tạo học sinh, sinh viện và trang bị lại kiến thức cho những cán bộ đang làm kể cả các cán bộ quản lý nhà nước cũng cần phải được đào tạo lại kiến thức là giải pháp quan trọng hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Sinh Cúc (2014), “Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực”, Lý luận chính trị, http:// www.lyluanchinhtri.vn/home/index.php/tu-dien-mo/item/788-nguon-nhan-luc-va-phat-trien-nguon- nhan-luc.htm, truy cập ngày 16/11/2023). 2. Đỗ Quang Trị “Cơ hội và thách thức phát triển Fintech tại Việt Nam” Tạp chí công thương, (1/2022) 3. Đặng Thị Ngọc Lan, “Quá trình phát triển của Fintech và những chuyển động trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng, 8.2023
  11. 750 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM 4. Bùi Hồng Trang, “Khung đánh giá năng lực số của nguồn nhân lực ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”, Tạp chí công thương, 8.2023. 5. Dương Hải Chi (3/2020), “Phát triển nguồn nhân lực ngành Ngân hàng tại Việt Nam”. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng. 6. Tùng Lâm (5/2023). Cách nào giải bài toán ‘đuối’ nhân lực tài chính số, Tạp chí Đầu tư Tài chính, 7. PWC (2021), Báo cáo mức độ sẵn sàng về kỹ năng số Việt Nam: Khảo sát của PwC Việt Nam về công nghệ, việc làm và kỹ năng số. 8. Phan Anh, “Nhu cầu nhân lực của ngành tài chính, ngân hàng trong nền kinh tế số và một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản 7/2023. 9. Nhuệ Mẫn: “Thói quen thanh toán, chi trả không dùng tiền mặt ngày được nâng cao”, Đầu tư chứng khoán (chuyên trang của Báo Đầu tư), ngày 26-5-2023, https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/thoi- quen-thanh-toan-chi-tra-khong-dung-tien-mat-ngay-duoc-nang-cao-post322366.html 10. Thủ tướng Chính phủ (2020),Quyết định số 749/QĐ-TTg, “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, 11. Navigos (2022),Cơ hội và thách thức của nhà tuyển dụng và ứng viên ngành TCNH mảng chuyển đổi số 12. Mosteanu, N.R., Fathi, B.M. (2020), Financial digitalization and its implication on jobs market structure. The Business and Management review, Vol.11, no.1; 13. Earn & Young (2018) The future of talent in banking: workforce evolution in the digital era; 14. IMS was called a “Financial Information” company and not yet a “Financial Technology” company. See Benjamin Wachenje, “Michael Bloomberg: Wall Street Data Pioneer and ex-NYC Major (29 April 2014) CNBC, available at 15. Weihuan Zhou, Douglas W. Arner & Ross P. Buckley “Regulation of Digital Financial Services in China: From last mover to first mover?” (Sept 2015) available at. 16. For the more specific topics of shadow banking and P2P lending, see Douglas W. Arner & Janos Barberis, “FinTech in China: From Shadow Banking to P2P lending”, in Banking Beyond Banks & Money” (Springer 2015 forthcoming).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2