Giáo án bài 36: Nước - Hóa 8 - GV.Phan V.An
lượt xem 61
download
Bài Nước là tài liệu tham khảo giúp học sinh biết thành phần hoá học của nước gồm 2 nguyên tố hiđro và oxi , chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 thể tích khí hiđro , 1 thể tích khí oxi , và tỉ lệ về khối lượng của oxi và hiđro trong hợp chất là 8 : 1.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án bài 36: Nước - Hóa 8 - GV.Phan V.An
- GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8 BÀI 36 : NƯỚC . ( Tiết 1 ) A) Mục tiêu . 1. Kiến thức : - Dựa vào thực nghiệm học sinh biết thành phần hoá học của nước gồm 2 nguyên tố hiđro và oxi , chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 thể tích khí hiđro , 1 thể tích khí oxi , và tỉ lệ về khối lượng của oxi và hiđro trong hợp chất là 8 : 1. - Biết tính chất vật lí của nước . 2. Kỹ năng : Học sinh có kĩ năng quan sát , nhận xét hiện tượng và rút ra kiến thức từ thực nghiệm . 3. Thái độ : Nghiêm túc , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao . B) Trọng tâm : - Sự phân hủy nước và sự tổng hợp nước . C) Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. - Dụng cụ : Bình điện phân nước , bộ điều chế khí hiđro , bộ điều chế khí oxi , ống nghiệm , diêm . - Hoá chất : Nước, dung dịch HCl , kẽm viên , KMnO4 , H2SO4 . 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài . * Phương pháp : - Sử dụng phương pháp đàm thoại thực hành thí nghiệm , phương pháp nêu vấn đề . D) Tiến trình dạy học . I) Ổn định tổ chức lớp : Kiêm tra sĩ số + ôn đinh tổ chức lớp hoc . ( 3 phut ) ̉ ̉ ̣ ̣ ́ II) Nêu vấn đề bài mới: ( 2 phút ) Thành phần định tính của nước và thành phần định lượng của nước là gì ? III) Các hoạt động học tập . Hoạt động I : Nghiên cứu thí nghiệm phân huỷ nước . (15 phút) Hoạt động của giao viên ́ Hoạt động của học sinh
- GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8 - Cho học sinh nghiên cứu thí - Quan sát thí nghiệm : nghiệm trong sgk nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm . + Tiến hành thí nghiệm cho học sinh quan sát và nhận xét hiện - Hoạt động nhóm nghiên cứu thí nghiệm : tượng . Trước khi Nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí phân huỷ mực nước ở cả 2 ống nghiệm . nghiệm như thế nào ? + Biểu diễn thí nghiệm thử tính chất của 2 khí cho học sinh quan sát , nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận. + Trong quá trình phân huỷ hiện tượng em - Nhận xét : Trước phân huỷ mực nước ở quan sát được là gì ? cả 2 nhánh của bình địên phân bằng nhau . + Em hãy so sánh thể tích của khí thoát ra ở 2 nhánh của bình địên phân ? + Trong quá trình phân huỷ ta thấy ở 2 điện cực có khí thoát ra bay lên và chiếm chỗ + Theo em khí thoát ra đó là những của nước. khí gì ? + Làm thế nào để chứng minh cụ + Thể tích khí thoát ra ở nhánh A bao giờ đó là khí hiđro và khi oxi ? cũng gấp đôi thể tích của khí thoát ra ở nhánh B. + Dự đoán : Khí thoát ra ở nhánh A có thể là khí hiđro , khí thoát ra ở nhánh B có thể là khí oxi . + Khi đốt ở nhánh A ta thấy có ngọn lửa cháy màu xanh nhạt đồng thời có tiếng nổ nhỏ , vậy khí đó là khí hiđro . - Cho học sinh nhận xét , rút ra kết Khi để tàn đóm đỏ lại gần đầu ống dẫn khí luận như trong sgk , viết phương ở nhánh B ta thấy tàn đóm đỏ bùng cháy, trình hoá học. chứng tỏ khí trong nhánh B là khí oxi.
- GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8 + Vậy qua phản ứng ta có thể viết được phương trình hoá học : PTHH : 2H2O → 2H2 + O2 DP *) Tiểu kết : - Phân huỷ nước . + Khi chop dòng điện 1 chiều đi qua nước , trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra khí Hiđro và khí oxi . + Thể tích khí Hđro = 2 lần thể tích khí oxi . + PTHH : 2H2O → 2H2 + O2 . DP Hoạt động II : Nghiên cứu sự tổng hợp nước. (10 phút). Hoạt động của giao viên ́ Hoạt động của học sinh - Cho học sinh quan sát hình 5.11 a ,b / - Nghiên cứu hình 5.11/ sgk và trả lời sgk . câu hỏi. + Trước phản ứng tỉ lệ về thể tích của khí hiđro và khí oxi là 1:1. + Trước phản ứng tỉ lệ về thể tích của Trả lời câu hỏi như trong sgk . khí hiđro và khí oxi như thế nào ? + Sau phản ứng trong bình còn lại là 1 thể tích khí oxi . + Sau phản ứng trong bình còn lại là khí gì ? + Em có nhận xét gì về tỉ lệ + Cứ 1 thể tích khí oxi phản ứng với 2 của hai khí khi phản ứng với nhau ? thể tích khí hiđro. + Từ phản ứng trên em hãy tính tỉ lệ hay tỉ lệ về số mol của khí oxi và khí về khối lượng của hiđro và oxi trong hiđro là 1: 2. hợp chất nước ? PTHH: 2H2 + O2 → 2H2O t0 Dựa theo phương trình hoá học để tính
- GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8 tỉ lệ : m O : mH = 8 : 1 - Cho học sinh nhận xét , kết luận như trong sgk . *) Tiểu kết : - Sự tổng hợp nước . + Cứ 1V khí O2 phản ứng với 2 V khí H2 . hay tỉ lệ về số mol của khí O2 và khí H2 là 1: 2. PTHH: 2H2 + O2 → 2H2O t0 Dựa theo phương trình hoá học để tính tỉ lệ : mO : mH = 8 : 1 Hoạt động III : Nghiên cứu tính chất vật lí của nước. ( 8 phút) Hoạt động của giao viên ́ Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu sgk và - Nghiên cứu sgk đưa ra tính chất vật lí liên hệ với các bộ môn vật lí, địa của nước. + Nước nguyên chất ở trạng lí.... để đưa ra tính chất vật lí của thái lỏng không màu, không mùi, không vị , nước . sôi ở 1000C ( 1atm ) , và hoá rắn ở 00C thành nước đá và tuyết , có khối lượng - Cho học sinh nhận xét , đánh giá , riêng ở 40C là 1g/ml . bổ sung cho đúng . + Khi nước hoà tan được các chất thường tạo thành dung dịch của + Nước có thể hoà tan được nhiều chất chất đó . rắn, lỏng, khí. Lắng nghe , ghi nhớ . *) Tiểu kết : - Tính chất vật lí của nước . + Nước nguyên chất ở trạng thái lỏng không màu , không mùi , không vị , sôi ở 1000C ( 1atm ) , và hoá rắn ở 00C thành nước đá và tuyết , có khối lượng riêng ở 40C là 1g/ml …
- GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8 * Kêt luân : - Giaó viên cho hoc sinh năm được những nôi dung chinh cua bai ́ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ̉ ̀ ̣ hoc . IV) Cũng cố T1 : ( 4 phút ) - Giáo viên đặt câu hỏi . + Bằng phương pháp nào , có thể chứng minh được thành phần định tính và thành phần định lượng của nước ? viết phương trình phản ứng hóa học nếu có ? - Hướng cũng cố bài . + Phương pháp phân hủy nước bằng dòng điện ( điện phân ) , cho biết thành phần của nước gồm 2 nguyên tố Hđro và oxi . + Phương pháp tổng hợp nước , cũng cho thấy từ 2 nguyên tố Hđro và oxi , có thể hòa hợp với nhau để cho 1 chất duy nhất là nước . Thành phần định tính của nước , cho biết nước là 1 hợp chất gồm 2 nguyên tố Hđro và oxi . Thành phần định lượng của nước cho biết 2 mol H2 hóa hợp 1mol O2 tạo ra 2 mol H2O ( hoặc về thành phần khối lượng : mO : mH = 8 : 1 ) 2H2O → 2H2 + O2 . (a) DP PTHH : PTHH: 2H2 + O2 → 2H2O . t (b) 0 V) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài. - Bài tập : Làm bài tập 2, 3 sgk / 125 ,nghiên cứu phần còn lại của bài"Nước ".
- GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8 BÀI 36 : NƯỚC . ( Tiết 2 ) A) Mục tiêu . 1. Kiến thức : - Biết và hiểu tính chất hoá học của nước . - Biết những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và các biện pháp khắc phục tình trạng đó. 2. Kỹ năng : - Hiểu và viết được phương trình hoá học , thể hiện các tính chất hoá học nêu trên của nước , tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm , tính toán thể tích của chất khí theo phương trình hoá học . 3. Thái độ : - Nghiêm túc , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao . B) Trọng tâm : - Tính chất hóa học của nước . C) Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập . - Dụng cụ : cốc thuỷ tinh , lọ thuỷ tinh , ống nghiệm , đèn cồn , diêm … - Hoá chất : Nước, P, Na , CaO , giấy quỳ tím , khí oxi . 2. Học sinh : - Nghiên cứu trước bài . * Phương pháp : - Sử dụng phương pháp đàm thoại thực hành thí nghiệm , phương pháp nêu vấn đề . D) Tiến trình dạy học . I) Ổn định tổ chức lớp : Kiêm tra sĩ số + ôn đinh tổ chức lớp hoc . ( 3 phut ) ̉ ̉ ̣ ̣ ́ II) Kiểm tra bài cũ : (5 phút) Em hãy cho biết thành phần định tính và định lượng của nước ? III) Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút ) Nước có những tính chất hoá học nào ? IV) Các hoạt động học tập . Hoạt động I : Nghiên cứu tác dụng của kim loại ( Na ) với nước . ( 9 phút) Hoạt động của giao viên ́ Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu thí - Quan sát thí nghiệm :
- GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8 nghiệm trong sgk . Nêu mục tiêu và các bước tiến -Hoạt động nhóm nghiên cứu thí nghiệm : hành thí nghiệm . – Cho học sinh tiến hành thí Nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm theo nhóm . nghiệm . + Em hãy nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng quan sát được ? Thí nghiệm: + Cho một ít Na vào cốc thuỷ tinh, đậy phễu thuỷ tinh lên trên và thu khí vào ống nghiệm như hình vẽ 5.12. Bịt miệng ống nghiệm vừa thu khí được đưa đến gần ngọn lửa đèn cồn . – Nhận xét. Na phản ứng mãnh liệt với nước , thu được khí bay lên , đồng thời toả nhiệt . Khi đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn ta nghe tiếng nổ nhỏ , đồng thời có nước bám trong ống nghiệm , chứng tỏ khí bay lên là - Cho học sinh nghiên cứu sgk và khí hiđro . viết phương trình hoá học . Viết phương trình hoá học : + Ở điều kiện bình thường Fe, Al, 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 → Cu ….có tác dụng với nước + Ở điều kiện bình thường các kim loại không ? ( Fe , Cu , Al …) không tác dụng với nước . – Vậy chỉ có một số kim loại ( Na , K , Ba …) phản ứng với nước ( điều kiện thường - Cho học sinh nhận xét , rút ra kết ) , tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng luận như trong sgk , viết phương khí hiđro. trình hoá học . *) Tiểu kết : - Nước tác dụng với kim loại Natri . + Nước phản ứng mãnh liệt với Na , thu được khí bay lên , đồng thời toả nhiệt . Phương trình hoá học : 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 →
- GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8 Hoạt động II : Nghiên cứu tác dụng của oxit bazơ với nước. ( 6 phút). Hoạt động của giao viên ́ Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu thí - Nghiên cứu làm thí nghiệm theo nhóm . nghiệm nêu mục tiêu của thí Cho một cục vôi sống nhỏ vào bát sứ , rót nghiệm , các bước tiến hành thí nước vào , quan sát hiện tượng xảy ra . nghiệm . Làm thí nghiệm theo nhóm . + Hiện tượng : Có hơi nước bốc lên , vôi sống chuyển thành vôi tôi nhão , toả nhiều nhiệt . Khi cho giấy quỳ tím vào sản phẩm thì giấy quỳ tím đổi màu thành màu xanh , chứng tỏ chất tạo thành có tính bazơ . Viết phương trình hoá học : + Cho học sinh nhận xét , viết CaO + H2O → Ca(OH)2 + Q phương trình hoá học . Nhiều oxit kim loại phản ứng được với nước tạo thành bazơ . *) Tiểu kết : - Nước tác dụng với oxitbazơ ( CaO ) . + Cho một cục vôi sống ( CaO ) nhỏ vào bát sứ , rót nước vào ta thấy Có hơi nước bốc lên , vôi sống chuyển thành vôi tôi nhão ( Ca(OH)2 , toả nhiều nhiệt . Phương trình hoá học : CaO + H2O → Ca(OH)2 + Q Hoạt động III : Nghiên cứu tác dụng của oxit axit với nước . ( 5 phút). Hoạt động của giao viên ́ Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu thí - Nghiên cứu thí nghiệm theo hướng dẫn nghiệm và nêu mục tiêu của thí của giáo viên , làm thí ngiệm theo nhóm .
- GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8 nghiệm . Thí nghiệm : + Đốt P ngoài không khí ( hoặc bình khí oxi ) sau đó đưa vào lọ chứa một ít nước , đậy + Tiến hành thí nghiệm theo kín , lắc đều cho chất khí tạo thành tan nhóm . trong nước , nhúng giấy quỳ tím vào lọ nước . - Nhận xét : Khí tạo thành tan trong nước làm đỏ giấy quỳ tím , vậy chứng tỏ khí đó đã tác dụng với nước để tạo thành dung - Cho học sinh nhận xét , đánh giá , dịch axit . PTHH: 4P + bổ sung cho đúng và viết phương 5O2 → 2P2O5 0t trình hoá học. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 Nghiên cứu sgk trả lời : Một số oxit axit phản ứng được với nước để tạo thành dung dịch axit . - Qua phản ứng trên em có nhận xét gì về phản ứng của nước với oxit axit ? *) Tiểu kết : - Tác dụng nước với oxitaxit (P2O5 ) . + Khi cho nước tác dụng với P2O5 tạo thành axit tương ứng H3PO4 ( làm đỏ màu giấy quỳ tím ) . PTHH : P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 Hoạt động IV : Nghiên cứu vai trò của nước . ( 7 phút). Hoạt động của giao viên ́ Hoạt động của học sinh - Vai trò của nước : + Nghiên cứu sgk nêu vai trò của nước . + Cho học sinh nghiên cứu sgk Nước có vai trò rất quan trọng trong đời đưa ra vai trò của nước trong đời sống của chúng ta ( phục vụ sinh hoạt , ăn sống và sản xuất . uống …)
- GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8 Nước ngày càng bị ô nhiễm nhiều gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất cho chúng ta . - Chống ô nhiễm nguồn nước. Nghiên cứu thực tế và nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi : + Vậy để ngăn chặn tình trạng ô Cần tiết kiệm nước, không vứt rác bừa bãi, nhiễm nguồn nước theo em chúng không thải chất bẩn từ các nhà máy chưa ta phải làm gì ? được xử lí vào nguồn nước sạch , mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ nguồn nước trong sạch . Cho học sinh nhận xét , đánh giá . *) Tiểu kết : - Vai trò của nước , chống ô nhiễm nguồn nước . + Vai trò của nước : Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta ( phục vụ sinh hoạt , ăn uống …) + Chống ô nhiễm nguồn nước : Cần tiết kiệm nước, không vứt rác bừa bãi , không thải chất bẩn từ các nhà máy chưa được xử lí vào nguồn nước sạch , mỗi người phải có ý thức tự giác bảo vệ nguồn nước trong sạch . * Kêt luân : - Giáo viên cho hoc sinh năm được những nôi dung chinh cua bai ́ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ̉ ̀ ̣ hoc . V) Cũng cố : ( 3phút ) - Yêu cầu học sinh làm bài tập sau . + Viết phương trình hóa học tạo ra axit và bazơ , làm thế nào để biết được dung dịch axit , dung dịch bazơ ? - Hướng cũng cố bài . + Phương trình hóa học tạo ra axit và bazơ . 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 . → CaO + H2O → Ca(OH)2 + Q
- GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 + Cho giấy quỳ tím vào dung dịch thu được , nếu làm gi ấy quỳ tím chuy ển màu xanh ,thì đó là dung dịch bazơ . Nếu làm giấy quỳ tím chuyển màu đỏ ,thì đó là dung dịch axít . * Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm . + Tất cả các kim loại nào sau đây , tác dụng được với nước ở nhi ệt đ ộ th ường ( nhiệt độ phòng ) ? a) Fe , Zn . b) K , Ba . c) Cu , Al . d) Pb , Hg . Đáp án : b VI) Dặn dò : ( 3 phút ) Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài. - Bài tập : Làm bài tập 1, 4, 5, 6 / 125. 0 - PTHH : 2H2 + O2 → 2H2O t - nH2 = 122/22,4 = 5 (mol), theo PTHH thì nH2 =n H2O = 5 (mol) . Vậy khối lượng nước ở dạng lỏng thu được là : 5 x 18 = 90 (gam). - Nghiên cứu bài "Axit - Bazơ - Muối " , em hãy nghiên cứu bài mới và cho biết axit là gì ? Bazơ là gì ? Chúng được phân loại như thế nào ?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
DẠNG TÌM HAI SỐ KHI BIẾT 2 HIỆU SỐ
2 p | 721 | 59
-
Tóm tắt kiến thức Địa Lý 12 của SGK - Cơ Bản (Bài 35-36-37)
8 p | 278 | 49
-
Bài 36: Hỗn hợp - Giáo án Khoa học 5 - GV:N.T.Sỹ
6 p | 342 | 26
-
Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Mưa rào - Nhóm lớp: 25 – 36 tháng
3 p | 407 | 24
-
Giáo án Công nghệ 7 bài 36: Nhận biết một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều
2 p | 301 | 20
-
Giáo án Thực hành Thí nghiệm Sinh học 7 Bài 36: Cấu tạo trong của ếch đồng
7 p | 317 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn