intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giảm nguy cơ suy dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời

Chia sẻ: Goi Xoai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

128
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giảm nguy cơ suy dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời Trong những thập kỷ gần đây, tuy tình trạng dinh dưỡng được cải thiện ở nhiều nơi trên toàn thế giới, suy dinh dưỡng vẫn đang là mối lo của các nước đang phát triển, đặc biệt ở những vùng nghèo (vùng sâu, vùng xa). Ở Việt nam, tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng còn cao so với các nước khác trong khu vực. Theo số liệu của UNICEF, trong số 10 trẻ, chúng ta có tới 3 trẻ bị suy dinh dưỡng, chủ yếu ở dạng còi cọc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giảm nguy cơ suy dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời

  1. Giảm nguy cơ suy dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời Trong những thập kỷ gần đây, tuy tình trạng dinh dưỡng được cải thiện ở nhiều nơi trên toàn thế giới, suy dinh dưỡng vẫn đang là mối lo của các nước đang phát triển, đặc biệt ở những vùng nghèo (vùng sâu, vùng xa). Ở Việt nam, tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng còn cao so với các nước khác trong khu vực. Theo số liệu của UNICEF, trong số 10 trẻ, chúng ta có tới 3 trẻ bị suy dinh dưỡng, chủ yếu ở dạng còi cọc và thiếu máu thiếu sắt. Một khi trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ thường bị thiếu nhiều chất cùng một lúc. Đối với trẻ nhỏ, năm đầu đời thường được coi là giai đoạn “nền tảng” của dinh dưỡng. Các bà mẹ cần biết, giai đoạn này trẻ có nhu cầu cao nhất về mặt dinh dưỡng và năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng
  2. trưởng của trẻ. Một trẻ phát triển bình thường thường có cân nặng tăng gấp đôi khi trẻ đạt 6 tháng tuổi và gấp ba vào thời điểm trẻ 12 tháng. Một điều rất quan trọng các bà mẹ cần lưu ý là ở mỗi thời kỳ, cơ thể trẻ có các đặc điểm sinh lý và nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau, do đó, cách nuôi trẻ cũng rất khác nhau. Sữa mẹ là tốt nhất trong 6 tháng đầu đời Sữa mẹ được công nhận là tốt nhất giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh bởi các thành phần dưỡng chất tối ưu có
  3. trong sữa mẹ. Đạm trong sữa mẹ là đạm whey vượt trội, hàm lượng không cao nhưng chất lượng cao, dễ tiêu hoá. Đường trong sữa mẹ là đường lactose, có lợi cho sự phát triển của hệ vi khuẩn có lợi trong ruột, tăng cường miễn dịch, hấp thu canxi, và phát triển não, trong khi chất béo trong sữa mẹ có chứa các acid béo thiết yếu cần cho cơ thể, nhất là hệ thần kinh và men lipase giúp chất béo dễ được tiêu hóa hơn, rất tốt cho sức khoẻ của trẻ. Các khoáng chất và vitamin trong sữa mẹ nhìn chung có hàm lượng thấp nhưng lại rất dễ hấp thu, nhờ vậy, không gây áp lực lên các cơ quan chuyển hoá của trẻ. Sữa mẹ rất giàu kháng thể, giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng và dị ứng. Chính vì vậy, trẻ được bú mẹ thường ít bị suy dinh dưỡng, béo phì và ít mắc các bệnh các bệnh nhiễm trùng và dị ứng. Nếu trẻ vì lý do nào đó không được bú mẹ, việc lựa chọn sữa thay thế phải được tư vấn bởi các y bác sỹ. Các sữa công thức phải đáp ứng nhu cầu của trẻ và phù hợp với khuyến cáo để mang lại các lợi ích gần giống
  4. với sữa mẹ. Tăng sức đề kháng trong thời gian ăn dặm giúp giảm nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng Trong thời gian ăn dặm, do bảo vệ miễn dịch suy yếu, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và dị ứng. Hậu quả là trẻ sẽ ăn uống kém, có thể bị kém hấp thu và có những rối loạn trong chuyển hóa của cơ thể. Khi trẻ bệnh nhu cầu các chất lại tăng hơn để chống bệnh và hồi phục, trong khi nguồn cung cấp lại giảm đi do ăn kém, chán ăn, nôn ói hay tiêu chảy, do đó cũng dễ bị suy dinh dưỡng. Để trẻ không bị suy dinh dưỡng, cần giúp trẻ ít bệnh bằng cách cho trẻ ăn cân đối, đầy đủ và lựa chọn thức ăn có khả năng tăng cường bảo vệ miễn dịch, trong đó duy trì nguồn sữa mẹ là vô cùng hiệu quả.
  5. Thực hành nuôi con đúng rất quan trọng Trẻ nhỏ có nhu cầu năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng tính trên kg cân nặng cao hơn nhiều so với người lớn, tuổi càng nhỏ thì nhu cầu càng cao, do đó, khi chế biến thức ăn cho trẻ cần đảm bảo có đậm độ năng lượng cao. Chúng ta cần cung cấp đủ lượng chất béo trong bữa ăn của trẻ, kết hợp hợp lý giữa chất béo động vật và thực vật để trẻ có đủ nguồn dinh
  6. dưỡng cho phát triển. Mỗi chén bột hay cháo của trẻ nhỏ nên cho đủ 1 muỗng canh dầu ăn. Rau và trái cây cũng được tập dần, cho trẻ ăn cả xác để có đủ cả vitamin và chất xơ. Đa dạng thức ăn và tập cho trẻ nhai tốt cũng là biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng. Trẻ sẽ thích thú khi được đổi bữa thường xuyên, đồng thời những thức ăn khác nhau sẽ bổ sung những dưỡng chất khác nhau cho trẻ. Trẻ nào được ăn nhiều loại thực phẩm từ lúc nhỏ thì sau này cũng ít kén ăn hơn. Khi trẻ nhai, men tiêu hóa sẽ tiết ra giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn. Do đó, thức ăn của trẻ phải có độ lợn cợn phù hợp lứa tuổi để trẻ tập nhai tốt. Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Trẻ có được nuôi dưỡng tốt mới khỏe mạnh, thông minh, phát triển tốt cả về thể chất, tinh thần và miễn dịch. Nếu chúng ta nuôi trẻ không đúng, trẻ có thể suy dinh dưỡng, và hậu quả của suy dinh dưỡng càng nhiều, càng nghiêm trọng nếu tình trạng
  7. suy dinh dưỡng xảy ra càng sớm, càng lâu và càng nặng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2