intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải phẫu bệnh: Hệ nội tiết

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

268
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ nội tiết: Bao gồm các TẾ BÀO, MÔ, CƠ QUAN có tính chuyên biệt cao để chế tiết hormon điều hòa hoạt động của cơ thể  Hormon: Là các phân tử đóng vai trò tín hiệu hóa học, do tế bào nội tiết tạo ra phóng thích trực tiếp vào máu và đi đến các mô đích  Mô đích: Là các mô hoặc cơ quan chịu sự tác động của hormon.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải phẫu bệnh: Hệ nội tiết

  1. HỆ NỘI TIẾT MÔ HỌC CƠ QUAN BS Phạm Văn Toại
  2. KHÁI NIỆM  Hệ nội tiết: Bao gồm các TẾ BÀO, MÔ, CƠ QUAN có tính chuyên biệt cao để chế tiết hormon điều hòa hoạt động của cơ thể  Hormon: Là các phân tử đóng vai trò tín hiệu hóa học, do tế bào nội tiết tạo ra phóng thích trực tiếp vào máu và đi đến các mô đích  Mô đích: Là các mô hoặc cơ quan chịu sự tác động của hormon. Các tế bào mô đích có các thụ thể để nhận diện và đáp ứng với các hormon chuyên biệt
  3. KHÁI NIỆM  Các loại hormon  Các amino axit cao phân tử: polypeptide, protein, glycoprotein  Các dẫn xuất cholesterol: steroid, sterol  Các dẫn xuất tyrosine: hormon tuyến giáp, catecholamine
  4. KHÁI NIỆM  Cận tiết: Có tác động gần (TB G tiết Gastrin ở môn vị)  Áp cận tiết: Phân tử chế tiết đi vào chất gian bào, khuếch tán qua chất nền, tác động vào tế bào rất gần (các tế bào tụy nội)  Tự tiết: Tự tác động lên chính tế bào chế tiết (insulin like grow factor)  Phản hồi (feedback): Cơ quan đích tác động ngược lại để giữ cho nồng độ hormon ổn định trong máu
  5. SỰ PHÂN BỐ HỆ NỘI TIẾT  Tuyến nội tiết Tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận  Mô nội tiết Tụy: Tiểu đảo Langerhans Buồng trứng: Hoàng thể, bánh nhau, các tế bào mô kẽ Tinh hoàn: Các tế bào mô kẽ (TB Leydig)  Tế bào nội tiết Các tế bào nội tiết lan tỏa ở đường hô hấp, ống tiêu hóa…
  6. Vùng Hạ Đồi Tuyến Tuyến Tuyến Yên Cận Tùng Giáp Tuyến Giáp Tuyến Ức Tim Ống Tiêu Hóa Thận Tụy Tinh Hoàn Buồng Trứng
  7. TUYẾN NỘI TIẾT – ĐẶC ĐIỂM CHUNG  Không có ống dẫn xuất chất tiết  Mỗi tuyến có thể chế tiết một hoặc vài loại hormon  Cấu tạo mô học chung:  Mô nâng đỡ: Tạo nên vỏ xơ, vách xơ, mô đệm  Nhu mô: Các tế bào có tính chuyên biệt cao để chế tiết hormon  Các mao mạch máu: tế bào nội tiết luôn gắn liền với hệ mao mạch máu  Các sợi thần kinh: Giao cảm, phó giao cảm, tận cùng thần kinh trần
  8. TUYẾN YÊN
  9. TUYẾN YÊN Vị trí: trong hố yên xương bướm Kích thước: khoảng 10 x 13 x 6mm (0,5g) Gồm 2 phần:  Tuyến yên thần kinh  Tuyến yên tuyến Chức năng: điều hòa các tuyến nội tiết khác
  10. TUYẾN YÊN – PHÔI THAI HỌC Tuyến yên thần kinh: tạo thành từ ngoại bì thần kinh  Phần thần kinh  Phần phễu Tuyến yên tuyến: tạo thành từ ngoại bì vòm miệng  Phần xa  Phần củ  Phần trung gian
