intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Công nghệ 7 bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

Chia sẻ: Hoàng Tuấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

347
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuyển chọn những giáo án hay nhất về Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản mời các bạn cùng tham khảo. Qua bộ sưu tập này quý thầy cô giáo rất thuận tiện trong việc biên soạn giáo án giảng dạy, đưa kiến thức đến với học sinh một cách nhanh chóng, học sinh biết môi trường thủy sản nếu bị ô nhiễm sẽ gây ra hậu quả xấu đối với động vật thủy sinh và đời sống con người, do đó cần được bảo vệ. Cùng tham khảo để dạy và học đạt hiệu quả nhất các bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Công nghệ 7 bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

  1. GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản - Trình bày được các biện pháp bảo vệ môi trường. - Hiểu được hiện trạng, nguyên nhân và cách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. 2. Kĩ năng. - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, trình bày sơ đồ - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ. - Có ý thức bảo vệ môi trường sống và nguồn lợi thuỷ sản II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Phiếu học tập cho các nhóm: Điền khuyết mục II1 SGK trang 153 - Sơ đồ 17 SGK trang 154 2. Học sinh. - Phiếu học tập cá nhân - Kẻ sơ đồ 17 vào vở bài tập III. Tiến trình tổ chức dạy - học. 1.Ổn định tổ chức lớp (1 phút ) Sỹ số lớp 7A:......../31..................................................................... 7B:......../30......................................................................
  2. 2. Kiểm tra 3. Bài mới. Hoạt động 1 (7 phút) 1. Ý nghĩa HS: Đọc thông tin I SGK GV? Tại sao thường dùng nước thải để nuôi thuỷ sản? HS: Nước thải cung cấp chất dinh dưỡng thức ăn. GV? Nước thải chưa xử lý có tác hại gì? HS: Làm ô nhiễm môi trường, chết tôm cá, sản phẩm tôm cá có chất độc, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. GV? Bảo vệ môi trường thuỷ sản có ý nghĩa gì? HS: Hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu của các chất độc hại với thuỷ sản và con người. GV: Yêu cầu HS kết luận HS: Kết luận - Bảo vệ môi trường là để có những sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người và để ngành chăn nuôi thuỷ sản phát triển bền vững, có hàng hoá xuất khẩu. Hoạt động 2 (12 phút) 2. Một số biện pháp bảo vệ môi trường a. Các phương pháp xử lý nguồn nước HS: Đọc thông tin II1 SGK GV? Có các phương pháp hữu hiệu nào trong xử lý nguồn nước? HS: Trình bày 2 phương pháp - Phương pháp lắng (lọc) bằng các bể lọc lớn. - Phương pháp dùng hoá chất diệt khuẩn làm giảm chất độc. GV? Nêu ưu nhược điểm 2 phương pháp? HS: Phương pháp lắng lọc dùng cho đại trà nhưng khả năng diệt khuẩn chưa cao. Phương pháp hoá chất dễ kiếm, dẻ tiền diệt khuẩn cao, vì vậy nên
  3. dùng phối hợp 2 phương pháp. GV? Trong khi nuôi tôm cá mà môi trường bị ô nhiễm phải làm gì? HS: Ngừng cho ăn, sục khí tăng O 2, tháo nước cũ thêm nước mới, ô nhiễm nặng chuyển tôm cá sang ao khác để xử lý. HS: Đọc thông tin II2 SGK b. Quản lý GV? Để giảm bớt độc hại cho thuỷ sinh vật và con người cần làm gì? HS: Ngăn cấm huỷ hoại các sinh vật cảnh đặc trưng, quy định nồng độ tối đa của hoá chất chất độc, sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý. GV? Tại sao phân hữu cơ phải ủ hoai? HS: Tiêu diệt trứng giun sán, phân huỷ nhanh, giảm ô nhiễm môi trường. GV: Kết luận - Ngăn cấm huỷ hoại các sinh cảnh đặc trưng - Quy định nồng độ tối đa của hoá chất chất độc có trong nước nuôi thuỷ sản. - Sử dụng phân hữu cơ đã ủ hoai, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý. Hoạt động 3 (21 phút) 3. Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản a. Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước GV: Yêu cầu HS đọc thông tin. Phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận. HS: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập điền khuyết. GV: Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả. HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung nêu được: 1. Nước ngọt; 2. Tuyệt chủng; 3. Khai thác; 4. Giảm sút; 5. Số lượng; 6. Kinh tế
  4. GV: Yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu học t ập cá nhân Phiếu học tập b. Nguyên nhân anh hưởng đến môi trường thuỷ sản GV: Treo sơ đồ. Yêu cầu HS trình bày HS: Trình bày sơ đồ - Khai thác với cường độ cao, mang tính huỷ diệt - Phá hoại rừng đầu nguồn - Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa. - Ô nhiễm môi trường nước GV? Có nên dùng điện, chất nổ để đánh cá khôn? Vì sao? HS: Không. Vì sẽ huỷ diệt tôm cá và các động vật khác gây ô nhiễm môi trường. GV? Tại sao chặt phá rừng đầu nguồn lại ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản? HS: Gây xói mòn lũ lụt dẫn đến mất, chết cá, hạn hán, tôm cá không có môi trường sống. c. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lý. HS: Đọc thông tin III3 SGK GV? em hãy cho biết mối quan hệ các thành phần trong mô hình VAC? HS: Trình bày GV? Làm thế nào để nâng cao năng suất chăn nuôi thuỷ sản? HS: Giống tốt, nuôi dưỡng tốt, chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh tốt. GV? Làm thế nào để duy trì nguồn lợi thuỷ sản lâu dài bền vững? HS: Bảo vệ tốt, đánh bắt đúng kĩ thuật. GV: Kết luận - Tận dụng tối đa mặt nước nuôi thuỷ sản. áp dụng mô hình VAC, VACR.
  5. - Sử dụng giống tốt, nuôi dưỡng chăm sóc tốt, vệ sinh phòng bệnh tốt. - Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đánh bắt đúng kĩ thuật. Xử lý tốt ô nhiễm nguồn nước và môi trường. 4. Củng cố (3 phút). Hãy nêu hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản và các biện pháp khai thác b ảo v ệ ngu ồn l ợi thu ỷ s ản ở địa phương em? 5. Hướng dẫn học ở nhà(1 phút ). - Học và trả lời bài theo câu hỏi cuối bài. - Ôn tập kiến thức phần thuỷ sản - Ôn tập học kỳ II
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0