intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung đánh giá thực trạng của xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam, thực trạng của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu từ đó đề xuất một số giải pháp tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Ths. Lê Thị Hằng Ngân Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài chính Th.s Nguyễn Hữu Trí - Cục Hải quan Lạng Sơn TÓM TẮT: Thủ tướng chính phủ phê duyệt QĐ số: 493/QĐ-TTG: Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, trong đó “Mục tiêu xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu cân đối, hài hòa, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, là động lực của tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu quan trọng, trở thành trụ đỡ chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của đất nước. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa vẫn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi cần có những giải pháp đột phá để bảo đảm phát triển bền vững trong giai đoạn tới. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng của xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam, thực trạng của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu từ đó đề xuất một số giải pháp tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay. TỪ KHÓA: xuất nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu, doanh nghiệp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xuất khẩu hàng hóa được xem là nhân tố cấu thành của tổng cầu. Xuất khẩu ngày càng đóng vai trò tích cực cho tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở hai khía cạnh chính, đó là đóng góp của xuất khẩu tới tốc độ tăng trưởng GDP và đóng góp về tỷ trọng xuất khẩu trong GDP. Đảng và Nhà nước luôn xác định đẩy mạnh xuất khẩu có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước của Việt Nam. Xuất khẩu cũng giúp chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển và mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Trong chiến lược phát triển bền vững của mình, các quốc gia trên thế giới đều tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế để phát huy tốt nhất vai trò của xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, thu ngoại tệ cho dự trữ quốc gia và nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân. 384
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Với các doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường ra thế giới, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn ngoại tệ để phục vụ cho các hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô kinh doanh, và giải quyết các vấn đề về lợi nhuận. Xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Để có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đủ tiềm lực tài chính cho hoạt động xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhóm tác giả đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu tại Việt Nam, thực trạng của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, chỉ ra khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải đối mặt, đặc biệt là khó khăn về tiếp cận vốn. Trên cơ sở đó nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay. 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM 2.1 Thực trạng xuất nhập khẩu tại Việt Nam Trong tiến trình hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh mẽ trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa các đối tác lớn trên thế giới. Việt Nam đã từng bước thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, tranh thủ khả năng hợp tác thương mại, đầu tư, hội nhập để phát triển kinh tế bền vững và là đối tác thương mại đáng tin cậy. Việt Nam đã tiếp tục đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm cả các đối tác song phương và đa phương, qua đó góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Cùng với chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp, hoạt động xuất khẩu của cả nước tiếp tục có nhiều dấu hiệu tích cực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn duy trì được những kết quả ấn tượng. Xuất nhập khẩu ròng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 tiếp tục diễn biến phức tạp, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đã nỗ lực phục hồi, là tiền đề quan trọng để nền kinh tế nước ta vững bước trong giai đoạn tới. Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ về mặt quy mô và tốc độ. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả năm là 669.136,5 triệu USD, tăng 22,68% so với năm 2020. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả năm đạt 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% so năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 371,3 tỷ USD, và nhập khẩu đạt 360 tỷ USD. 385
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Bảng 1: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất - nhập khẩu của Việt Nam Giai đoạn 2020 - 2022 Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Xuất khẩu 282.628,9 336.166,8 371.304,2 Nhập khẩu 262.791,0 332.969,7 358.901,9 Tổng xuất nhập khẩu 545.419,9 669.136,5 730.206,1 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2022 - Tổng cục Thống kê Đóng góp vào kết quả chung của hoạt động xuất khẩu ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp còn phải kể đến vai trò của ngành ngân hàng. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá chủ động, linh hoạt nhằm bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện giảm mặt bằng lãi suất, miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tăng cường cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, kéo dài thời hạn, cho phép các TCTD được cho vay bằng ngoại tệ tạo điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận được vốn ngân hàng phục vụ sản xuất kinh doanh. Theo NHNN, đến ngày 30/6/2023, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 4,73% so với cuối năm 2022, và thấp hơn nhiều cùng kỳ của các năm còn lại trong giai đoạn 2018-2022. Trong đó, dư nợ đối với doanh nghiệp khoảng 6,3 triệu tỷ đồng (tăng 4,66% so với cuối năm 2022, chiếm 51% dư nợ nền kinh tế). Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng được thúc đẩy, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, giảm tải áp lực tài chính khi hàng loạt các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa được thực hiện. 2.2. Thực trạng của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu Doanh nghiệp phát triển là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã đóng góp khoảng 60% GDP (trong đó: DNNN đóng góp hơn 29% GDP, doanh nghiệp FDI đóng góp khoảng 20% GDP, còn lại là của doanh nghiệp ngoài nhà nước với khoảng 10% GDP); 386
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Doanh nghiệp phát triển góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động. Số lao động tăng gần 1,35 lần từ 10.895.600 lao động (năm 2011) lên 14.702.546 lao động (năm 2020), và năm 2022 là 14.799.642 lao động, điều này cho thấy tốc độ tạo việc làm trong các các doanh nghiệp nhanh hơn của lực lượng lao động và lao động có việc làm. Theo số liệu Tổng cục Thống kê, năm 2022 có 895.876 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có khoảng 200.000 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 2022 hoạt động XNK đóng góp cho thu NSNN là 436.640 tỷ đồng, tăng 17,92% so với cùng kỳ năm 2021, và chiếm tỷ trọng 24,05% tổng thu ngân sách ngân sách nhà nước. Bảng 2: Thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2020 - 2022 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Tổng thu Ngân sách nhà nước 1.510.579 1.568.453 1.815.470 Tổng số thu từ hoạt động xuất, nhập 314.463 376.644 436.640 khẩu Tỷ trọng Cơ cấu thu ngân sách NN 20,82 % 24,01% 24,05% Nguồn: Thực hiện thu NSNN - Bộ Tài chính 2020-2022 Trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nguy cơ lạm phát, tỷ giá đồng USD tăng cao, đồng thời lạm phát và suy thoái kinh tế đang diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, sự biến động của tỷ giá đồng USD, đồng nội tệ của nhiều nước đang mất giá so với đồng USD. Tình hình kinh tế toàn cầu ảm đạm khiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sụt giảm ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt của doanh nghiệp Việt Nam, khiến giá hàng xuất khẩu của Việt Nam càng thêm khó cạnh tranh, gây bất lợi đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là khó khăn tiếp cận vốn. 387
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp hiện nay về tiếp cận vốn Một là đối với kênh tín dụng: đây là khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát và bảo vệ tỷ giá, cũng như một số tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng thị trường trái phiếu doanh nghiệp dẫn đến lãi suất huy động và cho vay tăng nhanh và duy trì ở mức rất cao. Đầu năm 2022, mặt bằng lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh chỉ khoảng 6,7- 9,6%/năm, nhưng cuối năm 2022 lãi suất cho vay lên tới 8-10,9%/năm, thâm chí có lúc lên đến 12 - 14%/năm; Lãi suất vay USD từ 2,1-2,8% lên 3-3,3% và thậm chí đến 4,5% (quý III/2022). Biểu đồ 1: Lãi suất cho khách hàng vay của các Ngân hàng niêm yết Nguồn: Báo cáo ngành Ngân hàng 2023 - VCBS Quý I/2023, NHNN có các biện pháp quyết liệt nên lãi suất huy động giảm dần và lãi suất cho vay đã bắt đầu ghi nhận giảm nhẹ tại các khoản vay phát sinh mới, Hiện nay, lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,3%/năm. Việc xem xét quyết định về lãi suất cho vay là do TCTD và khách hàng thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng. 388
  6. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Hạn mức tín dụng cho vay bị hạn chế, các khoản vay mới chỉ được giải ngân tương ứng với khoản vay cũ khi phải trả nợ trước đó. Việc này khiến doanh nghiệp càng khó khăn. Trong năm 2022, một trong những chương trình hỗ trợ tín dụng quan trọng cho doanh nghiệp là gói hỗ trợ lãi suất 2% triển khai qua hệ thống ngân hàng thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch COVID-19. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục tiếp cận khoản vay theo gói hỗ trợ này. Chính vì vậy các doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây. Theo báo cáo chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2022, kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2017 tỷ lệ doanh nghiệp có khoản vay từ các ngân hàng là 49,4% thì đến các năm 2018 và 2019, tỷ lệ doanh nghiệp có tiếp cận tín dụng lần lượt là 45% và 43%. Năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, vẫn có 42,9% doanh nghiệp đang có khoản vay từ các ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2021 tỷ lệ doanh nghiệp đang có khoản vay từ các ngân hàng chỉ còn 35,4%; và đến năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp đang có khoản vay ngân hàng đã giảm đáng kể xuống còn 17,8%. Khảo sát PCI 2022, các khó khăn cụ thể trong tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân Việt Nam thời gian gần đây Bảng 3: Khó khăn của doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng Đơn vị tính: % Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Ngân hàng, TCTD áp đặt điều kiện tín 39,03 41,80 58,72 dụng bất lợi cho doanh nghiệp Doanh nghiệp không thể vay vốn nếu 82,55 81,37 79,44 không có tài sản thế chấp Thủ tục vay vốn rất phiền hà 46,39 46,15 58,63 Cán bộ tín dụng cố tình bắt lỗi, kéo dài 26,10 27,35 49,83 thời gian xử lý hồ sơ Nguồn: Báo cáo chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2022, VCCI Thứ 2 là Kênh huy động vốn từ Thị trường chứng khoán Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là kênh dẫn vốn trung và dài hạn lớn nhất, vượt qua nguồn vốn tín dụng ngân hàng và huy động từ thị trường cổ phiếu. Năm 2021, giá trị huy động vốn của doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp đạt gần 389
  7. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 731.349 tỷ đồng. Tổng giá trị huy động trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trên thị trường sơ cấp đã đạt hơn 600 nghìn tỷ đồng, trong khi tăng ròng tín dụng trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng chỉ ở mức hơn 480 nghìn tỷ đồng và huy động vốn qua kênh thị trường cổ phiếu chỉ đạt hơn 100 nghìn tỷ đồng. Năm 2022, TTCK có nhiều biến động, thị trường cổ phiếu phục hồi chậm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục trầm lắng. Thị trường cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp bị thu hẹp bởi những tác động của nền kinh tế. Tổng mức huy động vốn trên thị trường chứng khoán năm 2022 đạt 351.831 tỷ đồng, giảm 22% so với năm 2021 trong đó: Huy động vốn của khối doanh nghiệp thông qua qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng ước đạt 116.684 tỷ đồng; Huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trái phiếu chính phủ đạt 229.632 tỷ đồng; hoạt động đấu giá cổ phần, thoái vốn đạt 5.515 tỷ đồng. Nguồn vốn từ TTCK hỗ trợ cho doanh nghiệp còn rất nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán như hiện nay thì sự hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp từ thị trường này lại càng khó khăn hơn. 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU Để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đủ tiềm lực tài chính cho hoạt động xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì việc triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp cần được ưu tiên và áp dụng một cách nhanh chóng, kịp thời. Hiện tại, các chính sách của Chính phủ cũng được đánh giá là phù hợp và được sự ủng hộ của doanh nghiệp, tuy nhiên, việc triển khai các chính sách này trên thực tế vẫn còn một số vướng mắc. Nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất để việc triển khai tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp góp phần tiếp thêm động lực cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, cụ thể: Về phía cơ quan quản lý Nhà nước: Bộ Tài chính Việc gia hạn cũng như giảm, miễn một số loại thuế phí đã được Nhà nước thực hiện trong thời gian qua và được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư hướng dẫn về Nghị định Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Theo đó, các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu theo Nghị định sẽ được vay mức vốn tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá 390
  8. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng, đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thời hạn cho vay không quá 12 tháng. Thống kê cho thấy, các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 10 - 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục thuế và hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu. Bộ Tài chính tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các chương trình xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài, từng bước nâng cao vị thế của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa và phát triển theo hướng bền vững để trái phiếu doanh nghiệp trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho các doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước NHNN đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, lĩnh vực xuất khẩu là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên vay vốn. NHNN đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng một cách hiệu quả như chỉ đạo các TCTD thực hiện miễn, giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, kéo dài thời hạn cho phép các TCTD được cho vay bằng ngoại tệ đối với một số nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu,… Tiếp tục hướng dòng vốn tín dụng vào sản xuất, chỉ đạo các TCTD tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, triển khai các chương trình cho vay liên kết…Tăng cường huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế để bổ sung nguồn vốn cho vay trung và dài hạn với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó có xuất khẩu. Ngoài ra, với một nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam, cần chú ý tới biến động của các đồng tiền trong khu vực để bảo đảm không bị mất lợi thế cạnh tranh. Rủi ro về áp lực dòng tiền do chênh lệch lãi suất ở Việt Nam sẽ không cao, nhưng tác động có ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu là vấn đề cần kiểm soát. Cần đảm bảo ổn định tỷ giá và 391