  11. VÙNG HẠ ĐỒI Thể vú Giao thoa Ụ giữa của củ xám thị giác Thùy Trước Phễu tuyến yên Phần củ Phần trung gian Thùy Sau Phần xa Phần phễu Phần thần kinh Hố yên
  12. Ngoại bì thần kinh Nụ tuyến yên Não trung thần kinh gian Nụ tuyến yên Túi Rathke Túi Rathke thần kinh Hầu Ngoại bì Miệng phôi vòm miệng Phôi tuần thứ 3 Thùy trước Thùy sau Phần củ Phần phễu Phễu Nụ tuyến Phần yên thần Phần trung gian Túi Rathke Phần xa thần kinh kinh 2 tháng sau, túi Giai đoạn thai Rathke mất sự câu thông với hầu
  13. TUYẾN YÊN – PHÂN BỐ MẠCH Các động mạch yên trên: cung cấp máu cho  Củ xám  Phần phễu → đám rối mao mạch 1 → tĩnh mạch cửa tuyến yên → tuyến yên tuyến: đám rối mao mạch 2 Các động mạch yên dưới: cung cấp máu cho  Tuyến yên thần kinh  Một phần của phễu
  14. HỆ TĨNH MẠCH CỬA TUYẾN YÊN Vận chuyển các hormon gây chế tiết và ức chế tiết từ vùng dưới đồi vào đám rối mao mạch 1 Vận chuyển các hormon tuyến yên tuyến vào đám rối mao mạch 2 Kết hợp các chức năng của vùng dưới đồi với tuyến yên
  15. Nơron nhân trên mắt và nhân cạnh não thất Nơron nhân của giữa sau & trước, và nhân phễu Cuống Củ giữa Phễu Đám rối mao mạch 1 Động mạch yên trên Động mạch yên dưới Phần xa Phần thần kinh Đám rối mao mạch 2 Hormon dưới đồi giải phóng vào phần TK Các tế bào nội tiết Hormon kích thích hoặc ức chế Hormon tạo ra từ Tĩnh mạch thu thập phần xa
  16. TUYẾN YÊN TUYẾN Phần xa:  Gồm các dải tế bào xếp thành hình cuộn dây xen kẽ với các mao mạch máu có lỗ thủng  Có 3 loại tế bào chính: tế bào kỵ màu, tế bào ưa axit, tế bào ưa bazơ Phần củ:  Các tế bào chế tiết gonadotropin (FSH &LH) Phần trung gian:  Dải tế bào ưa bazơ + các nang tuyến
  17. TUYẾN YÊN TUYẾN – PHẦN XA
  18. Phân loại theo chức năng 1. Tế bào hướng thân  Chiếm khoảng 50%  Bắt màu axit  Chế tiết Somatotropin (GH: hormon tăng trưởng)  Tăng trưởng các xương dài 2. Tế bào hướng tuyến vú  Chiếm khoảng 10 – 15%  Bắt màu axit  Chế tiết prolactin  Kích thích tiết sữa
  19. Phân loại theo chức năng 3. Tế bào hướng tuyến giáp  Chiếm thấp hơn 10%  Bắt màu bazơ  Chế tiết Thyroid-stimulating Hormone (TSH), Thyrotrophin  Kích thích tuyến giáp tổng hợp và chế tiết hormon 4. Tế bào hướng vỏ thượng thận  Chiếm khoảng 15 – 20%  Bắt màu bazơ  Chế tiết Adrenocorticotrophic Hormone hay Corticotrophin(ACTH)  Kích thích tiết các hormon vỏ thượng thận
  20. Phân loại theo chức năng 5. Tế bào hướng tuyến sinh dục  Chiếm khoảng 10 – 15%  Bắt màu bazơ  Chế tiết Follicle-stimulating Hormone (FSH) & Luteinizing Hormone (LH)  FSH:  Nữ: kích thích nang trứng phát triển, chế tiết estrogen  Nam: kích thích tạo tinh trùng  LH:  Nữ: kích thích nang trứng trưởng thành, chế tiết progesterone  Nam: kích thích chế tiết testosterone
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2