Giáo án Âm nhạc 2 sách Cánh diều (Trọn bộ cả năm)
lượt xem 4
download
"Giáo án Âm nhạc 2 sách Cánh diều (Trọn bộ cả năm)" được biên soạn theo từng chủ đề, giúp các em học sinh hát chuẩn xác giai điệu, thuộc lơi bài hát, hát đúng sắc thái bài hát. Hình thành cho học sinh một số kỹ năng hát (hát rõ lời, đồng đều ,lấy hơi). Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm theo phách, theo cặp. Có kĩ năng ca hát cơ bản, hát hòa giọng với tập thể. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo chi tiết bài giảng tại đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Âm nhạc 2 sách Cánh diều (Trọn bộ cả năm)
- CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU Hát đúng cao độ, trường độ bài Ngày mùa vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản. Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Đi học. Nhận biết được hình dáng và âm thanh của sáo trúc. Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ, nét nhạc với nốt Đô, Rê, Mi theo kí hiệu bàn tay. Chơi song loan, trống nhỏ và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Ngày mùa vui. Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động Vận dụng Sáng tạo. Biết yêu quê hương, yêu Tổ quốc thông qua các hành động cụ thể. 2. Năng lực: Biết thể hiện bài hát Ngày mùa vui với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát hòa giọng với nhạc đệm và có biểu cảm bài hát. Biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp. Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, biết hợp tác, chia sẻ hiểu biết âm nhạc với bạn và giải quyết các nhiệm vụ được giao. ̣ ́ ́ ́ ̃ ̉ ̣ ̣ ̉ ̀ ̀ ̉ ̣ Biêt nhân xet đanh gia ky năng thê hiên âm nhac cua minh va cua ban. ́ 3. Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho học sinh để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Giáo dục học sinh biết đoàn kết, vui vẻ, hòa đồng với bạn. Tự tin trong các hoạt động sinh hoạt tập thể. Yêu quê hương đất nước II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: Đàn phím điện tử Chơi đàn và hát tốt bài Ngày mùa vui. Tập một số động tác vận động cho bài Ngày mùa vui và bài hát Đi học. Video clip bản nhạc Đi học; video clip âm thanh sáo trúc và tiết mục biểu diễn trong đó có sáo trúc. Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Đô, Rê, Mi. Thể hiện đúng tiết tấu bằng nhạc cụ và động tác tay, chân. Thực hành các hoạt động Vận dụng Sáng tạo. * Chuẩn bị của HS Có một trong số các nhạc cụ gõ như: Song loan, thanh phách, trống nhỏ, chuông, tembơrin, traiengô. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT KẾ HOẠCH DẠY HỌC 1 1. Hát: Ngày mùa vui
- 2. Vận dụng Sáng tạo: Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát Ngày mùa vui. 1. Ôn tập bài hát: Ngày mùa vui 2 2. Nghe nhạc: Đi học 1. Đọc nhạc 3 2. Thường thức âm nhạc: Tìm hiểu nhạc cụ: Sáo trúc. 1. Nhạc cụ. 4 2. Vận dụng sáng tạo: Mô phỏng âm thanh cao thấp theo sơ đồ. **************************************************** Âm nhạc 2 ( Chủ đề 1: Quê hương tiết 1) HÁT : NGÀY MÙA VUI VẬN DỤNG SÁNG TẠO: VỖ TAY THEO CẶP ĐỆM CHO BÀI HÁT NGÀY MÙA VUI I. MỤC TIÊU: Hát chuẩn xác giai điệu, thuộc lơi bài hát Ngày mùa vui, hát đúng sắc thái bài hát. Hình thành cho học sinh một số kỹ năng hát ( hát rõ lời, đồng đều ,lấy hơi) Biết hát kết hợp các hình thức gõ đệm theo phách, theo cặp. Có kĩ năng ca hát cơ bản, hát hòa giọng với tập thể. Góp phần giáo dục các em thêm gắn bó với thiên nhiên, loài vật Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu lao động sản xuất, biết ơn người nông dân đã một nắng hai sương làm ra hạt gạo để nuôi sống con người. II. CHUẨN BỊ: GV: Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, một số nhạc cụ gõ. HS: Thanh phách, trống nhỏ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ Khởi động ( 3’) Hỏi cảm xúc khi HS lên lớp 2 Nêu cảm xúc của mình. Lớp khởi động bài Aram sam sam. Cả lớp đứng dậy khởi (Theo video đã chuẩn bị) động theo nhạc. 2. HĐ Khám phá Luyện tập ( 30’) * Hát: Ngày mùa vui ( 23’)
- GV giới thiệu ngắn gọn về tên bài hát Ngày mùa HS lắng nghe vui, dân ca Thái, lời mới: Hoàng Lân và nội dung của bài hát. GV cho HS nghe bài hát mẫu qua băng đĩa hoặc hát HS nghe, biểu lộ cảm xúc cho HS nghe. GV hướng dẫn HS đồng thanh đọc lời ca HS đọc lời ca Đọc lời ca theo tiết tấu. HS đọc theo tiết tấu + Câu 1: Ngoài đồng/ lúa chín thơm/ con chim/ hót trong vườn/. + Câu 2: Nô nức trên đường vui thay/ bõ/ công bao ngày mong chờ/. + Câu 3: Hội mùa rộn ràng quê hương/ ấm /no chan hòa yêu thương/. + Câu 4: Ngày mùa rộn ràng nơi nơi/ có/ đâu vui nào vui hơn/. GV cho HS khởi động giọng hát. HS khởi động giọng. GV đàn và hát mẫu từng câu một vài lần. Dạy hát nối tiếp các câu hát( theo lối móc xích). HS tập hát theo hướng Chú ý: Hát chuẩn các tiếng có luyến “ bõ, ấm, có” dẫn của GV. Hát đúng GV sửa chỗ HS hát sai (nếu có). những tiếng có luyến. GV cho HS hát cả bài kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay HS tập hát theo phách. GV hướng dẫn HS tập cách lấy hơi, thể hiện tình cảm vui tươi. GV mở nhạc đệm karaoke. HS hát theo nhạc đệm. GV hướng dẫn HS tập trình bày bài hát theo nhóm, Các nhóm, tổ, cá nhân tổ hoặc cá nhân. trình bày. GV giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về lòng HS nghe, hiểu. yêu quê hương đất nước, yêu lao động sản xuất, biết ơn người nông dân đã một nắng hai sương làm HS nghe ra hạt gạo để nuôi sống con người. GV tuyên dương và nhận xét, khuyến khích HS.
- * Vận dụng sáng tạo: Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát (7’) 1 HS lên làm mẫu cùng GV làm mẫu: Mời 1 HS đứng đối diện; đếm 123 GV 4 nhịp nhàng. Cả lớp quan sát. Luyện tập theo cặp. Các cặp thực hiện vỗ tay và hát. Các cặp xung phong 1. Vỗ 2 tay vào nhau 2. Vỗ 2 tay vắt chéo lên vai mình 3. Vỗ 2 tay vào nhau 4. Vỗ 2 tay vào tay của người đối diện. GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp từ chậm Cả lớp ứng dụng hát vỗ đến nhanh dần. tay đệm theo phách. GV hướng dẫn HS vừa hát vừa vỗ tay theo cặp ứng dụng vào bài Ngày mùa vui. GV mời một vài cặp HS xung phong trình bày. Hướng dẫn HS hát ứng dụng vỗ tay theo cặp đệm vào bài hát Ngày mùa vui theo nhịp Tổ nhóm, cá nhân thực hiện Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn HS thực hiện GV hướng dẫn HS luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân. Luyện tập thể hiện sắc 3. HĐ Ứng dụng ( 2’) thái bài hát. GV chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các HS nghe, ghi nhớ em có ý thức tập luyện, hát hay, đọc nhạc tốt, sáng tạo. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học, tập hát lời 2 bài hát và tìm một số động tác phụ họa cho bài Ngày mùa vui.