  9. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ, các công cụ chính sách tiền tệ sử dụng linh hoạt hơn, ổn định tỷ giá, bảo đảm năng lực cạnh tranh của DN xuất khẩu. Về phía các tổ chức tín dụng: Sau hơn 2 năm dịch bệnh diễn ra, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình hình tài chính cạn kiệt, giờ đang ở giai đoạn đầu phục hồi kinh tế cũng là giai đoạn khó khăn nhất của các doanh nghiệp, do vậy các chính sách cung cấp vốn với lãi suất ưu đãi rất cần thiết cho các doanh nghiệp lúc này. Các TCTD cần tập trung xử lý nợ xấu, vào tái cơ cấu, tạo nguồn lực tài chính, mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời, cùng với sự phát triển của doanh nghiệp xuất khẩu, các ngân hàng cũng sẽ có cơ hội mở rộng thêm các dịch vụ như ngoại hối, mua bán ngoại tệ,… Các TCTD cần tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu với mức lãi suất ưu đãi, thấp hơn so với so với mức lãi suất cho vay thông thường. Miễn, giảm phí và giá các sản phẩm bán chéo cho doanh nghiệp như: Phí thanh toán, phí bảo hiểm, ngân hàng điện tử,… qua đó góp phần tạo ra những cú hích để hỗ trợ cho tăng trưởng năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu. Nhiều ngân hàng đã triển khai các sản phẩm tài chính hỗ trợ xuất khẩu với lãi suất ưu đãi và đã góp phần hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Ngân hàng BIDV đã triển khai chương trình ưu đãi Trade Booming, BIDV giảm 50% phí dịch vụ tài trợ thương mại và chuyển tiền quốc tế trên ứng dụng Ngân hàng số dành cho doanh nghiệp BIDV iBank, bao gồm các dịch vụ chuyển tiền quốc tế đi, phát hành LC, sửa đổi LC, nhờ thu xuất khẩu, sửa đổi nhờ thu xuất khẩu, ưu đãi tỷ giá 30 điểm khi thực hiện giao dịch ngoại tệ qua BIDV iBank… Các ngân hàng chú trọng nghiên cứu và phát triển sản phẩm tài chính hỗ trợ xuất khẩu, các giải pháp tài chính hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu phục hồi và phát triển sau đại dịch. Tập trung nghiên cứu các sản phẩm tài chính cho từng phần khúc thị trường, cung cấp vốn với các gói vay phù hợp cho các doanh nghiệp. Đối với các gói tín dụng cho vay, tiếp tục đẩy mạnh theo hướng hỗ trợ cho vay VND với mức lãi suất tương đương cho vay ngoại tệ, giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực về mặt tài chính trong ngắn hạn cũng như giảm thiểu rủi ro về biến động tỷ giá thông qua hợp đồng kỳ hạn. Các gói vay này là khẩn thiết đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng cần lưu ý đến yếu tố thời gian để các doanh nghiệp có thể hoàn trả. 392
  10. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” KẾT LUẬN Hoạt động xuất - nhập khẩu vẫn giữ đà khởi sắc, trong đó xuất khẩu vẫn duy trì tăng trưởng ở mức hai con số. Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn gặp khó khăn, thách thức về nhiều mặt, trong đó có vấn đề về tài chính. Chính phủ cũng đã ban hành một số chính sách, pháp luật cụ thể để giúp doanh nghiệp giữ vững đà tăng trưởng cũng như giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết được các khó khăn tạm thời để hỗ trợ về mặt tài chính cho doanh nghiệp. Vẫn còn tồn tại một số khó khăn, thách thức trong việc xây dựng và thực thi các chính sách, pháp luật hỗ trợ về mặt tài chính cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, tiếp tục nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về mặt tài chính để hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, thiết thực cho các doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng, cần thiết trong bối cảnh hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng cục Thống kê (2022), Niên giám thống kê năm 2022 2. Bộ Tài chính (2022), Thực hiện thu Ngân sách Nhà nước 2022 3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021), Báo cáo thường niên năm 2021 4. Ủy ban chứng khoán Nhà nước (2022), Báo cáo thường niên năm 2022 5. Thủ tướng chính phủ (2022), QĐ số: 493/QĐ-TTG về Phế duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 6. VCCI (2022), Báo cáo chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2022, VCCI 7. CTCK VCBS (2023), Báo cáo ngành Ngân hàng 2023 8. PGS,TS Nguyễn Trọng Cơ (2020), “Tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế và những phản ứng chính sách của Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “COVID-19 tác động và phản ứng chính sách”, Học viện Tài chính, Hà Nội, ngày 19/6/2020, tr. 20 - 26. 9. TS. Đồng Thị Hà, NCS.Ths. Vũ Thị Thanh Huyền (2021), “Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia “Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022”, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tr.111 - 122. 10. ThS. Hoàng Lệ Dung (2022), Giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn tài chính trong trạng thái “bình thường mới”, Tạp chí Ngân hàng ngày 18/3/2022. 393
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2