intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bồi dương phụ đạo Ngữ văn 9

Chia sẻ: Hoang Viet Dung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

3.456
lượt xem
242
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp ôn tập, bồi dưỡng. + GV luôn bám sát chương trình chính khoá để củng cố và nâng cao, mở rộng kiến thức cơ bản cho HS. + Chú ý tập trung rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho HS, cách vận dụng kiến thức lý thuyết để thực hành viết văn bản. + Trong mỗi buổi học, GV dành thời gian để chữa bài cho HS. Qua đó giúp HS rèn luyện, trau dồi về vốn từ, cách dùng từ, viết câu, viết đoạn và viết văn bản hoàn chỉnh....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bồi dương phụ đạo Ngữ văn 9

  1. Giáo án bồi dương phụ đạo Ngữ văn 9 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I – Phương pháp ôn tập, bồi dưỡng. + GV luôn bám sát chương trình chính khoá để củng cố và nâng cao, mở rộng kiến thức cơ bản cho HS. + Chú ý tập trung rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cho HS, cách vận dụng kiến thức lý thuyết để thực hành viết văn bản. + Trong mỗi buổi học, GV dành thời gian để chữa bài cho HS. Qua đó giúp HS rèn luyện, trau dồi về vốn từ, cách dùng từ, viết câu, viết đoạn và viết văn bản hoàn chỉnh. + Với đối tường là HS khá, giỏi, GV không cung cấp những văn bản có sẵn, các câu trả lời, đáp án sẵn có mà chỉ gợi ý, hướng dẫn cách làm, định hướng bài làm để HS tự phát hiện, suy nghĩ để giải quyết yêu cầu của bài tập, các đề bài. + GV chú ý khuyến khích sự sáng tạo của HS song vẫn yêu cầu các em không quá sa đà vào cảm xúc để vượt qua giới hạn, yêu cầu của đề bài. + Học hỏi them kinh nghiệm bồi dưỡng của đồng nghiệp để cố gắng hoàn thành mục tiêu đã đề ra. II – Tài liệu tham khảo. • Sách : Bồi dưỡng năng khiếu ngữ văn 9. • Sách : Nâng cao ngữ văn 9. • Sách : Kiến thức cơ bản và bài tập nâng cao ngữ văn 9. • Một số TLTK khác. GV: Hoàng Lan Thanh Năm học: 2008 - 2009
  2. Giáo án bồi dương phụ đạo Ngữ văn 9 Th¸ng 9/2007 Tuần 4: . Phong cách Hồ Chí Minh. . Phương châm về chất, phương châm về lượng. . Văn bản thuyết minh A – Mục tiêu: giúp HS: 1. Nắm vững nội dung của văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh”, củng cố và khắc sâu kiến thức về kiểu văn bản thuyết minh - nghị luận. 2. Củng cố, nâng cao kiến thức về phương châm về chất, phương châm về lượng thông qua hệ thống bài tập. 3. Rèn kỹ năng viết văn bản thuyết minh. B – Nội dung: I, Hệ thống hoá kiến thức. 1, Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”. • Chủ đề VB: Hội nhập với TG và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. • Nội dung: Chủ yếu đề cập đến phong cách làm việc, phong cách sống của chủ tịch HCM mà nổi bật là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoà dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. • Nghệ thuật: VB giúp ta hiếu sâu hơn vẻ đẹp văn hoá trong phong cách HCM nhờ cách đan xen giữa kể và bình luận của tác giả, nhờ cách chọn lọc những chi tiết tiêu biểu trong lối sống của Người như: nơi ở và làm việc, thức ăn, trang phục… Tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh, đối lập để làm nổi bật trong phong cách HCM. • Ý nghĩa: P.c HCM là bài học cho mỗi chúng ta trong việc tiếp thu văn hoá nước ngoài giai đoạn hoà nhập với khu vực và quốc tế. • Đề bài luyện tập: Câu 1: Không những giản dị trong lối sống, Bác còn giản dị trong nói và viết. Em hãy dẫn ra những lời nói giản dị nhưng đã trở thành những chân lí của dân tộc và thời đại của Bác. Gợi ý: có thể dẫn ra các câu nói: - “Nước VN là một, dân tộc VN là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.”. - “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.” Câu 2: a) Trong số các bài thơ sau đây, bài thơ nào thể hiện rõ nhất lối sống giản dị mà thanh cao của Bác : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó. b) Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về phong cách sống giản dị của Bác. 2, Các phương châm hội thoại. • Phương châm về chất: - Trong giao tiếp không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc không có bằng chứng xác thực. • Phương châm về lượng: - Trong giao tiếp, cần cung cấp cho người tham gia hội thoại lượng thông tin đúng như đòi hỏi của cuộc thoại, không được nói thiếu hoặc thừa thông tin. • Đề bài luyện tập: GV: Hoàng Lan Thanh Năm học: 2008 - 2009
  3. Giáo án bồi dương phụ đạo Ngữ văn 9 Bài tập 1: Các trường hợp sau đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại nào? - Nói ba hoa thiên tướng. - Nói mò nói mẫm. - Có một thốt ra mười. - Nói 1 tấc lên trời. Bài tập 2: Viết 1 đoạn hội thoại, phân tích phương châm về chất và lượng thể hiện trong đoạn hội thoại đó. II, Hướng dẫn học ở nhà: - Đọc thêm các tư liệu về phong cách HCM. - Hoàn thành các đề bài luyện tập. - Làm bài văn: Viết VB khoảng 25 dòng giới thiệu về phong cách HCM. Th¸ng 10/2008 Tuần 5: Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh. A – Mục tiêu: - Giúp HS hệ thống hoá, khắc sâu kiến thức về cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh. - Rèn kỹ năng viết văn bản thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật. B - Nội dung: I, Kiến thức cơ bản: • Nhiệm vụ của văn bản thuyết minh: Cung cấp tri thức khách quan về các đặc điểm, tính chất, công dụng, nguyên nhân … của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội. • Những phương pháp chính thường dùng để thuyết minh là: nêu định nghĩa, liệt kê, dùng số liệu, nêu ví dụ, phân loại, phân tích… • Tuy nhiên, ở một số ví dụ thuyết minh phổ cập kiến thức hoặc VBTM có t/c văn học, muốn tạo sự sinh động, hấp dẫn và để khơi gợi sự cảm thụ của người đọc, người nghe về đối tượng TM thì người viết có thể vận dụng một số biện pháp NT như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lời ẩn dụ, nhân hoá. • Khi sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản TM cần lưu ý mấy điểm sau: - Dù sử dụng biện pháp NT cũng phải tuân thủ mục đích của VB TM là cung cấp tri thức khách quân về đối tượng TM, tránh lạm dụng các biện pháp NT trong văn TM để tránh tình trạng nhầm lẫn về phương pháp biểu đạt. - Các hình ảnh ẩn dụ hay nhân hoá được dùng trong VBTM phải xuất phát từ đặc trưng, bản chất của đối tượng TM. - Việc dùng lời thoại trong VBTM không có vai trò khắc hoạ hình tượng nhân vật như trong VB tự sự. - Chỉ nên sử dụng các biện pháp NT ở một số kiểu VB TM như TM về các danh lam, thắng cảnh, danh nhân, các loài động, thực vật… GV: Hoàng Lan Thanh Năm học: 2008 - 2009
  4. Giáo án bồi dương phụ đạo Ngữ văn 9 II, Luyện tập: Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau, trả lời câu hỏi: “Kinh đô Huế dịu dàng, kín đáo, thầm lặng, nên thơ như dòng nước Hương Giang trôi êm ả, như tán phượng vĩ lao lao trong thành nội, như đồi thông u tịch buổi chiều hôm xứ Huế. Đi thăm kinh thành Huế, du khách sẽ thấy lòng mình thanh thản, tự hào và dễ bị chìm đắm trong sự quyến rũ bởi các công trình kiến trúc tráng lệ mà khiêm nhường, e ấp, hoà quyện trong cảnh mây, nước, cỏ hoa, đất trời tạo nên những cảm xúc tuyệt mĩ cho thơ ca, hoạ và nhạc”. a) Mỗi đoạn VB trên TM về đối tượng nào? T/c TM thể hiện ra sao? Chỉ rõ đặc điểm của từng đối tượng được TM. b) Phát hiện ra những biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn. Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy đối với việc biểu đạt nội dung TM. Bài tập 2: Lấy ví dụ về các VB hoặc phần VB TM có sử dụng biện pháp TM theo yêu cầu sau: - Một vd về VBTM có dùng hình thức tự thuật, đối thoại. - Một vd về VBTM có dùng hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá. III, Hướng dẫn học ở nhà. - Nắm vững phần lý thuyết. - Hoàn chỉnh các bài tập. - Làm đề văn: Họ hàng nhà quạt cổ truyền. ( Có sử dụng các biện pháp NT). Th¸ng 10/2008 TUẦN 6: . Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. . Phương châm hội thoại, quan hệ, cách thức, lịch sự. A - Mục tiêu: giúp HS: 1. Nắm vững, khắc sâu những kiến thức cơ bản về văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” của Mác_két. 2. Củng cố, nâng cao kiến thức về các phương châm hội thoại, quan hệ, cách thức, lịch sự. 3. KLKN viết bài văn thuyết minh. B - Nội dung: I, Kiến thức cơ bản. 1, Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”. • Vài nét về tác giả Mác_két (sgk). • Mục đích của VB “Đấu tranh … TG hòa bình” : Vạch rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân và kêu gọi mọi người đấu tranh cho 1 TG hoà bình. • Thể loại : VB nghị luận. • Luận điểm cơ bản, chủ đạo : Chiến tranh hạt nhân là 1 hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy, đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy là nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại. • Hệ thống luận cứ: GV: Hoàng Lan Thanh Năm học: 2008 - 2009
  5. Giáo án bồi dương phụ đạo Ngữ văn 9 + Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng huỷ diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời. + Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người, nhất là những người nghèo khổ. + Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi lại ngược lí trí của loài người mà còn ngược lại với lí trí tự nhiên, phản lại sự tiến hoá. + Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc c/tr hạt nhân, đ/tr cho 1 TG hoà bình. 2, Phương châm hội thoại. • P.C quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. • P.C cách thức: Khi giao tiếp phải chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, tránh cách nói mơ hồ làm giảm hiệu quả giao tiếp. • P.C lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. II, Luyện tập. Bài tập 1: Ngoài việc cảnh báo nguy cơ c/tr hạt nhân thái độ của tác giả đối với các thế lực đang chạy đua vũ trang được thể hiện ntn? Bài tập 2: Vận dụng phương châm hội thoại để phân tích lỗi và sửa lại cho đúng với các trường hợp sau: a) Với cương vị quyền giám đốc XN, tôi xin cảm ơn các đồng chí. b) Thấy bạn đến chậm, Hà liền nói: - Cậu có họ hàng với rùa phải không? Bài tập 3: Các cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng: a) Đêm hôm qua cầu gãy. b) Họp xong bạn nhớ đi cửa trước. c) Lớp tớ, 2 người mua 5 quyển sách. d) Người ta định đoạt lương của tôi anh ạ. Bài tập 4: Trong giao tiếp, các từ ngữ nào thường được sử dụng để thể hiện phương châm lịch sự? III, Hướng dẫn học ở nhà: - Nẵm vững nội dung kiến thức. - Hoàn chỉnh các bài tập. - Làm bài văn: là 1 HS, em hãy viết 1 bức thư kêu gọi các quốc gia có vũ khí hạt nhân hãy cam kết không chạy đua vũ trang. Th¸ng 10/2007 TUẦN 7: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh A - Mục tiêu: giúp HS: - Khắc sâu, nâng cao kiến thức về sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh. - RLKN sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh một cách có hiệu quả. B - Nội dung: I, Kiến thức cơ bản: GV: Hoàng Lan Thanh Năm học: 2008 - 2009
  6. Giáo án bồi dương phụ đạo Ngữ văn 9 • VBTM là loại VB có nhiệm vụ giới thiệu về 1 đối tượng cụ thể với những nội dung toát lên đặc điểm, giá trị, quá trình hình thành của đối tượng nên thường đòi hỏi tính chính xác, khách quan, khoa học. Theo đó, cách trình bày bao giờ cũng khúc chiết, rõ ràng. • Tuy nhiên, khi TM về những hình ảnh, sự việc, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống rất cần làm cho đối tượng hiện lên sống động, gần gũi, dễ cảm nhận giúp người đọc, người nghe có được những nhận thức đầy đủ, sáng tỏ về đối tượng. Vì vậy VBTM rất cần có sự phù trợ của yếu tố miêu tả. • Khi sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM cần chú ý: - Miêu tả trong VBTM cần đảm bảo tính chân thực, khách quan.Các hình ảnh miêu tả dù có hình thành từ trí tưởng tượng thì cũng phải là kết quả của 1 quá trình tiếp cận, quan sát đối tượng. - Miêu tả trong VBTM chỉ dừng lại ở việc tái hiện hình ảnh đối tượng ở 1 chừng mực nhất định giúp người đọc, người nghe hiểu rõ them về đối tượng đó mà thôi  cần sử dụng yếu tố miêu tả vừa phải, hợp lí. - Trong văn TM, những câu có ý nghĩa miêu tả nên dùng đan xen với những câu văn có ý nghĩa lí giải, minh hoạ. II, Luyện tập. Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau, trả lời câu hỏi: “Rừng Cúc Phương có rất nhiều động vật lạ. Đặc biệt ở đây có các giống cầy bay, sóc bay, heo vòi. Cầy bay giống như chó: 2 bên than có màng nối liền 4 chân lại, nhờ đó mà cầy có thể bay lượn được. Sóc bay cũng có màng nối liền chân với cổ. Heo vòi giống như 1 con lợn nhỏ nhưng lại có vòi như vòi voi”. a) Xác định đối tượng được TM trong VB. Nội dung của đoạn văn đã TM về đặc điểm nào của đối tượng? b) Xác định những câu văn có chứa yếu tố miêu tả trong văn bản và nêu rõ vai trò của những yếu tố miêu tả trong quá trình thuyết minh về đặc điểm của đối tượng. Bài tập 2: Sử dụng yếu tố miêu tả kết hợp với các phương pháp TM để hoàn thành 1 đoạn văn TM trên cơ sở triển khai câu chủ đề sau: “Cây tre được sử dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt Nam”. Gợi ý: - Cần khai thác về t/d, ý nghĩa của cây tre trong đời sống sinh hoạt của người VN. - Sử dụng yếu tố miêu tả khi TM về công dụng của tre nứa trong việc tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống sản xuất, sinh hoạt… III, Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm vững nội dung kiến thức. - Hoàn chỉnh các bài tập. - Làm đề văn: Suy nghĩ của em sau khi học VB “Tuyên bố TG… của trẻ em”. GV: Hoàng Lan Thanh Năm học: 2008 - 2009
  7. Giáo án bồi dương phụ đạo Ngữ văn 9 Th¸ng 10/07 TUẦN 8: . Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em . Xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp A - Mục tiêu: giúp HS: 1. Củng cố, khắc sâu giá trị nội dung văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”. 2. Nắm vững cách xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp, vận dụng để giải quyết các yêu cầu của bài tập. B - Nội dung: I, Kiến thức cơ bản: 1, Văn bản: “Tuyên bố TG… của trẻ em” : + Về nội dung: Bản tuyên bố đề cập tới 1 vấn đề có ý nghĩa hết sức sâu sắc, lớn lao trong bối cảnh TG hiện nay: đó là bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bảo đảm cho tất cả trẻ em 1 tương lai tốt đẹp hơn. Trách nhiệm này không chỉ giới hạn trong 1 quốc gia, 1 dân tộc mà đã trở thành v/đ chung của toàn thể nhân loại, của cộng đồng QT. Xuất phát từ thực tiễn, với những lời phân tích cụ thể về thuận lợi và khó khăn, bản Tuyên bố đã chỉ rõ những thách thức cũng như cơ hội ảnh hưởng trực tiếp tới quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của trẻ em. Trên cơ sở đó xác định rõ trách nhiệm của mỗi quốc gia. + Về hình thức: Bản Tuyên bố đã sử dụng lối lập luận chặt chẽ, có lí, có tình, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống với những dẫn chứng, số liệu cụ thể, vừa có sức tổng hợp, khái quát với những suy nghĩ logic  Đánh dấu 1 bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức của cộng đồng TG về trẻ em. 2, Xưng hô trong hội thoại: - Từ ngữ xưng hô trong hội thoại: Tiếng Việt có 1 hệ thống từ ngữ xưng hô đa dạng, phong phú, giàu sắc thái biểu cảm. - Việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoại: phù hợp với tình huống giao tiếp, quan hệ trong giao tiếp. 3, Phân biệt lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. - Lời dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. - Lời dẫn gián tiếp: thuật lại lời nói hay ý nghĩ của nhân vật có điều chỉnh hợp lí. II, Luyện tập. Bài tập 1. Trong T.V, các từ anh, ông đều được sử dụng để chỉ người nói, người nghe và người được nói đến. Hãy lấy ví dụ minh hoạ. Gợi ý: VD: - Anh đi chơi đây  người nói. - Mời anh đi ăn cơm  người nghe. - Anh ấy đã đi rồi  người được nói đến. GV: Hoàng Lan Thanh Năm học: 2008 - 2009
  8. Giáo án bồi dương phụ đạo Ngữ văn 9 Bài tập 2. Xác định ngôi của từ “em” trong các trường hợp sau: a) Anh em có nhà không?  người nghe (ngôi thứ 2) b) Anh em đi chơi với bạn rồi.  người nói. c) Em đã đi học chưa con?  người được nói đến. Bài tập 3. Chuyển các lời dẫn trực tiếp trong các trường hợp sau thành lời dẫn gián tiếp. a) Chiều hôm qua, Hoàng tâm sự với tôi: “Hôm nay, mình phải cố chạy cho đủ tiền để gửi cho con”. b) Nam đã hứa với tôi như đinh đóng cột: “Tối mai, tôi sẽ gặp các bạn ở bền nhà Rồng”. + Gợi ý: - Bỏ dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép. - Thay vào phần trước lời dẫn từ “rằng” và “là”. - Thay đổi một số từ ngữ hợp lí. Bài tập 4. Chuyển các lời dẫn trực tiếp sau đây thành lời dẫn gián tiếp, có thay đổi cấu trúc ngữ pháp nhưng nội dung cơ bản và nghĩa biểu hiện không thay đổi. a) Ở bài “Hịch tướng sĩ” T.Q.Tuấn khẳng định: “Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào không có”. b) Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu bài, thầy giáo kết luận: “Đường tròn được xác định là đường tập hợp tất cả các điểm cách đều 1 điểm nào đó”. + Gợi ý: Tương tự BT3. III, Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm vững ND kiến thức. - Hoàn chỉnh các bài tập. - Suy nghĩ đề bài: Bức tranh hiện thực qua VB “Chuyện cũ ở phú chúa Trịnh”. Th¸ng 11/07 TUẦN 9: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh A - Mục tiêu: giúp HS: 1. Khắc sâu, mở rộng kiến thức về 2 VB “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” và “Hoàng Lê nhất thống chí” (hồi 14). 2. Nắm vững các con đường về sự phát triển tiếng Việt, vận dụng để giải quyết yêu cầu của các bài tập. B - Nội dung: 1. VB: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”. + Nội dung: - Phản ánh thói ăn chơi xa hoa, vô độ của chúa Trịnh và cách ăn chơi lố lăng, tốn kém của chúa cùng bọn quan hầu cận. - Đề cập tới thái độ nhũng nhiễu, “dựa gió, bẻ măng” , tác oai tác quái của bọn quan hầu cận đối với nhân dân. + Nghệ thuật: GV: Hoàng Lan Thanh Năm học: 2008 - 2009
  9. Giáo án bồi dương phụ đạo Ngữ văn 9 - VB khai thác triệt để thêm của thể văn tuỳ bút với lối ghi chép thoải mái, tự nhiên, vừa chân thực, tỉ mỉ lại vừa tràn đầy cảm xúc. - Đan xen những lời bình ngắn gọn, sâu sắc. 2. VB “Hoàng Lê nhất thống chí” - Hồi thứ 14. + Nắm vững tác giả, tác phẩm (theo sgk) + Hình tượng người anh hung Nguyễn Huệ: - Con người hành động với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán. - Con người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén trước cuộc đời. - 1 vị tướng có tài mưu lược, nhìn xa, trông rộng và dụng binh như thần. + Chân dung bọn cướp nước, bán nước: - Bọn cướp nước: lúc đầu chủ quan  không đề phòng  bị đánh bất ngờ thất bại thảm hại. - Bọn bán nước: lo sợ  hoang mang  bỏ chạy thất thểu  nhục nhã xấu hổ.  hậu quả tất yếu. 3. Sự phát triển của từ vựng: + Có 3 con đường chính: - Phát triển nghĩa từ trên cơ sở nghĩa gốc. - Tạo từ ngữ mới. - Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. 4. Luyện tập. + Bài tập 1: Đọc các câu sau, trả lời câu hỏi: a) Trong nền kinh tế tri thức, hơn nhau là ở cái đầu. b) Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bong. c) Trùng trục như con chó thui. Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu. 1. Trường hợp nào từ “đầu” dùng với nghĩa gốc? 2. X/đ nét nghĩa gốc và nét nghĩa chuyển ở mỗi câu. Gợi ý: - Câu b,a nghĩa chuyển. - Câu c nghĩa gốc. - Nét nghĩa chuyển chung với nghĩa gốc: b: vị trí, a: chức năng. + Bài tập 2: X/đ các từ có nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa trong các trường hợp sau: a) Muỗi bay rừng già cho dài tay áo. b) Bạc tình nổi tiếng lầu xanh Một tay chôn biết mấy cành phù dung. c) Một mặt người hơn mười mặt của. d) Bác đi di chúc giục lòng ta. e) Nghìn thu bạc mệnh 1 đời tài hoa. Gợi ý: a) Từ : tay  p.thức hoán dụ. GV: Hoàng Lan Thanh Năm học: 2008 - 2009
  10. Giáo án bồi dương phụ đạo Ngữ văn 9 b) Từ: tay,bạc  “ “ “ lầu xanh, chôn, phù dung  p.thức ẩn dụ. c) Từ: mặt  p.thức hoán dụ. d) Từ: đi  p.thức ẩn dụ. e) Từ: nghìn thu  p.thức hoán dụ. III, Hướng dẫn học ở nhà. - Nắm vững kiến thức. - Hoàn thành bài tập. - Soạn, chuẩn bị đề bài: Vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”. Th¸ng 11/2007 TUẦN 10: Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”. A - Mục tiêu: giúp HS: 1. Củng cố, nâng cao, mở rộng các kiến thức và hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”. 2. Rèn luyện kỹ năng phân tích nội tâm nhân vật, viết đoạn văn, bài văn tự sự có yếu tố miêu tả nội tâm. B - Nội dung: 1, Lý thuyết. a) NĐC và tp: Lục Vân Tiên. + Về tg: Ngoài những chi tiết tiểu sử đã nêu trong sgk, có thể nhấn mạnh một số đặc điểm sau: - NĐC là 1 tấm gương sáng về nghị lực sống và cống hiến cho đời. - NĐC là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. + Về tp: Khắc sâu cho HS 1 số điểm: - Kết cẩu của truyện LVT theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông, nghĩa là theo từng chương hồi, xoay quanh diễn biến c/ đ các nv chính. - Truyện được viết ra với mục đích trực tiếp là truyền dạy đạo lí làm người. - Đạo lí trong truyện thể hiện ở những điểm sau: • Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong XH. • Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn, phò nguy. • Thể hiẹn khát vọng của ND hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời. b) Miêu tả nội tâm trong văn tự sự. Một số điểm cần lưu ý: - Đối tượng của miêu tả nội tâm là những suy nghĩ, t/c, diễn biến tâm trạng của nhân vật không thể quan sát trực tiếp được. Để miêu tả được TG nội tâm ấy, người viết phải sử dụng trí tưởng tượng, óc suy luận thật phong phú GV: Hoàng Lan Thanh Năm học: 2008 - 2009
  11. Giáo án bồi dương phụ đạo Ngữ văn 9 và logic. Có khi cần hoá than vào nhân vật để cảm nhận tận cùng chiều sâu của TG nội tâm ấy. Sao cho khi đọc VB tự sự ấy người đọc thấy hợp lí, hấp dẫn. - So với miêu tả bên ngoài thì miêu tả nội tâm thường phức tạp hơn. Có thể coi miêu tả nội tâm là bước tiến của nghệ thuật. - Trong quá trình miêu tả nội tâm, cần quan tâm tới hoàn cảnh, tình huống để có những lí giải thật logíc. - Trong thực tế, miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 2, (Lý thuyết) Bài tập thực hành Bài tập 1: Suy nghĩ của em về 2 câu thơ sau: “Cảnh nào cảnh chăng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đau bao giờ.” Dựa vào đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để minh hoạ cho ý kiến của em. Gợi ý: 2 câu thơ trên thể hiện mqh chặt chẽ giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm. Khi tâm trạng con người đau buồn, sầu não thì tâm trạng cũng thấm vào cảnh vật làm cho cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng. Bài tập 2: Viết 1 đoạn văn tự sự miêu tả tâm trạng 1 nv (tự chọn). Bài tập 3: Viết VB giới thiệu tg NĐC và tp LVT  HS viết bài theo hướng dẫn. GV nhận xét, đánh giá. III, Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm vững nội dung của các bài học. - Hoàn thành các phần luyện tập. Th¸ng 11/2007 TUẦN 12: Từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ A - Mục tiêu: giúp HS: 1. Khắc sâu kiến thức về từ tượng thanh, từ tượng hình và các biện pháp tu từ, từ vựng chủ yếu. 2. Vận dụng lý thuyết để thực hành giải quyết các yêu cầu bài tập. 3. RLKN p.tích giá trị biểu cảm trong đoạn thơ, đoạn văn. B - Nội dung: 1, Lý thuyết: * Từ tượng thanh, từ tượng hình: - Từ tượng thanh: mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. - Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của sự vật. => có tác dụng gợi tả hình ảnh, âm thanh một cách cụ thể, sinh động. * Một số biện pháp tu từ từ vựng. - So sánh: đối chiêú sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng. - Ẩn dụ: gọi tên sv này bằng tên sv khác có nét tương đồng. - Hoán dụ: gọi tên sv này bằng tên sv khác có nét giống nhau. GV: Hoàng Lan Thanh Năm học: 2008 - 2009
  12. Giáo án bồi dương phụ đạo Ngữ văn 9 - Nói quá: phóng đại quy mô, tính chất của sv đê gây ấn tượng mạnh, tạo sức biểu cảm. - Nói giảm, nói tránh: diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề và thô tục, thiếu lịch sự. - Điệp ngữ: là cách lặp lại từ ngữ hoặc kiểu câu làm tăng giá trị cho lời văn. - Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị. 2, Luyện tập. Bài tập 1: Phân tích giá trị biểu cảm trong những câu thơ sau của ND: “Đoạn trường thay lúc phân kỳ Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập gềnh” Gợi ý: qua các từ ngữ: đoạn trường, khấp khểnh, gập ghềnh góp phần bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa khi Kiều phải từ giã gđ theo M.G.Sinh. Đồng thời câu thơ như dự bào về cuộc đời tương lai đầy bất trắc của nàng sau này. Bài tập 2: Cái hay trong những trường hợp sau nhờ các phép tu từ mang lại. Em hãy phân tích để làm rõ: a) Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng. b) Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là. c) Ta về thăm lại ngày xưa Mười năm mà ngỡ như vừa hôm qua Vẫn trường, vẫn lớp, vẫn ta Vẫn cây phưỡng vĩ nở hoa đỏ trời. Gợi ý: - Câu a: biện pháp so sánh, ẩn dụ.  đặc tả vẻ đẹp của mùa thu. - Câu b: nói giảm  tấm lòng độ lượng, hào phóng của Kiều khi báo ân Thúc Sinh. - Câu c: nói quá tăng cảm giác ngỡ ngàng khi trở lại thăm mái trường xưa. Bài tập 3: Vận dụng các biện pháp tu từ đã học, hãy phân tích đoạn thơ sau: Cứ nghĩ: Hồn thơm đang tái sinh Ngôi sao ấy lặn, hoá bình minh Cơn mưa vừa tạnh, Ba Đình nắng Bác đứng trên kia, vẫy gọi mình. Gợi ý: Biện pháp: ẩn dụ, tương phản.  Cảm giác bâng khuâng nhớ Bác khi đứng trên quảng trường Ba Đình. III, Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn tập về các biện pháp tu từ từ vựng. - Hoàn thành các bài tập. GV: Hoàng Lan Thanh Năm học: 2008 - 2009
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0