Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 7: Về miền cổ tích (Sách Chân trời sáng tạo)
lượt xem 3
download
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 7: Về miền cổ tích (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái; hát rõ lời, thuộc lời, nêu được tên bài hát và tên tác giả; biết hát kết hợp gõ đệm, biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca bài hát Về miền cổ tích. Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, biết tưởng tượng khi nghe nhạc. Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 7: Về miền cổ tích (Sách Chân trời sáng tạo)
- CHỦ ĐỀ 7: VỀ MIỀN CỔ TÍCH YÊU CẦU CẦN ĐẠT CẢ CHỦ ĐỀ 1. Năng lực + Năng lực chung - NLC1 : Nhận biết và bày tỏ được tình cảm và cảm xúc của bản thân . - NLC2 : Nhận xét được ý nghĩa của các HS . + Năng lực âm nhạc - NLÂN1 : Bước đầu phân biệt được sự khác nhau trong từng thuộc tính âm nhạc . - NLÂN2 : Hát đúng cao độ , trường độ , sắc thái ; hát rõ lời , thuộc lời , nêu được tên bài hát và tên tác giả ; biết hát kết hợp gõ đệm, biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca bài hát Về miền cổ tích. - NLÂN3 : Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu . Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, biết tưởng tượng khi nghe nhạc. Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả. - NLÂN 4 : Bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, đứng kĩ thuật , thể hiện đúng cao độ , trường độ các bài tập tiết tấu và giai điệu; duy trì được tốc độ ổn định. Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu, hòa tấu. Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát . - NL ÂN 5 : Nêu được tên và một vài đặc diểm của đàn t’rưng , mô tả được động tác chơi đàn . Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của đàn t’rưng. 2. Phẩm chất PC : Yêu thương , chăm sóc những người thân trong gia đình . TIẾT 27 KHÁM PHÁ: ÂM NHẠC TRONG THẾ GIỚI CỔ TÍCH HỌC BÀI HÁT: VỀ MIỀN CỔ TÍCH Nhạc và lời: Lê Phú Hải I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực + Năng lực chung - NLC1 : Nhận biết và bày tỏ được tình cảm và cảm xúc của bản thân . - NLC2 : Nhận xét được ý nghĩa của các HS . + Năng lực âm nhạc
- - NLÂN1 : Bước đầu phân biệt được sự khác nhau trong từng thuộc tính âm nhạc . - NLÂN2 : Hát đúng cao độ , trường độ , sắc thái ; hát rõ lời , thuộc lời , nêu được tên bài hát và tên tác giả ; biết hát kết hợp gõ đệm, biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca bài hát Về miền cổ tích. 2. Phẩm chất PC : Yêu thương , chăm sóc những người thân trong gia đình . II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh, video… - Giáo án wort soạn rõ chi tiết - Nhạc cụ cơ bản (VD như trai-en-gô, tem pơ rinVD như thanh phách, song loan, trống con, trai-en-gô, tem pơ rin, nhạc dụ tự làm, recorder hoặc kèn phím.) 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập - Nhạc cụ cơ bản (VD như trai-en-gô, tem pơ rinVD như thanh phách, song loan, trống con, trai-en-gô, tem pơ rin, nhạc dụ tự làm, recorder hoặc kèn phím.) III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động hướng dẫn của GV Hoạt động học tập của HS Hoạt động Khởi động (3’) - Nhắc HS giữ trật tự khi học. Lớp trưởng báo - Trật tự, chuẩn bị sách vở, cáo sĩ số lớp. lớp trưởng báo cáo. - Khởi động giọng theo mẫu sau - Thực hiện. - Thực hiện - HS đọc trích thơ Chuyện cổ tích về loài người( Xuân Quỳnh ) theo mẫu tiết tấu. Thông qua nội dung thơ, HS đến với HĐ khám phá.
