intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng hòa giải và trọng tài trực tuyến

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng hòa giải và trọng tài trực tuyến" xoay quanh khía cạnh phân tích về mặt lý luận, cũng như đánh giá trên thực tế để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trực tuyến. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng hòa giải và trọng tài trực tuyến

  1. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH BẰNG HÒA GIẢI VÀ TRỌNG TÀI TRỰC TUYẾN Bùi Hà Hạnh Quyên1 Tóm tắt: Trong vài năm gần đây, theo sự phát triển chung của xã hội, các giao dịch thương mại điện tử tăng dần theo thời gian, điều đó đi kèm với số lượng tranh chấp trong kinh doanh cũng tăng cao. Tuy nhiên, các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống, đặc biệt là tòa án có khá nhiều tồn tại về chi phí lẫn chất lượng. Xu hướng của thế giới đã và đang chuyển dịch dần sang phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến, cụ thể là các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế thông qua Internet. Đây được coi là biện pháp hiệu quả với sự hỗ trợ của công nghệ số trong thời đại công nghiệp 4.0 đang phát triển hiện nay. Tuy nhiên, ở Việt Nam, phương thức này chưa thực sự phổ biến và còn khá nhiều cản trở, đòi hỏi Nhà nước và các nhà nghiên cứu cần xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử giúp nâng cao công tác giải quyết tranh chấp trực tuyến. Từ khóa: giải quyết tranh chấp, trực tuyến, thương mại điện tử, hòa giải, trọng tài, ODR 1. MỞ ĐẦU Quan điểm truyền thống về giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp trong kinh do- anh nói riêng đề cap tính tương tác trực tiếp giữa các bên tranh chấp. Đây là lý do vì sao các tòa án luôn yêu cầu các bên phải có mặt tại tòa trong mỗi phiên xét xử. Tuy nhiên, trong giai đoạn gần đây, cùng với ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 để lại, hạn chế tụ tập cũng như mua sắm trực tiếp đã làm thay đổi nhận thức và lối sống của rất nhiều người. Theo đó, đối với sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử, con người ngày càng ưa thích phương thức mua hàng online. Tuy nhiên, mặt trái của các hoạt đồng này là tồn tại những khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp nếu có. Rất nhiều hợp đồng phát sinh giữa các bên chủ thể ở khu vực địa lý xa nhau, thậm chí mang tính quốc tế, các hình thức thanh toán đa dạng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử, vì vậy những tranh chấp phát sinh ở đây cũng rất phức tạp. Một trong những giải pháp hiệu quả được áp dụng khá phổ biến trên thế giới là giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trực tuyến. Các phiên họp hòa giải hoặc thậm chí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại không còn tổ chức tại tóa án hoặc văn phòng mà chuyển dần sang các nền tảng ảo. Ở Việt Nam hiện nay còn khá mới mẻ đối với phương thức này, bên cạnh đó cũng có nhiều bất cập cũng như vướng mắc trong áp dụng trên thực tế. Bài viết xoay quanh khía cạnh phân tích về mặt lý luận, cũng như đánh giá trên thực tế để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trực tuyến. 1 Học viện Tài chính
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 219 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội và các phương pháp đặc thù của luật học để nghiên cứu. Các phương pháp chủ yếu bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân loại, v.v.. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu để phân tích, so sánh, tổng hợp. Cách thức tiếp cận nguồn dữ liệu là thông qua quan sát, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau). Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài bao gồm: các bài báo, bài nghiên cứu, báo cáo thường niên,… được đăng tải trên các báo, tạp chí, thông tin từ các website và các tổ chức có uy tín v.v.. 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH 3.1. Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trực tuyến Giải quyết tranh chấp trực tuyến  trong tiếng Anh gọi là:  Online-Dispute Resolution - ODR. Theo các chuyên gia pháp lí “giải quyết tranh chấp trực tuyến” là một thuật ngữ ghép (collective terms) giữa trực tuyến (Online) và giải quyết tranh chấp thay thế (ADR). Do đó ODR được hiểu một cách rộng rãi trên thế giới như là việc sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế với sự hỗ trợ của công nghệ internet (mạng trực tuyến).  ODR là việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để giúp các bên ngăn ngừa, quản lý và giải quyết tranh chấp. Điều đó có thể có nghĩa là sử dụng phần mềm và ứng dụng để hạn chế tranh chấp giữa các bên, sử dụng các biểu mẫu và chương trình trực tuyến khi làm việc trực tiếp để giải quyết tranh chấp, cụ thể như việc sử dụng của các nền tảng trực tuyến Zoom hoặc Microsoft Teams… để tiến hành hòa giải mà không cần gặp mặt trực tiếp. 3.2. Vai trò của giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trực tuyến Rõ ràng, trong giai đoạn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, việc giải quyết tranh chấp trực tuyến đem lại khá nhiều hiệu quả tích cực. Phương thức này hỗ trợ giải quyết tranh cấp nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu giãn cách và các hướng dẫn khác của nhà nước về cách ly cũng như ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhưng bên cạnh đó, ODR hoàn toàn có thể đem lại nhiều lợi ích hơn ngoài việc tạo điều kiện đối phó đại dịch đang diễn ra. Thứ nhất, không hề có giới hạn về khoảng cách địa lý nếu lựa chọn ODR. ODR cho phép mọi người tham gia từ mọi nơi. Điều này có nghĩa là ngay cả khi một bên hoặc luật sư đang đi công tác, quá trình hòa giải vẫn có thể tiến hành và không cần phải dành thời gian để di chuyển về địa điểm theo mong muốn về mặt địa lý cho tất cả các bên. Điều này đặc biệt hữu ích khi một trong các bên không sống trong khu vực mà vụ việc diễn ra, đặc biệt đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Khả năng hòa giải một vụ việc khi các bên không ở cùng nhau cũng hữu ích trong những trường hợp liên quan đến bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực để cưỡng chế thỏa hiệp trong giải quyết tranh chấp. Thực tế cho thấy có rất nhiều tranh chấp trong kinh doanh phát sinh đã giải quyết nhưng không trên tinh thần tự nguyện của một bên, mà dưới sự
  3. 220 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ảnh hưởng tiêu cực của đối phương dẫn đến buộc phải chấp thuận, điều này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc về đảm bảo sự bình đẳng trong quá trình giải quyết tranh chấp. ODR cũng có nghĩa là bạn không bị giới hạn ở những hòa giải viên ở khu vực nhất định. Mặc dù có những lợi ích rõ ràng khi có các hòa giải viên hoặc trọng tài viên quen thuộc với khu vực mà vụ việc của bạn xảy ra để họ có thể đưa ra ý kiến hỗ trợ các bên cũng như gợi ý về những hậu quả pháp lý có thể phát sịnh theo quy định của pháp luật. Không thể phủ nhận, mỗi địa phương khác nhau có thể xuất hiện những quy định pháp luật đặc thù điều chỉnh riêng cho địa phương đó cũng nhưng các tranh chấp phát sinh ở đây. Tuy nhiên, điều này không thật sự cần thiết, ngay cả trong nghị định 22/2017/NĐ-CP, văn bản quy phạm pháp luật hiện đang điều chỉnh về hòa giải thương mại với tư cách một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh độc lập cũng không giới hạn việc lựa chọn hòa giải viên của các bên. Họ có thể lựa chọn bất kỳ hòa giải viên nào với số lượng không giới hạn. Với ODR, các bên tranh chấp có khả năng tìm kiếm các hòa giải viên hoặc trọng tài viên từ khắp nơi trên đất nước—hoặc thế giới.  Thứ hai, ODR có thể tiết kiệm thời gian và chi phí hơn so với giải quyết tranh chấp trực tiếp truyền thống. ODR tiết kiệm thời gian di chuyển đến văn phòng hoặc địa điểm giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận bằng cách cho phép các bên tiến hành trao đổi, đối thoại một cách thoải mái tại văn phòng hoặc nhà của họ. Nhiều cuộc hòa giải trực tiếp tốn khá nhiều thời gian khi hòa giải viên nói chuyện trực tiếp với một trong các bên trong khi bên kia và luật sư của họ ngồi trong văn phòng chờ đến lượt. Điều đó thật sự khá lãng phí và không có ý nghĩa. Bằng cách sử dụng ODR, khi bên trung gian hỗ trợ giải quyết ở trong một phòng ảo riêng biệt với một bên và luật sư, bên kia và luật sư có thể thảo luận vụ việc trong một phòng ảo riêng biệt hoặc có thể thực hiện các công việc gia đình hoặc công việc riêng trong khi chờ đến lượt. Tương tự, đối với các cuộc giải quyết tranh chấp rất phức tạp, các cuộc họp kín giữa bên trung gian và các bên tương ứng có thể được lên lịch vào những ngày hoặc giờ khác nhau để bên kia không phải ngồi chờ đến lượt mình. Hiện nay, phần lớn các vụ việc tranh chấp TMĐT diễn ra trên các website, ứng dụng TMĐT mà ở đó các bên buộc phải tuân theo các quy định, tiêu chuẩn trong mua bán, giao dịch do tổ chức cung cấp dịch vụ sàn TMĐT quy định phù hợp với quy định pháp luật chẳng hạn như các quy định về đổi trả hàng, hoàn tiền,..vv. Do đó việc xử lý các vụ việc tranh chấp phát sinh tại đây cũng trở nên dễ dàng hơn khi các phương án giải quyết vụ việc tranh chấp có những tình huống quy định sẵn mà các bên đã nhất trí từ đầu theo các quy định của sàn TMĐT. Trong trường hợp có phát sinh tranh chấp tại đây, tổ chức ODR sẽ là cơ quan độc lập được sàn TMĐT chỉ định hoặc các bên lựa chọn có thẩm quyền xem xét vụ việc và đưa ra quyết định áp dụng tình huống xử lý nào đã được định sẵn hay quyết định khác để giải quyết vụ việc nhanh trong thời gian nhất định theo sự thống nhất của các bên và quy định của tổ chức ODR.  ODR cũng không cần phải bị hạn chế bởi giờ làm việc truyền thống. Nếu hòa giải viên hoặc trọng tài thương mại, luật sư và các bên tham gia đồng thuận thì phiên họp giải quyết tranh chấp có thể được lên lịch ngoài giờ làm việc hoặc cuối tuần. Thứ ba, sự tiện lợi của ODR cũng cho phép con người dễ dàng kết hợp những thứ khác vào quá trình hòa giải hơn. Đối với các phiên họp giải quyết tranh chấp thông thường chỉ có thể
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 221 có sự tham gia của các bên, luật sư của họ và bên trung gian, ODR cho phép các bên dễ dàng thêm một nhóm người có thể hỗ trợ giải quyết vụ việc như chuyên gia tài chính và chuyên gia sức khỏe tâm thần, đại diện tổ chức định giá chuyên nghiệp... Tương tự, đối với những trường hợp cần thông dịch viên, sự tiện lợi của ODR giúp việc đặt lịch thông dịch viên trở nên dễ dàng hơn và trong một số trường hợp ít tốn kém hơn.   3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trực tuyến ở Việt Nam hiện nay Để có thể tăng cường áp dụng hình thức ODR ở nước ta, tác giả thực hiện một số giải pháp sau đây: Một là, Nhà nước cần đẩy mạnh xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển các tổ chức ODR tại Việt Nam và khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng phương thức ODR để phù hợp với hội nhập kinh tế thế giới. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, CPTPP) thì việc mua bán với các đối tác nước ngoài trở nên phổ biến, khi có tranh chấp xảy ra cần có một phương thức giải quyết xuyên biên giới. Do đó, phương thức ODR sẽ giải quyết được vấn đề này và thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới, giúp bên mua và bên bán dễ dàng tương tác không giới hạn phạm vi lãnh thổ, dễ dàng đạt được thỏa thuận trên cơ sở giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, đối thoại hơn là đối đầu. - Hai là, hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng và các văn bản luật có liên quan tạo cơ sở pháp lý cho ODR. Theo Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, trong giai đoạn 2016 -2020, hệ thống Tòa án nhân dân giải quyết 1.842.684, trong tổng số thụ lý là 1.894.472 vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. Các vụ việc có xu hướng ngày càng gia tăng với tính chất ngày càng phức tạp, trong khi đó đội ngũ cán bộ, thẩm phán của toàn ngành Tòa án nói chung, của các Tòa án địa phương nói riêng còn thiếu về số lượng, chưa vững mạnh về chất lượng. Điều này gây áp lực lớn lên ngành Tòa án. Trong điều kiện đó, việc áp dụng phương thức ODR sẽ giúp giảm tải số lượng lớn vụ việc cho các Tòa án, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án. Để thực hiện được điều này, đòi hỏi cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về tố tụng (dân sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, thương mại, hình sự) nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng phương thức ODR, đồng thời, cần hoàn thiện quy định có liên quan đến ODR trong một số văn bản luật có liên quan như: Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Luật An ninh mạng năm 2018. Ba là, Ban hành quy định bắt buộc các doanh nghiệp TMĐT phải xây dựng hoặc kết nối đến một tổ chức ODR để giải quyết tranh chấp phát sinh trên sàn giao dịch TMĐT của mình. Bốn là, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ - kỹ thuật. Việc nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ, thiết bị, kỹ thuật cho các phiên xử để đảm bảo việc truyền tải thông suốt nội dung dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, chất lượng tương tác trong quá trình phiên họp diễn ra là yêu cầu tiên quyết đối với mô hình này. Trọng tài viên, thẩm phán, luật sư và các đương đơn cũng phải thích nghi với công nghệ trực tuyến, bởi các kỹ năng, thao tác của mỗi bên tham gia tố tụng trong phiên xử trực tuyến có sự khác biệt với một phiên xử truyền thống.
  5. 222 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 4. KẾT LUẬN Chiến lược giải quyết tranh chấp đã đi một chặng đường dài trong nền văn minh nhân loại qua nhiều năm. Giải quyết tranh chấp nhanh chóng và không tốn kém là mục tiêu chính của việc tạo ra các cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR). Với sự mở rộng to lớn của thị trường trực tuyến, cơ chế ODR đòi hỏi kiến ​​thức và đào tạo rộng rãi của công chúng, điều này có thể đạt được thông qua phương tiện truyền thông xã hội, giáo dục, các vở kịch đường phố, tiếp thị, hội nghị, hội thảo và các chiến dịch, cùng với các phương tiện khác, tại cơ sở. mức độ. Sự tham gia của chính phủ cũng cực kỳ có ý nghĩa trong việc cung cấp hỗ trợ tài chính cho các dự án ODR và ​​​​ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hành chính cần thiết cho việc hỗ thiết lập quy trình ODR. Để đảm bảo rằng tất cả các nhóm trong xã hội đều có quyền tiếp cận công lý, điều bắt buộc là phạm vi tiếp cận của hệ thống phải được mở rộng để bao gồm càng nhiều nhóm trong số họ càng tốt. Cơ sở hạ tầng mạnh mẽ để dễ dàng tiếp cận và đảm bảo công lý được thực thi kịp thời và đầy đủ phải được xây dựng bằng cách tăng tỷ lệ biết chữ, giảm rào cản ngôn ngữ và văn hóa, đồng thời tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng với tòa án điện tử có thể là bước đệm để đạt được các mục tiêu nói trên . Do đó, thúc đẩy ODR là một bước quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự hòa hợp toàn cầu và khuyến khích hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp xuyên biên giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tòa án nhân dân tối cao,  Trong nhiệm kỳ 2016-2020: Chất lượng giải quyết, xét xử tiếp tục được bảo đảm và có nhiều tiến bộ, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/thoi-su/trong-nhiem-ky-2016-2020chat- luong-giai-quyet-xet-xu-tiep-tuc-duoc-bao-dam-va-co-nhieu-tien-bo, truy cập ngày ngày 20/10/2021. 2. ThS. Nguyễn Thành Minh Chánh, Khoa Luật, Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. “Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tại Việt Nam”, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210953 3. TS. DƯƠNG QUỲNH HOA, Viện Nhà nước và Pháp luật, “Giải quyết tranh chấp trực tuyến ở Việt Nam”, http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210692 4. Phan Thị Thanh Thuỷ, Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến: Những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016, tập 32, số 4, tr.40.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2