Giáo án Địa lý 10 bài 38: Thực hành Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama
lượt xem 39
download
Bao gồm một số bài giáo án Thực hành Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo cho dạy và học. Bài học giúp học sinh nắm được vị trí chiến lược của hai con kênh nổi tiếng thế giới là Xuy-ê và Pa-na-ma, vai trò của hai con kênh này trong ngành vận tải biển thế giới. Nắm được những lợi ích về kinh tế nhờ có sự hoạt động của các kênh đào này. Biết tổng hợp các tài lịêu từ các nguồn khác nhau, từ các lĩnh vực khác nhau. Có kĩ năng phân tích bản số liệu kết hợp với phân tích bản đồ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Địa lý 10 bài 38: Thực hành Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Panama
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10 BÀI 38: THỰC HÀNH –VIẾT BÁO CÁO NGẮN VỀ HAI KÊNH ĐÀO : XUY-Ê VÀ PA-NA-MA I.MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1.Về kiến thức -Nắm được vị trí chiến lược của hai con kênh nổi tiếng thế giới là Xuy-ê và Pa-na- ma; vai trò của hai con kênh này trong ngành vận tải biển thế giới. -Nắm được những lợi ích về kinh tế nhờ có sự hoạt động của các kênh đào này. 2.Về kĩ năng -Biết tổng hợp các tài lịêu từ các nguồn khác nhau, từ các lĩnh vực khác nhau. -Có kĩ năng phân tích bản số liệu kết hợp với phân tích bản đồ. -Có kĩ năng viết báo cáo ngắn và trình bày trước lớp. II.THIẾT BỊ DẠY HỌC -Các lược đồ kênh Xuy-ê và kênh Pa-na-ma trong SGK( phóng to). -Bản đồ các nước trên thế giới. -Bản đồ tự nhiên Châu Phi. -Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ. -Lược đồ thế giới, trên đó có đánh dấu vị trí của các kênh đào, các cảng biển nói đến trong bài tập thực hành. -Các tài liệu bổ sung về kênh đào Xuy-ê và kênh Pa-na-ma. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10 Mở bài: -GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành: Hoàn thành các bài tập về kênh đào Xuy-ê và kênh Pa-na-ma. Bài tập số 1 HĐ 1: Cả lớp GV : yêu cầu HS xác định ở tập bản đồ thế giới và các châu lục vị trí của kênh đào Xuy-ê, xác định các đại dương, biển được nối liền thông qua kênh đào.Sau đó gọi một vài HS lên bảng chỉ trên bản đồ thế giới các đối tượng vừa tìm.GV chuẩn kiến thức. HĐ 2: Cặp / nhóm Bước 1:HS hoàn thành phiếu học tập 1. GV kẻ phiếu học tập 1 lên bảng. Bước 2: Gọi 1 HS lên bảng điền các thông tin còn thiếu.Cả lớp góp ý chỉnh sửa.GV đưa bảng thông tin phản hồi. HĐ 3.Nhóm Bước 1: Các nhóm đọc SGK, dựa vào kết quả vừa tính toán, dựa vào các bản đồ, lược đồ trên bảng, thảo luận các câu hỏi sau: -Hoạt động đều đặn của kênh đào Xuy-ê đam lại những lợi ích gì cho ngành hàng hải TG? -Nếu kênh đào bị đóng cửa như thời gian 8 năm(1967-1975) do chiến tranh, thì sẽ gây những tổn thất kinh tế như thế nào đối với Ai Cập, các nước ven Địa Trung Hải và biển Đen? Bước 2: Đại diện nhóm lên trình bày.GV chuẩn xác kiến thức.Có thể yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: -Tại sao kênh đào Xuy-ê lại rơi vào tay đế quốc Anh? -Đế quốc Anh đã được lợi gì từ kênh đào này?
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10 -Những lợi ích do sự hoạt động của kênh đào và những thiệt hại nếu như kênh đào bị đóng cửa? Bước 3: GV có thể tổng kết phần này như sau: +Kênh Xuy-ê *Lợi ích: -Rút ngắn được thời gian vận chuyển, dễ dàng mở rộng thị trường. -Giảm chi phí vận tải, giảm giá thành sản phẩm. -An toàn hơn cho người và hàng hóa, có thể tránh được thiên tai so với việc vận chuyển trên đường dài. -Đem lại nguồn thu nhập lớn cho Ai Cập thống qua thuế hải quan. -… *Những tổn thất kinh tế: Đối với Ai Cập: -Mất nguồn thu nhập thông qua thuế hải quan. -Giao lưu trao đổi buôn bán với các nước khác trên thế giới bị hạn chế. Đối với các nước Địa Trung Hải và biển Đen: -Tăng chí vận chuyển hàng hóa. -Kém an toàn hơn cho người và hàng hóa. -… HĐ 4:Nhóm / cá nhân Bước 1: Trên cơ sở thông tin vừa có được, kết hợp với tư liệu về kênh đào Xuy- ê ở phần III các tư liệu tự sưu tầm được, thảo luận nhóm, sau đó ghi lại những nét chính về kênh đào Xuy-ê. Gợi ý: Có thể tập hợp một số thông tin về kênh đào qua các ý sau: -Thuộc quốc gia nào.
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10 -Các biển và các đại dương được nối liền. -Chiều dài, chiều rộng. -Trọng tải tàu qua. -Thời gian xây dựng. -Nước quản lý trước kia. -Năm được đưa về nước chủ quản.. -Nhnững lợi ích kênh đào Xuy-ê có thể đem lại cho ngành hàng hải TG. -Những tổn thất kinh tế đối với Ai Cập các nước ven Địa Trung Hải và biển Đen nếu kênh đào bị đóng cửa. -… Bước 2: Đại diện 2 nhómlên trình bày, mỗi nhóm 2 HS , một HS trình bày, một HS ghi ngắn gọn các ý chính lên bảng.Yêu cầu sử dụng bản đồ để minh họa khi cần thiết. GV khuyến khích các em nêu những thông tin, những câu chuyện về kênh đào Xuy-ê mà các em đã tìm được trong thời gian chuẩn bị bài ở nhà.GV chuẩn xác kiến thức, bổ sung thêm một số thông tin chưa được đề cập. *Ghi chú:Phần kênh đào Pa-na-ma có thể tiến hành tương tự như kênh đào Xuy- ê nếu còn đủ thời gian làm tại lớp.Nếu không, GV hướng dẫn cho HS về làm ở nhà, đầy đủ như với kênh đào Pa-na-ma, tuần sau có thể yêu cầu HS nộp bài báo cáo để lấy điểm kiểm tra 15 phút. Gợi ý:Có thể hướng dẫn HS hoàn thành bài tập ở nhà, hoặc ngay tại lớp nếu còn thời gian, theo trình tự dưới đây: 1.Xác định kênh đào Pa-na-ma trên bản đồ như đã nêu trong SGK. 2.Hoàn thành phiếu học tập 2 3.Dựa vào phiếu học tập đã hoàn thành, dựa vào các bản đồ(tập bản đồ TG và các châu lục), cũng như kiến thức đã có , hãy :
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10 -Cho biết kênh đào Pa-na-ma đem lại những lợi ích gì cho sự tăng cường giao lưu giữa các nền kinh tế vùng Châu Á-Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Mỹ. -Tại sao nói việc Hoa Kỳ phải trao trả kênh đào Pa-na-ma cho chính quyền và nhân dân Pa-na-ma là một thắng lợi lớn của nước này? 4.Trên cơ sở các thông tin trên, trên cơ sở tư liệu về kênh đào Pa-na-ma ở phần III, cùng những thông tin các em đã tìm hiểu được, yêu cầu các em hoàn thiện một bài viết ngắn về về kênh đào này. *Lưu ý: Phần viết bài viết ngắn về kênh Pa-na-ma có thể tương tự như kênh Xuy-ê.Tuy nhiên cần chú ý đến các âu tàu ở kênh Pa-na-ma, lý giải vì sao phải dùng các âu tàu, nêu những hạn chế của việc phải sử dụng các âu tàu. IV . ĐÁNH GIÁ Khuyến khích một vài HS xung phong lên bảng xác định 2 kênh đào( hoặc kênh đào Xuy-ê) trên BĐ và nêu một số nét khái quát về hai kênh đào( hoặc kênh đào Xuy-ê) mà các em có thể nhớ được qua bài học. V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Viết báo cao ngắn về kenh đào Pa-na-ma. VI.PHỤ LỤC Phiếu học tập 1: Hoàn thảnh bảng dưới đây: (Khoảng cách quãng đường được rút ngắn khi qua kênh đào Xuy-ê) Tuyến Khoảng cách( hải lý) Quãng đường được rút ngắn Vòng Châu Qua Xuy-ê Hải lý % phi Ô-đét-xa-> Mubai 11818 4198 Mi-na al –A-hma-đi-> Giê-noa 11069 4705 Mi-na al –A-hma-đi-> Rôt-tec- 11932 5560
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10 đam Mi-na al –A-hma-đi->Ban-ti- 12039 8681 mo Ba-lik-pa-pan ->Rôt-tec-đam 12081 9303 *Phiếu học tập 2:Hoàn thành bảng dưới đây: (Khoảng cách quãng đường được rút ngắn khi qua kênh đào Pa-na-ma) Tuyến Khoảng cách (hải lý) Quãng đường được rút ngắn Đường khác Qua Pa-na- Hải lý % không qua ma kênh Niu I-ooc ->XanPhran-xi- 13107 5263 xcô Niu I-ooc -> Van-cu-vơ 13907 6050 Niu I-ooc ->Van-pa-rai-xô 8337 1627 Li-vơ-pun -> XanPhran- 13507 7930 xi-xcô Niu I-ooc ->I-ô-cô-ha-ma 13042 9700 Niu I-ooc ->Xit-ni 13051 9692 Niu I-ooc ->Thượng Hải 12321 10584 Niu I-ooc ->Xin-ga-po 10141 8885 *Thông tin phản hồi phiếu học tập 1: (Khoảng cách quãng đường được rút ngắn khi qua kênh đào Xuy-ê) Tuyến Khoảng cách (hải lý) Quãng đường được rút ngắn
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10 Vòng Châu Qua Xuy-ê Hải lý % phi Ô-đét-xa-> Mubai 11818 4198 7620 64 Mi-na al –A-hma-đi-> Giê-noa 11069 4705 6364 57 Mi-na al –A-hma-đi-> Rôt-tec- 11932 5560 6372 53 đam Mi-na al –A-hma-đi->Ban-ti- 12039 8681 3368 28 mo Ba-lik-pa-pan ->Rôt-tec-đam 12081 9303 2778 23 *Thông tin phản hồi phiếu học tập 2: (Khoảng cách quãng đường được rút ngắn khi qua kênh đào Pa-na-ma) Tuyến Khoảng cách (hải lý) Quãng đường được rút ngắn Đường khác Qua Pa-na- Hải lý % không qua ma kênh Niu I-ooc ->XanPhran-xi- 13107 5263 7844 60 xcô Niu I-ooc -> Van-cu-vơ 13907 6050 7857 56 Niu I-ooc ->Van-pa-rai-xô 8337 1627 6710 80 Li-vơ-pun -> XanPhran- 13507 7930 5577 41 xi-xcô Niu I-ooc ->I-ô-cô-ha-ma 13042 9700 3342 26 Niu I-ooc ->Xit-ni 13051 9692 3359 26 Niu I-ooc ->Thượng Hải 12321 10584 1737 14
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10 Niu I-ooc ->Xin-ga-po 10141 8885 1256 12 *Bài đọc thêm Bài báo 1( đăng tin ngày 22-2-2002, báo tin tức) Năm 2001, thu nhập từ các tàu đi qua kênh đào Suez giảm nhẹ, đạt 1,9 tỷ USD, giảm 47 triệu USD so với năm 2000.Theo ông chủ tịch kênh đào Suez, nguyên nhân dẫn đến giảm sút của năm 2001 là do sự kiện 11/9 tại Mỹ và hậu quả của nó đối với thị trường vận tải biển thế giới.Năm nay tổng cộng có 13,986 lượt tàu qua kênh, ít hơn năm 2000 là 155 lượt tàu.Tuy nhiên lượng hàng hóa qua kênh lai tăng hơn 4%, đạt 456,1 triệu tấn.Hàng ngày trung bình có khoảng 40 lượt tàu qua kênh.Kênh đào Suez là một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Ai Cập cùng với du lịch và xuất khẩu dầu. Bài báo 2( tháng 7-2003) Cơ quan quản lý kênh đào Pa-na-ma (ACP) vừa triển khai hệ thống nhận dạng tự động (AIS) để hỗ trợ việc hàng hải mà tất cả các tàu hiện nay bắt buộc đều phải có thiết bị này.Nhiếu hiệu lệnh hàng hải trên kênh đào sẽ được giảm bớt vì hoa tiêu bây giờ đã có thể quan sát tốt hơn mọi vật thể di chuyển trên kênh đào.Thêm vào đó,cơ quan quản lý kênh đào Pa-na-ma(ACP) sẽ cải thiện công tác quản lý luồng giao thông trên kênh và khoảng cách giữa các tàu chạy trên kênh. Vì sao người ta ví kênh đào Pa-na-ma là chiếc cầu của thế giới. (Nguồn : Những điều kì thú, NXB Lao động và Xã hội) Trên bản đồ Châu Mĩ có một dãy đất hẹp ở miền Trung, nó giống như cái lưng ong của lục địa Tây Bán cầu, đó chính là eo biển Pa-na-ma với một bên là Thái Bình Dương và một là Đại Tây Dương.
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10 Trên đó có con kênh đào Pa-na-ma thông hai đại dương trên, và nó trở thành ranh giới giữa Bắc Mĩ và Nam Mĩ. Pa-na-ma rất hẹp,mạch núi chập trùng, ở giữa lưng ong có một cái hồ thiên nhiên gọi là Hồ Gatun, hồ này cách mặt nước biển 26m.Người ta lợi dụng hồ này đào hệ thống kênh đào 2 đầu để thông giữa 2 đại dương.Do mặt nước hồ cao và mực nước giữa 2 đại dương chênh lệch nhau rất lớn, nên người ta phải xây dựng hệ thống van và hệ thống xe điện kéo trên bờ để trèo lên trượt xuống, giống như xe hơi hơi trên lục địa phải qua chiếc cầu vòm cho nên mọi người hình tượng hóa đó là “chiếc cầu nước”. Cầu nước bao gồm 3 nhóm van nước,mỗi van nước có 2 đường tàu đi, có thể đi đồng thời 2 chiếc tàu xuôi ngược mà không ảnh hưởng lẫn nhau.Tàu thuyền qua đây mất 16 tiếng với độ dài khoảng 81,3km.(SGK 64 km). Kênh đào khai thông năm 1941 đến năm 1979(65 năm) có trên 50 000 chiếc tàu viễn dương qua đây . Trong thời gian đại chiến chỉ riêng quân hạm qua kênh này tới 5300 chiếc.Các tàu thuyền cung ứng quân sự là 8500 chiếc.Không chỉ là con đường hàng hải mà còn là con đường chiến lược quân sự. Câu chuyện 3:Tại sao kênh đào Pa-na-ma lại có những cửa cống? (Nguồn:Câu chuyện về các kỳ quan thế giới, NXB trẻ) Một trong những công trình đáng chú ý nhất trong lich sử xây dựng là kênh đào Panama.Đây là con đường giao thông quan trọng trên thế giới.Nó cho phép nhiều hải cảng hai bên bờ Đại Tây dương và Thái Bình Dương rút ngắn khoảng cách có đến 8000 hải lý và từ nước Anh cũng giảm được 1500 hải lý. Đầu tiên , kênh này được một k ĩ sư người Pháp thiết kế, xây dựng.Kế hoạch nhằm đào một con kênh ngang bằng với mặt biển, sâu khoảng 9m,và đáy rộng khoảng 22,5m.Nhưng vì nhiều lí do mà kế hoạch này không thực hiện được.Đến nam 1904, Hoa Kì bắt tay vào xây dựng con kênh này.Kế hoạch của Pháp là đào con kênh này dưới mực nước biển để thông từ Đại Tây dương sang Thái Bình dương.Nhưng làm thế thì rất nguy hiểm đồng thời công đào sẽ rất lớn.Do đó Hoa Kì thực hiện làm theo phương án cửa cống.Điều này có nghĩa là làm thế
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10 nào để điều chỉnh được mực nước ở từng đoạn sao cho có độ cao ngang bằng nhau. Cửa cống tạo thành những khoang nước cho tàu đi ngang.Đơn giản như thế này:Khi tàu đi từ đại Tây Dương vào đến Hồ Gatun( đoạn này mực nước cao) thì ngưng lại.Trong khi ấy mực nước ở giữa đoạn đường hồ Gatun và Gailard Cut(thấp hơn) lại được nâng cao lên cho ngang với mực nước ở hồ Gatun.Tàu đi ngang qua đoạn kênh này đến Gailard Cut thì ngưng lại để nâng mực nước ở đoạn phía sau cho bằng mực nước đang đậu.Và tàu đi qua cửa cống.Cứ như vậy mực nước lúc nào cũng được điều chỉnh để lúc nào tàu cũng di chuyển trên mực nước ngang bằng nhau cho đến khi qua đại dương bên kia.Trong khi di chuyển kênh, tàu không mở máy chạy mà nhờ máy móc ở hai bên làm cho di chuyển. Bằng cách điều chỉnh mực nước như vậy, tàu lớn có thể đi qua mà không cần đào quá sâu, đồng thời mực nước giữa hai đại dương không trở thành những cản trở không thể vượt qua đối với các con tàu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Địa lý 10 bài 34: Thực hành Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới
4 p | 1344 | 83
-
Giáo án Địa lý 10 bài 37: Địa lý các ngành giao thông vận tải
10 p | 896 | 52
-
Giáo án Địa lý 10 bài 40: Địa lý ngành thương mại
8 p | 649 | 41
-
Giáo án Địa lý 10 bài 30: Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia
5 p | 698 | 31
-
Giáo án Địa lý 10 bài 32: Địa lý các ngành công nghiệp
10 p | 1115 | 29
-
Giáo án Địa lý 10 bài 4: Thực hành Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
4 p | 1097 | 27
-
Giáo án Địa lý 10 bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số
7 p | 749 | 27
-
Giáo án Địa lý 10 bài 10: Thực hành Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ
4 p | 760 | 26
-
Giáo án Địa lý 10 bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
7 p | 608 | 25
-
Giáo án Địa lý 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất
9 p | 771 | 25
-
Giáo án Địa lý 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế
5 p | 534 | 24
-
Giáo án Địa lý 10 bài 20: Lớp vỏ địa lý. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý
5 p | 609 | 23
-
Giáo án Địa lý 10 bài 28: Địa lý ngành trồng trọt
7 p | 558 | 22
-
Giáo án Địa lý 10 bài 36: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải
7 p | 747 | 19
-
Giáo án Địa lý 10 bài 29: Địa lý ngành chăn nuôi
6 p | 537 | 17
-
Giáo án Địa lý 10 bài 23: Cơ cấu dân số
5 p | 563 | 15
-
Giáo án Địa lý 10 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
5 p | 677 | 12
-
Giáo án Địa lý 10 bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ
4 p | 547 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn