Giáo án Địa lý 5 bài 11: Lâm nghiệp và thủy sản
lượt xem 54
download
Tuyển chọn các giáo án Lâm nghiệp và thủy sản trong bộ sưu tập hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc trong giáo dục và học tập. Với các bài dạy được biên soạn và thiết kế chi tiết, giáo viên giúp học sinh nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ sản ở nước ta. Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản, phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Ngành thuỷ sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phân bố ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Địa lý 5 bài 11: Lâm nghiệp và thủy sản
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5 Bài 11: LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN i. mục tiêu Sau bài học, HS có thể: • Dựa vào sơ đồ, biểu đồ trình bày những nét chính về ngành lâm nghi ệp và ngành thuỷ sản: + Các hoạt động chính. + Sự phát triển. • Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng. Không đồng tình cới những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thuỷ sản. II. Đồ dùng dạy - học • Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. • Các sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ trong SGK. • Các hình ảnh về chăm sóc và bảo vệ rừng, đánh bắt và nuôi trồng thu ỷ sản. • Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới - GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả - 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau hỏi: đó nhận xét và cho điểm HS. + Kể một số loại cây trồng ở nước ta. + Vì sao nước ta có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới? + Những điều kiện nào giúp cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và vững chắc? - Giới thiệu bài: + Hỏi và yêu cầu HS trả lời nhanh: - Một số HS nêu trước lớp, mỗi HS chỉ Rừng và biển có vai trò thế nào trong cần nêu 1 ý. đời sống và sản xuất của nhân dân ta? + Nêu: Bài học Lâm nghiệp và thuỷ sản hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về vai trò của rừng và biển trong đời sống và sản xuất của nhân dân ta. Hoạt động 1 các hoạt động của lâm nghiệp - GV hỏi HS cả lớp: Theo em, ngành - HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân. lâm nghiệp có những hoạt động gì? Ví dụ: • Trồng rừng.
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5 • Ươm cây. • Khai thác gỗ. - GV treo sơ đồ các hoạt động chính - HS nêu: lâm nghiệp có hai hoạt động của lâm nghiệp và yêu cầu HS dựa vào chính, đó là trồng và bảo vệ rừng; khai sơ đồ để nêu các hoạt động chính của thác gỗ và lâm sản khác. lâm nghiệp. - GV yêu cầu HS kể các việc của trồng - HS nối tiếp nhau nêu: Các việc của và bảo vệ rừng. hoạt động trồng và bảo vệ rừng là: Ươm cây giống, chăm sóc cây rừng, ngăn chặn các hoạt động phá hoại - Hỏi: Việc khai thác gỗ và các lâm sản rừng,... khác phải chú ý điều gì? - Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác phải hợp lí, tiết kiệm không khai thác bừa bãi, phá hoại rừng. - GV nêu kết luận: Lâm nghiệp có hai hoạt động chính là trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và các lâm sản khác. Hoạt động 2 sự thay đổi về diện tích của rừng nước ta - GV treo bảng số liệu về diện tích - HS đọc bảng số liệu và nêu: Bảng rừng của nước ta và hỏi HS: thống kê diện tích rừng của nước ta qua các năm. Dựa vào đây có thể nhận Bảng số liệu thống kê về điều gì? Dựa xét về sự thay đổi của diện tích rừng vào bảng có thể nhận xét về vấn đề qua các năm. gì? - HS làm việc theo cặp, dựa vào các - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau câu hỏi của GV để phân tích bảng số cùng phân tích bảng số liệu, thảo luận liệu và rút ra sự thay đổi diện tích của và trả lời các câu hỏi sau: rừng nước ta trong vòng 25 năm, từ năm 1980 đến năm 2004. + Bảng thống kê diện tích rừng vào các + Bảng thống kê diện tích rừng nước năm 1980, 1995, 2004. ta vào những năm nào? • Năm 1980: 10,6 triệu ha. + Nêu diện tích rừng của năm đó? • Năm 1995: 9,3 triệu ha. • Năm 2004: 12,2 triệu ha. + Từ năm 1980 đến năm 1995, diện + Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta mất đi 1,3 triệu ha. tích rừng nước ta tăng hay giảm bao Nguyên nhân chính là do hoạt động nhiêu triệu ha? Theo em nguyên nhân khai thác rừng bừa bãi, việc trồng nào dẫn đến tình trạng đó? rừng, bảo vệ rừng lại chưa được chú ý đúng mức. + Từ năm 1995 đến năm 2005, diện
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5 tích rừng của nước ta thay đổi như thế + Từ năm 195 đến năm 2004, diện tích nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay rừng nước ta tăng thêm được 2,9 triệu đổi đó? ha. Trong 10 năm này diện tích rừng tăng lên đáng kể là do công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được Nhà nước và - Gọi HS trình bày ý kiến trước lớp. nhân dân và nhân dân thực hiện tốt. - Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi, HS cả lớp - GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS (nếu theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến. cần). - GV hỏi thêm: + Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng nào? - Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng núi, một + Điều này gây khó khăn gì cho công phần ven biển. tác bảo vệ và trồng rừng? + Vùng núi là vùng dân cư thưa thớt vì vậy: • Hoạt động khai thác rừng bừa bãi, trộm gỗ và lâm sản cũng khó phát hiện. • Hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng thiếu nhân công lao động. - GV kết luận: Trước kia nước ta có diện tích rừng rất lớn. Trong kho ảng th ời gian từ 1980 đến 1985, hơn 1 triệu ha rừng đã bị biến thành đ ất tr ồng, đ ồi tr ọc do bị khai thác bừa bãi. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong trồng rừng và bảo vệ rừng nhưng trong những năm gần đây. Nhà nước đã thi hành nhiều bi ện pháp để thúc đẩy diện tích rừng trồng, chống việc khai thác rừng bừa bãi. Kết quả là từ năm 1995 đến năm 2004, diện tích rừng của nước ta đã tăng được 2,9 triệu ha. Hoạt động 3 ngành khai thác thuỷ sản - GV treo biểu đồ thuỷ sản và nêu câu - HS đọc tên biểu đồ và nêu: hỏi giúp HS nắm được các yếu tố của + Biểu đồ biểu diễn sản lượng thuỷ biểu đồ: sản của nước ta qua các năm. + Biểu đồ biểu diễn điều gì? + Trục ngang của biểu đồ thể hiện + Trục ngang thể hiện thời gian, tính điều gì? theo năm. + Trục dọc của biểu đồ thể hiện điều + Trục dọc của biều đồ thể hiện sản gì? Tính theo đơn vị nào? lượng thuỷ sản, tính theo đơn vị là nghìn tấn. + Các cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện + Các cột màu đỏ thể hiện sản lượng
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5 điều gì? thuỷ sản khai thác được. + Các cột màu xanh trên biểu đồ thể + Các cột màu xanh thể hiện sản hiện điều gì? lượng thuỷ sản nuôi trồng được. Lưu ý: Nếu HS có trình độ khá, nắm vững cách xem lược đồ thì GV không cần tiến hành bước hướng dẫn kể trên. - GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu - Mỗi nhóm 4 HS cùng xem, phân tích cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu lược đồ và làm các bài tập. học tập (GV có thể in phiếu cho từng nhóm hoặc viết sẵn phiếu lên bảng cho HS đọc, khi làm HS chỉ cần ghi đáp án Phiếu Học tập Bài: Lâm nghiệp và thuỷ sản Nhóm:................................ Hãy cùng đọc SGK, xem Biểu đồ sản lượng thuỷ sản và thảo luận đển hoàn thành các bài tập sau: Bài 1. Kể tên một số hải sản của nước ta. Kể tên một loại hải sản đang được nhân dân nuôi, trồng. Bài 2. Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất. 1) Ngành thuỷ sản nước ta có các hoạt động. a) Đánh bắt thuỷ sản. b) Nuôi trồng thuỷ sản. c) Cả hoạt động đánh bắt và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. 2) Sản lượng thuỷ sản hàng năm là: a) Sản lượng thuỷ sản đánh bắt được. b) Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được. c) Tổng sản lượng thuỷ sản đánh bắt được và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được. 3) Tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta năm 2003 là: a) 1856 nghìn tấn b) 1003 nghìn tấn c) 2859 nghìn tấn. 4) Sản lượng thuỷ sản của nước ta đang ngày càng: a) Tăng b) Giảm c) Không thay đổi 5) So với sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được thì sản lượng thuỷ sản đánh bắt được luôn: a) ít hơn b) Bằng nhau c) Nhiều hơn
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5 Bài 3: Chọn các ý cho sẵn dưới đây điền vào ô trống thích hợp trong sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các điều kiện phát triển của ngành thuỷ sản. a) Người dân có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt cá và nuôi trồng thuỷ sản. b) Nhu cầu về hải sản tăng. c) Sản lượng thuỷ sản tăng. d) Ngành thuỷ sản ngày càng phát triển. e) Vùng biển rộng. g) Mạng lưới sông ngòi dày đặc. (1).................................... (2).................................... (5).......... (6)........... . .............. ................ .... .... (3).................................... (4).................................... Đáp án: Bài 1: Các loại thuỷ sản đang được nuôi nhiều: các loại cá nước ng ọt nh ư cá ba sa, cá tra, cá trôi, cá trắm, cá mè,...; các loại cá nước lợ và nước mặn: cá song, cá tai tượng, cá chình,...; các loại tôm như tôm sú, tôm hùm, trai, ốc;... Bài 2: 1 - c; 2 - c; 3 - c; 4 - a; 5 - c; 6 - a Bài 3: Điền các ý a, b, e, g vào 1, 2, 3, 4 (không cần đúng thứ tự).
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 5 Điền c vào ô 5; điền d vào ô 6. - GV cho HS trình bày ý kiến trước - Mỗi nhóm HS cử đại diện trả lời 1 lớp. câu hỏi, HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến. - GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS (nếu cần). - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung phiếu bài tập trình bày đặc điểm của ngành thuỷ sản nước ta. - GV kết luận: Ngành thuỷ sản nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển. Nhất là ở các tỉnh ven biển, các tỉnh nhiều ao hồ, hầu hết các tỉnh ở đ ồng b ằng Nam bộ đều có ngành thuỷ sản phát triển mạnh như Kiên Giang, An giang, Cà Mau, Vũng Tàu,...ngoài ra ở miền Trung có các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định,.... phía Bắc có Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định. củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì để bảo vệ các loài thu ỷ h ải sản? - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Địa lý 5 bài 10: Nông nghiệp
9 p | 766 | 72
-
Giáo án Địa lý 5 bài 18: Châu Á (TT)
8 p | 534 | 59
-
Giáo án Địa lý 5 bài 25: Châu Mĩ
10 p | 736 | 57
-
Giáo án Địa lý 5 bài 20: Châu Âu
5 p | 808 | 57
-
Giáo án Địa lý 5 bài 19: Các nước láng giềng của Việt Nam
6 p | 671 | 48
-
Giáo án Địa lý 5 bài 4: Sông ngòi
7 p | 671 | 47
-
Giáo án Địa lý 5 bài 2: Địa hình và khoáng sản
8 p | 534 | 44
-
Giáo án Địa lý 5 bài 27: Châu Đại Dương và châu Nam Cực
5 p | 603 | 41
-
Giáo án Địa lý 5 bài 13: Công nghiệp (tiếp theo)
7 p | 454 | 41
-
Giáo án Địa lý 5 bài 17: Châu Á
5 p | 617 | 38
-
Giáo án Địa lý 5 bài 23: Châu Phi
3 p | 602 | 37
-
Giáo án Địa lý 5 bài 5: Vùng biển nước ta
7 p | 738 | 36
-
Giáo án Địa lý 5 bài 1: Việt Nam đất nước chúng ta
7 p | 430 | 35
-
Giáo án Địa lý 5 bài 3: Khí hậu
9 p | 514 | 31
-
Giáo án Địa lý 5 bài 29: Ôn tập cuối năm
4 p | 463 | 22
-
Giáo án Địa lý 5 bài 16: Ôn tập
4 p | 208 | 20
-
Giáo án Địa lý 5 bài 7: Ôn tập
4 p | 262 | 20
-
Giáo án Địa lý 5 bài 22: Ôn tập
3 p | 436 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn