intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật kinh doanh (TS. Lê Minh Toàn) - Chương 5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

Chia sẻ: Trần Thị Bích | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:31

137
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tranh chấp trong kinh doanh còn được hiểu là sự bất đồng về một hiện tượng pháp lý phát sinh trong đời sống kinh tế giữa các chủ thể tham gia kinh doanh và thông thường gắn liền với các yếu tố, lợi ích về mặt tài sản. Nội dung chương 5 giúp các bạn nắm vững những kiến thức cơ bản nhất về tranh chấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật kinh doanh (TS. Lê Minh Toàn) - Chương 5: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

  1. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH Giảng viên: TS. Lê Minh Toàn Điện thoại/E-mail: toanlm@ptit.edu.vn Bộ môn: Kinh tế - Khoa QTKD1 Học kỳ/Năm biên soạn: I/2009
  2. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH CHƯƠNG V: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh - Tranh chấp trong kinh doanh: - Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư: -Tranh chấp giữa các quốc gia trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại song phương và đa phương. - Tranh chấp giữa các quốc gia với các thiết chế kinh tế quốc tế trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại đa phương như: www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 2
  3. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH Tranh chấp trong kinh doanh còn được hiểu là sự bất đồng về một hiện tượng pháp lý phát sinh trong đời sống kinh tế giữa các chủ thể tham gia kinh doanh và thông thường gắn liền với các yếu tố, lợi ích về mặt tài sản. Đặc điểm tranh chấp trong kinh doanh: + Luôn gắn liền với những hoạt động kinh doanh của các chủ thể. + Các chủ thể tranh chấp trong kinh doanh thường là các doanh nghiệp. + Là sự biểu hiện ra bên ngoài, là sự phản ánh của những xung đột về mặt lợi ích kinh tế của các bên www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 3
  4. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung: tranh chấp về hợp đồng kinh Trong điều kiện kinh tế thị trường: Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty, tranh chấp giữa thành viên công ty với nhau trong quá trình thành lập, hoạt động và giải thể công ty; tranh chấp trong việc mua bán các loại cổ phiếu, trái phiếu; tranh chấp về liên doanh, liên kết kinh tế; tranh chấp trong các lĩnh vực quảng cáo, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn, giám định...; tranh chấp liên quan đến hối phiếu và séc, tranh chấp liên quan đến việc bảo hộ các bí mật thương mại... www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 4
  5. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH 2. Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trong điều kiện kinh t ế thị trường phải đáp ứng các yêu cầu: - Nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản trở các ho ạt đ ộng kinh doanh. - Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh. - Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên trên thương trường. - Kinh tế nhất (ít tốn kém nhất). Thương lượng Hoà giải Ttrọng tài (phi chính phủ) Giải quyết thông qua toà án. www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 5
  6. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH 2.1. Thương lượng Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh không cần đến vai trò của người thứ ba. Đặc điểm cơ bản của thương lượng là các bên cùng nhau trình bày quan điểm, chính kiến, bàn bạc, tìm các biện pháp thích hợp, và đi đến thống nhất thoả thuận để tự giải quyết các bất đồng. www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 6
  7. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH 2.2. Hoà giải Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập, do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định, làm vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết xung đột nhằm chấm dứt các tranh chấp, bất hoà. www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 7
  8. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH 2.3. Trọng tài Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện. www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 8
  9. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH 2.4. Giải quyết tranh chấp bằng toà án Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng toà án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Do đó, các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của toà án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hoà giải và cũng không muốn vụ tranh chấp giữa họ được giải quyết bằng con đường trọng tài. www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 9
  10. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LỆNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 1. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại. Giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại khi được các bên thoả thuận lựa chọn. Việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân ph ối; đ ại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây d ựng; t ư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đ ường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh). www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 10
  11. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH 2. Thoả thuận trọng tài Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. Tranh chấp chỉ được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài. Hình thức thoả thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Thoả thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thoả thuận trọng tài bằng văn bản. Thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong www.ptit.edu.vn ặc là mộGIẢNG VIÊN:riêng. MINH TOÀN hợp đồng ho t thoả thuận TS. LÊ BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 11
  12. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH Thoả thuận trọng tài là tiền đề quan trọng của việc đưa vụ tranh chấp giải quyết tại trọng tài. Không có thoả thuận trọng tài thì không có trọng tài. - Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương m ại; - Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật; - Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân s ự đầy đủ; - Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh ch ấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung; - Thoả thuận trọng tài không được lập bằng văn bản; - Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu. www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 12
  13. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH 3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật và hình thức để giải quyết vụ tranh chấp Đối với vụ tranh chấp giữa các bên Việt Nam, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng Trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Việc lựa chọn pháp luật nước ngoài và việc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp các bên không lựa chọn được pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng Trọng tài quyết định. Các bên có quyền lựa chọn Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài do các bên thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo quy định về tố tụng trọng tài. www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 13
  14. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH 4. Trọng tài viên và Trung tâm trọng tài 4.1. Trọng tài viên Trọng tài là kết quả của sự thoả thuận. Hoạt động của Hội đồng trọng tài được thể hiện thông qua hoạt động của Trọng tài viên. Hiệu quả hoạt động của Hội đồng trọng tài phụ thuộc vào năng lực và uy tín của chính Trọng tài viên. Do vậy, việc lựa chọn Trọng tài viên có ý nghĩa rất quan trọng, là tiền đề quyết định kết quả của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 14
  15. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH 4. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài thương mại 4.1. Đơn kiện và thời hạn khởi kiện * Đơn kiện của nguyên đơn: * Đơn kiện của bị đơn: * Nộp tạm ứng phí trọng tài: •Làm bản tự bảo vệ: www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 15
  16. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH 4.2. Thu thập chứng cứ và quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời * Điều tra trước khi tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp: Áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời như: Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy hoặc có nguy cơ bị tiêu hủy; kê biên tài sản tranh chấp; cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp; kê biên bản và niêm phong tài sản ở nơi gửi giữ; phong toả tài khoản tại ngân hàng. www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 16
  17. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH 4.3. Hoà giải Trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên có thể tự hoà giải. Trong trường hợp hào giải thành thì theo yêu cầu của các bên, Hội đồng Trọng tài sẽ đình chỉ tố tụng. Các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài tiến hành hoà giải. Trong trường hợp hoà giải thành thì các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định công nhận hoà giải thành. Biên bản hoà giải thành phải được các bên và Trọng tài ký. Quyết định công nhận hoà giải thành Hội đồng Trọng tài là chung thẩm và được thi hành theo quy định. www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 17
  18. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH 4.4. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp và ra quyết định trọng tài Thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng Trọng tài quyết định, nếu các bên không có thoả thuận khác. Giấy triệu tập các bên tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp phải gửi cho các bên chậm nhất ba mươi ngày trước ngày mở phiên họp, nếu các bên không có thoả thuận khác. Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng Trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp. Địa điểm tiến hành trọng tài: Tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp: Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp vắng mặt các bên: www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 18
  19. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH 4.5. Huỷ quyết định trọng tài, thi hành quyết định trọng tài Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì có sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu hủy quyết định trọng tài. www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 19
  20. BÀI GIẢNG MÔN LUẬT KINH DOANH 4.8. Giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh khi một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ có tranh chấp phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến tranh chấp đó ở nước ngoài. Đối với các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên cũng có quyền thoả thuận chọn một trong hai hình thức trọng tài như quy định. Ngoài ra, đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, các bên còn có quyền thoả thuận chọn tố tụng trọng tài của một tổ chức trọng tài nước ngoài hoặc quốc tế; chọn trọng tài viên là người nước ngoài, chọn luật áp dụng nước ngoài, địa điểm xét xử ở nước ngoài, có quyền thoả thuận về sử dụng ngôn ngữ trong tố tụng là tiếng nước ngoài. www.ptit.edu.vn GIẢNG VIÊN: TS. LÊ MINH TOÀN BỘ MÔN: KINH TẾ - KHOA QTKD1 TRANG 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2