intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Công nghệ 7 bài 50: Môi trường nuôi thủy sản

Chia sẻ: Hoàng Tuấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

367
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh ngày một tốt hơn, chúng tôi đã tuyển chọn bộ sưu tập hay nhất về giáo án Môi trường nuôi thủy sản. Khi tham khảo tư liệu này qúy thầy cô chia sẽ với nhau những kinh nghiệm một cách tốt nhất về kỹ năng, hình thức biên soạn giáo án giảng dạy. Học sinh biết được biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao. Trồng cây chắn gió để tăng nhiệt, cắt bỏ lau, sậy, tiêu diệt bọ gậy. Cải tạo đất đáy ao, bón phân hữu cơ, trồng cây xanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Công nghệ 7 bài 50: Môi trường nuôi thủy sản

  1. GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - HS hiểu được đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản - Biết được 1 số tính chất của nước nuôi thuỷ sản - Biết cách cải tạo nước nuôi thuỷ sản và đất đáy ao. 2. Kĩ năng. - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm 3. Thái độ. - Có ý thức bảo vệ. Làm sạch môi trường nuôi thuỷ sản ở gia đình và đia phương. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Phiếu học tập cho từng nhóm 2. Học sinh. - Phiếu học tập cá nhân III. Tiến trình tổ chức dạy - học. 1.Ổn định tổ chức lớp (1 phút ) Sỹ số lớp 7A:……/31………………………………………………… 7B:……/30………………………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - Trình bày nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản ở n ước ta? Theo em nhi ệm v ụ nào quan trọng nhất? Tại sao? - Trả lời: Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản là:
  2. + Khai thác tối đa tiềm năng diện tích mặt nước và giống nuôi. + Cung cấp thực phẩm tươi sạch + Ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng thuỷ sản 3. Bài mới. Hoạt động 1 (9 phút) 1. Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản HS: Đọc thông tin I SGK trang 133 GV? Em hãy nêu đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản? HS: Trả lời 3 đặc điểm GV? Dựa vào đặc điểm nước có khả năng hoà tan các chất vô cơ người ta đã làm gì? HS: Bón phân hữu cơ và vô cơ xuống nước nuôi tôm cá. GV? Tại sao nói dưới nước thức ăn tự nhiên phát triển thuận lợi? HS: Vì nhiệt độ ổn định GV? Khi ao hồ thiếu ôxi cần làm gì để bổ sung ôxi cho tôm cá? HS: Thay nước mới sạch GV: Kết luận 3 đặc điểm - Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ. - Có khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước. - Thành phần ôxi (o2) thấp và cacbonic (CO2) cao. Hoạt động 2 (22 phút) 2. Tính chất của nước nuôi thuỷ sản GV: Giới thiệu nước nuôi thuỷ sản có 3 tính chất: Vật lý, hoá học, sinh học HS: Nghiên cứu thông tin SGK GV: Chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1, 3, 5: Thảo luận tóm tắt tính chất của nước nuôi thuỷ sản (lý học)
  3. Nhóm 2, 4, 6: Thảo luận tóm tắt tính chất hoá học của nước nuôi thuỷ sản HS: Thảo luận nhóm 4 phút GV: Yêu cầu nhóm 1 và nhóm 5 báo cáo k ết qu ả thảo luận. HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét chung kết luận - Tính chất lý học: + Nhiệt độ ảnh hưởng tiêu hoá, hô hấp, sinh sản của tôm cá. + Độ trong là chỉ tiêu đánh giá độ tốt, xấu của nước nuôi thuỷ sản + Màu nước: Nước béo màu nõn chuối, vàng lục. Nước gầy màu tro đục, xanh đồng. Nước bệnh màu đen mùi thối. + Sự chuyển động của nước đều, liên tục là tốt. GV? Nhiệt độ giới hạn chung cho tôm cá là bao nhiêu? HS: Tôm 25 ÷ 35oC; Cá 20 ÷ 30oC GV? Xác định độ trong của nước bằng cách nào? HS: Đo độ trong của nước bằng đĩa sếnh xi. GV? Tại sao nước nuôi thuỷ sản có nhiều màu khác nhau? HS: Do nước có khả năng hấp thu và phản xạ ánh sáng, có các chất mùn hoà tan GV? Tại sao nước chuyển động đều là tốt? HS: Làm tăng O2, phân bố đều thức ăn GV? Yêu cầu nhóm 4 báo cáo HS: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung GV: Nhận xét kết luận - Tính chất hoá học
  4. + Các chất khí hoà tan phụ thuộc nhiệt độ, áp suất, nồng độ muối, khí O2, khí CO2 + Các muối hoà tan: Đạm nitơrat, lân, sắt. + Độ pH thích hợp 6 ÷ 9 GV? Các chất khí hoà tan có ảnh hưởng gì đến tôm cá? HS: Ảnh hưởng tới hô hấp (thở) của cá GV? Độ pH có ảnh hưởng gì tời tôm cá? HS: Chua quá, kiềm quá cá không lớn lên được. GV: Yêu cầu HS quan sát hình 78 SGK. Cho biết sinh vật thuộc nhóm thực vật thuỷ sinh, động vật đáy? HS: a, b, c, g, h là thực vật thuỷ sinh; d, e, i, k là động vật đáy. GV: Yêu cầu HS kết luận HS: Kết luận tính chất sinh học - Nước nuôi thuỷ sản có nhiều sinh vật sống: Thực vật thuỷ sinh, động vật phù du và động vật đáy. Hoạt động 3 (5 phút) 3. Biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao HS: Nghiên cứu thông tin GV? Cần cải tạo nước ao ra sao? HS: Trồng cây chắn gió, diệt bọ gạo GV? Cải tạo đất đáy ao cần chú ý điều gì? HS: Tuỳ tính chất của đất GV: Kết luận - Tuỳ từng vùng miền mà cải tạo nước ao cho phù hợp: Trồng cây, diệt bọ gạo. - Tuỳ từng loại đất mà có các biện pháp cải tạo đất đáy ao cho phù hợp: Trồng cây, bón phân 4. Củng cố (3 phút).
  5. Trình bày các tính chất cơ bản của nước nuôi thuỷ sản. Cho biết biện pháp cải t ạo n ước và đ ất đáy ao ở gia đình, địa phương? 5. Hướng dẫn học ở nhà(1 phút ). Học và trả lời câu hỏi cuối bài Nghiên cứu trước bài: "Thức ăn của động vật thuỷ sản".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1