intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giảm béo phì để ngừa bệnh đái tháo đường

Chia sẻ: Nguhoiphan Nguhoiphan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

114
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thừa cân và béo phì đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm hiện nay vì béo phì là một trong những yếu tố thúc đẩy phát sinh các bệnh lý như đái tháo đường (ĐTĐ), tim mạch, ung thư. Gia tăng ứ đọng mỡ trong cơ thể Béo phì thường là do tăng trọng cơ thể (bao gồm cả tăng lượng mỡ) một cách quá mức so với chiều cao và tiêu chuẩn bình thường. Trước đây, mô mỡ chỉ được xem là nơi dự trữ cho cơ thể. Gần đây hơn, người ta nhận thấy tế bào mỡ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giảm béo phì để ngừa bệnh đái tháo đường

  1. Giảm béo phì để ngừa bệnh đái tháo đường Thừa cân và béo phì đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm hiện nay vì béo phì là một trong những yếu tố thúc đẩy phát sinh các bệnh lý như đái tháo đường (ĐTĐ), tim mạch, ung thư.
  2. Gia tăng ứ đọng mỡ trong cơ thể Béo phì thường là do tăng trọng cơ thể (bao gồm cả tăng lượng mỡ) một cách quá mức so với chiều cao và tiêu chuẩn bình thường. Trước đây, mô mỡ chỉ được xem là nơi dự trữ cho cơ thể. Gần đây hơn, người ta nhận thấy tế bào mỡ là một tổ chức trong cơ thể có vai trò quan trọng để điều hòa chuyển hóa năng lượng, và liên quan với tình trạng đề kháng insulin, một trong những nguyên nhân đưa đến bệnh đái tháo đường. Khi mô mỡ gia tăng nhanh chóng và không cân đối, nó sẽ làm thay đổi các họat động bình thường của mô mỡ, từ đó dẫn đến rối loạn về chuyển hóa năng lượng và chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Hiện nay, ngoài việc đánh giá tình trạng béo phì bằng chỉ số BMI người ta còn chú ý đến tỷ lệ mỡ trong cơ thể và hình dạng của béo phì. Tỷ lệ mỡ toàn thân bao gồm lượng mỡ dưới da và lượng mỡ bao quanh các cơ quan. Về tỷ lệ mỡ, nhiều nghiên cứu trên người VN cho thấy bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa đường (tiền ĐTĐ) hoặc bệnh nhân ĐTĐ thường có tỷ lệ mỡ cao hơn so với người không bị ĐTĐ và việc gia tăng tỷ lệ mỡ cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ. Cụ thể người có tỷ lệ phần trăm mỡ cao có nguy cơ mắc ĐTĐ 2.6 lần so với người có tỷ lệ mỡ bình thường. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể được gọi là cao khi >= 25% ở nam giới và 30% ở nữ giới
  3. Người bị béo phì bụng thường mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư nhiều hơn người béo phì ngoại biên. Béo bụng là một yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ. Phòng ngừa việc ứ đọng mỡ trong cơ thể Việc gia tăng ứ đọng mỡ trong cơ thể xảy ra khi có sự mất cân bằng về thức ăn vào dư thừa hơn so với nhu cầu của cơ thể. Như vậy, để hạn chế, phòng ngừa quá trình tích tụ mỡ, chúng ta cần có một chế độ ăn cân đối, hợp lý và phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ: thịt mỡ, nội tạng động vật, thức ăn nhanh, thức ăn dạng chiên xào. Hạn chế sử dụng các nước uống ngọt, có gas hạn chế uống rượu bia. Nên ăn nhiều rau, củ, trái cây. Tăng cường vận động, tập thể dục để làm tiêu hao bớt lượng mỡ thừa đã tích tụ trong cơ thể. Hiện nay bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh nên chúng ta cần chú ý và có những hành động phù hợp để giảm tình trang gia tăng này. Bên cạnh đó, việc ứ đọng mỡ trong cơ thể và quanh bụng là một yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường cũng như các bệnh mãn tính khác (tim mạch, ung thư), do đó, cần xây dựng một lối sống năng động, một chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa việc tích tụ mỡ trong cơ thể, nhờ đó giảm thiểu được yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường.
  4. Vì sao người béo dễ mắc bệnh tiểu đường? Trong cơ thể, đường huyết được giữ ổn định ở mức dưới 100 mg/dL (6,1 mmol/L) lúc đói và dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/L) sau bữa ăn, rồi thường trở lại mức bình thường sau 2 giờ. Duy trì đường huyết ở mức bình thường có vai trò quan trọng cho hoạt động bình thường của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương. Đường huyết được duy trì tương đối hằng định nhờ hoạt động điều hòa của hệ thần kinh và nội tiết. Trong đó, insulin là hoóc môn duy nhất có tác dụng làm giảm đường huyết. Khả năng làm giảm đường huyết của insulin thấp hơn ở người béo, nhất là ở những người béo bụng. Lượng insulin đủ để duy trì lượng đường huyết ở người bình thường lại không đủ để duy trì đường huyết ở người béo. Chính vì vậy, tế bào
  5. gan tăng sản xuất glucose, trong khi tế bào cơ và mô mỡ lại giảm tiếp nhận glucose, gây tăng đường huyết. Để thích ứng với mức đường huyết cao hơn bình thường như vậy, tuyến tụy tăng cường sản xuất insulin. Tuy nhiên, lượng insulin được sản xuất cũng chỉ có giới hạn và thường có chiều hướng giảm sút theo thời gian. Các tế bào tuyến tụy sau một thời gian hoạt động tăng cường sẽ bị suy giảm chức năng, nhất là trong tình trạng tăng đường và mỡ trong máu kéo dài. Đến một thời điểm nào đó, khi lượng insulin không đủ sức để khống chế đường huyết, các triệu chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện. Chính vì vậy, người béo dễ bị mắc bệnh tiểu đường hơn so với người có cân nặng bình thường. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người béo nào cũng mắc bệnh tiểu đường, bởi vì sự xuất hiện của bệnh cần có thời gian và còn phụ thuộc khả năng thích ứng của cơ thể. Chế độ ăn uống và hoạt động thể lực hợp lý có thể giúp người béo và người đã mắc bệnh tiểu đường duy trì đường huyết ở mức tối ưu trong khi vẫn làm giảm được gánh nặng cho tuyến tụy. Đối với người muốn giảm cân, chế độ ăn cần bảo đảm cân đối, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, cần có chế độ ăn giảm bớt năng lượng và chất béo so với bình thường. Thêm vào đó cần duy trì cân nặng lý tưởng và tập thể dục thể thao thường xuyên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2