intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án khoa điều dưỡng - RỬA TAY - MẶC ÁO CHOÀNG – ĐI GĂNG TAY

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

335
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

MỤC TIÊU 1. Trình bày được mục đích, nguyên tắc và thực hiện được kỹ thuật rửa tay. 2. Thực hiện được qui trình kỹ thuật mặc áo choàng, cởi áo choàng. 3. Thực hiện được qui trình kỹ thuật mang găng tay vô khuẩn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án khoa điều dưỡng - RỬA TAY - MẶC ÁO CHOÀNG – ĐI GĂNG TAY

  1. RỬA TAY - MẶC ÁO CHOÀNG – ĐI GĂNG TAY MỤC TIÊU 1. Trình bày được mục đích, nguyên tắc và thực hiện được kỹ thuật rửa tay. 2. Thực hiện được qui trình kỹ thuật mặc áo choàng, cởi áo choàng. 3. Thực hiện được qui trình kỹ thuật mang găng tay vô khuẩn.
  2. • 1. Rửa tay • 1.1. Tầm quan trọng của rửa tay • Bàn tay của nhân viên y tế là công cụ để làm các công việc chăm sóc và điều trị cho người bệnh vì vậy tay của nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Nếu bàn tay không được rửa thường xuyên sẽ trở thành vật trung gian mang mầm bệnh và là nguồn gây nhiễm khuẩn tiềm năng không chỉ mang cho người bệnh và chính bản thân. • Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo rửa tay là biện pháp cố điển nhất, đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất trong phòng ngừa nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế. Vì vậy muốn giảm nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế thì việc cần làm đầu tiên là làm cho bàn tay cán bộ y tế thường xuyên sạch
  3. • 1.2. Nguyên tắc rửa tay • - Tháo bỏ đồ trang sức ở tay (nhẫn, vòng, đồng hồ...). • - Mặc trang phục y tế. Nếu rửa tay để chuẩn bị phẫu thuật chân phải đi bốt. • - Móng tay phải cắt ngắn. • - Trình tự rửa tay: Đầu các ngón tay - ngón tay - bàn tay - cẳng tay. • - Khi xả nước bàn tay luôn luôn ở tư thế ngón tay ở vị trí cao nhất. • 1.3. Phân loại rửa tay trong y tế • - Rửa tay thường qui. • - Rửa tay vô khuẩn. • + Rửa tay làm thủ thuật, phẫu thuật nhỏ. • + Rửa tay phẫu thuật.
  4. 1.4. Rửa tay thường qui • 1.4.1. Mục đích • - Làm sạch và loại bỏ vi khuẩn tạm trú trên bàn tay. • - Đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế. • - Góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. • 1.4.2. Chỉ định • 1. Trước khi mang găng • 2. Trước khi khám, chăm sóc mỗi người bệnh. • 3. Trước khi chuẩn bị dụng cụ, thuốc. • 4. Trước khi đặt thiết bị làm thủ thuật xâm lấn • 5. Trước khi chế biến hoặc chia thức ăn. • 6. Trước khi di chuyển bàn tay từ vùng cơ thể nhiễm khuẩn sang • vùng sạch trên cùng một bệnh nhân. 7. Sau khi tiếp xúc với máu, dịch của người bệnh. • 8. Sau khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh • 9. Sau khi tiếp xúc với với đồ vật xung quanh người bệnh. • 10. Sau khi tháo găng. •
  5. • 1.4.3. Phương tiện • - Lavabo hoặc thùng đựng có nắp và vòi khoá • - Nguồn nước: Nước sạch • - Xà phòng sát trùng như Lifeboy, Microshield. • - Khăn lau tay, giấy sạch dùng một lần hoặc máy sấy hơi. • - Thùng đựng khăn, giấy bẩn có nắp đậy
  6. 1.4. 4. Các phương pháp rửa tay Tác dụng Ph. pháp 1. Rửa tay thường - Loại bỏ các vi khuẩn tạm trú ở mức độ trung bình qui với xà phòng thường - Áp dụng khi làm - §µo th¶i vµ diÖt c¸c vi khuÈn t¹m tró các công việc khám - ¸p dông khi lµm c¸c kü thuËt ®ßi hái v« khuÈn ë møc ®é và chăm sóc thông trung b×nh thường 2. Rửa tay thường - Đào thải và diệt các vi khuẩn tạm trú qui bằng xà phòng có chất diệt khuẩn
  7. • 1.4.5. Tiến hành. • Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà hai lòng bàn tay vào nhau. • Bước 2: Chà lòng bàn tay lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. • Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay. • Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia. • Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. • Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay. • Ghi chú: - Mỗi bước “chà” 5 lần. • Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây.
  8. 1.4.6. Qui trình sát khuẩn • tay bằng cồn 1. Bước 1: Lấy 3-5 ml dung • dịch cồn vào lòng bàn tay. 2. Bước 2: Chà 2 lòng bàn • tay vào nhau. 3. Bước 3: Chà lòng bàn tay • này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia và ngược lại. 4. Bước 4: Chà sạch 2 lòng • bàn tay và các kẽ ngón tay trong. 5. Bước 5: Chà mu các ngón • tay. 6. Bước 6: Chà ngón cái của • bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. 7. Bước 7: Chà sạch các • đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
  9. • 1.5. Rửa tay vô khuẩn • 1.5.1. Phương tiện - Nguồn nước: Nước chín • - Vòi nước: Vòi có cần gạt hoặc • vòi đạp chân, vòi tự động. - Dung dịch rửa tay: Xà phòng • chín hoặc Salvon, Microshield, …. - Tạp dề, bốt đi chân • - Cốc đựng bông tẩm cồn Iod • - Kéo hoặc bấm móng tay • - Hộp đựng bàn chải vô khuẩn. • - Hộp khăn tay vô khuẩn hoặc • máy sấy hơi. - Dung dịch sát khuẩn để ngâm • tay.
  10. 1.5.2. Kỹ thuật tiến hành rửa tay khi làm các thủ thuật nhỏ • Áp dụng: • Khi chăm sóc và làm các kỹ thuật đòi hỏi vô khuẩn: Đặt nội khí • quản, mở khí quản, đặt Catheter tĩnh mạch dưới đòn… Khi thực hiện kỹ thuật chăm sóc người bệnh ở phòng cách ly vô • khuẩn hoặc nhiễm khuẩn. Kỹ thuật rửa tay 2 lần • Lần 1: Rửa tay thường qui không lau khô tay. • Lần 2: Rửa tay bằng bàn chải. • Dùng bàn chải vô khuẩn lấy xà phòng hoặc dung dịch rửa tay. • Đánh tay theo trình tự: Móng tay, bàn tay, cẳng tay, khuỷu tay. • Xả nước cho hết xà phòng. • Ngâm tay vào dung dịch sát khuẩn. • Lau tay bằng khăn vô khuẩn hoặc dùng máy sấy thổi khô tay. •
  11. 1.5.3. Kỹ thuật tiến hành rửa tay phẫu thuật • Áp dụng: Khi thực hiện những động tác có nguy cơ nhiễm khuẩn • cao tại khoa chăm sóc đặc biệt hoặc phòng thủ thuật. Khi thực hiện phẫu thuật, khi làm các thủ thuật sản khoa. Kỹ thuật rửa tay 3 lần • Lần thứ nhất: rửa tay thường qui không lau khô tay. • Lần thứ hai: Tiến hành đánh tay bằng bàn chải (các bước tiến hành • như rửa tay khử trùng, trừ bước ngâm tay và lau khô tay). Lần thứ ba: • Tiến hành đánh tay với bàn chải thứ hai trình tự tiến hành như lần • hai, đánh tay xong xả nước cho hết xà phòng sau đó ngâm tay vào dung dịch sát khuẩn 3 phút rồi lau khô tay bằng khăn vô khuẩn hoặc thổi hơi cho khô tay. Sau khi rửa tay xong nếu chưa tiến hành thủ thuật thì 2 bàn tay đan • lồng vào nhau đưa về phía trước không được chạm vào các đồ vật xung quanh.
  12. • 2. Mặc áo choàng vô khuẩn 2.1. Mục đích Mặc áo choàng vô khuẩn nhằm mục đích ngăn ngừa vi khuẩn từ thầy thuốc lây lan vào vùng phẫu thuật hoặc ngược lại trong các trường hợp phẫu thuật hoặc làm các thủ thuật. 2.2. Qui trình kỹ thuật 2.2.1. Dụng cụ - Áo choàng vô khuẩn được gấp đúng qui cách, mặt ngoài vào trong, hình đèn xếp đựng trong hộp vô khuẩn. - Kẹp Kocher vô khuẩn.
  13. 2.2.2. Kỹ thuật tiến hành • - Người phụ: • + Mở hộp áo đã hấp • + Dùng kẹp kocher vô khuẩn lấy áo • từ trong hộp đưa cho người làm thủ thuật. + Người làm thủ thuật đón lấy áo • bằng cách 2 tay cầm lấy bờ vai phía trong (mặt trái) của áo buông nhẹ xuống. + Hai tay luồn vào 2 tay áo và đưa • thẳng ra phía trước (người làm thủ thuật không được sờ vào mặt ngoài của áo choàng). - Người phụ đứng sau lưng luồn • tay vào mặt trái của áo kéo dây cổ áo lên và buộc lại. - Người làm thủ thuật cầm 2 đầu • dây lưng áo đưa sang ngang. Người phụ đứng phía sau đón lấy Kỹ thuật mặc áo choàng và buộc lại (tay người phụ không được chạm vào tay người làm thủ thuật cũng như áo choàng của người làm thủ thuật).
  14. • - Cởi áo choàng: • + Sau khi đã cởi bỏ găng. • + Tay phải nắm lấy vai áo bên trái, kéo áo ra. Tương tự như vậy với bên đối diện. • + Trường hợp đặc biệt nếu cởi áo giữa hai cuộc mổ phải cởi áo trước, cởi găng sau. • + Cuộn áo mặt ngoài vào trong. • + Bỏ áo vào chỗ để đồ bẩn.
  15. • 3. Mang găng vô khuẩn • 3.1.mục đích • - Bảo vệ ngýời bệnh khi đýợc điều trị và chăm sóc tại các cừ sở y tế • - Bảo vệ nhân viên y tế • 3.2. Tác dụng của găng tay • - Ngăn cách các tác nhân hoá học gây kích ứng da • - Ngăn cản đýợc sự thẩm thấu của vi sinh vật • - Giữ nguyên được cảm giác của da tay • 3.3. Các loại găng tay • - Găng vô khuẩn • - Găng sạch dùng một lần • - Găng vệ sinh
  16. 3.4. Khi nào mang găng sạch • - Khi tiếp xúc với máu/dịch cừ thể • - Khi tiếp xúc với dụng cụ bị nhiễm bẩn • - Khi da tay của nhân viên y tế không nguyên • vẹn. 3.5. Khi nào mang găng vô khuẩn • - Phẫu thuật • - Thủ thuật xâm lấn • - Chăm sóc vết thương cho người bệnh • 3.6. Khi nào mang găng vệ sinh • - Làm các công việc vệ sinh môi trường • - Thu gom đồ vải • - Thu gom chất thải •
  17. 3.7. Khi nào thay găng • - Thay găng giữa các bệnh nhân • - Thay găng ngay khi găng bẩn, • - Thay găng sau khi tiếp xúc với vật bẩn • - Thay găng giữa các quy trình sạch vàà • bẩn trên cùng một bệnh nhân • - Thay găng khi găng bị rách, thủng • hoặc bị châm kim •
  18. 3.8. Qui trình kỹ thuật • 3.8.1. Dụng cụ • - Hộp hoặc túi găng vô khuẩn. • - Kẹp Kocher không mấu vô khuẩn. • 3.8.2. Kỹ thuật tiến hành mang găng • Có 2 cách mang găng vô khuẩn: • - Cách 1: Có người phụ giúp khi mang găng • + Người phụ đã rửa tay đi găng vô khuẩn, lấy găng từ • hộp đựng găng. + Cầm mặt ngoài của găng. • + Dùng hai tay mở rộng cổ găng. • + Người làm thủ thuật đưa nhẹ nhàng tay vào găng. • + Sau khi đã mang được 2 găng thì tự chỉnh găng. •
  19. • - Cách 2: Tự đi găng • + Người phụ: Mở hộp găng dùng kẹp Kocher không mấu lấy găng từ hộp găng đưa cho người làm thủ thuật (đưa từng găng). • + Người làm thủ thuật: Tự đi găng, và chỉnh găng, các ngón vào đúng vị trí của găng và dùng gạc vô khuẩn lau sạch bột tan ở mặt ngoài găng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2