Bài giảng Bài 5: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại - GV. Mai Xuân Minh
lượt xem 58
download
Bài giảng Bài 5: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại của Mai Xuân Minh trình bày khái quát chung về tranh chấp và pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại; giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại; giải quyết tranh chấp bằng tòa án; giải quyết tranh chấp các hợp đồng ngoại thương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 5: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại - GV. Mai Xuân Minh
- Bài 5 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI. GV: MAI XUÂN MINH
- GIỚI THIỆU BÀI HỌC I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI. II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI. III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TÒA ÁN. IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CÁC HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG.
- I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KDTM. 1.1. Khái niệm và đặc điểm: a. Khái niêm về tranh chấp trong KDTM. Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Theo Điều 29 BLTTDS. Theo Luật trọng tài TM có hiệu lực 1/1/2011. b. Đặc điểm của tranh chấp trong KDTM. Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ các bên trong mối quan hệ cụ thể. Những mâu thuẫn (bất đồng) đó phải phát sinh từ hoạt động thương mại Những mâu thuẫn (bất đồng) đó phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân.
- 1.2. Các hình thức giải quyết tranh chấp trong KDTM. a. Thương lượng: Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp trực tiếp giữa các bên có tranh chấp. Luật Thương mại chỉ quy định thương lượng (khiếu nại) là bắt buộc đối với các bên tranh chấp trước khi đưa vụ việc ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp. b. Hòa giải : Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia giúp sức của bên thứ ba, bên thứ ba này chỉ đóng vai trò là người trung gian giúp các bên đạt được sự thỏa thuận. Hòa giải có hai hình thức là hòa giải ngoài tố tụng và hòa giải trong tố tụng: c. Khởi kiện: Trọng tài. Tòa án.
- II – GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI. 2.1. Khái niệm: * Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại. * Đặc trưng của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: Là phương pháp giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn một cách tự nguyện. Là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên tự nguyện lựa chọn người thứ ba (trọng tài) để giải quyết tranh chấp cho mình. Quyết định của trọng tài có hiệu lực đối với các bên và quyết định này có hiệu lực chung thẩm Thủ tục trọng tài mềm dẻo linh hoạt.
- 2.2. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý thương mại, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật, lixăng, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”.
- 2.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. 1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. 2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật. 3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. 4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm. * Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- * Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu : 1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài 2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự. 4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định của PL (phải bằng văn bản) 5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu (Thời hiệu để yêu cầu là 6 tháng kể từ ngày ký kết thỏa thuận trọng tài và trước ngày hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp). 6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
- * Pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Nếu tranh chấp phát sinh giữa các bên Việt Nam thì áp dụng Pháp luật Việt Nam. Tranh chấp phát sinh có yếu tố nước ngoài thì luật áp dụng là luật của quốc gia do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng không trái với nguyên tắc cơ bản của Pháp luật VN. Trường hợp các bên không lựa chọn thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định.
- 2.4. Thủ tục tố tụng trọng tài. a. Thời hiệu Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định của thời hiệu đó. Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ khi xảy ra tranh chấp, trừ trường hợp bất khả kháng. b. Thủ tục giải quyết tranh chấp: vụ việc có thể được giải quyết tại: Hội đồng Trọng tài do Trung tâm Trọng tài tổ chức Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập.
- * Bước 1: Khởi kiện: Nếu do đồng trọng tài do các bên thành lập: nguyên đơn gởi đơn kiện cho bị đơn. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết tại trung tâm trọng tài: đơn sẽ được nguyên đơn gởi cho Trung tâm Trọng tài TM. Đơn khởi kiện kèm theo bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu, chứng cứ. (hồ sơ nộp là 5 bản) Khi gửi đơn yêu cầu, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng lệ phí trọng tài. TT trọng tài phải gửi bản sao đơn kiện và các chứng cứ cho bị đơn trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được đơn yêu cầu của nguyên đơn và tên Trọng tài viên mà nguyên đơn chọn và danh sách Trọng tài viên của TT. Trọng tài. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo mà Trung tâm TT gởi đến, bị đơn phải gởi cho Trung tâm TT bản tự bảo vệ. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại HĐTT do các bên thành lập, khi bị đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo thì bị đơn phải gởi cho nguyên đơn bản tự bảo vệ và tên của Trọng tài viên mà mình chọn.
- * Bước 2: Thành lập Hội đồng trọng tài. Nếu bị đơn không chọn được trọng tài viên thì trong thời hạn 7 ngày sau khi hết thời hạn quy định thì Chủ tịch của TT.trọng tài sẽ chỉ định. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chọn, các Trọng tài viên này phải chọn một Trọng tài viên thứ 3 làm Chủ tịch hội đồng trọng tài. Nếu các TTV không chọn được 1 TTV làm chủ tịch HĐTT thì Chủ tịch Trung tâm TT sẽ chỉ định một TTV làm chủ tịch HĐTT. Nếu các bên thỏa thuận vụ tranh chấp đó do một TTV duy nhất giải quyết nhưng không chọn được TTV thì có quyền yêu cầu chủ tịch TTTT chỉ định một TTV duy nhất trong thời hạn 15 ngày. Từ khi được chọn hoặc chỉ định và trong quá trình tố tụng, Trọng tài viên phải thông báo công khai và kịp thời những việc có thể gây nghi ngờ về tính khách quan, vô tư của mình.
- Bước 3: Giải quyết tranh chấp. * Chuẩn bị giải quyết tranh chấp TTV phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và tiến hành những công việc cần thiết cho việc giải quyết vụ việc tranh chấp. Hội đồng trọng tài có thể trưng cầu giám định theo yêu cầu của các bên có tranh chấp. Trong trường hợp Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể gửi văn bản đề nghị Toà án có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp. Các bên thỏa thuận lựa chọn thời gian, địa điểm phiên họp giải quyết tranh chấp, nếu các bên không có thỏa thuận thì Chủ tịch HĐTT hoặc TTV duy nhất quyết định. Phiên họp giải quyết tranh chấp không công khai, trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, hội đồng trọng tài cũng có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp.
- * Hòa giải: Trong quá trình tố tụng, các bên có thể tự hòa giải hoặc yêu cầu HĐTT hòa giải, nếu đạt được sự thỏa thuận, theo yêu cầu của các bên, HĐTT sẽ đình chỉ tố tụng. Thời gian giải quyết các tranh chấp do HĐTT quyết định nếu các bên không có thỏa thuận khác, các bên có thể trực tiếp hay ủy quyền cho người khác tham dự phiên họp. Nếu hòa giải thành, HĐTT ra quyết định công nhận
- * Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp: Nếu nguyên đơn không tham dự phiên họp mà không có lý do chính đáng thì coi như rút đơn kiện. Bị đơn vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì HĐTT vẫn tiếp tục tiến hành việc giải quyết vụ tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có. Mọi diễn biến của phiên họp phải được ghi vào biên bản, các Trọng tài viên và thư ký phải ký vào biên bản. Trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật hiện hành để áp dụng cho vụ tranh chấp, các Điều ước quốc tế có liên quan trên cơ sở có tính đến các tập quán thương mại và thông lệ quốc tế và những tài liệu, hợp đồng trong hồ sơ vụ kiện để giải quyết tranh chấp.
- * Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài; Kê biên tài sản đang tranh chấp; Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp; Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên; Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
- 2.5. Phán quyết của trọng tài. Khi quyết định, HĐTT quyết định theo đa số và ý kiến thiểu số phải được ghi vào biên bản. Quyết định của HĐTT phải có đầy đủ chữ ký của các TTV. Quyết định của Trọng tài được công bố cho các bên ngay sau khi kết thúc phiên họp hoặc có thể công bố sau nhưng chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi về tính toán, lỗi đánh máy, lỗi in ấn hoặc những lỗi kỹ thuật khác.
- 2.6. Thi hành quyết định trọng tài. Bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp Tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài sau 30 này kể từ ngày hết hạn thi hành quyết định TT. Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu Tòa án hủy quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định của Tòa án không hủy quyết định trọng tài có hiệu lực. Trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- 2.7. Hủy quyết định Trọng tài: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gởi tòa án cấp Tỉnh nơi HĐTT ra quyết định, để yêu cầu hủy quyết định trọng tài. Quyết định trọng tài có thể bị hủy trong các trường hợp sau: Không có thỏa thuận trọng tài; Thỏa thuận trọng tài vô hiệu; Thành phần HĐTT, tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên; Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của HĐTT; Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có TTV vi phạm nghĩa vụ của TT; Quyết định TT trái với lợi ích công cộng của nước CHXHCNVN.
- III GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN: 3.1. Thẩm quyền xét xử của TAND cấp Huyện: Giải quyết theo trình tự sơ thẩm các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; tư vấn, kỹ thuật và vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 5 - Luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động
33 p | 603 | 94
-
Bài giảng Thanh tra và giải quyết khiếu nại hành chính: Chương 5 - ThS. Phan Thị Kim Phương
63 p | 240 | 69
-
Bài giảng Luật kinh doanh (Cao Thùy Dương) - Chương 5 Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
35 p | 206 | 50
-
Bài giảng Luật kinh doanh - Chương 5: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
150 p | 208 | 34
-
Bài giảng Luật lao động - Chương 5: Giải quyết tranh chấp lao động và đình công
23 p | 74 | 26
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế - Chương 5: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia với thương nhân
8 p | 178 | 25
-
Bài giảng Luật môi trường: Chương 5 - ThS Phan Thỵ Tường Vi
19 p | 143 | 24
-
Bài giảng Luật kinh doanh (TS. Lê Minh Toàn) - Chương 5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
31 p | 137 | 17
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Chương 5 - Nguyễn Minh Nhật
20 p | 37 | 9
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 5 – ThS. Bùi Thị Thu
21 p | 95 | 9
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 5: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia với thương nhân (Trường ĐH Thương Mại)
8 p | 39 | 7
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh: Bài 5 - PGS.TS. Trần Văn Nam
39 p | 71 | 6
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Bài 5 - PGS.TS. Lê Thị Nam Giang
22 p | 48 | 6
-
Bài giảng Luật đầu tư: Chương 5 - TS. Nguyễn Thu Ba
96 p | 8 | 5
-
Bài giảng Tư pháp quốc tế: Chương 5 - ThS. Trần Thị Bé Năm
29 p | 16 | 4
-
Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 5: Giải quyết tranh chấp về môi trường - đất đai
11 p | 9 | 3
-
Bài giảng Lý luận pháp luật: Bài 5 - TS. Vũ Phương Đông
34 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn