intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 32: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường (Sách Chân trời sáng tạo)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 32: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh củng cố và đánh giá được một số kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề Sinh vật và môi trường; vận dụng được kiến thức đã học để viết được hai chuỗi thức ăn có ba mắt xích, hai chuỗi thức ăn có bốn mắt xích bắt đầu bằng thực vật và thảo luận, trao đổi được những câu hỏi có liên quan đến các kiến thức đã được học trong chủ đề;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 32: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường (Sách Chân trời sáng tạo)

  1. CHỦ ĐỀ 5: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG BÀI 22: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG (1 Tiết ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù Sau bài học, HS: - Củng cố và đánh giá được một số kiến thức, kĩ năng đã học trong chủ đề Sinh vật và môi trường. 2. Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức. 3. Phẩm chất: - Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm. - Chăm chỉ suy nghĩ trả lời câu hỏi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Các hình trong bài 32 SGK, các hình ảnh có liên quan do GV chuẩn bị thêm. 2. Đối với học sinh - SGK, VBT. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để học sinh nhớ lại những kiến thức đã học của chủ đề Sinh vật và môi trường. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS thi tìm những câu hát, câu thơ - HS thi tim những câu hát, hoặc câu chuyện,... viết về các loài sinh vật qua sách, câu thơ hoặc câu chuyện,... truyện hoặc in-tơ-nét,... - GV yêu cầu HS nêu hai hoặc ba chuỗi thức ăn gồm - HS nêu hai hoặc ba chuỗi ba mắt xích, bắt đầu bằng thực vật. thức ăn.
  2. - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học:“Ôn tập - HS lắng nghe. chủ đề Sinh vật và môi trường”. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Viết hoặc vẽ những điều đã học được sau chủ đề a. Mục tiêu: HS viết hoặc vẽ được những điều đã học sau chủ đề Sinh vật và môi trường. b. Cách tiến hành - HS viết đoạn văn. - GV yêu cầu HS dựa vào các kiến thức đã học được, viết một đoạn văn ngắn hoặc vẽ những điều đã học được sau chủ đề Sinh vật và môi trường. - HS lắng nghe. Gợi ý: Tuỳ theo trình độ của HS, GV có thể gợi ý cho HS làm một số hoạt động sau: viết tóm tắt nội dung các mục Em đã học được ở các bài 30 và 31, viết tổng quan về những điều đã học được trong chủ đề, vẽ sơ đồ các khái niệm mới đã học trong chủ đề, viết cảm nhận của HS về những điều đã học được trong chủ đề, vẽ sơ đồ một số chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật, vẽ tranh liên quan đến việc làm giữ cân bằng chuỗi thức ăn hoặc việc làm có thể gây mất cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên,... - Đại diện các nhóm chia sẻ - GV yêu cầu 2 - 3 HS chia sẻ sản phẩm trước lớp. sản phẩm trước lớp. (Lưu ý chọn các sản phẩm đa dạng về hình thức, GV có thể chọn các sản phẩm chưa tốt hoặc chưa hoàn thiện lên trình bày trước, để các HS khác nhận xét, góp ý cho sản phẩm được hoàn thiện hơn.) - HS khác nhận xét, góp ý cho - GV tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét lẫn nhau, sản phẩm được hoàn thiện giúp HS nhận ra những vấn đề còn thiếu sót để hoàn hơn. thiện các sản phẩm của mình. GV nên có hình thức khen thưởng, cho điểm hoặc các hình thức động viên khác hợp lí đối với những sản phẩm sáng tạo. - HS lắng nghe. - GV nhận xét, kết luận. 3. Hoạt động: Luyện tập, thực hành Hoạt động 2: Cùng thảo luận a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học để viết được hai chuỗi thức ăn có ba mắt xích, hai chuỗi thức ăn có bốn mắt xích bắt đầu bằng thực vật và thảo
  3. luận, trao đổi được những câu hỏi có liên quan đến các kiến thức đã được học trong chủ đề. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi - HS thảo luận nhóm đôi. - Yêu cầu HS luyện tập vẽ sơ đồ mối liên hệ thức ăn - HS luyện tập vẽ sơ đồ mối giữa các loài sinh vật ở hoạt động 2 (SGK, trang 122) liên hệ thức ăn giữa các loài bằng cách sử dụng mũi tên biểu diễn mối liên hệ thức sinh vật ở hoạt động 2. ăn giữa các loài sinh vật để tạo thành các chuỗi thức ăn có ba mắt xích và bốn mắt xích đều bắt đầu bằng thực vật. - Đại diện các cặp chia sẻ sản - GV mời 2 - 3 HS trình bày các chuỗi thức ăn lên phẩm trước lớp. bảng. + Một số chuỗi thức ăn có ba mắt xích: • Lúa → Gà → Chim diều hâu • Lúa → Chuột → Rắn • Lúa → Chim sẻ → Chim diều hâu • Lúa → Châu chấu → Gà • Lúa → Châu chấu → Chim sẻ • Cỏ → Gà → Chim diều hâu • Cỏ → Gà → Rắn + Một số chuỗi thức ăn có bốn mắt xích: • Cỏ → Gà → Rắn → Chim diều hâu • Lúa → Châu chấu → Gà → Chim diều hâu • Lúa → Chuột → Rắn → Chim diều hâu • Lúa → Châu chấu → Gà → Rắn - GV mời 3 - 4 cặp HS chia sẻ với cả lớp. GV cùng HS - GV cùng HS nhận xét, góp nhận xét, góp ý. ý. - GV đặt câu hỏi cho HS:
  4. + Điều gì sẽ xảy ra nếu thời tiết khô hạn kéo dài, dẫn + Nếu thời tiết khô hạn kéo đến cỏ và lúa trên một cánh đồng bị chết? dài, dẫn đến cỏ và lúa trên một cánh đồng bị chết sẽ làm mất nguồn thức ăn của các động vật ăn thực vật như gà, chim sẻ, châu chấu, chuột, dẫn đến làm mất cân bằng chuỗi thức ăn trong ruộng lúa. + Vai trò của thực vật đối với + Vai trò của thực vật đối với chuỗi thức ăn trong tự chuỗi thức ăn trong tự nhiên nhiên là gì? là cung cấp nguồn thức ăn cho các động vật ăn thực vật nhờ khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nước và khí các-bô-níc dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Thực vật là mắt xích đầu tiên của hầu hết các chuỗi thức ăn trong tự nhiên. + Một số việc HS có thể làm + Nêu những việc em đã làm để chăm sóc và bảo vệ để chăm sóc và bảo vệ cây cây xanh nhằm giữ cân bằng các chuỗi thức ăn trong xanh nhằm giữ cân bằng các tự nhiên. chuỗi thức ăn trong tự nhiên là chăm sóc cây xanh (tưới nước; vun, xới đất cho cây; bón phân cho cây; bắt sâu cho cây;...); trồng thêm cây xanh trong vườn nhà, vườn trường; không bẻ cành, ngắt hoa, vặt lá; không đu trên cành cây;... - HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời - 2 - 3 HS trả lời. các câu hỏi. - HS lắng nghe. - GV mời 2 - 3 HS trả lời. - GV giúp HS kết luận câu trả lời chính xác, phân tích thêm để HS khắc sâu kiến thức.
  5. 4. Hoạt động nối tiếp sau bài học a. Mục tiêu: Giúp học sinh học tốt ở tiết học sau. Tạo thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - HS lắng nghe và nhận việc. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS về nhà xem lại, đọc và ghi nhớ các mục Em đã học được ở các bài 30, 31 của chủ đề Sinh - HS lắng nghe. vật và môi trường. - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2