intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải phẫu tai (Kỳ 7)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

144
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vòi tai (mua auditiva) hay vòi nhĩ eustachi 2.5.1. Mô tả Là một ống thông hòm tai với tỵ hầu, có tác dụng làm cân bằng áp lực của hòm tai với không khí bên ngoài nên có thể viêm nhiễm lan toả từ họng hầu vào tai giữa. Vòi tai bắt đầu từ lỗ nhĩ của vòi tai ở thành trước hòm tai, đi chếch xuống dưới vào trong ra trước, tận hết ở lỗ hầu vòi tai tại thành bên tỵ hầu, dài xấp xỉ 37 mm. 2.5.2. Cấu tạo - Phần xương vòi tai chiếm 1/3 ngoài là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải phẫu tai (Kỳ 7)

  1. Giải phẫu tai (Kỳ 7) Bài giảng Giải phẫu học Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn 2.5. Vòi tai (mua auditiva) hay vòi nhĩ eustachi 2.5.1. Mô tả Là một ống thông hòm tai với tỵ hầu, có tác dụng làm cân bằng áp lực của hòm tai với không khí bên ngoài nên có thể viêm nhiễm lan toả từ họng hầu vào tai giữa. Vòi tai bắt đầu từ lỗ nhĩ của vòi tai ở thành trước hòm tai, đi chếch xuống dưới vào trong ra trước, tận hết ở lỗ hầu vòi tai tại thành bên tỵ hầu, dài xấp xỉ 37 mm. 2.5.2. Cấu tạo - Phần xương vòi tai chiếm 1/3 ngoài là một ống xương xẻ ở mặt dưới của xương đá. Nằm dưới ống cơ búa. Phía trong liên quan với động mạch cảnh trong. Phần xương nối với phần sụn bởi eo vòi.
  2. - Phần sụn chiếm 2/3 trong là sụn sợi, có một đầu tiếp với phần xương, một đầu thông với hầu. Nằm trong rãnh vòi tai ở nền xương bướm. Phân sụn tận cùng ở lỗ hầu vòi tai nằm sau xương xoăn mũi dưới. Vòi tai có 2 lỗ: lỗ nhĩ thông với thành trước hòm tai; lỗ hầu thông với thành bên tỵ hầu (giữa tuyến hạnh nhân vòi). Tác dụng của vòi nhĩ là làm cân bằng áp lực của hòm tai với tai ngoài. - Niêm mạc phủ vòi tai liên tiếp với niêm mạc của hầu và ở quanh lỗ hầu có hạnh nhân vòi. Vòi tai có thể mở rộng hay khép là nhờ có một vài cơ của màn hầu có tác dụng giữ cho áp lực của hòm tai thăng bằng với áp lực ở bên ngoài. Vì có sự thông như vậy nên khi viêm mũi, viêm hầu điều trị không tốt sẽ gây ra biến chứng viêm tai giữa, viêm xoang chũm. Do đó bệnh học của tai luôn đi với bệnh học của mũi họng. 2.5.3. Mạch thần kinh vòi tai - Động mạch: gồm có nhánh hầu lên và màng não giữa của động mạch cảnh ngoài. - Tĩnh mạch: đám rối chân bướm của tĩnh mạch cảnh trong. - Thần kinh: đám rối nhĩ của thần kinh thiệt hầu và các nhánh thần kinh chân bướm của dây thần kinh hàm dưới.
  3. 2.6. Niêm mạc hòm nhĩ Niêm mạc hòm nhĩ phủ các thành hòm nhĩ, các xương tai, các cơ và các thần kinh nằm trong hòm nhĩ. Niêm mạc hòm nhĩ tạo nên lớp trong của màng nhĩ và liên tiếp với niêm mạc của hầu qua vòi tai, với niêm mạc của hang chùm và của các tế bào chùm qua đường vào hang. Niêm mạc tạo nên các nếp mạch, căng từ các thành hòm nhĩ tới các xương tai, trong số đó có những nếp từ trần hòm nhĩ tới chỏm xương búa, tạo nên nếp búa trên, nếp búa sau, tủi thân xương đe tạo nên nếp đe, phủ xương bàn đạp tạo nên nếp bàn đạp, phủ thừng nhĩ tạo nên nếp thừng nhĩ. Các nếp niêm mạc nói trên ngăn cách nhau và giới hạn nên các ngách màng nhĩ. 2.7. Mạch thần kinh hòm tai 2.7.1. Động mạch - Động mạch hòm nhĩ trước nhánh của động mạch hàm trên cấp máu cho màng nhĩ. - Động mạch trâm chùm, nhánh của động mạch tai sau, cấp máu cho phần sau hòm nhĩ và tế bào chùm. - Nhánh đá của động mạch màng não giữa.
  4. - Động mạch hòm nhĩ trên, nhánh của động mạch màng não giữa. - Động mạch nhĩ dưới, nhánh của động mạch hầu lên. - Nhánh động mạch ống chân bướm, thuộc động mạch hàm trên. - Động mạch cảnh nhĩ, nhánh của động mạch cảnh trong. 2.7.2. Tĩnh mạch Máu đổ về xoang tĩnh mạch đá trên và đám rối chân bướm. 2.7.3. Bạch huyết Từ niêm mạc hòm nhĩ và hang chũm chạy tới hạch mang tai hay hạch cổ sâu trên. 2.7.4. Thần kinh Là đám rối nhĩ của thần kinh thiệt hầu và đám rối động mạch cảnh trong thuộc hệ thần kinh giao cảm. 3. TAI TRONG (AURIS INTERNA) Là bộ phận nhận cảm của tai nhưng rất phức tạp, tai trong nằm trong mê đạo nhĩ và gồm có 2 hệ thống:
  5. - Một hệ thống gồm các túi, ống được cấu tạo bằng màng, hợp thành một hệ thống đóng kín không thông với bên ngoài gọi là mê nhĩ màng, trong lòng mê nhĩ màng chứa một chất dịch gọi là nội dịch. - Một hệ thống gồm các hốc, rãnh được xẻ trong xương đá làm khuôn chứa đựng hệ thống trên gọi là mê nhĩ xương. Mê nhĩ màng không hoàn toàn giống mê nhĩ xương, có tiết diện nhỏ hơn nên ở giữa mê nhĩ màng và mê nhĩ xương chúng còn cách nhau một khoang trong khoang này chứa một chất dịch gọi là ngoại dịch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2