intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch sử 6 bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử

Chia sẻ: Nguyễn Thanh Nhàn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

319
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ sưu tập “Sơ lược về môn Lịch sử" bao gồm nhiều giáo án với nội dung chi tiết và cách trình bày rõ ràng đẹp mắt được tổng hợp bởi nhiều giáo viên. Giúp học sinh hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể sát thực, có căn cứ KH. Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Về mặt kỹ năng học sinh có kỹ năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử KH rõ ràng, chuẩn xác và xác định được phương pháp học tập tốt, có thể trả lời các câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 6 bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử

Bài 1 SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

A. Mục tiêu bài hoc:

1. Kiến thức: HS hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể sát thực , có căn cứ KH . Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn .

2. Kỹ năng: HS có kỹ năng trình bày  và lí giải các sự kiện lịch sử KH rõ ràng, chuẩn xác và xác định được phương pháp học tập tốt, có thể trả lời các câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài.

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

B. Chuẩn bị:

* Thầy : SGK, tranh ảnh , bản đồ treo tường.

* Trò : Đọc trước bài .

C. Phương pháp:

Nêu sự kiện, đàm thoại, phân tích, đánh giá.

D. Tiến trình lên lớp:

I. ổn định tổ chức. ( 1’ )

II. Kiểm tra bài cũ

(Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS )

III. Bài mới.

Con người, cỏ cây, mọi vật xung quanh ta ko phải từ khi sinh ra nó đã như thế này, mà nó đã trải qua một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, nghĩa là nó phải có một quá khứ. Để hiếu được quá khứ đó trí nhớ của chúng ta hoàn toàn ko đủ mà cần đến một KH. Đó là KH LS . Vậy KHLS là gì, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay

Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß

Néi dung kiÕn thøc

*Hoạt động1: (14’ )

- GV trình bày theo SGK.

? Có phải ngay từ khi xuất hiện con người, cỏ cây, loài vật xung quanh ta đẫ có hình dạng như ngày nay không? .

( Cỏ cây: hạt -> cây bé -> lớn.

Con người: vượn -> người tối cổ -> người tinh khôn …)

- GV: Sự vật, con người, làng xóm, phố phường, đất nước mà chúng ta thấy, đều trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi  nghĩa là đều có 1 quá khứ => quá khứ đó là lịch sử .

? Vậy em hiểu lịch sử nghĩa là gì.?

 

- GV: ở đây, chúng ta chỉ giới hạn học tập LS loài người, từ khi loài người xuất hiện trên trái đất (cách đây mấy triệu năm) qua các giai đoạn dã man, nghèo khổ vì áp bức bóc lột, dần dần trở thành văn minh tiến bộ và công bằng.

? Có gì khác nhau giữa lịch sử 1 con người và LS của XH loài người.?

( - Lịch sử của 1 con người là quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu, chết.

- Lịch sử xã hội loài người là không ngừng phát triển, là sự thay thế của một XH cũ bằng một XH mới tiến bộ và văn minh hơn .)

- GVKL:Lịch sử chúng ta học là lịch sử xã hội loài người, tìm hiểu về toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.

- GV giảng tiếp theo SGK.

 

 

- GV: Vậy chúng ta có phải học lịch sử không ? Và học LS để làm gì…

* Hoạt động 2: ( 14’)

- GV hướng dẫn HS quan sát kênh hình 1- SGK và trả lời.

? So sánh lớp học trường làng ngày xưa và lớp học hiện nay của các em có gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó ?.

( Khung cảnh, lớp học, thầy trò, bàn ghế có sự khác nhau rất nhiều, sở dĩ có sự khác nhau đó là do XH loài người ngày càng tiến bộ, điều kiện học tập tốt hơn, trường lớp khang trang hơn..)

? Vậy chúng ta có cần biết không ? Tại sao có sự thay đổi đó.

( Cần biết..Quá khứ, tổ tiên, ông cha ta, DT mình sống như thế nào ? và có sự thay đổi đó là do bàn tay khối óc của con người làm nên…)

- GVKL:Ko phải ngẫu nhiên có sự thay đổi đó mà phải trải qua những thay đổi theo thờp gian XH tiến lên, con người văn minh hơn, cùng với sự phát.triển của KH công nghệ…con người tạo nên những sự thay đổi đó.

? Theo em, học lịch.sử để làm gì.?

 

 

 

 

? Gọi HS lấy VD trong cuộc sống gia đình, quê hương, để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử

- GVKL: Học lịchsử không chỉ biết được cội nguồn của tổ tiên ông cha mình, mà còn biết những gì loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng XH ngày nay.

- Môn LS có ý nghĩa quan trọng đối với con người, chúng ta học lịch sử là rất cần thiết. Vậy dựa vào đâu để biết và dựng lại LS…

* Hoạt động 3: (11’)

- GV: Thời gian  trôi qua song những dấu tích của gia đình, quê hương vẫn được lưu lại .

? Vì sao em biết được gia đình, quê hương em ngày nay.

( Nghe kể, xem tranh ảnh, hiện vật…)

-  GV cho HS quan sát H2.

? Bia tiến sĩ ở Văn Miếu quốc tử giám làm bằng gì.?

( Bằng đá)

- GV: Nó là hiện vật người xưa để lại.

? Trên bia ghi gì.

( Trên bia ghi tên tuổi, năm sinh, địa chỉ và năm đỗ của tiến sĩ .)

- GVkhẳng định: Đó là hiện vật gười xưa để lại, dựa vào những ghi chép trên bia đá, chúng ta biết được tên tuổi, địa chỉ, công trạng của tiến sĩ.

- GV yêu cầu HS kể chuyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" hay " Thánh Gióng".

( L.sử ông cha ta phải đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm.)

- GV khẳng định: Câu chuyện này là truyền thuyết được truyền miệng từ đời này qua đời khác ( từ khi nước ta chưa có chữ viết) sử học gọi đó là truyền miệng.

? Căn cứ vào đâu để biết được lịch.sử./

- GVCC bài: lịch sử là một khoa học dựng lại những hoạt động của con người trong quá khứ. Mỗi chúng ta phải học và biết lịchsử. Phải nắm được các tư liệu Lsử.

- GV giải thích danh ngôn: "LS là thầy dạy của cuộc sống".

 

1. Lịch sử là gì ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lịch sử là 1 khoa học dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ

.

 

2/ Học lịch sử để làm gì.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Là để hiểu được cội nguồn DT, biết quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta, biết quá trình đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh chống giặc ngoại xâm để gìn giữ độc lập DT.

+ Quý trọng những gì đang có.

+ Biết ơn những người làm ra nó và biết mình phải làm gì cho đất nước.

 

 

 

 

3/Dựa vào đâu để biết và dựng lại lich sử.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Dựa vào tư liệu:

+Truyền miệng (các chuyện dân gian .)

 + Chữ viết (các văn bản viết.).

 + Hiện vật (những di tích, di vật, cổ vật người xưa để lại.)

--- xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là một phần trích trong toàn bộ nội dung của giáo án Sơ lược về môn Lịch sử. Để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, mời quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang Tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy

Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây: 

  • Sơ lược về môn Lịch sử gồm nội dung lý thuyết được sơ lược những ý chính liên quan đến bài học và có các hình ảnh, lược đồ để các em học sinh dễ dàng quan sát nắm bắt các sự kiện lịch sử và giúp cho quý thầy cô làm bài giảng của mình trở nên sinh động thu hút sự chú ý của các em học sinh. 
  • Hướng dẫn trả lời 3 câu hỏi bài tập SGK giúp các em học sinh nắm bài nhanh hơn. 
  • 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Sơ lược về môn Lịch sử giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn. 

 ⇒ Để xem bài giảng tiếp theo mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tại đây: 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2