intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Công Dân lớp 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 1)

Chia sẻ: Abcdef_25 Abcdef_25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

221
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'giáo án công dân lớp 8: quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (tiết 1)', tài liệu phổ thông, gdcd - đạo đức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Công Dân lớp 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 1)

  1. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH (2 Tiết) 1.Kiến thức. Biết được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Hiểu được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. 2. Kĩ năng. Biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình. 3. Thái độ. Yêu quý các thành viên trong gia đình mình. Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. II.Chuẩn bị. 1.Giáo viên:Tranh thể hiện tình cảm gia đình, máy chiếu(Nếu có) 2.Học sinh:Giấy khổ lớn , bút dạ. III.Phương pháp dạy học: - Thảo luận. - Phân tích, xử lí tình huống. - Nêu và giải quyết vấn đề.
  2. - Trò chơi đóng vai. IV.Tiến trình: 1.Ổn định tổ chức:Kiểm diện HS. 2.Kiểm tra bài cũ: * Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? Hãy cho biết hậu quả của việc thiếu tự giác, sáng tạo trong học tập ? Ví dụ. => - Lao động tự giác là tự động làm việc không cần ai nhắc nhở, không phải do áp lực bean ngoài. - Lao động sáng tạo là quá trình luôn suy nghĩ, cải tiến, tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết có hiệu quả nhất - Hậu quả: + Học tập không đạt kết quả cao. + Chán nản, dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội. + Ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội. Để có được tính tự giác sáng tạo, học sinh phải làm gì? => Có kế hoạch và tự giác thực hiện. Em đồng ý quan điểm nào sau đây ? Vì sao ? a/ Có thể rèn tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức. b/ Sự sáng tạo không rèn được vì đó là tư chất trí tuệ do bẩm sinh di truyền mà có. => a. 3.Giảng bài mới: Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học
  3. Giới thiệu bài: GV cho HS đọc câu ca dao. “ Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. -Em hiểu thế nào về câu ca dao trên? - Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế I. Đặt vấn đề. nào? SH trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, dẫn vào bài học. Chuyển ý. HS đọc phần đặt vấn đề SGK.
  4. Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Những việc làm của Tuấn đối với ông bà? Nhóm 2: Em có đồng tình với việc làm của Tuấn không? Vì sao? Nhóm 3: Những việc làm của con trai cụ Lam? Nhóm 4: Em có đồng tình với cách cư xử của con trai cụ Lam không? Vì sao? Nhóm 5: Bài tập 3 II. Nội dung bài học. 1/ Quyền và nghĩa vụ của SGK/33 Nhóm 6: Bài tập 4 cha mẹ, ông bà: a. Cha mẹ có quyền và SGK/33. HS cùng nhau thảo luận, nghĩa vụ: đại diện nhóm báo cáo, + Nuôi dạy con thành các nhóm khác nhận xét những công dân tốt. bổ xung. + Bảo vệ quyền và lợi ích GV nhận xét , chốt ý, hợp pháp của con. chuyển sang phần hai .GV + Tôn trọng ý kiến của giới thiệu: con.
  5. Điều 64: + Không được phân biệt Cha mẹ có trách nhiệm đối xử giữa các con. nuôi dạy con thành những + Không ngược đãi, xúc công dân tốt, con cháu có phạm con, ép buộc con bổn phận kính trọng và làm điều trái pháp luật, chăm sóc ông bà và cha trái đạo đức. mẹ. Nhà nước và xã hội b. Ông bà có quyền và không thừa nhận việc phân nghĩa vụ: biệt đối xử giữa các con. Trông nom, chăm sóc giáo Luật hôn nhân và gia đình dục, nuôi dưỡng cháu năm 2000 chưa thành niên hoặc cháu - Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi thành niên bị tàn tật nếu dạy con thành công dân có cháu không có người nuôi ích cho xã hội, con cháu có nghĩa vụ kính trọng chăm sóc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc giúp đỡ nhau. -Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con,
  6. giữa con trai và con gái, con đẻ, con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú. GV hướng dẫn HS phân tích, đối chiếu với những điều mà các em vừa học để thấy rõ tính hợp lí của pháp luật. GV đặt câu hỏi: Qua đó em thấy cha mẹ, ông bà có quyền và nghĩa vụ gì? HS trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét, bổ sung. GV yêu cầu HS liên hệ thực tế ở nơi gia đình sống, báo chí… GV kết hợp cho SH quan sát tranh- nêu lên ý nghĩa của tranh. GV nhận xét, chốt ý.
  7. 4. Củng cố và luyện tập. GV cho HS sắm vai tình huống: Cha mẹ thiếu trách nhiệm đối với con cái. HS thảo luận, tự phân vai, viết lời thoại và diễn. Các em khác nhận xét. GV nhận xét, kết luận. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: -Học bài kết hợp SGK/31, 32 -Chuẩn bị phần còn lại: Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ, ông bà(tt) -Xem các bài tập còn lại SGK/33 -Chú ý liên hệ bản thân, gia đình các em. V.Rút kinh nghiệm:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2