- **************************************************** Âm nhạc 2 ( Chủ đề 1: Quê hương Tiết 2) ÔN TẬP BÀI HÁT: NGÀY MÙA VUI NGHE NHẠC BÀI: ĐI HỌC I. MỤC TIÊU: Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Ngày mùa vui. Hát rõ lời ca và thuộc lời, biết hát đối đáp và vận động đơn giản. Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Đi học. Chăm chú nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe, nhớ tên bài hát được nghe. Có kĩ năng hát cơ bản, hát hòa giọng với tập thể Biết hát một mình và hát cùng người khác. Biết yêu quê hương, yêu tổ quốc. II. CHUẨN BỊ : GV: Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, máy tính. HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ Khởi động ( 3’) Cho HS hát vận động. hát gõ đệm theo nhạc bài HS thực hiện Ngày mùa vui 2. HĐ Khám phá Luyện tập ( 18’) * Ôn tập bài hát: Ngày mùa vui GV cho HS nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay nhịp HS nghe kết hợp gõ đệm nhàng. GV cho HS hát cùng nhạc đệm 12 lần, tập lấy Luyện tập thể hiện sắc hơi và thể hiện sắc thái. Nhắc HS lấy hơi đúng chỗ, thái bài hát. thể hiện rõ tính chất rộn ràng, vui tươi của bài hát.
- + GV hướng dẫn HS tập hát đối đáp. Người Câu hát hát HS nữ Ngoài đồng lúa chín …. trong vườn. HS nam Nô nức trên đường….. mong chờ. HS nữ Hội mùa rộn ràng ….. yêu thương. HS nam Ngày mùa rộn ràng …. vui hơn. GV cho HS chơi trò chơi hỏi đáp theo nhóm, tổ, HS theo dõi GV làm mẫu, các hình thức khác nhau. thực hiện theo HD GV nhận xét, sửa sai ( nếu có). + GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động. Câu hát Động tác Câu 1 2 tay mở từ trong ra ngoài rồi khum trước miệng như chim hót. Câu 2 2 tay đưa lên cao đồng thời đưa sang 2 bên, chân nhún nhẹ nhàng. Câu 3 2 tay để ngang hông bên trái vuốt nhẹ 2 lần, sau đó tay phải vươn qua đầu, tay trái giữ nguyên. Câu 4 2 tay để ngang hông bên phải vuốt nhẹ 2 lần, sau đó tay trái vươn qua đầu, tay phải giữ nguyên. GV gọi một vài học sinh có năng khiếu trình bày HS thực hiện lạ i HS luyện tập Luyện theo dãy, nhóm HS sáng tạo thể hiện GV mời một vài nhóm lên trình bày động tác của mình. Khuyến khích HS sáng tạo những động tác phù hợp và hay hơn * Nghe nhạc: Đi học ( 12’) HS nghe, ghi nhớ GV giới thiệu: Bài hát Đi học nhạc Bùi Đình Thảo, lời thơ Minh Chính Bùi Đình Thảo. HS nghe, cảm nhận và trả GV cho HS nghe lần thứ nhất rồi hỏi các em cảm lời câu hỏi. nhận về bài hát + Bài hát vui tươi hay tha thiết? + Tốc độ bài hát nhanh hay chậm? + Người hát là trẻ em hay người lớn? + Giọng hát là nam hay nữ? + Hình thức hát là đơn ca hay tốp ca? HS nghe nhạc kết hợp gõ GV cho HS nghe nhạc kết hợp với gõ đệm, vận
- động cơ thể phù hợp với nhịp điệu ( có thể gõ đệm đệm, vận động cơ thể phù theo các kiểu nhịp phách tiết tấu) hợp với nhịp điệu. GV đàn và hát lại 1 câu khoảng 2 3 lần yêu cầu HS nhận biết và nhớ được để hát lại câu đó. HS nghe và trình bày lại GV có thể thực hiện câu hát khác. câu hát. 3. HĐ Ứng dụng ( 2’) HS thực hiện. GV chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động HS nghe, ghi nhớ viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. Giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc thông qua những hành động cụ thể như: chăm chỉ học tập, bảo vệ môi trường, bảo vệ các con vật có ích... Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học. ******************************************************* Âm nhạc 2 ( Chủ đề 1: Quê hương Tiết 3) ĐỌC NHẠC THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: TÌM HIỂU NHẠC CỤ SÁO TRÚC I. MỤC TIÊU: Nhớ lại tên 3 nốt nhạc Đô Rê Mi đã học ở lớp 1 Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ, nét nhạc với nốt Đô Rê Mi theo ký hiệu bàn tay
- Nhận biết được hình dáng của Sáo Trúc. Nghe và cảm nhận được âm thanh của Sáo trúc. Hình thành năng lực cảm thụ âm nhạc. Góp phần giáo dục các em thêm gắn bó với thiên nhiên, loài vật. Biết bảo tồn, phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc qua các bài hát dân ca và các nhạc cụ dân tộc. II. CHUẨN BỊ: GV: Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh… Đàn organ, Sáo trúc HS: SGK III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ Khởi động ( 3’) Tổ chức trò chơi: Cây cao bóng thấp. HS nghe hướng dẫn. HD: Khi nghe tiếng “cây cao” thì các em đứng lên. Khi nghe tiếng “bóng thấp” thì các em ngồi xuống. Hoặc: Nghe tiếng “cây cao” các em giơ 2 tay lên cao, Nghe tiếng “bóng thấp” thì để tay lên bàn. Cả lớp chơi 1, 2 lần GV tổ chức cho HS chơi 2. HĐ Khám phá Luyện tập ( 30’) * Đọc nhạc ( 17’) Đọc đúng cao độ 3 nốt GV đàn cao độ 3 nốt nhạc, yêu cầu cả lớp đứng nhạc kết hợp với kí hiệu tại chỗ đọc đúng cao độ 3 nốt nhạc Đô, Rê, Mi bàn tay. kết hợp làm kí hiệu bàn tay. ̀ ẫu âm và đọc nhạc mẫu cho HS nghe Nghe đàn và đọc nhẩm GV đan m GV đàn chậm cho HS đọc nhẩm. theo. GV đọc mẫu kết hợp làm chậm kí hiệu bàn tay. HS nghe, quan sát
- Luyện tập 2, 3 lần HS thực hiện theo tổ, nhóm. Yêu cầu HS luyện tập kí hiệu bàn tay theo mẫu âm. HS trả lời câu hỏi GV cho HS luyện đọc theo tổ, nhóm, cá nhân. Mời từng tổ, nhóm lên thực hiện. GV nhận xét, sửa sai (nếu có) Các nhóm thực hiện ? Em hãy nhắc lại tên các nốt nhạc trong bài vừa đọc? ? Nốt nhạc nào được nhắc lại nhiều nhất? GV chia HS làm 3 nhóm. Mỗi nhóm mang tên một nốt nhạc. Các nhóm nhìn kí hiệu bàn tay của HS nghe GV. Khi GV làm kí hiệu bàn tay có tên của nhóm nào thì nhóm đấy phải đọc được đúng cao độ và tên của nhóm mình. Sáo GV nhận xét. * Thường thức âm nhạc: Sáo trúc ( 12’) Cho HS nghe âm thanh của Sáo trúc. Hỏi: Đây là âm thanh của nhạc cụ nào? *GV KL: Âm thanh của Sáo trúc HS quan sát GV giới thiệu: Sáo trúc được làm từ thân cây trúc HS hiểu thế nào là sáo ( đôi khi có thể được làm từ thân cây nứa). Có loại ngang, sáo dọc và cách sử sáo thổi dọc và loại thổi ngang. Âm thanh của sáo dụng. nghe du dương, bay bổng. Cho HS xem tranh cách sử dụng sáo trúc
- Nghe, quan sát, nhận biết. HS thực hiện GV mở clip cho HS xem và nhận biết sáo trúc HS xung phong. trong tiết mục biểu diễn. GV hướng dẫn HS nghe âm thanh và mô phỏng động tác chơi sáo trúc. HS lắng nghe, ghi nhớ Cho HS huýt sáo một giai điệu tự do để mô phỏng giống nhất tiếng sáo trúc. 3. HĐ Ứng dụng: (3’) Chốt lại mục tiêu của tiết học, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. Giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về tình yêu thiên nhiên, loài vật. Yêu các làn điệu dân ca và các nhạc cụ của dân tộc mình bằng các hành động cụ thể như tuyên truyền rộng rãi các bài hát dân ca mà mình biết, sưu tầm sử dụng, tìm hiểu về các nhạc cụ của dân tộc mình. Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học. ******************************************************* Âm nhạc 2 ( Chủ đề 1: Quê hương tiết 4) NHẠC CỤ VẬN DỤNG SÁNG TẠO: MÔ PHỎNG ÂM THANH CAO THẤP THEO SƠ ĐỒ I. MỤC TIÊU: HS biết gõ và hát đúng theo giai điệu lời ca. Biết cách chơi , thể hiện và ứng dụng nhạc cụ Thanh Phách, trống con vào bài hát
- Chơi trống nhỏ, thanh phách và động tác tay chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm hát cho bài Ngày Mùa Vui Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua hoạt động vận dụng sáng tạo. Góp phần giáo dục các em thêm yêu thích môn học, các nhạc cụ dân tộc. II. CHUẨN BỊ: GV: Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh… Đàn oor gan, trống nhỏ, thanh phách. HS: SGK, trống nhỏ, thanh phách. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠYHỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ Khởi động: (3’) Chơi trò chơi: Vận động theo tiếng trống Tham gia chơi Nhận xét đánh giá Lắng nghe 2. HĐ Khám phá Luyện tập: (30’) a. Nhạc cụ ( 23’) * Luyện tập tiết tấu + Luyện tập tiết tấu bằng nhạc cụ. HS quan sát GV chơi tiết tấu làm mẫu GV hướng dẫn HS cách chơi tiết tấu kết hợp Thực hành chơi tiết tấu, tay gõ nhạc cụ và đếm 12345 vỗ miệng đếm theo. 1 2 3 4 5 Luyện tập theo nhóm, tổ, cá GV hướng dẫn HS luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân. nhân. GV gọi 1 dãy thực hiện tiết tấu. Thực hiện theo dãy GV nhận xét sửa sai (nếu có) HS thực hiện chơi tiết tấu GV HD HS sử dụng lần lượt thanh phách, trống bằng thanh phách, trống con. con tập vào tiết tấu GV HD cách chơi tiết tấu bằng động tác tay Quan sát, thực hiện chân.
- HS quan sát HS hát cùng nhạc lấy hơi và thể hiện sắc thái bài hát. *Ứng dụng đệm cho bài hát: ngày mùa vui GV làm mẫu hát kết hợp gõ thanh phách, trống nhỏ theo âm hình tiết tấu mẫu vào bài ngày mùa vui HS hát kết hợp gõ đệm bằng thanh phách, trống nhỏ. Hát cả bài ngày mùa vui kết hợp gõ thanh phách, trống nhỏ đệm theo tiết tấu mẫu HS luyện tập hoặc trình bày (gõ đệm, hát) theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm. Thực hiện theo nhóm, tổ, cá Chia một nhóm gõ trống, một nhóm gõ thanh nhân phách, một nhóm hát sau đó đổi bên Các nhóm thực hiện. GV nhận xét, biểu dương 2.Vận dụng sáng tạo: Mô phỏng âm thanh Biểu diễn nhóm, cá nhân. cao thấp theo sơ đồ. (7’) ̛ ̣ – GV choi nhac băng đan phim đi ̀ ̀ ́ ện tử HS quan sát + thực hành gõ – Am thanh cao: HS gio tay ̂ ̛ đệm theo. – Am thanh thâp: HS ha tay ̂ ́ ̣ Trình chiếu sơ đồ theo âm thanh và giải thích cụ thể Thực hành theo bộ gõ cơ thể. Luyện tập theo nhóm Các nhóm lên trình bày
- HS nghe Nhận biết được âm thanh cao thấp. Quan sát , nghe, hiểu Lớp luyện tập theo Luyện tập theo nhóm đôi, nhóm 4. HS xung phong. GV làm mẫu nguyên âm “A,O,U…” với tốc độ vừa phải tương ứng cao độ các nốt nhạc S, P, M, R, Đ theo sơ đồ âm thanh từ cao xuống thấp và từ thấp lên cao. Hướng dẫn cả lớp luyện tập tạo ra âm thanh HS nghe, ghi nhớ theo sơ đồ với tốc độ nhanh, chậm khác nhau, với cường độ to, nhỏ khác nhau, với các nguyên âm khác nhau. ( A, Ô, I, U, mèo, chó…) Cho HS sáng tạo thêm bằng cách xung phong vẽ sơ đồ khác lên bảng để các bạn tạo ra âm thanh. GV nhận xét, biểu dương. 3. HĐ Ứng dụng ( 2’) GV nhắc lại yêu cầu của chủ đề, khen ngợi các em có ý thức tập luyện, chơi nhạc cụ tốt, tích cực, sáng tạo. . Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. ********************************************************* I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hát đúng cao độ, trường độ bài Em thương thầy mến cô. Hát thuộc và rõ lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản.
- Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Lời cô. Đọc được nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ nét nhạc với nốt Đô, Rê, Mi, Pha Son theo kí hiệu bàn tay. Chơi tembơrin, traiengô và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Em thương thầy mến cô. Biết cảm nhận được cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc thông qua các hoạt động Vận dụng Sáng tạo. 2. Năng lực: Biết thể hiện bài hát Em thương thầy mến cô với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. Hát hòa giọng với nhạc đệm và có biểu cảm bài hát. Biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp. Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, biết hợp tác, chia sẻ hiểu biết âm nhạc với bạn và giải quyết các nhiệm vụ được giao. ̣ ́ ́ ́ ̃ ̉ ̣ ̣ ̉ ̀ ̀ ̉ ̣ Biêt nhân xet đanh gia ky năng thê hiên âm nhac cua minh va cua ban. ́ 3. Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ trong rèn luyện kĩ năng ca hát cho học sinh để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Giáo dục học sinh biết đoàn kết, vui vẻ, hòa đồng với bạn. Tự tin trong các hoạt động sinh hoạt tập thể. Kính trọng biết ơn thầy cô giáo. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH * Chuẩn bị của giáo viên: Đàn phím điện tử, loa đài, băng đĩa nhạc, thanh phách. Chơi đàn và hát tốt bài Em thương thầy mến cô. Tập một số động tác vận động cho bài Em thương thầy mến cô. Videoclip bài: Lời cô. Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son. Thể hiện đúng tiết tấu bằng nhạc cụ và động tác tay, chân. Thực hành các hoạt động Vận dụng Sáng tạo. * Chuẩn bị của học sinh: Có một trong số các nhạc cụ gõ như: Song loan, thanh phách, trống nhỏ, chuông, tembơrin, traiengô. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT KẾ HOẠCH DẠY HỌC 1. Hát: Em thương thầy mến cô 5 2. Vận dụngsáng tạo: Vận động theo tiếng trống. 1. Ôn tập bài hát: Em thương thầy mến cô 6 2. Nghe nhạc: Lời cô 1. Đọc nhạc 7 2. Vận dụng Sáng tạo: Phân biệt âm thanh cao thấp 8 1. Nhạc cụ
- 2. Vận dụng Sáng tạo: Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ ******************************************************* Âm nhạc 2 ( Chủ đề 2: Biết ơn thầy cô giáo tiết 5) HÁT: EM THƯƠNG THẦY MẾN CÔ VẬN DỤNG SÁNG TẠO: VẬN ĐỘNG THEO TIẾNG TRỐNG I. MỤC TIÊU: Hát đúng cao độ và trường độ bài Em thương thầy mến cô. Hát rõ lời, thuộc lời, biết hát kết hợp với gõ đệm theo phách và biết vận động theo tiếng đàn. Có kĩ năng ca hát cơ bản Phát triển giọng hát tự nhiên cho HS Biết thể hiện bài hát theo hướng dẫn của giáo viên. Góp phần giáo dục các em yêu mến thầy cô, bạn bè, mái trường II. CHUẨN BỊ : GV: Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, máy tính, Trống con HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ Khởi động ( 3’) Hãy kể tên những bài hát về thầy cô giáo mà em HS kể, có thể hát một biết. câu hát trong bài hát mà GV gợi ý: Cô giáo, cô và mẹ, ngày đầu tiên đi em biết. học.. GV bật nhạc bài Ngày đầu tiên đi học, HS vận HS vận động động nhịp nhàng theo bài hát 2. HĐ Khám phá Luyện tập ( 30’) * Hát: Em thương thầy mến cô Với mỗi người, ngôi nhà là tổ ấm yêu thương. HS nghe, ghi nhớ Nơi ấy có biết bao người thân yêu đã vun vén hạnh phúc cho ta. Nhưng có một ngôi nhà nữa, ngôi nhà ghi dấu một thời thơ trẻ sôi nổi, đầy hăm hở của tuổi thơ ta. Nó ôm ấp biết bao nhiêu kỉ niệm về tình thầy, tình bạn. Và để đền đáp
- công lao dạy dỗ to lớn của quý thầy cô các em nhớ nhé phải hăng say học hành, ngoan ngoãn, vì quê hương vì đất nước. Bài hát Em thương thầy mến cô đã được Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu sáng tác dành cho các em. Giáo viên cho HS nghe bài hát kết hợp vận động HS nghe, vận động cơ cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc. thể theo. ? Em hãy nói cảm nhận ban đầu về lời bài hát. Nêu cảm nhận của HD HS đọc lời ca theo tiết tấu. mình. + Câu 1: Sao em thương thầy và mến cô/, hằng Đọc đồng thanh chăm lo/, hằng gắng sức/. + Câu 2: Quyết chí/ đem trọn niềm hăng say /vì tương lai/ vì mai đây/. + Câu 3: Nên em luôn luôn gắng công học hành/. Vì quê hương/, vì đất nước/. + Câu 4: Nên em luôn luôn khắc ghi trong lòng/ một tình yêu non sông/. Câu 5: Sao em thương thầy và mến cô/, hằng chăm lo/, hằng gắng sức./(quay lại câu 1) Câu 6: Quyết chí đem trọn niềm hăng say/ vì hôm nay /vì mai đây/. (quay lại câu 2 kết ) Giải thích “thương thầy”nghĩa là “yêu quý thầy”. hằng chăm lo, hằng gắng sức” nghĩa là “luôn chăm lo, luôn gắng sức”. HD tập hát từng câu nối tiếp đến hết bài Đàn giai điệu mỗi câu 2 đến 3 lần, bắt nhịp cho Tập hát từng câu HS hát. Y/c: các em lấy hơi ở đầu câu hát. GV chỉ định: Biết cách lấy hơi Nghe, sửa sai ( nếu có) HS khá hát mẫu. GV hướng dẫn HS thể hiện đúng những chỗ ngân dài 2, 3 phách chỗ cuối nghỉ 1 phách quay lại Tập hát ngân đủ phách. để kết. GV đàn cho học sinh hát cả bài với tốc độ ổn định, thể hiện tình cảm vui tươi, tha thiết.
- GV hướng dẫn HS vỗ tay đệm theo phách, nhịp. Hát đúng theo nhạc GV thực hiện mẫu câu đầu. HS quan sát và nhận đệm, thể hiện được tính xét cách vỗ tay theo nhịp, phách. chất của bài HS thực hiện Thực hiện theo nhóm Theo dõi, lắng nghe. HS thực hiện theo nhóm Các nhóm cá nhân luân phiên luyện tập GV gọi 1 nhóm học sinh thực hành trước lớp luyện tập. Nhóm nữ: Câu 1 nhóm nam câu 2.Nhóm nữ: câu Thực hiện. 3. Nhóm nam nữ câu 4 GV nhận xét sửa sai nếu có. HS trả lời câu hỏi GV gọi một nhóm lên thực hiện trước lớp các nhóm còn lại quan sát và nhận xét. Gv Hỏi: Hôm nay các em học bài gì ? HS luyện tập Nội dung của bài hát truyền tải đến chúng ta Các nhóm, tổ, cá nhân thông điệp gì ? trình bày bài hát HD HS luyện tập bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân GV yêu cầu các tổ, nhóm, cá nhân tập trình bày bài hát. HS quan sát, ghi nhớ GV nhận xét, sửa sai ( nếu có). * Vận dụng sáng tạo : Vận động theo tiếng HS thực hiện trống GV gõ trống, HS nghe và quan sát vận động phù hợp.
- GV gõ trống cho HS thực hiện 3 lần Các nhóm thực hiện HS trả lời câu hỏi HS nghe, ghi nhớ Gọi 5 bạn lần lượt lên thực hiện. 3. HĐ Ứng dụng ( 2’) GV hỏi: + Hôm nay các em được học bài hát có tên là gì? + Ai là tác giả của bài hát? + Nội dung bài hát giáo dục các em điều gì? GV nhận xét câu trả lời của HS GV chốt lại mục tiêu của tiết học. GV khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay, vận động tốt. Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn. Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học và tìm một số động tác phụ họa cho bài hát em thương thầy mến cô.
- ******************************************** Âm nhạc 2 ( Chủ đề 2: Biết ơn thầy cô giáo tiết 6) ÔN TẬP BÀI HÁT: EM THƯƠNG THẦY MẾN CÔ NGHE NHẠC BÀI: LỜI CÔ I. MỤC TIÊU: Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Em thương thầy mến cô. Hát rõ lời ca và thuộc lời, biết hát đối đáp và vận động đơn giản. Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát Lời cô. Chăm chú nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe, nhớ tên bài hát được nghe. Có kĩ năng hát cơ bản, hát hòa giọng với tập thể Biết hát một mình và hát cùng người khác. Biết kính yêu thầy cô giáo, yêu mái trường, bạn bè. II. CHUẨN BỊ : GV: Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, máy tính. HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ Khởi động ( 3’) Cho HS hát vận động theo nhạc bài Em thương HS thực hiện thầy mến cô 2. HĐ Khám phá Luyện tập ( 30’) * Ôn tập bài hát: Em thương thầy mến cô(18’) HS nghe kết hợp vỗ GV cho HS nghe lại bài hát kết hợp vỗ tay nhịp tay. nhàng.
- Luyện tập thể hiện sắc thái bài hát. GV cho HS hát cùng nhạc đệm 12 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. + GV hướng dẫn HS tập hát đối đáp và hòa giọng. Người Câu hát hát HS theo dõi GV làm HS nữ Sao em thương …. hằng gắng sức. mẫu, thực hiện theo HD HS nam Quyết chí đem chọn….. vì mai đây. HS nữ Nên em luôn luôn ….. vì đất nước. HS nam Nên em luôn luôn …. yêu non sông. Cả lớp Sao em thương thầy…. vì mai đây GV cho HS chơi trò chơi hỏi đáp hòa giọng theo nhóm, tổ, các hình thức khác nhau. GV nhận xét, sửa sai ( nếu có). + GV hướng dẫn hs hát kết hợp vận động. Câu hát Động tác Sao..mến cô Tay trái đứa ngang vai, tay phải đưa ngang vai, lần lượt thu 2 tay vào trước ngực. Hằng … Mở 2 tay lên cao, thu 2 tay đặt chéo gắng sức trên ngực. Quyết… 2 tay đặt lên vai, giậm chân tai chỗ. hăng say Vì … vì mai Tay trái đưa lên cao, chân phải đưa đây về đằng sau. Tay phải đưa lên cao, chân trái đưa về phía sau. Nên … học Hai tay từ trên cao thu về trước ngực hành tạo hình quyển sách, giậm chân tại chỗ. HS thực hiện Vì … đất Đưa hai tay sang trái, tay trái thế cao, HS luyện tập nước tay phải thế thấp,người nghiêng HS sáng tạo thể hiện sang trái. động tác của mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án lớp 7 môn Âm Nhạc: ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: VÀI NÉT VỀ ÂM NHẠC THIẾU NHI VIỆT NAM
5 p | 691 | 59
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4: TIẾT 18. TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC
7 p | 571 | 33
-
Giáo án âm nhạc lớp 4: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC
5 p | 364 | 27
-
Giáo án Âm Nhạc lớp 8: HỌC HÁT BÀI: Ngôi nhà của chúng ta
6 p | 462 | 25
-
Giáo án Âm nhạc lớp 6 : Tên bài dạy : HỌC HÁT BÀI NIỀM VUI CỦA EM
8 p | 402 | 24
-
Giáo án lớp 7 môn Âm Nhạc: TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8
6 p | 357 | 22
-
Giáo án âm nhạc lớp 5: ÔN LẠI CÁC KIẾN THỨC VỀ ĐỌC CHÉP NHẠC
4 p | 245 | 21
-
Giáo án Âm Nhạc lớp 8: NHẠC LÍ: NHỊP6 8
7 p | 341 | 21
-
Giáo án Âm Nhạc lớp 8: Bài Mùa Thu Ngày Khai Trường
9 p | 387 | 17
-
Giáo án lớp 7 môn Âm Nhạc: : TĐN Số 1
5 p | 511 | 11
-
Giáo án lớp 7 môn Âm Nhạc: KIỂM TRA HỌC KỲ II.
3 p | 123 | 7
-
Giáo án Âm nhạc lớp 2 sách Kết nối tri thức (Học kỳ 1)
76 p | 20 | 6
-
Giáo án Âm nhạc 7 chủ đề 2 sách Kết nối tri thức: Môi trường xanh
16 p | 20 | 4
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 2: Giai điệu hòa ca (Sách Chân trời sáng tạo)
16 p | 20 | 3
-
Giáo án Âm nhạc 2 bài 25: Ôn hát Chú chim nhỏ dễ thương. Hoa lá mùa xuân
3 p | 143 | 2
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 2: Trái đất đẹp tươi (Sách Chân trời sáng tạo)
21 p | 12 | 2
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 5: Bốn mùa hòa ca (Sách Chân trời sáng tạo)
19 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn