intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Công nghệ 10 bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn đất phèn

Chia sẻ: đinh Tiên Hoàng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

488
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tạo lập bộ sưu tập bao gồm những giáo án hay nhất bài Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn đất phèn. Hi vọng các bạn sẽ gặt hái những kết quả tốt nhất. Những giáo án được tuyển chọn này sẽ góp phần giúp cho các giáo viên nâng cao khả năng truyền đạt kiến thức đến học sinh, giúp học sinh biết được sự hình thành, tính chất chính của đất mặn, đất phèn, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng loại đất này. Về kỹ năng rèn luyện kĩ năng nhận xét, phân tích so sánh, liên hệ thực tế đưa ra giải pháp phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Công nghệ 10 bài 10: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn đất phèn

  1. BÀI 10. BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT MẶN, ĐẤT PHÈN I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, HS phải: - Kiến thức: + Hiểu và trình bày được nguyên nhân hình thành và tính chất của đất mặn, đất phèn + Trình bày được các biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn, giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp đó. - Kỹ năng: rèn luyện được kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp - Thái độ : có ý thức bảo vệ tài nguyên đất II. Chuẩn bị - GV: + SGK, SGV, tài liệu tham khảo + Tranh ảnh liên quan đến đắt mặn, đất phèn - HS: vở, bút, SGK III. Phương pháp thực hiện - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp thảo luận IV. Tiến trình tổ chức dạy học A. Ổn định và kiểm tra sĩ số
  2. B. Kiểm tra bài cũ 1. So sánh tính chất của đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá? 2. Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh? C. Các hoạt động dạy và học Hoạt động 1 GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu các nội dung sau: Nhóm 1. Nguyên nhân hình thành, đặc điểm , tính chất của đất mặn Nhóm 2. Cải tạo và sử dụng đất mặn Nhóm 3. Nguyên nhân, đặc điểm , tính chất của đất phèn Nhóm 4. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn GV yêu cầu HS hoàn thành PHT sau tương ứng với nội dung mà nhóm nghiên cứu Loại Đất mặn Đất phèn đất Chỉ tiêu so sánh - Khái niệm - Nguyên nhân - Phân bố - Đặc điểm, tính chất
  3. + Thành phần cơ giới + Tầng đất mặt + Các chất chủ yếu + PH + Dinh dưỡng + Vi sinh vật - Biện pháp cải tạo - Sử dụng Sau khi các nhóm báo cáo kết quả GV nhận xét và đưa ra đáp án như sau: Loại Đất mặn Đất phèn đất Chỉ tiêu so sánh - Khái niệm - Là loại đất có chứa - Là loại đất hình thành ở nhiều Na+ hấp phụ vùng đồng bằng ven biển trên bề mặt keo đất và nhiều xác sinh vật chứa S trong dinh dưỡng đất - Nguyên nhân - Nước biền yếm khí S + Fe (đất phù sa) → - Nước ngầm Fe S2
  4. oxi hoá Fe S2 → H2SO4 (đất - Phân bố - Đồng bằng ven biển chua) - Đồng bằng ven biển - Đặc điểm, tính chất + Thành phần cơ giới - Nặng, sét: 50 - 60% - nặng + Tầng đất mặt - Khi ướt thì dẻo, dính - Khi khô cứng, nứt nẻ - Khi khô rắn, nứt nẻ + Các chất chủ yếu - Nhiều muối tan - Nhiều chất độc hại NaCl, Na2SO4 ( Al3+, Fe3+, CH4, H2S....) - Trung tính hoặc hơi - chua, pH < 4 + PH kiềm - Nghèo - nghèo + Dinh dưỡng - Hoạt động yếu - hoạt động yếu + Vi sinh vật - Biện pháp cải tạo - Biện pháp thuỷ lợi, - Biện pháp thuỷ lợi: thau đắp đê, mương.... chua, rửa mặn, hạ thấp mạch nước ngầm - Bón vôi - Bón vôi - Rửa mặn - Bón phân hữu cơ, N, P, - Bổ sung chất hữu cơ phân vi lượng - Trồng cây chịu mặn - Cày sâu, phơi củ, lên
  5. luống - Sử dụng - Trồng lúa, trồng cói - Trồng lúa: biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước - Nuôi trồng thuỷ sản liên tục, thay nước thường - Trồng rừng ngoài đê: xuyên sú , vẹt.... - Trồng cây chịu phèn Hoạt động 2. GV vấn đáp các nhóm - Nhóm 1,3 1. Tại sao cả 2 loại đất này đều khó làm đất? 2. Tại sao cả 2 loại đất này hoạt động vi sinh vật rất yếu? 3. Tính chất khác biệt lớn nhất giữa đất mặn và đất phèn là gì? - Nhóm 2, 4 1. Em hãy cho biết mục đích của biện pháp thuỷ lợi là gì? 2. Tại sao đất mặn thuộc loại đất trung tính hoặc kiềm yếu mà người ta vẫn áp dụng biện pháp bón vôi để cải tao? Viết phương trình phản ứng trao đổi cation với keo đất khi bón vôi? 3. Theo em, bổ sung chất hữu cơ cho đất có thể chực hiện bằng cách nào? 4. Phản ứng của dung dịch đất khi bón vôi cải tạo đất mặn và đất phèn có gì khác nhau?
  6. 5. Theo em, trong các biện pháp cải tạo đất mặn thì biện pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao? 6. Ở đất phèn: việc giữ nước liên tục và thay nước thường xuyên có tác dụng gì? 7. Vì sao không cày sâu bừa kỹ mà chỉ cày nông, bừa sục? D. Củng cố GV đọc đề và yêu cầu HS hoàn thành các bài tập ( Sách thiết kế bài giảng trang 67 - 68) E. Hướng dẫn câu hỏi về nhà. - Trả lời các câu hỏi 1,2,3 SGK trang 35. - Ôn tập để kiểm tra 45 phút tiết sau Rút kinh nghiệm bài giảng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2