- Hoạt động Khám phá (7’) KHÁM PHÁ: ÂM NHẠC TRONG THẾ GIỚI CỔ TÍCH - Trình chiếu bức tran chủ đề và hỏi + 2,3 HS Trả lời: Bức tranh + Trong tranh vẽ hình ảnh và những nhân vật vẽ các em HS đang vui chơi gì? và cho biết nhân vật đó là ai? bên nhân vật Thạch Sanh, Cô Tấm + Thạc Sanh, Cô Tấm thuộc câu chuyện nào - 2,3 HS trả lời(Thạch sanh tính cách của nhân vật? là trong câu chuyện Thach Sanh. Cô Tấm là trong câu chuyện Tấm Cám) - Nghe trích đoạn có giọng nói Thạch Sanh và - Lắng nghe, ghi nhớ tấm cám trong 2 câu chuyện - GV chốt kiến thức: Âm nhạc trong thế giới cổ - Lắng nghe, ghi nhớ tích là sự tương phản cũng như các nhân vật Thiện và ác. Âm nhạc các nhân vật Thiện thì mềm mại, huyền bí. Âm nhạc các nhân vật ác thì gai góc, sắc nét... Hoạt động luyện tập - Dựa vào tranh khám phá , HS sẽ dùng giọng - Thực hiện nói và vận động để nhập vai hóa thân các nhân vật trong tranh cụ thể như sau:
- + Câu chuyện Thạch Sanh chọn 2 đóng Thạch sach và lý Thông + Câu chuyện Tấm Cám chọn 3 nhân vật Mẹ ghẻ, Tấm và Cám Hoạt động Khám phá (8’) NỘI DUNG HỌC BÀI HÁT: VỀ MIỀN CỔ TÍCH - Hát mẫu - Lắng nghe - Hướng dẫn HS đọc lời ca 2 lời theo tiết tấu của - Đọc lời ca theo hướng bài dẫn, của GV, ghi nhớ . Câu 1: Theo dấu xưa vó ngựa cùng vượt qua muôn núi cao Câu 2: Qua suối sâu thác ghềnh về với quê hương trầu cau Câu 3: Tay nắm tay với nụ cười, mời bạn cùng về đây Câu 4: Ta đến thăm những đền đài, đến thăm miền cổ tích Câu 5: Về miền cổ tích tính tính tang cây đàn thạch sanh Câu 6: Về miền cổ tích có cây đa chú cuội ngồi không Câu 7: Về miền cố tích cô bé ngoan và bông cúc trắng Câu 8: Về miền cổ tích cô Tấm trog trái thị đi ra. + Dạy từng câu nối tiếp - Câu hát 1 GV đàn giai điệu và hát mẫu: Câu - Lắng nghe. 1: Theo dấu xưa vó ngựa cùng vượt qua muôn núi cao - Đàn bắt nhịp cả lớp hát lại câu 1 - Lớp hát lại câu 1. - Câu hát 2 GV đàn giai điệu xong đàn lại 1 HS - Lớp lắng nghe, 1 HS hát hát theo giai điệu: Qua suối sâu thác ghềnh về mẫu. với quê hương trầu cau - Đàn bắt nhịp cả lớp hát lại câu 2 - Lớp hát lại câu 2. - Đàn câu 1+2 cả lớp hát nhẩm sau đó hát đồng - Lắng nghe, ghi nhớ, thực thanh hiện. - Tổ 1 hát lại câu tổ 2 hát.
- - Tổ 1 thực hiện - Câu 3,4,5,6,7,8 dạy như câu 1, câu 3+4 tổ 2 - Lắng nghe, ghi nhớ, thực hát. Câu 1+2+3+4 tổ 3 hát, câu 5+6, 1 nhóm hát, hiện. câu 7+8, 1 nhóm hát. Câu 5+6+7+8 1 bạn hát Hoạt động Luyện tập (9’) - GV cho HS hát cả bài đa dạng các hình thức - Lắng nghe những chú ý để các em thuộc bài hát. Sửa những lỗi sai cho hát thêm với các hình thức. HS.(chú ý hát đúng giai điệu các tiếng luyến, hát thể hiện dấu lặng và nốt ngân dài. Hát đúng sắc thái vui tươi, trong sáng của bài). - Thực hiện theo HDGV - HD HS trình bày theo nhóm - Thực hiện theo HDGV - HD HS Hát thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng - Thực hiện theo HDGV - HD HS Hat đối đáp: Nhóm 1 hát câu 1,3,5,7 nhóm 2 hát câu 2,4,6,8 - 2,3 HS trả lời theo cảm - GV đặt câu hỏi: nhận + Câu 1: Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài hát? + Câu 2: Kể tên các câu chuyện cổ tích được gợi ý từ lời ca của bài hát? Hoạt động Vận dụng (8’) - HD HS Học sinh hát với các hình thức đơn ca - Thực hiện theo HDGV song ca và sáng tạo động tác phụ họa - Nêu giáo dục HS Rèn luyện đức tính thật thà - Lắng nghe, ghi nhớ dũng cảm và lòng nhân ái - Dặn HS về ôn lại bài vừa học, chuẩn bị bài - Học sinh lắng nghe và ghi mới, làm bài trong VBT. nhớ. IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG SAU BÀI DẠY (nếu có) ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. TIẾT 28 NGHE NHẠC: VƯỜN CỔ TÍCH ÔN BÀI HÁT: VỀ MIỀN CỔ TÍCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực + Năng lực chung - NLC1 : Nhận biết và bày tỏ được tình cảm và cảm xúc của bản thân .
- - NLC2 : Nhận xét được ý nghĩa của các HS . + Năng lực âm nhạc - NLÂN1 : Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu . Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, biết tưởng tượng khi nghe nhạc. Nêu được tên bản nhạc và tên tác giả. - NLÂN2 : Ôn bài hát Về miền cổ tích đa dạng các hình thức 2. Phẩm chất - PC1: HS cảm nhận được nét đẹp của tuổi thơ qua các câu chuyện cổ tích. II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh, video… - Giáo án wort soạn rõ chi tiết - Nhạc cụ cơ bản (VD như trai-en-gô, tem pơ rinVD như thanh phách, song loan, trống con, trai-en-gô, tem pơ rin, nhạc dụ tự làm, recorder hoặc kèn phím.) 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập - Nhạc cụ cơ bản (VD như trai-en-gô, tem pơ rinVD như thanh phách, song loan, trống con, trai-en-gô, tem pơ rin, nhạc dụ tự làm, recorder hoặc kèn phím.) III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động hướng dẫn của GV Hoạt động học tập của HS Hoạt động mở đầu (4p) - Nhắc HS giữ trật tự khi học. Lớp trưởng báo - Trật tự, chuẩn bị sách vở, cáo sĩ số lớp. lớp trưởng báo cáo - Nói tên chủ đề đang học. - Chủ đề 7 Về miền cổ tích - GV và HS cùng vận động theo nhạc nền bài - Thực hiện hát Về miền cố tích. Hoạt động khám phá (6’) Nội dung Nghe nhạc bài Vườn cổ tích - Theo dõi, Lắng nghe, ghi - GV giới thiệu: nhớ. + Nhạc sĩ Trần Đức Ông sinh ngày 5 tháng 5
- năm 1937. Quê ở Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định. Công tác tại Đài truyền hình Việt Nam. Phần lớn những tác phẩm thanh nhạc của Trần Đức là viết cho tuổi thơ, được các em rất yêu thích như: Mảnh vườn xinh, Mùa xuân tình bạn, Mèo hoang nghỉ học, Khi tóc thầy bạc trắng..., trong đó có hai tác phẩm được công chúng bình chọn nằm trong 50 bài hát thiếu nhi hay nhất của thế kỷ XX. - HS nghe bài hát lần 1(GV tự trình bày hoặc - Lắng nghe, cảm nhận. nghe qua mp3/ mp4). - Giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở để học sinh - 2 HS trả lời theo cảm nhận nói lên hiểu biết và cảm nhận của bản thân : và kiến thức Câu 1: Nội dung bài hát nói về điều gì? bài hát sôi nổi hay nhẹ nhàng? Câu 2: Nhịp độ bài hát nhanh hay chậm? giọng hát là của trẻ em hay của người lớn? người hát là nam hay nữ? Câu 3: Hình thức hát là đơn ca hay tốp ca?... - Giáo viên nhận xét và khen ngợi những học - Lắng nghe, ghi nhớ, khắc sinh trả lời đúng. phục, tuyên dương Hoạt động luyện tập(8’) - GV hướng dẫn cả lớp cùng đứng lên nghe lần - Lắng nghe, thực hiện. 2 vận động theo nhịp điệu của bài hát, cùng giao lưu để thể hiện biểu cảm qua động tác, nét mặt. Khuyến khích HS thể hiện cảm xúc theo mong muốn. - GV cho HS nghe nhạc lần thứ ba, HS xung - Thực hiện phong hát lại những câu các em nhớ, hoặc GV hát một câu khoảng 1-2 lần. Hoạt động vận dụng(7) - Hs tham gia biểu diễn theo hình thức tập thể, - Thực hiện. ca nhân. - Hs sáng tạo vận động theo cách riêng. - Thực hiện Hoạt động luyện tập (10’)
- Nội dung Ôn tập bài hát: Về miền cổ tích - GV cho HS ôn hát đa dạng các hình thức để - Thực hiện các em thuộc bài hát. - Ôn hát trình bày theo nhóm - Thực hiện theo HDGV - Ôn hát thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng - Thực hiện theo HDGV - Ôn hát đối đáp: Nhóm 1 hát câu 1,3,5,7 nhóm - Thực hiện theo HDGV 2 hát câu 2,4,6,8. - HD HS hát kết hợp với vận động cơ thể. - Thực hiện theo HDGV - Đánh giá và tổng kết tiết học: HS tự đánh giá. - Lắng nghe, ghi nhớ, thực GV khen ngợi và động viên HS tích cực học hiện tập. IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có) ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. TIẾT 29 NHẠC CỤ: NHẠC CỤ GIAI ĐIỆU. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực + Năng lực chung - NLC1 : Nhận biết và bày tỏ được tình cảm và cảm xúc của bản thân . - NLC2 : Nhận xét được ý nghĩa của các HS . + Năng lực âm nhạc - NLÂN 1 : Bước đầu chơi nhạc cụ đúng tư thế, đứng kĩ thuật , thể hiện đúng cao độ , trường độ các bài tập tiết tấu và giai điệu; duy trì được tốc độ ổn định. Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu, hòa tấu. Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát . 2. Phẩm chất: - PC1 : Yêu thích âm nhạc, nhạc cụ II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh, video… - Giáo án wort soạn rõ chi tiết
- - Nhạc cụ cơ bản (VD như trai-en-gô, tem pơ rinVD như thanh phách, song loan, trống con, trai-en-gô, tem pơ rin, nhạc dụ tự làm, recorder hoặc kèn phím.) 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập - Nhạc cụ cơ bản (VD như trai-en-gô, tem pơ rinVD như thanh phách, song loan, trống con, trai-en-gô, tem pơ rin, nhạc dụ tự làm, recorder hoặc kèn phím.) III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động hướng dẫn của GV Hoạt động học tập của HS Hoạt động mở đầu(4’) Nội dung Nhạc cụ: nhạc cụ giai điệu(Lưu ý: Giáo viên lựa chọn dạy một trong hai nhạc cụ giai điệu dưới đây tùy theo điều kiện của địa phương) - Nhắc HS giữ trật tự khi học. Lớp trưởng báo cáo - Trật tự, chuẩn bị sách vở, sĩ số lớp. lớp trưởng báo cáo - Gv tổ chức trò chơi Tiếng vọng: - Thực hiện theo HDGV + Hs chia thành hai đội A và B. Các đội thổi recorder theo mẫu. Đội A thổi trước, đội B thổi lặp lại mẫu đội A vừa thổi. GV đóng vai trò điều khiển , chọn lựa tùy ý các mẫu thổi cho đội A. Hoạt động khám phá(5’) Ri –có oc – đơ - Ôn Luyện tập thổi nốt Si, La - Thực hiện - HD HS tập thổi nốt Son đó là thế bấm lỗ số 0, - Thực hiện theo HDGV số 1, số 2, số 3.
- - Giáo viên cho học sinh nhìn vào mẫu(SGK - Đọc tên nốt và gõ phách trang 49, đọc tên nốt và gõ phách đúng. Hoạt động luyện tập(6’) - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành thổi - Thực hành thổi 3 nốt Si, nốt Si, La, son theo bài thực hành số 3, gọi theo La, son theo bài thực hành nhóm, cặp đôi, cá nhân. Giáo viên đếm phách , số 3 các hình thức theo sửa sai; yêu cầu học sinh tự nhận xét nhau, sau đó HDGV. Tự nhận xét, ghi giáo viên nhận xét, khen ngợi. nhớ. Hoạt động khởi động(4’) Kèn phím - Gv tổ chức trò chơi Hòa tấu kèn phím HS chia - Thực hiện thành hai đội để cùng nhau hòa tấu kèn phím theo mẫu: Hoạt động khám phá(5’) - Ôn lại thổi nốt Đô, rê chính là vị trí bấm của - Ôn lại nốt Đô, rê ngón 1(Ngón cái, ngón trỏ) - HD HS luyện tập nốt Mi là phím trắng liền kề - Thực hiện bên phải của nhóm 2 phím đen.
- - Đọc tên nốt và gõ phách mẫu âm. - Giáo viên cho học sinh nhìn vào mẫu ( SGK trang 50 ), đọc tên nốt và gõ phách đúng. Hoạt động thực hành(6’) - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành thổi - Thực hành bấm thổi 3 nốt bấm nốt Đô, Rê, mi theo bài thực hành số 3, gọi Đô, Rê, Mi theo bài thực theo nhóm, cặp đôi, cá nhân. Giáo viên đếm hành số 3 các hình thức phách , sửa sai; yêu cầu học sinh tự nhận xét theo HDGV. Tự nhận xét, nhau, sau đó giáo viên nhận xét, khen ngợi. ghi nhớ. Hoạt động thực vận dung(5’) - HS trình bày bài thực hành số 3 theo hình thức: - Thực hiện. Cá nhân, nhóm. - Đánh giá và tổng kết tiết học : Giáo viên khen - Lắng nghe, ghi nhớ, thực ngợi và động viên học sinh cố gắng , tích cực học hiện. tập. IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có) ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. TIẾT 30 THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU NHẠC CỤ VIỆT NAM NHÀ GA ÂM NHẠC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực + Năng lực chung - NLC1 : Nhận biết và bày tỏ được tình cảm và cảm xúc của bản thân . - NLC2 : Nhận xét được ý nghĩa của các HS . + Năng lực âm nhạc - NL ÂN1 : Nêu được tên và một vài đặc diểm của đàn t’rưng , mô tả được động tác chơi đàn . Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của đàn t’rưng.
- - NL ÂN2: Thực hiện được các bài tập trong nội dung nhà ga 2. Phẩm chất: - PC1 : Yêu thích môn âm nhạc, nhạc cụ nước ngoài II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Bài giảng điện tử đủ hết file âm thanh, hình ảnh, video… - Giáo án wort soạn rõ chi tiết - Nhạc cụ cơ bản (VD như trai-en-gô, tem pơ rinVD như thanh phách, song loan, trống con, trai-en-gô, tem pơ rin, nhạc dụ tự làm, recorder hoặc kèn phím.) 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập - Nhạc cụ cơ bản (VD như trai-en-gô, tem pơ rinVD như thanh phách, song loan, trống con, trai-en-gô, tem pơ rin, nhạc dụ tự làm, recorder hoặc kèn phím.) III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động hướng dẫn của GV Hoạt động học tập của HS Hoạt động Khởi động(5’) Nhắc HS giữ trật tự khi học. Lớp trưởng báo - Trật tự, chuẩn bị sách vở, cáo sĩ số lớp. lớp trưởng báo cáo - Nói tên chủ đề đang học. - Chủ đề 7 Về miền cổ tích - HS chia nhóm tham gia trò chơi Nhìn hình - Thực hiện. ghi nhớ nhạc cụ. GV chuẩn bị tranh có chứa nhiều nhạc cụ quen thuộc(thanh phách, tambourine, piano, …).HS quan sát tranh và ghi nhận các nhạc cụ trong tranh với thời gian GV quy định. Hết thời gian, các nhóm ghi lại tên các nhạc cụ vào giấy hoặc bảng con. Nhóm ghi đúng và đủ nhạc cụ nhất sẽ thắng. Hoạt động hình thành kiến thức mới(7’) NỘI DUNG THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU NHẠC CỤ VIỆT NAM - Theo dõi, lắng nghe tiếng - Cho HS Xem hình ảnh đàn T’rưng và 1 đoạn sáo nhạc độc tấu đàn T’rưng
- - GV giải thích: Đàn T’rưng là loại nhạc cụ gõ - Lắng nghe phổ biến ở vùng Tây Nguyên. đàn T’rưng làm bằng một số ống tre lồ ô hay nứa ngộ có kích cỡ khác nhau, được xếp thành hàng trên giá đàn theo thứ tự từ ông lớn đến ống nhỏ từ ống dài đến ống ngắn. Mỗi ống có một đầu bịt kín, đầu kia được gọt vát. Người chơi đàn dùng rồi gõ vào các ống tạo thành các âm thanh có cao độ khác nhau. Những ống to và dài phát ra âm trầm và những ống nhỏ và ngắn có âm cao. Âm sắc của đàn T’rưng hơi đục. Nghe tiếng đàn T’rưng ta có cảm giác như nghe tiếng suối róc rách, tiếng Thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre nứa khi gió thổi. - GV cho HS xem video cách chơi nhạc cụ đàn T’rưng - Theo dõi Hoạt động luyện tâp(6) - GV cho HS ghe lại bản nhạc đàn T’rưng và -Theo dõi, thực hiện yêu cầu HS làm động tác đánh đàn T’rưng - Cá nhân trả lời theo kiến - GV hỏi một số câu hỏi để củng cố kiến thức thức + Mô tả về hình dạng của nhạc cụ T’rưng + Làm thế nào để tạo ra âm thanh? + T’rưng thường được chơi trong dàn nhạc gì? Hoạt động vận dụng(4) - Hs nghe âm thanh một số nhạc cụ và xác định - 2,3 HS trả lời theo kiến đâu là âm thanh đàn t’rưng thức. Hoạt động luyện tâp(13’)
- NỘI DUNG NHÀ GA ÂM NHẠC - GV hỏi Em thích nội dung gì trong CĐ 2, tại - Trả lời theo kiến thức. sao? 1. Hát hoặc đọc lời thoại trong truyện Tấm Cám theo cách mà em thích - Cá nhân thực hiện bài tập 1 Bống Bống Bang Bang Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người 2. Hát bài Về Miền Cổ Tích kết hợp vận động hoặc có đệm theo cách riêng của em - Chia 3 nhóm thực hiện bài tập 2 - Thực hiện theo HD GV. 3. Em thích hình ảnh nào trong bài vườn cổ tích tại sao. - Thực hiện theo HD GV. - Phát phiếu bài tập thực hiện bài tập 3. Chon 2 bài đọc trước lớp 4. Chọn các loại nhạc cụ đã học và thực hành theo mẫu - Chia 2 nhóm luyện tập và lần lượt biểu diễn - Thực hiện theo HD GV. 5. Trong các hình sau hình nào là đàn Tơ Rưng - Thực hiện theo HD GV(b) - Phát phiếu học tập HS khoanh tròn. GV thu kiểm tra một số bài - Nhận xét tiết học (khen + nhắc nhở) - Trả lời. - Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát, chuẩn bị - Lắng nghe bài mới. làm bài tập VBT.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Tập Đọc Nhạc: TĐN Số 1 (Nhạc và lời : Nguyễn Đức Toàn)
3 p | 679 | 53
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Ôn Tập Bài Hát: Bạn Ơi Lắng Nghe
4 p | 310 | 16
-
Giáo án Âm nhạc 4 tiết 15: Học hát: Giấc mơ của bé
2 p | 186 | 16
-
Giáo án Âm nhạc 8 bài 4: Nhạc lí: Thứ tự các dấu thăng, giáng ở hóa biểu - Giọng cùng tên. Tập đọc nhạc: TĐN số 4
6 p | 373 | 14
-
Bài giảng Âm nhạc lớp 4 - Ôn Tập Và Kiểm Tra
3 p | 198 | 7
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 8: Vui cùng âm nhạc (Sách Chân trời sáng tạo)
12 p | 30 | 4
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 6: Cỗ máy thời gian (Sách Chân trời sáng tạo)
14 p | 20 | 4
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 5: Đại dương mênh mông (Sách Chân trời sáng tạo)
14 p | 35 | 4
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 4: Tổ ấm gia đình (Sách Chân trời sáng tạo)
16 p | 37 | 4
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 3: Ươm mầm tương lai (Sách Chân trời sáng tạo)
15 p | 27 | 3
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 2: Giai điệu hòa ca (Sách Chân trời sáng tạo)
16 p | 20 | 3
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 1: Ước mơ tuổi thơ (Sách Chân trời sáng tạo)
16 p | 20 | 2
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 3: Trái tim người thầy (Sách Chân trời sáng tạo)
19 p | 9 | 2
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 5: Bốn mùa hòa ca (Sách Chân trời sáng tạo)
19 p | 20 | 2
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 6: Về miền quan họ (Sách Chân trời sáng tạo)
18 p | 21 | 2
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 7: Giai điệu bốn phương (Sách Chân trời sáng tạo)
18 p | 12 | 2
-
Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Chủ đề 8: Vui chào hè về (Sách Chân trời sáng tạo)
16 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn