intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Chương 4: Biến dị - Tiết 22 (Bài 21)

Chia sẻ: Lê Văn Duẩn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

77
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài "Đột biến gen" thuộc giáo án chương 4 Biến dị dưới đây để nắm bắt được mục tiêu, phương pháp, yêu cầu, nội dung tóm tắt về đột biến gen. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Chương 4: Biến dị - Tiết 22 (Bài 21)

  1. CHƯƠNG IV – BIẾN DỊ Ngày soạn: 24/10/2015 Ngày dạy: 31/10/2015 Tiết 22 ­ Bài 21: ĐỘT BIẾN GEN I. MỤC TIÊU Học xong bài này học sinh phải : 1. Kiến thức ­ Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen. ­ Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen. 2. Kĩ năng ­ Kĩ năng hợp tác ,ứng xử/giao tiếp, lắng nghe tích cực. ­ Kĩ năng thu thập và xử  lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh  ảnh...để  tìm   hiểu khái niệm ,vai trò của đột biến gen, kĩ năng trình bày ý kiến ­ Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình 3. Thái độ ­ Có ý thức bảo vệ cơ thể, bảo vệ môi trường, tránh những tác nhân có hại cho  cơ thể và cho môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC * Chuẩn bị của giáo viên:  ­ Máy chiếu, Tranh phóng to hình 21.1  SGK. ­ Tranh ảnh minh hoạ đột biến có lợi và có hại cho sinh vật. * Chuẩn bị của học sinh:  ­ Sưu tầm các tranh ảnh, bài viết về tác hại của đột biến gen.  ­ Đọc bài trước bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP ­ Dạy học nhóm, hỏi và trả lời, vấn đáp ­ tìm tòi, trực quan IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới ­ Mở bài:  + GV cho HS nhắc lại khái niệm biến dị. + Giáo viên giới thiệu về chương 4 và giới thiệu về tiết 22. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung Hoạt động 1: Đột biến gen là gì? Đột biến là những biến đổi bất thường trong vật  I. Đột biến gen là gì? chất di truyền ở cấp độ phân tử (ADN, gen) hoặc  cấp độ tế bào ( Nhiễm sắc thể) dẫn đến sự biến  đổi  đột  ngột của một  hoặc một số  tính trạng,  những biến đổi này có tính chất bền vững và có   thể di truyền cho các đời sau.  
  2. ­ GV hướng dẫn các nhóm quan sát H21.1 sgk: ­ Các nhóm quan sát Hình 21.1, đọc thông tin sgk,  thảo luận hoàn thành phiếu học tập (lệnh ▼ mục  I sgk): + Cấu trúc các đoạn gen bị  biến đổi khác với   cấu trúc của  đoạn gen ban  đầu như  thế  nào?   Hãy đặt tên cho từng dạng biến đổi đó? ­ GV đến các nhóm hướng dẫn HS tìm câu trả  lời. nếu các nhóm không làm  được  GV có thể  dùng các câu hỏi sau để gợi ý cho HS: +   Đoạn   ADN   ban   đầu   (a)   có   bao   nhiêu   cặp   nuclêôtit và gồm những cặp nuclêôtit nào? Trình   tự các cặp nuclêôtit ra sao? +   Đoạn (b) có bao nhiêu cặp nuclêôtit? So với   đoạn (a) thì thiếu cặp nuclêôtit nào? Hãy đặt tên   cho dạng biến đổi (b)? +   Đoạn (c) có bao nhiêu cặp nuclêôtit? So với   đoạn (a) thì thêm cặp nuclêôtit nào? Hãy đặt tên   cho dạng biến đổi (c)? +   Đoạn (d) có bao nhiêu cặp nuclêôtit? Về  số   lượng, đoạn (a) và đoạn (d) có khác nhau không?   Đoạn (d) khác với đoạn (a)  ở  cặp nuclêôtit nào?   Hãy đặt tên cho dạng biến đổi (d)? ­ Hết thời gian GV công bố  bảng chuẩn và cho  các nhóm chấm bài cho nhau. ­ Từ kết quả của phiếu học tập GV yêu cầu HS   ­   Đột   biến   gen   là   những  rút ra kết luận về: biến   đổi   trong   cấu   trúc  + Đột biến gen là gì? Gồm những dạng nào? của gen liên quan tới một  + Tính chất của đột biến gen? hoặc một số cặp nuclêôtit. ­ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận   ­ Các  dạng  đột biến gen:  xét, bổ sung. mất,   thêm,   thay   thế,   một  ­ GV hoàn chỉnh kiến thức. hoặc một số cặp nuclêôtit. ­ Đột biến gen là biến dị di  Chúng ta vừa được tìm hiểu khái niệm và các  truyền được dạng   đột   biến   gen.   Vậy   đột   biến   gen   phát  sinh do những nguyên nhân nào chúng ta cùng  sang phần II. Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến gen. Đoạ Số cặp  Điểm khác so với đoạn  n  Đặt tên dạng biến đổi nuclêôtit (a) ADN
  3. b 4 Mất cặp X – G ­ Mất 1 cặp nuclêôtit c 6 Thêm cặp T ­ A ­ Thêm 1 cặp nuclêôtit Thay cặp A ­ T bằng cặp  ­ Thay thế 1 cặp nuclêôtit này  d 5 G ­ X bằng cặp nuclêôtit khác. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen II. Nguyên nhân phát sinh   đột biến gen ­ GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, và quan sát  một số  hình  ảnh, thảo luận nhóm trả  lời câu  hỏi: + Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen?  ­ Trong điều kiện tự nhiên: ­ HS tự nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả  Do rối loạn trong quá trình  lời, rút ra kết luận. tự   sao   chép   của   phân   tử  ­ GV nhấn mạnh trong điều kiện tự nhiên là do  ADN dưới ảnh hưởng phức  sao chép nhầm của phân tử ADN dưới tác động  tạp của môi trường trong và  của môi  trường  (bên ngoài:  tia phóng xạ, hoá  ngoài cơ thể.  chất... bên trong: quá trình sinh hoá, rối loạn nội   ­   Trong   thực   nghiệm:   Con  bào). người   gây   ra   các   đột   biến  ­ GV mở  rộng: các em về  nhà tìm hiểu thêm  nhân tạo bằng tác nhân vật  phát sinh đột biến bằng thực nghiệm ở bài 33 và  lí hoặc hóa học. trên mạng, các tài liệu khác. ­ Các biện pháp bảo vệ môi  +  Từ   những  nguyên  nhân  trên,   chúng  ta  phải   trường và hạn chế phát sinh  làm gì  để  bảo vệ  môi trường và  hạn chế  sự   đột biến gen: phát sinh đột biến gen? +  Chúng ta vừa tìm hiểu về  nguyên nhân phát  sinh đột biến gen. Để  biết đột biến gen có  lợi hay có hại cho bản thân sinh vật chúng ta  cùng sang phần III. Hoạt động 3: Vai trò của đột biến gen III. Vai trò của đột biến  gen ­ GV yêu cầu HS quan sát H 21.2; 21.3; 21.4 và  ­ Đột biến gen thể  hiện ra  tranh ảnh sưu tầm để trả lời câu hỏi: kiểu   hình   bình   thường   có  + Đột biến nào có lợi, đột biến nào có hại cho   hại cho sinh vật. bản thân sinh vật hoặc đối với con người? ­ Đa số  đột biến gen tạo ra  + Tại sao đột biến gen gây biến đổi kiểu hình? các gen lặn. ­ Giới thiệu lại sơ đồ: Gen " mARN " prôtêin " ­ Đột biến gen đôi khi có lợi  tính trạng. cho bản thân sinh vật và con  ­ Tại sao đột biến gen thể  hiện ra kiểu hình   người, rất có ý nghĩa trong  thường có hại cho bản thân sinh vật? chăn nuôi, trồng trọt.
  4. ­ HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời ­ GV lấy thêm VD: đột biến gen ở người: bệnh  bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh, bàn chân  có nhiều ngón, … ­ Đột biến gen có vai trò gì trong sản xuất? ­ GV sử dụng tư liệu SGK để lấy VD: đột biến  tự  nhiên  ở  cừu chân ngắn, đột biến tăng khả  năng chịu hạn, chịu rét ở lúa.  3. Củng cố ? Đột biến gen là gì? Tại sao nói đa số đột biến gen là có hại? ­ Bài tập trắc nghiệm: Một gen có A = 600 Nu; G = 900Nu. Đã xảy ra đột biến gì trong các trường hợp  sau: a. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 601 Nu; G = 900 Nu b. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 599 Nu; G = 901 Nu c. Nếu khi đột biến, gen đột biến có: A = 599 Nu; G = 900 Nu d. Nếu khi đột biến số  lượng, thành phần các nuclêôtit không đổi, chỉ  thay đổi  trình tự phân bố các nuclêôtit thì đay là đột biến gì? Biết rằng đột biến chỉ đụng chạm tới 1 cặp nuclêôtit. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà ­ Học bài và trả lời câu hỏi SGK. ­ Đọc trước bài 22.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2