intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Công nghệ 12 bài 3

Chia sẻ: đinh Tiên Hoàng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

434
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời qúy thầy cô giáo, các bạn học sinh tham khảo bộ sưu tập những giáo án bài Thực hành - Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, để nâng cao hiệu quả dạy và học. Đây là tư liệu hay nhất, chúng tôi đã công phu sưu tầm và tuyển chọn những giáo án hay nhất, giúp quá trình giảng dạy của các bạn ngày một thành công, học sinh nhanh chóng nhận biết hình dạng, thông số của các linh kiện. Học sinh có kỹ năng đọc và đo được các thông số kĩ thuật của các linh kiện, sử dụng thành thạo đồng hồ vạn năng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Công nghệ 12 bài 3

  1. THỰC HÀNH CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ-TỤ ĐIỆN-CUỘN CẢM I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Nhận biết hình dạng,thông số của các linh kiện. 2/ kĩ năng: - Đọc và đo được các thông số kĩ thuật của các linh kiện. - Sử dụng thành thạo đồng hồ vạn năng. 3/ thài độ: - Có ý thức tuân thủ các quy trình và quy định về an toàn. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu kĩ bài 2và 3 sgk. - Làm thử bài thực hành. 2/ Chuẩn bị đồ dùng: - Dụng cụ, vật liệu cho mỗi nhóm hs. + Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc. + Các loại điện trở: 10 chiếc. + Các loại tụ điện: 10 chiếc. + Các loại cuộn cảm: 10 chiếc. - HS nghiên cứu qui ước các vòng màu trên điện trở hình 3.1 sgk,chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành trang 14 sgk.
  2. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài củ: Nêu kí hiệu,phân loại,số liệu kĩ thuật và tác dụng của điện trở trong mạch ? 3/ Nội dung bài thực hành: Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu: a/ GV giới thiệu mục tiêu của bài học: Trong thời gian 45/ mỗi nhóm hs phải biết nhận dạng,đọc và đo được các số liệu kĩ thuật của các linh kiện: Điện trở,tụ điện,cuộn cảm. b/ GV giới thiệu nội dung và qui trình thực hành. - Bước 1: Quan sát,nhận biết và phân loại các linh kiện. - Bước 2: Chọn ra 5 điện trở màu lận lượt lấy ra từng điện trở để đọc trị số và đo bằng đồng hồ rồi ghi vào bảng số 01. - Bước 3: Chọn ra 3 loại cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây rồi điền vào bảng 02. - Bước 4: Chọn ra 1 tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không có cực tính để ghi ra các số liệu kĩ thuật rồi điền vào bảng 03. c/ Phân chia dụng cụ,vật liệu cho các nhóm hs: Theo như đã chuẩn bị Hoạt động 2: Thực hành: Hoạt động của hs Hoạt động của GV
  3. 1/ Quan sát,nhận biết và phân loại các linh kiện: Theo dỏi,hướng dẫn quá trình thực Quan sát hình dạng các linh kiện hành của hs. để nhận biết và phâ loại ra các linh kiện: điện trở,tụ điện,cuộn cảm. 2/ Đọc và đo trị số của điện trở Hướng dẫn hs cách sử dụng đồng hồ màu. vạn năng để đo điện trở. - Cách đọc các điện trở màu. Quan sát hướng dẫn cách đọc điện trở của hs. - Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở. Hướng dẫn hs ghi số liệu vào mẫu báo cáo thực hành. - Đo trị số điện trở. - Ghi trị số vào bảng 01. 3/ Nhận dạng và phân loại cuộn cảm: Phân loại theo vật liệu làm lõi. Ghi vào bảng 02. 4/ Phân loại,cách đọc và giải thích số liệu kĩ thuật ghi trên tụ điện Hoạt động 3: Đánh giá kết quả. - Yêu cầu đại diện các nhóm hs lên trình bày kết quả thực hành của nhóm và tự đánh giá. - GV thu báo cáo thực hành của các nhóm và nhận xét chung về quá trình thực hành.
  4. - Thu dọn vật liệu,dụng cụ và vệ sinh lớp học. - Về nhà đọc trước bài 4 sgk 4. Mẫu báo cáo CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ TỤ ĐIỆN CUỘN CẢM HỌ VÀ TÊN……………. LỚP ………………… Bước 1:Tìm hiểu về điện trở STT Vạch màu trên thân Trị số đọc Trị số đo Nhận xét điện trở 1 2 3 4 5 Bước 2: Tìm hiểu về cuộn cảm STT Loại cuộn cảm Kí hiệu và vật liệu Nhận xét lõi 1 2
  5. 3 Bước 3: Tìm hiểu về tụ điện STT Loại tụ điện Số liệu kỹ thuật ghi Giải thích số trên tụ liệu 1 Tụ không có cực tính 2 Tụ có cực tính Tự đánh giá kết quả Bước 4: Củng cố GV tổng kết đánh giá bài học nhấn mạnh trọng tâm của bài Bước 5 :Giao nhiệm vụ về nhà yêu cầu HS học thuộc nội dung bài và xem trước nội dung bài sau
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2