intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo ở đơn vị chúng tôi

Chia sẻ: Bobietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Đầu tư tăng trưởng cơ sở vật chất, xây dựng tốt môi trường giáo dục phát triển vận động trong và ngoài lớp cho trẻ trong trường mầm non tạo sân chơi an toàn, thân thiện cho trẻ hoạt động tốt. Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hình thức tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Hướng dẫn giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung vận động vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực khác. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và cộng đồng xã hội trong giáo dục phát triển vận động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo ở đơn vị chúng tôi

  1. 1 1. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển thể chất là một trong những lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ đơn thuần dạy múa hay dạy vận động mà mục đích để phát triển các cơ, bắp, xương, khớp, sự khéo léo, dẻo dai...thông qua các động tác là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ. Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Đồng thời củng cố cho trẻ những kiến thức về sự vật hiện tượng xung quanh. Thông qua hoạt động phát triển vận động còn giúp trẻ phát triển tình cảm, xã hội, vì vận động sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết của bản thân, phẩm chất đạo đức như tinh thần tập thể, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, tính trung thực, tính khiêm tốn, công bằng... Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo qua từng độ tuổi thì cơ thể trẻ lớn lên, khỏe mạnh hơn, hệ thần kinh trung ương phát triển, quá trình hưng phấn và ức chế cân bằng hơn, môi trường sống mở rộng hơn, có nhiều thử thách mới giúp trẻ phát triển tốt kĩ năng vận động. Trẻ có sự phát triển rõ rệt các vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy và các vận động khác đòi hỏi sức mạnh, sức nhanh và sự khéo léo cũng được trẻ thực hiện khá tốt như Ném, bò. Song trong quá trình thực hiện các vận động thì việc thực hiện kĩ thuật các vận động trẻ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn theo từng lứa tuổi. Vậy làm thế nào để giúp trẻ mẫu giáo vượt qua những khó khăn thử thách để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ? Muốn làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải biết linh hoạt và sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, hệ thống các phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp nhằm phát huy được tính tích cực tham gia của trẻ. Song trên thực tế việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ Mẫu giáo còn nhiều hạn chế như: Việc tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ còn rập khuôn, máy móc chưa sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung cũng như hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ; chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm cho việc tổ chức hoạt động, trong tổ chức hoạt động giáo viên còn nói nhiều, chưa tạo mọi điều kiện để phát huy tính tích cực chủ động của trẻ; việc tích hợp lồng ghép giáo dục phát triển vận động vào các lĩnh vực khác chưa linh hoạt và sáng tạo; môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú và hấp dẫn, đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề còn hạn chế về số lượng và chủng loại nên chưa kích thích trẻ tham gia hoạt động; chưa thực sự phát huy được sự tham gia của các bậc phụ huynh trong tổ chức các hoạt động thể thao cho trẻ....Từ những lý do trên nên dẫn đến chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ chưa cao. Là người cán bộ quản lý, bản thân tôi băn khoăn, trăn trở phải làm gì để phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên thực hiện tốt các
  2. 2 hoạt động giáo dục phát triển vận động, mang lại những kiến thức, sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động ở lĩnh vực phát triển thể chất. Để giải quyết được vấn đề đó tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo ở đơn vị chúng tôi". *Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp Chuyên đề giáo dục phát triển vận động là chuyên đề đã được thực hiện trong nhiều năm học vừa qua nên đã có rất nhiều đồng nghiệp ở các đơn vị bạn nghiên cứu, tuy nhiên mỗi đề tài đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc nâng cao chất lượng giáo dục vận động cho trẻ mẫu giáo, phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị. Đối với sáng kiến kỹ thuật của Tôi, điểm mới của đề tài là tập trung đi sâu nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp: Chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên; Đầu tư tăng trưởng cơ sở vật chất, xây dựng tốt môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non tạo sân chơi an toàn, thân thiện cho trẻ hoạt động tốt; Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hình thức tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ; Hướng dẫn giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung vận động vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực khác; Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và cộng đồng trong giáo dục phát triển vận động. Với những biện pháp mới, có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình của nhà trường, tác động có hiệu quả rất lớn đến chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non. 1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình, bản thân chỉ tập trung nghiên cứu: "Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo ở đơn vị tôi đang công tác”, từ những biện pháp đưa ra sẽ giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phát triển vận động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo ở chính đơn vị chúng tôi. Đề tài này đã được áp dụng rộng rãi, có hiệu quả đối với các trường mầm non trên địa bàn huyện Lệ Thủy, có thể áp dụng rộng rãi đối với các trường mầm non trong tỉnh và ngoại tỉnh. 2. Phần nội dung 2.1. Thực trạng của đề tài: 2.1.1. Thuận lợi: - 100% cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn - Nhà trường luôn nhận được sự qua tâm của các cấp lãnh đạo cấp học cũng như lãnh đạo địa phương các cấp; được tạo điều kiện tốt về trang thiết bị, cơ sở vật chất (Trường được trang cấp, đầu tư mua sắm khá đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện tốt chuyên đề giáo dục phát triển vận động như máy vi tính, máy chiếu đa năng, các băng nhạc, các đĩa nhạc có hình ảnh thể dục, có đủ vòng, gậy, nơ; xây
  3. 3 dựng mới khu “Vui chơi phát triển vận động” và đồ chơi phát triển vận động với hơn 800.000.000đ). 2.1.2. Khó khăn: - Một số giáo viên mới vào nghề, giáo viên lớn tuổi đứng lớp khả năng vận dụng sáng tạo trong cách dạy chưa cao. - Trẻ đa số là con nhà nông dân và phần lớn bố mẹ đi làm ăn xa, trẻ ở nhà với ông bà nên điều kiện chăm sóc cho trẻ còn hạn chế; một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển vận động đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. - Một số điều kiện phục vụ cho việc giáo dục phát triển vận động còn thiếu (01 điểm trường chưa có khu vui chơi phát triển vận động cho trẻ hoạt động); đồ chơi phát triển chưa phong phú về chủng loại và số lượng. 2.1.3. Số liệu khảo sát thực tế: - Về đội ngũ viên khối mẫu giáo: + Số lượng: 25 đồng chí; Trong đó: Đại học: 25 đồng chí + Về kiến thức và kĩ năng: Mức độ đạt được Không đạt Nội dung đánh giá Tốt Khá Đạt yêu cầu yêu cầu SL % SL % SL % SL % Khả năng nắm được mục đích, yêu cầu, phương pháp tổ chức 10 40 12 48 3 12 0 0 hoạt động vận động. Có kĩ năng lập kế hoạch hoạt 10 40 12 48 3 12 0 0 động. Có kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận 8 32 10 40 7 28 0 0 động. - Về trẻ: + Khảo sát tình hình sức khỏe của 300 trẻ mẫu giáo đầu năm Qua việc cân đo theo dõi sức khỏe của trẻ bằng biểu đồ phát triển cho thấy số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi còn cao, cụ thể như sau:
  4. 4 Kênh nặng- chiều cao Số lượng Tỷ lệ Trẻ cân nặng bình thường 265/300 88,3 Trẻ SDDđộ 1 35/300 11,7 Số trẻ có chiều cao phát triển bình thường 265/300 88,3 Trẻ thấp còi độ 1 35/300 11,7 + Khảo sát về thái độ và mức độ đạt được của trẻ khi tham gia và các hoạt động phát triển vận động. Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá Độ tuổi Đạt Không đạt SL % SL % 3-4 Tuổi 66/109 60,6 43/107 39,4 Thái độ (Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tích cực tham 4-5 Tuổi 55/94 58,5 39/94 41,5 gia hoạt động) 5-6 Tuổi 56/97 57,7 41/97 42,3 3-4 Tuổi 66/109 60,6 43/107 39,4 Kĩ năng vận động tinh 4-5 Tuổi 55/94 58,5 39/94 41,5 5-6 Tuổi 56/97 57,7 41/97 42,3 3-4 Tuổi 72/109 66,1 37/109 33,9 Kĩ năng vận động thô 4-5 Tuổi 63/94 67,0 31/94 33,0 5-6 Tuổi 66/97 68,0 31/97 32,0 Từ kết quả khảo sát trên tôi thấy rằng sự hứng thú và khả năng vận động của trẻ, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động của giáo viên còn hạn chế dẫn đến chất lượng chưa cao. Vì vậy để chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phát triển vận động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng những biện pháp sau: 2.2. Các giải pháp: 2.2.1. Biện pháp thứ nhất: Chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
  5. 5 Như chúng ta đã biết: Giáo viên mầm non là lực lượng nồng cốt có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Thực tế cho ta thấy, nếu đội ngũ giáo viên có chất lượng thể hiện ở mọi mặt thì ảnh hưởng tốt đến các cháu. Chính vì vậy người cán bộ quản lý nắm bắt được đặc điểm của đội ngũ giáo viên để từ đó có những biện pháp phù hợp hướng đội ngũ đi theo quỹ đạo chung, góp phần thúc đẩy nhà trường thực hiện mục tiêu, hoàn thành mục tiêu kế hoạch đào tạo. Giáo viên là đối tượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ, là nhân tố quyết định đến chất lượng công tác giáo dục của các cháu. Vì vậy để nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ thì tôi thiết nghĩ cần phải có một đội ngũ giáo viên có năng lực, nắm chắc được những kiến thức và kĩ năng về tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động. Song qua thực tế khảo sát, tôi thấy đội ngũ của đơn vị vẫn còn nhiều kiến thức và kĩ năng cần phải được bồi dưỡng và rèn luyện thêm. Để bản thân mình có được những kiến thức và kinh nghiệm trong chỉ đạo đội ngũ tổ chức tốt các hoạt động giáo dục phát triển vận động thì bản thân tôi luôn luôn tranh thủ mọi điều kiện để làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Đồng thời với việc làm tốt công tác tự bồi dưỡng và tham gia tốt các lớp bồi dưỡng do Sở giáo dục, Phòng giáo dục huyện tổ chức, tôi phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức - kĩ năng cho đội ngũ một cách phù hợp, thường xuyên với nhiều biện pháp và hình thức khác nhau. a. Bồi dưỡng lý thuyết. Trước khi vào năm học chúng tôi đã tổ chức cho giáo viên các lớp tham dự lớp học bồi dưỡng chuyên môn do trường tổ chức bằng hình thức tổ chức theo khối lớp, bồi dưỡng tập trung toàn trường với các nội dung sau: + Bồi dưỡng cho giáo viên về đặc điểm và khả năng phát triển vận động của trẻ mẫu giáo. Với nội dung này tôi tiến hành cho giáo viên tự nghiên cứu 9 tiết sau đó tổ chức bồi dưỡng tập trung 6 tiết bằng hình thức cho đại diện theo khối lên trình bày đặc điểm phát triển và khả năng vận động của từng độ tuổi. Qua đó giúp giáo viên nắm chắc và khắc sâu hơn về kiến thức. + Bồi dưỡng mục tiêu giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo theo chương trình giáo dục mầm non: Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi; thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế; có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian; có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. + Bồi dưỡng cho giáo viên biết về nội dung phát triển vận động bao gồm: Phát thiển các nhóm cơ và hô hấp: hô hấp, cơ tay, cơ lưng, cơ bụng… Phát triển các vận động cơ bản (vận động thô) Đi, chạy, nhảy, ném, bật, leo trèo nhanh, chậm, thăng bằng…Trẻ vận động các vận động theo nhạc, nhịp điệu và hiệu lệnh bằng lời, với các dụng cụ như vòng, bóng, gậy, dây nơ, quả bông…
  6. 6 Phát triển các vận động tinh: Vận động khéo léo của bàn tay, các ngón tay, phối hợp vận động mắt – tay và kĩ năng sử dụng các đồ dùng như. Bút, kéo, đồ dùng, đồ chơi. + Bồi dưỡng cho giáo viên vị trí, vai trò; nội dung và yêu cầu khi lựa chọn nội dung, nội dung trọng tâm; cấu trúc nội dung các phần và phương pháp hướng dẫn của từng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động. Thể dục buổi sáng: Là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, tập thể dục buổi sáng giúp trẻ ham thích thể dục, thể thao, ham thích vận động, kĩ năng sử dụng đồ dùng theo từng chủ đề. Giờ thể dục: giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Trong các giờ thể dục, giáo viên cung cấp (rèn luyện) cho trẻ những kĩ năng, kĩ xảo vận động có mục đích, có tổ chức, có hệ thống và có kế hoạch. Nhiệm vụ chuyên biệt của giờ thể dục là hình thành những kĩ năng vận động đúng, qua đó phát triển các tố chất thể lực cho trẻ ở các độ tuổi. Giờ thể dục được tiến hành với 03 loại tiết: Tiết có 01 vận động và trò chơi vận động; tiết có 02 vận động; tiết có 03 vận động. Với tiết có 02-03 vận động thì có thể có 01 vận động mới và 01- 02 vận động cũ hoặc cả 02 và 03 vận động đều ở giai đoạn củng cố. Phút thể dục (hay thể dục chống mệt mỏi): được tiến hành trong thời gian giữa hai hoạt động hoặc ngay trong giờ hoạt động (khi cô giáo nhận thấy dấu hiệu giảm sự tập trung chú ý ở đa số trẻ) nhằm tăng khả năng làm việc của hệ thần kinh, cơ bắp, tăng tuần hoàn máu...hoặc khi trẻ ngủ trưa dậy giúp thay đổi trạng thái cơ thể, trẻ trở nên tỉnh táo hơn. Phút thể dục có tác dụng thay đổi hoạt động của trẻ nhằm chống lại sự mệt mỏi, giúp trẻ dễ tập trung, chú ý vào hoạt động tiếp theo. Trò chơi vận động: Là một hình thức trong giáo dục phát triển vận động, nó có vị trí quan trọng trong cuộc sống và hoạt động hằng ngày. Trò chơi vận động vừa là hình thức tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, vừa là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Dạo chơi, thăm quan: Tổ chức cho trẻ đi bộ, đi xe ô tô trong hoặc ngoài trường. Trên đường đi giáo viên có thể cho trẻ dừng chân tập các bài tập như nhảy qua rãnh nước, bật qua suối chơi các trò chơi vận động, chơi với bóng, tắm nắng…Qua dạo chơi giúp trẻ nghĩ ngơi tích cực, củng cố kĩ năng vận động, phát triển các tố chất vận động trong những điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, giáo dục ở trẻ ý thức chấp hành tổ chức kỉ luật, tính tập thể, sự tự tin... Tuần lễ sức khỏe: Là hình thức nghỉ ngơi tích cực dành cho trẻ trong suốt một tuần. Tuần lễ sức khỏe nhằm mục đích tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi thoải mái ngoài trời; bổ sung thêm nhiều trò chơi, bài tập vận động khác nhau trong các hoạt động của trẻ; hình thành cho trẻ những hiểu biết cơ bản về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể mình. Từ đó, có sự chuẩn bị tâm lí cần thiết cho hoạt động bảo vệ sức khỏe.
  7. 7 “Ngày hội thể thao”: Chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong trường mầm non nói chung và trong lĩnh vực giáo dục vận động nói riêng. Tổ chức “Ngày hội thể dục, thể thao” nhằm rèn luyện cơ thể trẻ, khích lệ lòng yêu thích thể dục, thể thao, góp phần củng cố và hoàn thiện kĩ năng vận động ở trẻ. Nó xác định kết quả giáo dục của cô giáo và sự tập luyện của trẻ, tạo ra không khí thi đua, rèn luyện thể dục giữa các lớp trong một trường. Các hình thức trên đều góp phần rèn luyện và phát triển vận động cho trẻ. Trong đó trò chơi vận động là hình thức phát triển vận động có hiệu quả nhất vì Trò chơi vận động thu hút nhiều trẻ cùng tham gia và còn có tác dụng hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ. Vì vậy giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động một cách tối đa. Ví dụ: Để hoàn thiện vận động chạy cho trẻ, giáo viên có thể củng cố bằng trò chơi “Ô tô và chim sẻ”. Ngoài ra trò chơi vận động còn tạo điều kiện để trẻ rèn luyện các tố chất và phát triển thể lực. Ví dụ: trò chơi Mèo đuổi chuột; trò chơi đuổi bắt. Qua trò chơi trẻ được rèn luyện tính nhanh nhẹn, luồn khéo. + Bồi dưỡng cho giáo viên cách xây dựng kế hoạch theo chủ đề. + Bồi dưỡng cho giáo viên tạo góc vận động cho trẻ + Hướng dẫn tích hợp lồng ghép vào trong các hoạt động. + Cho giáo viên kiến tập các hoạt động tổ chức tốt. + Hàng tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo khối để giáo viên trao đổi học tập lẫn nhau. + Kết hợp nhân viên y tế bồi dưỡng sơ cứu ban đầu khi gặp sự cố không an toàn cho trẻ. + Trong các buổi sinh hoạt chyên môn hàng tháng của từng khối và các buổi sinh hoạt chuyên môn chung của nhà trường tôi đã chỉ đạo từng tổ tiến hành cho giáo viên ôn lại phương pháp thực hiện hoạt động phát triển vận động, bằng cách giáo viên nói lại lần lượt các bước thực hiện hoạt động vận động, đồng thời tập nói cách hướng dẫn vận động đó (đặc biệt quan tâm đến những giáo viên mới vào nghề, giáo viên chuyên môn còn yếu). + Tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho giáo viên tham gia tốt các lớp học nâng cao trình độ trên chuẩn và giáo viên được tham gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn về chuyên đề do Sở GD, PGD và Cụm tổ chức. + Khích lệ động viên giáo viên tranh thủ mọi thời gian tự học và nghiên cứu các tài liệu về chuyên đề qua các kênh thông tin khác. b. Hướng dẫn và chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch. Để giáo viên xây dụng kế hoạch giáo dục phát triển vận động phù hợp với từng lớp, đầu năm học tôi đã yêu cầu giáo viên các lớp khảo sát tình hình thực tế
  8. 8 của lớp về đồ dùng vận động, khả năng vận động của trẻ để nắm được những trẻ hiếu động, có thể lực tốt, những trẻ có thể lực yếu. Khi lên kế hoạch phải dựa vào khả năng đặc điểm lứa tuổi để đưa ra cách vận động đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phúc tạp và phù hợp với thực tế của trẻ. Đầu năm thực hiện những bài tập nhẹ nhàng dễ thực hiện, cuối năm tăng dần độ khó, vận động tinh xảo khéo léo. Ví dụ: Với bài tập đội hình đội ngũ: * Đối với trẻ từ 3 – 4 tuổi. + Đội hình vòng tròn + Xếp hàng dọc theo tổ + Từ hàng dọc chuyển thành hàng ngang + Từ hàng ngang chuyển thành hàng dọc + Quay phải, quay trái, quay đằng sau. * Đối với trẻ 4 – 5 tuổi. + Xếp thành 1-2 vòng tròn + Xếp hàng dọc, hàng ngang. + Từ hàng dọc chuyển thành hàng ngang và ngược lại. + Từ 1 hàng dọc chuyển thành 2 hàng dọc và ngược lại. * Đối với trẻ từ 5 – 6 tuổi: + Xếp hàng dọc, hàng ngang theo tổ. Chuyển hàng: 1 hàng dọc thành 2 hàng dọc và ngược lại 1 hàng ngang thành 2 hàng ngang và ngược lại 1 vòng tròn thành 2 vòng tròn và ngược lại. Với sự chỉ đạo về chuyên môn của các cấp, tôi chỉ đạo đ/c Phó hiệu trưởng, các đồng chí tổ trưởng, tổ phó các khối cùng các đ/c giáo viên từng khối dự kiến thời gian thực hiện các chủ đề trong năm. Sau khi BGH phê duyệt, triển khai đến từng lớp. Giao cho đ/c Phó hiệu trưởng, đồng chí tổ trưởng chuyên môn định hướng cho giáo viên trong khối thống nhất lên mục tiêu, lựa chọn nội dung thực hiện trong từng chủ đề dựa trên nguyên tắc từ dễ đến khó, phù hợp với từng chủ đề và độ tuổi, phù hợp với tình hình thực tế của trẻ trong lớp. Riêng đối với khối mẫu giáo 5 tuổi, mục tiêu, nội dung thực hiện trong các chủ đề được bổ sung các chỉ số trong bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Sau khi tôi đã xem và góp ý bổ sung vào mục tiêu, tôi tổ chức họp giáo viên để kiểm tra lại toàn bộ, thống nhất và đưa vào thực hiện. Cuối mỗi chủ đề tôi tổ chức cho giáo viên thảo luận nhận xét rút kinh nghiệm thực hiện chủ đề so với yêu cầu đề ra, ghi lại những đề nghị của giáo viên
  9. 9 để giải đáp, hoặc tổ chức tiết thao giảng để giáo viên dễ nhận thấy những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của đồng nghiệp từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân. Với những câu hỏi nằm ngoài khả năng của Ban giám hiệu thì tôi sẽ xin ý kiến giải đáp của các đồng chí lãnh đạo phụ trách cấp học. c. Bồi dưỡng qua thực hành. Như ông cha ta đã nói “Học đi đôi với hành Lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn” Để giúp giáo viên củng cố được những kiến thức về lý thuyết và rèn luyện kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, phát huy việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực, lấy trẻ làm trung tâm, tôi tiến hành bồi dưỡng cho giáo viên bằng hình thức tổ chức thực hành như sau: - Song song với việc bồi dưỡng lý thuyết cho GV, để GV hiểu rõ về thực hành hoạt động vận động, tôi tổ chức xây dựng các tiết kiến tập với từng độ tuổi. Trong quá trình dự giờ giáo viên tôi đã chọn và bồi dưỡng thêm cho giáo viên những kĩ năng cơ bản, cách hướng dẫn theo khả năng của trẻ tại lớp đó để cho tất cả giáo viên trong trường đến dự. Qua các tiết thực hành giúp cho giáo viên dự khắc sâu hơn về phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động đã được bồi dưỡng bằng lý thuyết. Đồng thời giúp cho người dự học thêm được sự linh hoạt và sáng tạo trong thao tác sử dụng đồ dùng đồ chơi cũng như việc xử lý các tình huống sư phạm. - Bồi dưỡng thông qua dự giờ góp ý trực tiếp hằng ngày. - Bồi dưỡng thông qua các hội thi, hội thảo về chuyên đề. 2.2.2. Biện pháp 2: Đầu tư tăng trưởng cơ sở vật chất, xây dựng tốt môi trường giáo dục phát triển vận động trong và ngoài lớp cho trẻ trong trường mầm non tạo sân chơi an toàn, thân thiện cho trẻ hoạt động tốt. Cơ sở vật chất là phương tiện, là cánh tay đắc lực giúp cho người giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ. Đối với trẻ mầm non đồ dùng đồ chơi rất quan trọng, đặc biệt là đồ dùng cho trẻ vận động. Sự tích cực vận động của trẻ phụ thuộc vào chế độ vận động, kể cả vận động do giáo viên tổ chức và hoạt động tự vận động của trẻ. Chế độ vận động hợp lí, phù hợp với kinh nghiệm vận động, sở thích, mong muốn của trẻ và khả năng của cơ thể trẻ ở trường mầm non đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sinh học của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. Do đó, giáo viên phải quan tâm đến việc tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ, sự đa dạng của các bài tập cũng như thực hiện các nhiệm vụ cơ bản và yêu cầu về nội dung của các hoạt động đó. Để làm được điều này, cần phải lựa chọn chính xác các thiết bị luyện tập bởi đây là một phần của môi trường đồ chơi, đồ vật, vận động trong các trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non gắn với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ luyện tập. Các phương tiện luyện tập phải đảm bảo độ bền vững, an toàn cho trẻ; kích thước, trọng lượng phải phù hợp với độ tuổi và cơ thể trẻ. Lựa chọn các bài tập sao cho
  10. 10 trẻ phải có nỗ lực thể chất và tiêu hao năng lượng thì mới có tác dụng phát triển thể chất cho trẻ. Việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ luyện tập có thể tạo ra các tình huống, phương án, phức tạp hóa điều kiện thực hiện các bài tập thể dục khác nhau. Ví dụ: Trẻ đi bộ, chạy vượt qua các chướng ngại vật; đi, bò, trườn trên ghế thể dục; chui qua cổng vòng cung; nhảy trên tấm bạt lò xo...Qua đó, trẻ thể hiện sự linh hoạt, tháo vát, quyết tâm, lòng dũng cảm, sức chịu đựng, khả năng phản ứng nhanh nhẹn, khéo léo...Các đồ dùng, dụng cụ luyện tập giúp trẻ có sự nhận thức rõ ràng về vận động. Trẻ tích cực vận động khi có những hiểu biết cụ thể về phương pháp thực hiện vận động với các đồ dùng, dụng cụ luyện tập. Chính các đồ dùng, dụng cụ luyện tập giúp trẻ nắm vững cách thực hiện vận động một cách nhanh chóng hơn. Lựa chọn và sắp xếp hợp lí vị trí các trang thiết bị luyện tập tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ thực hiện các bài tập vận động một cách độc lập. Trẻ mẫu giáo có thể chọn những vận động mà trẻ thích, phù hợp với mình, giải quyết các nhiệm vụ vận động một cách thoải mái, sáng tạo khi thực hiện vận động với chúng và tự kiểm soát động cơ hoạt động của mình. Việc trẻ tích cực tham gia chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ luyện tập giúp hình thành cho trẻ thói quen cẩn thận,chu đáo trong hoạt động. Môi trường vận động sắp xếp hợp lí, gọn gàng, đẹp đẽ, màu sắc hài hòa, các trang thiết bị, dụng cụ luyện tập khác nhau tạo cảm xúc tích cực cho trẻ. Chính vì thế nên để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục thể chất thì chúng ta cần phải xây dựng được môi trường vật chất, môi trường xã hội. Về môi trường vật chất bao gồm môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng và môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời. Để xây dựng tốt môi trường vật chất cho trẻ thì trước khi vào năm học nhà trường đã triển khai nội dung họp phụ huynh trong toàn trường, tuyên truyền cho phụ huynh nắm được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động giáo dục vận động đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhà trường đã đưa vào kế hoạch trong năm học sẽ tiếp tục tổ chức tốt hội thi “xây dựng góc vận động” ở các lớp; tiếp tục huy động sự ủng hộ giúp đỡ của quý bậc phụ huynh để tăng trưởng cơ sở vật chất phục vụ chuyên đề như cải tạo khuôn viên, mua sắm đồ dùng ở khu vận động... Sau khi thông qua kế hoạch của nhà trường được phụ huynh ủng hộ. Với mức tiền đồ dùng học tập từ 300.000đ đến 350.000đ/ trẻ/năm, dưới sự định hướng của nhà trường, hội phụ huynh cùng với giáo viên các lớp đã mua bổ sung thêm đồ dùng vận động như (bục bật sâu, gậy, ghế thể dục, ván kê dốc, bóng, vòng, thú nhún, cổng chui, cột bóng rổ, dây thừng cho trẻ chơi kéo co, giỏ tre chơi cắp cua bỏ giỏ, cầu thăng bằng…). Ngoài những đồ dùng đồ chơi mua sẵn Nhà trường còn phát động giáo viên làm đồ dùng tự tạo bằng các vật liệu, phế liệu phụ huynh và giáo viên mang đến, cuối mỗi tháng nhà trường tổ chức nghiệm thu và đưa vào theo dõi thi đua tháng. Ví dụ: Làm túi cát, bóng vải, dây nơ bằng vải vụn, quả tạ bằng bóng nhựa, chai nhựa và ống nước, đường dích dắc bằng ống nước, cổng chui và vòng thể dục, đích thẳng đứng bằng chai sữa, các con sau bằng lốp xe, bập bênh… Nhà trường đã tham mưu với lãnh đạo địa phương xin vốn đầu tư của Huyện để xây dựng mới khu vui chơi phát triển vận động với trị giá hơn 800.000.000đ; huy động nguồn xã hội hóa giáo dục và tranh thủ mọi sự đầu tư của cấp trên để
  11. 11 mua sắm đồ chơi ngoài trời với mỗi điểm trường có hơn 5 loại; cải tạo khuôn viên sân trường đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, an toàn và rộng rãi để giáo viên có thể tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động ở ngoài trời tạo cho trẻ sự hứng thú hấp dẫn. Kết quả: Các lớp có đủ đồ dùng để thực hiện tất cả các bài tập, các điểm trường đều có khuôn viên rộng rãi và an toàn, đặc biệt điểm trường trung tâm có khu vui chơi phát triển vận động thật đẹp. Trong khuôn viên sân trường có khu vực riêng cho giáo dục phát triển vận động với nhiều loại đồ dùng đồ chơi, tất cả các loại đồ chơi đều thu hút sự chú ý của trẻ tham gia. Việc tạo môi trường và tạo góc vận động, làm đồ dùng cho trẻ cũng là một trong những cách để động viên, khích lệ trẻ tham gia vận động. Môi trường cho trẻ luyện tập các kĩ năng vận động phải an toàn. Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình thông qua vận động và phối hợp các giác quan. Ngoài việc tạo khu vận động cho trẻ được hoạt động tôi chỉ đạo các lớp tạo góc vận động ở cầu thang để trẻ được học những hôm trời nắng hoặc mưa. Đồng thời cũng treo những bức tranh vẽ các mảng tường trong và ngoài sân trường các hình ảnh trò chơi dân gian. Với hình ảnh ngộ nghĩnh giáo viên cho trẻ ngắm nhìn những bức tranh để trẻ được nói về trò chơi theo hiểu biết của mình. Chỉ đạo các lớp dành một góc bên ngoài của lớp cho trẻ tạo ra những bức tranh về những trò chơi vận động, giáo viên kết hợp với những hình ảnh trẻ đã vẽ ghi lại tên trò chơi và cách chơi để phụ huynh được biết và chơi với trẻ tại nhà. Đồng thời huy động phụ huynh sưu tầm các loại phế liệu để làm các loại đồ dùng vận động để trưng bày ở góc vận động. Đồ dùng ở góc vận động đảm bảo về số lượng, phong phú về chủng loại để cho trẻ thực hiện được các nội dung hoạt động vận động thô và vận động tinh. Chỉ đạo giáo viên định kì hàng tuần vệ sinh sạch sẽ các thiết bị, sau đó sắp xếp lại gọn gàng, đẹp đẽ. Song song với việc xây dựng tốt môi trường vật chất chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng môi trường xã hội. Xây dựng môi trường thân thiện giúp trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động phát triển vận động. Môi trường chăm sóc, giáo dục trong trường mầm non cần phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lí, tạo thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Luôn luôn thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. 2.2.3. Biện pháp 3. Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hình thức tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ. a. Chỉ đạo giáo viên các lớp mẫu giáo tổ chức tốt “Thể dục sáng”. Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày.
  12. 12 Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kĩ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Chính vì thế nên tôi đã chỉ đạo cho giáo viên các lớp mẫu giáo thực hiện thể dục sáng hàng ngày cho trẻ vào một thời gian nhất định, thời gian tập khoảng 10 phút. Cũng như các buổi tập khác, trẻ mặc quần áo thích hợp để dễ vận động. Trang bị đầy đủ các loại dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ, nhạc …thể dục phù hợp với động tác và lứa tuổi để tạo hứng thú cho trẻ tập. Khi cho trẻ tập thể dục sáng tôi chỉ đạo giáo viên nên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như khả năng về thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 4- 6 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ… Sẽ rất tốt nếu tổ chức thể dục buổi sáng bằng các trò chơi vận động có chủ đề gồm 3 – 4 động tác thể dục. Không nên quên đi bộ, các bài tập củng cố cơ vai, cơ chân, tay lưng, bụng, chạy 10- 15giây và đi bộ kết thúc nhằm hồi tĩnh hô hấp, điều hòa hoạt động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình thường. Mỗi lần tập thể dục sáng cần thay đổi chủ đề trò chơi. Sự đa dạng đó phụ thuộc vào óc tưởng tượng của mỗi giáo viên. Để hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiêt ngay từ khi còn nhỏ. Hàng ngày vào các buổi sáng đơn vị chúng tôi đã duy trì thường xuyên hoạt động thể dục sáng cho trẻ. Thời gian đầu chúng tôi cho các lớp tập theo nhịp hô sau đó phối hợp cho trẻ tập theo nhạc nhằm góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản tự lập cho trẻ. Qua các động tác thể dục sáng giúp cho trẻ tích lũy được sự sảng khoái cả ngày, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ… giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt khi bước vào một này mới. b. Tổ chức tốt “Giờ thể dục”: Có thể nói, các nội dung cơ bản theo yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non về giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo được thực hiện trên các giờ thể dục. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có sự linh hoạt và sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung cũng như phương pháp và hình thức tổ chức để tổ chức giờ thể dục đạt kết quả cao. Đối với giờ thể dục tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện đầy đủ các nội dung của giờ thể dục. Khi tổ chức thực hiện các nội dung phải có sự linh
  13. 13 hoạt và sáng tạo, biết lồng ghép tích hợp các hoạt động khác (âm nhạc; dùng thơ, truyện, đồng dao, cao dao; trò chơi dân gian ...) vào hoạt đồng giáo dục phát triển vận động một cách linh hoạt và sáng tạo để giảm sự khô khan, cứng nhắc, làm mềm hóa hoạt động giáo dục phát triển vận động tạo nên sự hứng thú và phấn khởi hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. - Phần khởi động: Để trẻ tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như: trống, xắc xô, tín hiệu âm thanh – âm nhạc, đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Trong một tiết học, giáo viên nên sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng khẩu lệnh, hiệu lệnh. Trong tiết học thể dục việc sử dụng khẩu lệnh và hiệu lệnh cũng hết sức quan trọng. Khẩu lệnh, hiệu lệnh phải to, rõ, dứt khoát. Tùy theo độ tuổi giáo viên có thể lựa chọn cách tổ chức cho trẻ thực hiện nội dung khởi động khác nhau. Chẳng hạn như giáo viên cho trẻ đi bộ thành vòng tròn khép kín, giáo viên đi vào phía trong vòng tròn ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập. Cho trẻ đi thường phối hợp với các kiểu đi: đi kiễng gót 2m, đi thường 5m, 2m đi bằng gót chân, 5m đi thường, 2m đi khom lưng, 5m đi thường đi như vậy khoảng 2 – 3lần. Sau đó, cho trẻ chuyển sang chạy thay đổi tốc độ: chậm – nhanh – chậm. Hoặc cuối phần khởi động, giáo viên có thể cho trẻ chơi một trò chơi vận động nhẹ nhàng như: “Tiếng gọi của ai?”, “Chuông reo ở đâu?”, có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động. - Phần trọng động: Nội dung ở phần trọng động là tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao độ khó về mức độ luyện tập của trẻ với mục đích: Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực, bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ. Trong phần trọng động thực hiện 02 nội dung đó là thực hiện bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, trò chơi vận động (đối với những giờ vận động cơ bản chỉ có 01 nội dung vận động). + Thực hiện bài tập phát triển chung: Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính: cơ bả vai, cơ chân, cơ bụng, những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “ném xa” thì khi chọn động tác cho bài tập phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập động tác này số lần nhiều hơn (động tác nhấn) các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động cơ bản là “bật xa”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún chân, giáo viên nên chọn bài tập phát triển chung có động tác đứng lên ngồi xuống nhiều hơn (động tác nhấn). Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục,… nhưng các dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn. + Vận động cơ bản: Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ. Nội dung vận động cơ bản có thể chỉ có 01 vận động mới hoặc có thể gồm 02- 03 vận động 01 vận động củ,01 vận động mới, 01-02 vận động củ hay cả 01-02 vận động trong
  14. 14 giai đoạn củng cố. Tùy theo từng loại tiết và tùy theo mức độ của vận động để giáo viên lựa chọn phương pháp tổ chức và hình thức phù hợp. Với loại tiết chỉ có 01 vận động mới thì giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ và tiến hành theo các bước sau: Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập. Giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và khả năng của trẻ. Ví dụ : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “Đi trên ghế băng đầu đội túi cát” cô giáo có thể gợi ý : Đố các cháu cô có biển báo gì đây ? Khi gặp biển báo này những người đi bộ, chạy bộ như thế nào? Hôm nay cô sẽ cho các con tập bài đi trên ghế băng đầu đội túi cát Cô làm mẫu lần 1. Cô làm mẫu lần 2 giải thích: Tư thế chuẩn bị đứng tự nhiên, hai tay đứng rộng bằng vai dầu đội túi cát khi có hiệu lệnh của cô 1 chân bước lên ghế băng sau đó bước tiếp chân kia, hai tay vung tự nhiên, mắt nhìn thẳng về phía trước. Cứ như thế đi nhẹ nhàng trên ghế băng sao cho túi cát không bị rơi xuống. Cô làm mẫu lần 3 và nhấn mạnh kĩ thuật vận động: Khi đi đầu không cúi, mắt nhìn về phái trước, không làm rơi túi cát. Lớp thực hiện lần lượt mỗi lần 02-03 trẻ (cô quan sát sửa sai) Chia 2 nhóm thi đua thực hiện. Phương pháp thi đua có 2 hình thức: thi đua cá nhân và thi đua đồng đội: Thi đua cá nhân: Giáo viên cần lưu ý nên chọn các cháu có sức, mức độ thực hiện động tác gần ngang nhau để tránh gây chán nản ở trẻ. Thi đua đồng đội: Giáo viên phải chú ý phân chia đội làm sao cho tương đối vừa sức, số lượng bằng nhau, các đội bắt đầu thực hiện cùng lúc. Khi trẻ chơi xong giáo viên phải là người phân xử thắng thua một cách khách quan, không thiên vị thì sẽ có tác dụng giáo dục sự công bằng trong một tập thể trẻ nhỏ. Khi trẻ thực hiện tránh trẻ hưng phấn quá mức. Với loại tiết gồm 02 hoặc 03 vận động trong đó có 01 hoặc 02 vận động cũ và 01 vận động mới thì giáo viên làm mẫu vận động mới 02-03 lần tùy theo mức độ khó của vận động, cho trẻ làm và nhắc lại kĩ thuật vận động củ. Sau khi làm mẫu xong giáo viên tổ chức cho trẻ thực hiện theo cá nhân, thi đua giữa các tổ... Với loại tiết gồm 02 hoặc 03 vận động trong giai đoạn củng cố thì giáo viên chỉ làm mẫu 01 lần toàn bộ vận động và nhắc lại kỹ thuật vận động sau đó cho trẻ thực hiện theo hình thức nhóm, thi đua giữa các tổ. Lưu ý với giáo viên khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động cần cho trẻ có thời gian để trẻ luyện tập và kiên trì theo đuổi một hoạt động nào đó mà trẻ muốn trải nghiệm thành công. Trẻ ở giai đoạn này rất hiếu động nhưng chúng ta không thể
  15. 15 coi rằng trẻ đã phát triển tất cả các kĩ năng vận động một cách tự nhiên. Khi hướng dẫn cho trẻ, không nhất thiết một nội dung nào giáo viên cũng phải thực hiện đầy đủ các bước như tập mẫu, cho 1,2 trẻ lên tập thử, lần lượt từng cá nhân, từng nhóm, từng tổ lên thực hiện, mà căn cứ vào khả năng của trẻ, giáo viên có thể lựa chọn các bước để tổ chức thực hiện cho phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vận động tích cực, thoải mái. Tránh để trẻ phải đứng chờ đợi theo thứ tự mới đến lượt được tham gia vận động. Cần vận dụng các nhóm phương pháp và biện pháp để phát huy tính tích cực chủ động tham gia của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Những trò chơi trẻ đã hiểu luật chơi. Sau khi gọi tên trò chơi giáo viên chỉ cần giải thích sơ lược và nhắc lại những điều cơ bản của trò chơi, có thể đưa thêm một số yêu cầu cao hơn trước để trẻ thực hiện. Đối với trẻ nhút nhát, rụt rè giáo viên cần chia nhỏ nhiệm vụ và thực hiện cùng với trẻ, giúp trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin. Với những hoạt động khó, giáo viên có thể hạ thấp mức độ để trẻ được tận hưởng cảm giác thành công và hứng thú đến với những hoạt động khác. Đối với trẻ chậm tiếp thu thì động tác mẫu có tác dụng rất lớn. Nội dung hướng dẫn và động tác làm mẫu cần ngắn gọn, đơn giản để trẻ dễ nhìn thấy, dễ hiểu. Không nên sửa động tác nhiều quá vì dễ làm cho trẻ mất hứng thú. Nếu trẻ không đạt như kết quả mong muốn thì giáo viên vẫn phải kiên trì động viên, khuyến khích trẻ để trẻ tiếp tục tập. Đối với trẻ mẫu giáo lời khen, lời động viên, khích lệ trẻ rất cần thiết, vì vậy giáo viên nên quan tâm đến những thành tích nhỏ nhất của trẻ cũng được công nhận và cần khen ngợi đúng lúc, đúng cách để trẻ thấy rằng mình đã cố gắng làm tốt. Chỉ đạo giáo viên có sự nâng dần mức độ khó sau các lần luyện tập. Ví dụ như trẻ đã tập tốt ở lần 1 thì lần 2 sẽ nâng dần mức độ khó lên theo yêu cầu của từng độ tuổi. + Trò chơi vận động: (Trò chơi vận động được thực hiện trong giờ thể dục nếu giờ đó chỉ có 01 vận động) Trò chơi vận động có tác dụng gây hứng thú cho trẻ, khi tham gia vào trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái. Trò chơi vận động cũng có thể là vừa đồng thanh đọc một bài thơ, bài ca, bài đồng dao, vừa hát, vừa vận động… Giáo viên cần lựa chọn các bài thơ, bài ca về nội dung phải ngắn gọn dễ thuộc và phù hợp với chủ đề chủ điểm, bài thơ và bài ca phải vui nhộn. Ví dụ: Bài thơ “Con sói xấu tính”, trước khi chơi giáo viên cần giúp trẻ đọc lại bài thơ, nếu trong trò chơi có sự phân vai thì giáo viên giúp trẻ tự chọn vai chơi của mình. Ví dụ: Trò chơi “Gà tìm mồi”: Chơi tập thể Luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh những bạn làm mồi phải ngồi im, nếu đứng dậy sẽ bị các bạn làm gà bắt. Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm chơi. Một nhóm là gà, một nhóm là mồi. Khi bắt đầu chơi nhóm làm gà sẽ nắm tay nhau nhảy đi kiếm mồi xung quanh các bạn làm mồi. Những bạn làm mồi khi thấy những chú gà phải ngồi im lặng nhắm
  16. 16 mắt giả vờ như đi ngủ. Bạn nào đứng dậy sẽ bị bắt và đổi chỗ cho bạn làm gà. Khi bắt đầu chơi bạn làm gà sẽ hát các bài hò vè do cô tự sưu tầm. Với trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển các cơ, sự khéo léo nhanh nhẹn của tay chân đồng thời rất hứng thú khi được tham gia các vận động. Khi chơi trò chơi vận động, hệ vận động được củng cố, các hệ cơ bắp của cơ thể trẻ trở nên rắn chắc hơn, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể lực. Củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Giáo viên lựa chọn những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi: Tín hiệu, chó sói xấu tính, bắt chước tạo dáng, cáo và thỏ … - Phần hồi tĩnh: Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục. Giáo viên phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, không chán học. Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức: cho trẻ đi vòng tròn, vừa nghe những bản nhạc nhẹ vừa hít thở nhẹ nhàng, trò chơi vận động tĩnh như : “Bóng bay xanh”, “Tìm đồ chơi”. Ví dụ : Cô cho trẻ đi vòng tròn đọc thơ “Bé bước một hai”, hít thở sâu . - Nhận xét hoạt động. Giáo viên có thể nhận xét ngay trong hoạt động hoặc cuối hoạt động, trong khi hoạt động, khen chê trẻ kịp thời. Cuối hoạt động chủ yếu động viên trẻ, khen là chính. c. Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt “Trò chơi vận động”. Trò chơi vận động là một hình thức trong giáo dục phát triển vận động, nó có vị trí quan trọng trong cuộc sống và hoạt động hằng ngày của trẻ. Trò chơi vận động có thể tổ chức vào nhiều thời điểm trong ngày ở trường mầm non (sau khi đón trẻ và trước khi trả trẻ, trong giờ học thể dục, giữa các hoạt động, trong hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều....). Cho dù trò chơi quen thuộc nhưng mỗi lần chơi đều đem lại cho trẻ những cảm xúc mới, mãnh liệt bởi chính khả năng sáng tạo của giáo viên, cách đưa vào trò chơi những yếu tố mới, tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu của nhóm trẻ tham gia chơi. Có thể cùng một chủ đề nhưng thường trò chơi này khác với trò chơi kia, lần chơi này khác với lần chơi trước, nhóm chơi này chơi khác với nhóm chơi kia...Khi chơi, trẻ luyện tập các hành động vận động một cách hứng khởi, nhiều lần mà không mệt mỏi thông qua việc tuân thủ luật chơi, quy tắc chơi của trò chơi. Trò chơi vận động có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt nó có ý nghĩa to lớn đối với việc củng cố và hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo vận động, phát triển các tố chất vận động cần thiết đối với trẻ mầm non. Để tổ chức tốt trò chơi vận động đòi hỏi giáo viên phải biết linh hoạt từ việc lựa chọn trò chơi đến việc tổ chức trò chơi. Với việc lựa chọn trò chơi tôi chỉ đạo giáo viên dựa vào nhu cầu và khả năng vận động, dựa vào mục tiêu giáo dục phát triển vận động, dựa vào thời điểm tổ chức trò chơi trong ngày để có sự
  17. 17 lựa chọn trò chơi và cách tổ chức phù hợp. Đặc biệt, để phát huy tính tích cực của trẻ tham gia vào trò chơi đòi hỏi giáo viên phải có sự linh hoạt và sáng tạo trong tổ chức các loại trò chơi. Phong cách nhí nhảnh, có sự thay đổi về hiệu lệnh trong các lần chơi, động viên khen ngợi kịp thời, chính xác. Trò chơi trong giờ thể dục thì giáo viên lựa chọn những trò chơi tất cả trẻ biết và cùng tham gia chơi với lượng vận động tương đương nhau; kiểu vận động của trò chơi và bài tập vận động cơ bản nên khác nhau, tính chất động - tĩnh của vận động trong trò chơi với bài tập vận động cơ bản có thể ngược nhau. Ví dụ như nội dung vận động cơ bản là chạy theo vòng tròn thì trò chơi vận động có thể là “chim bay, cò bay” hoặc “Trời sáng, trời tối”. Trò chơi đảm bảo an toàn, vệ sinh và mang tính giáo dục cao. Trò chơi vận động tổ chức trong trong giờ thể dục, khi mà phần trọng động chỉ dạy một vận động cơ bản. Đối với trò chơi vận động trong giờ thể dục thì có nêu tên trò chơi, nhắc lại luật chơi và cách chơi, phân vai chơi, tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần sau đó nhận xét. Trò chơi vận động trong hoạt động ngoài trời: Hoạt động ngoài trời hằng ngày cung cấp nhiều cơ hội rèn kĩ năng vận động cho trẻ thông qua việc thực hiện trò chơi vận động. Mỗi buổi chơi ngoài trời tôi chỉ đạo giáo viên nên lập kế hoạch khoảng 1-2 trò chơi. Trong buổi chơi ngoài trời đầu tiên của tuần thì trò chơi thứ nhất nên chọn giống với trò chơi vận động trong giờ thể dục trước đó và trò chơi thứ hai tổ chức theo nguyện vọng của trẻ. Trong các buổi chơi ngoài trời tiếp theo, cô có thể cho trẻ làm quen với trò chơi mới, đồng thời tổ chức các trò chơi đã quen thuộc nhưng có biến đổi nhằm nâng cao yêu cầu luyện tập cho trẻ. Ví dụ như cho trẻ chơi nhảy lò cò nâng lên nhảy lò cò theo đuôi; chuyền bóng nâng lên chuyền bóng cho người có màu áo giống mình...hoặc dựa trên các vận động trẻ đã được học, phù hợp với không gian ngoài trời giáo viên có thể sáng tạo ra những trò chơi tạo sự hứng thú cho trẻ. Ví dụ như từ nội dung vận động “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát” thì giáo viên có thể cho trẻ chơi trò chơi “Chuyển gạo qua sông” thi đua giữa các đội; vận động “Ném trúng đích thẳng đứng” thì giáo viên sáng tạo cho trẻ chơi trò chơi “Những người thợ săn tài giỏi”. Trò chơi thể thao: Trò chơi thể thao là một dạng trò chơi vận động nhưng có yêu cầu cao hơn về mặt kĩ thuật thực hiện và tốc độ thực hiện. Vì thế với trò chơi thể thao tôi chỉ đạo chỉ đưa vào để tổ chức cho trẻ 4-5tuổi và 5-6 tuổi. Để giúp trẻ được tham gia tập thể ở các hoạt động trong ngày tôi đã chỉ đạo đến các lớp đưa nội dung tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các lớp trong khối, vào các ngày không có hoạt động vận động để tránh sự quá sức đối với trẻ. Các trò chơi trong hoạt động giao lưu được xen kẽ hoạt động động và hoạt động tĩnh. Các hoạt động tĩnh thường phát triển nhiều các cơ nhỏ như trò chơi chyền bóng, lăn bóng và di chyển theo bóng..., trò chơi dân gian “Cắp cua bỏ giỏ”; Nhảy cao, Nhảy xa, nhảy lò cò, chạy... các trò chơi dân gian như: Nhảy bao bố; Kéo co; Ném bóng rổ… d. Chỉ đạo tổ chức tốt “Ngày hội thể dục, thể thao” ở trường mầm non. Trong “Ngày hội thể dục, thể thao”, tất cả trẻ đều được tham gia trực tiếp vào hoạt động thể dục, thể thao; thi đua, thi đấu thể thao một cách tích cực, hào
  18. 18 hứng, sôi nổi. Qua đó, thúc đẩy các hoạt động tập thể, tạo không khí náo nức cho trẻ vì được tham gia “biểu diễn”, “thi tài” cùng tập thể lớp mình cho các bạn xem. Quá trình hoạt động tập thể như vậy sẽ phát triển ở trẻ tính linh hoạt, mạnh dạn, tinh thần tập thể và để lại cho trẻ những cảm xúc vui tươi, phấn khởi, óc thẩm mĩ về “những vận động viên tí hon” khi biểu diễn. Hình thức “Ngày hội thể dục, thể thao” tôi chỉ đạo các lớp tổ chức 1lần/ học kì. Nhà trường tổ chức 01 lần/năm học chỉ dành cho khối mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. * “Ngày hội thể dục, thể thao” ở cấp độ lớp, tôi đã chỉ đạo giáo viên xây dựng và tổ chức theo các cách như sau: Cách 1: Xây dựng trên cơ sở những bài tập, trò chơi vận động quen thuộc (dành cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, 4-5 tuổi và 5-6 tuổi) theo cấu trúc: một trò chơi chung với dung lượng trung bình (thực hiện 2-3 lần); các bài tập vận động (không quá 3 bài tập) tổ chức sao cho mỗi trẻ đều có thể tham gia vào một hoặc hai bài tập, mỗi bài tập lặp lại không quá 3-4 lần; trò chơi vận động mạnh dành cho tất cả trẻ; trò chơi vận động tĩnh (nếu cần thiết). Giáo viên chuẩn bị chu đáo địa điểm, dụng cụ luyện tập, tổ chức trang trí bằng cờ, biểu tượng..., có thể lôi cuốn phụ huynh và trẻ cùng tham gia chuẩn bị cho ngày hội của lớp. Khi vào ngày hội, giáo viên đưa ra yêu cầu của trò chơi, khẩu lệnh bắt đầu và kết thúc trò chơi, bài tập vận động, đưa ra kết luận, làm trọng tài chính của cuộc thi, bao quát và thúc đẩy trẻ, kịp thời nhắc nhở và tác động đến không khí chung của ngày hội. Cách 2: Xây dựng trên cơ sở những trò chơi thể thao mà tất cả trẻ đã được làm quen trong giờ thể dục hoặc trong cuộc sống hằng ngày, hay các yếu tố cơ bản của trò chơi đã được trẻ nắm vững (chỉ dành cho trẻ 4-5 tuổi và 5-6 tuổi). Ví dụ: Nội dung ngày hội gồm trò chơi với bóng. Bắt đầu từ trò chơi đơn giản, sau đó phức tạp hóa và đưa ra yêu cầu vận động cao hơn, mỗi trò chơi được thực hiện 2 lần. Giai đoạn 1: Trò chơi vừa ném trả bóng vừa tiến lên phía trước, vượt qua chướng ngại vật, không làm đổ chúng. Giai đoạn 2: Trò chơi ném và bắt bóng Giai đoạn 3: Ném bóng vào giỏ. Giáo viên tổ chức chia trẻ làm 2 đội ngang sức nhau. Kết quả vận động được tính bằng điểm và thông báo trên bảng. Mỗi sai sót trong vận động đều bị hạ 1 điểm. Trước khi bắt đầu cuộc chơi, đội trưởng và hai đội ra sân chào nhau, lựa chọn sân hoặc giỏ, bắt đầu vận động theo tiếng còi của trọng tài (giáo viên). Cách 3: Xây dựng trên cơ sở các bài tập chạy, nhảy, ném, đi xe đạp, xe đẩy, nhảy dây ngắn....Ví dụ: chia ba giai đoạn gồm các kiểu vận động khác nhau: nhảy xa (có đà hoặc không đà); ném trúng đích (đứng yên hay di động); nhảy dây ngắn. Giáo viên chia các đội tuyển (2-4 đội) gồm những trẻ có sự lĩnh hội tốt các kĩ năng vận động. Số trẻ còn lại không tham gia sẽ là người cổ vũ, tham gia chuẩn
  19. 19 bị và giúp đỡ cô giáo trong thời gian thi đấu. Mỗi kiểu vận động nói trên không quá 3-4 trẻ tham gia thực hiện (1-2 trẻ đại diện cho mỗi đội tuyển). Có tính điểm của từng đội và công bố trên bảng. Khi tổng kết cuộc thi, không những nêu tên đội thắng mà cả những cá nhân trẻ thắng cuộc. Cô và các bạn nhiệt liệt chúc mừng thắng lợi của các đội và các bạn đó. * Đối với “Hội lễ thể dục, thể thao” cấp trường. Chúng tôi tổ chức 01lần/năm học, tổ chức vào tháng 3 hoặc tháng 4 dưới hình thức “hội khỏe” cho trẻ 5-6 tuổi. Đối với “Hội khỏe” cần chuẩn bị một cách khoa học, cần có cuộc bàn chung giữa BGH nhà trường với giáo viên các lớp về các bước, nội dung thực hiện trong hội khỏe. Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các lớp: dụng cụ, nhạc cụ, quần áo...chuẩn bị địa điểm, trang trí sân khấu, thành lập ban tổ chức, ban giám khảo, phân công rõ công việc của từng thành viên, chọn người dẫn chương trình... Trong ngày “Hội khỏe” chúng tôi tổ chức cho trẻ thực hiện các nội dung: đồng diễn thể dục; trò chơi vận động; biểu diễn thể dục cá nhân, biểu diễn theo nhóm. Tất cả các nội dung đó được thực hiện dưới hình thức các phần thi và thực hiện theo trình tự của người dẫn chương trình. 2.2.4.Biện pháp 4: Hướng dẫn giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung vận động vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực khác. Việc lồng ghép các hoạt động vận động vào các hoạt động khác nhằm củng cố bài học và thay đổi tư thế, hình thức trong hoạt động là rất cần thiết, chính vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên đưa các nội dung vận động vào các hoạt động trong các lĩnh vực khác, thay đổi trạng thái động tĩnh bằng các trò chơi động, trò chơi dân gian. Ví dụ: Giờ hoạt động làm quen với toán sau khi giáo viên đã cho trẻ học đếm số lượng. Giáo viên cho trẻ đứng thành 3 đội, lần lượt nhảy bao bố lên gắn (xếp) toa tàu sao cho mỗi con tàu có số lượng vừa học. Ví dụ: Giờ hoạt động làm quen với một số nghề phổ biến ở địa phương, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi "thi xem ai nhanh", cho trẻ nhảy qua con suối lên chọn và dán dụng cụ, sản phẩm của các nghề theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Giờ học làm quen với chữ cái của trẻ 5-6 tuổi. Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi đi chợ mua quả, cho trẻ đi nhẹ nhàng chọn và mua những quả có chứa các chữ cái vừa học. Trong giờ kể chuyện do cô sử dụng các con rối trong sân khấu rối. Để thay đổi hình thức tôi đã hướng dẫn giáo viên cho trẻ cùng tham gia với trò chơi “Đôi bàn tay kỳ diệu”. Tập cho trẻ dùng các ngón tay, bàn tay của mình tạo thành một con vật như: Chim Én; chim Công; Bướm, con Chó; con Rắn.... Qua hoạt động này các cơ nhỏ của trẻ trở nên mềm mại, khéo khéo, trẻ rất tích cực tham gia.
  20. 20 Trong sinh hoạt chiều giáo viên có thể khuyến khích trẻ vận động theo nhạc Những trò chơi vận động nếu được kèm theo bài hát, câu thơ mô phỏng động tác làm cho ngôn ngữ, trí tưởng tượng của trẻ được phát triển và nâng cao. Ngoài ra giáo viên còn thực hiện lồng ghép 1 số vận động ở từng hoạt động trong ngày như hoạt động góc, vận động nhẹ sau khi ngủ dậy, hoạt động ngoài trời... 2.2.5. Biện pháp thứ 5: Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và cộng đồng xã hội trong giáo dục phát triển vận động. Sinh thời Bác Hồ kính yêu thường nhắc nhở các nhà giáo phải mật thiết liên hệ với gia đình học sinh: gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội là 3 yếu tố không thể tách rời nhau được. Bởi vì giáo dục nhà trường chỉ là một phần, còn phần còn lại cần có sự giáo dục của gia đình và cộng đồng xã hội để giúp cho việc giáo dục trẻ ở nhà trường được tốt hơn. Giữa nhà trường - gia đình và cộng đồng xã hội có mối quan hệ mật thiết và có sự tác động qua lại. Gia đình là nơi cung cấp thông tin về đặc điểm riêng và khả năng của trẻ, điều kiện giáo dục gia đình....để nhà trường và giáo viên lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp và yêu cầu giáo dục phát triển vận động phù hợp cho nhóm trẻ, từng cá nhân trẻ. Gia đình có vai trò hỗ trợ giáo viên trong việc thực hiện các yêu cầu vận động của trường mầm non tại gia đình; là người xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động phù hợp nhằm củng cố và phát triển các kết quả giáo dục phát triển vận động của nhà trường; tham gia giám sát các hoạt động giáo dục phát triển vận động tại nhà trường; là “hình mẫu” nêu tấm gương về rèn luyện thể chất, đồng hành và khích lệ trẻ trong việc luyện tập các hoạt động phát triển vận động. Giáo dục gia đình bổ sung và hoàn thiện hơn các tác động của giáo dục nhà trường đối với trẻ: Nếu giáo dục nhà trường cung cấp cho trẻ những hiểu biết, kĩ năng mang tính hệ thống, bài bản thì giáo dục gia đình lại có ưu thế lớn trong việc giáo dục hành vi, củng cố các kĩ năng được trang bị và từ đó giúp vận dụng các hiểu biết vào cuộc sống. Cộng đồng là xã hội thu nhỏ, là hình thức thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với nhóm...trong xã hội. Cộng đồng tốt có vai trò điều chỉnh môi trường giáo dục gia đình, làm cho giáo dục gia đình đi đúng hướng, hỗ trợ và “kéo dài” các tác động của giáo dục nhà trường đến tận từng cá nhân để họ có điều kiện phát triển bản thân. Cộng đồng cũng có thể thực hiện các chương trình giáo dục đặc biệt theo nhu cầu của các nhóm dân cư. Để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa gia đình - nhà trường và cộng đồng xã hội. Bằng nhiều hình thức: như thông qua họp phụ huynh; qua trao đổi trực tiếp với Ban giám hiệu nhà trường hoặc giáo viên để phụ huynh có thể chủ động gặp gỡ nhà trường, giáo viên để nắm bắt tình hình và kết quả giáo dục phát triển vận động của trẻ; trao đổi thông qua Ban Liên lạc hội phụ huynh; thông qua việc thăm hỏi của giáo viên đến từng trẻ; thông qua hình thức tuyên truyền trên truyền thanh, pa- nô, áp phích, góc tuyên truyền tại các lớp, góc tuyên truyền của nhà trường; thông qua hoạt động tập thể, hội, lễ của nhà trường, phụ huynh có thể trực tiếp tham gia tổ chức các hội khỏe, tuần lễ sức khỏe, hoạt động ngoại khóa về giáo dục phát triển vận động do nhà trường hay cộng đồng tổ chức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1