Giáo án Lịch sử 9 bài 10: Các nước Tây Âu
lượt xem 20
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 9 bài 10: Các nước Tây Âu để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 9 bài 10: Các nước Tây Âu được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 9 bài 10: Các nước Tây Âu
Bài 10:
CÁC NƯỚC TÂY ÂU
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Nắm vững những nét nổi bật nhất của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Hiểu rõ xu thế liên kết khu vực ngày càng phát triển phổ biến trên thế giới và Tây Âu đã đi đầu trong xu thế đó.
b. Kĩ năng
- Biết sử dụng bản đồ để quan sát phạm vi lãnh thổ của liên minh Châu Âu trước hết là các nước: Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức.
- Rèn cho học sinh phương pháp tư duy, phân tích và tổng hợp.
c. Thái độ
- Giúp học sinh nhận thức được mối quan hệ, nguyên nhân đưa tới sự liên kết khu vực Tây Âu và mối quan hệ Tây Âu và Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.Học sinh hiểu rõ từ năm 1975.
- Mối quan hệ Việt Nam và các nước trong liên minh Châu Âu dần được thiết lập và ngày càng phát triển đặc biệt từ năm 1995 khi hai bên kí hiệp định mở ra những triển vọng hợp tác phát triển to lớn hơn.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ chính trị Châu Âu.
- Một số hình ảnh các nước Châu Âu và liên minh Châu Âu.
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa
3. Tiến trình bài dạy
* Sĩ số: 9A..................9B..........................9C........................
9D...................9E..........................9Q.......................
a/ Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Em hãy nêu tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- Khó khăn: Sau chiến tranh bị quân đội Mĩ chiếm đóng mất hết thuộc địa, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, thất nghiệp thiếu lương thực thực phẩm. (3đ)- Cải cách dân chủ : ban hành hiến pháp mới (1946), có nhiều nội dung tiến bộ như xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt cải cách ruộng đất, giải giáp các lực lượng vũ trang, ban hành các quyền TDDC. (4đ)
→ Ý nghĩa: Mang lại không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là nhân tố quan trọng giúp Nhật phát triển kinh tế. (2đ)
- Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Tây Âu là khu vực xảy ra nhiều chiến sự ác liệt, các nước Tây Âu rút ra khỏi chiến tranh với cảnh hoang tàn, đổ nát, sau chiến tranh nền kinh tế, chính trị của Tây Âu sẽ phát triển như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
b. Dạy nội dung bài mới
I. Tình hình chung (19’)
- GV: Trong chiến tranh thế giới thứ hai(1939-1945) hầu hết các nước Tây Âu bị phát xít chiếm đóng và bị tàn phá nặng nề.
- ?HS(TB):Nêu số liệu cụ thể về thiệt hại do chiến tranh để lại
- (Năm 1944 sản xuất công nghiệp của nước Pháp giảm 30%, NN chỉ đảm bảo 1/3 nhu cầu lương thực trong nước, các nước đều bị mắc nợ đến tháng 6/1945 nước Anh nợ 21tỷ bảng Anh.)
a) Tình hình chung
- Chiến tranh thế giới thứ hai các nước Tây Âu bị tàn Phá nặng nề.
- ?TB : Để thoát ra khỏi khó khăn đó các nước Tây Âu đã làm gì để khôi phục kinh tế?
- (Để khôi phục kinh tế đất nước năm 1948, 16 nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo kế hoạch phục hưng Châu Âu(còn gọi là kế hoạch Mác-xan).Do Mĩ vạch ra kế hoạch này được thực hiện 1948-1951 tổng số tiền khoảng 17 tỷ USD, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng càng lệ thuộc vào Mĩ)
- Từ năm 1948, các nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “kế hoạch phục hưng châu Âu” (kế hoạch Mác xan), kinh tế được phục hồi nhưng lại phụ thuộc vào Mĩ.
- HS : đọc chữ in nhỏ.
- GV: Kế hoạch này mang tên viên tướng Mác xan (1880-1959), lúc đó là ngoại trưởng Mĩ, các nước này được nhận viện trợ nhưng phải tuân thủ những điều kiện do Mĩ đặt ra như : không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp, hạ thuế quan, đối với hàng hoá nhập vào của Mĩ, phải gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính
- Đối nội: Giai cấp tư sản cầm quyền tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ , xoá bỏ cải cách tiến bộ, ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ.
- ?HS(TB): Về chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có điểm gì nổi bật?
- Đối ngoại: Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai nhiều nước đã tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây.
- GV: Bọn thực dân đã tìm cách khôi phục ách thống trị bằng các cuộc chiến tranh xâm lược, Hà Lan xâm lược In-đô-nê-xi-a, Pháp xâm lược Đông Dương , Anh xâm lược Mã Lai, Miến Điện....nhưng cuối cùng thực dân cũng phải công nhận quyền độc lập của các dân tộc.
và tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO)
- ?HS(KG): Mĩ và các nước phương Tây thành lập khối NATO nhằm mục đích gì ?
- (Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu nên các nước đều chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự)
- ?HS(Thảo luận nhóm ) Tình hình nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- (Sau chiến tranh thế giới thứ hainước Đức chia ra làm bốn khu vực với sự chiếm đóng và kiểm soát của Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp trong cuộc đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ, 4 khu vực đã hình thành hai nước CHLB Đức, CHDC Đức, với kế hoạch Mác Xan. Riêng Mĩ cho vay và đầu tư tới 50 tỷ Mácà nền kinh tế LB Đức phục hồi và phát triển nhanh chóng từ những năm 60-70 của thế kỷ XXà nền công nghiệp của Đức vưon lên đứng thứ ba thế giới tư bản)
b) Cộng hoà dân chủ Đức
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai Đức chia cắt thành hai nhà nước CHLB Đức và CHDC Đức,
- Được Mĩ giúp đỡ nền kinh tế được khôi phục và phát triển nhanh. Từ những năm 60-70 của thế kỷ XX sản lượng công nghiệp của CHLB Đức đứng thứ ba thế giới tư bản. Tháng 10.1990 nước Đức thống nhât.
II/ Sự liên kết khu vực (20’)
- GV: Sau khi nhập kế hoạch phục hưng Châu Âu của Mĩ nền kinh tế các nước Tây Âu nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế của cads nước Tây Âu khôi phục xu hướng ngày càng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực.
- Từ năm 1950, khi nền kinh tế được phục hồi 1 xu hướng nổi bật là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực
- Khởi đâu ''cộng đồng than thép Châu Âu (4/1951) -> tháng 3/1957, thành lập “cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”,rồi “Cộng đồng kinh tế Châu Âu”.(EEC)
- ?HS(TB): Mục tiêu của cộng đồng kinh tế Châu Âu?
- + Cộng đồng kinh tế Châu Âu EEC nhằm: hình thành một thị trường chung để xoá bỏ dần hàng rào thuế quan, tự do lưu thông công nhân và tư bản.
- ?HS(KG): Nguyên nhân đưa đến những nguyên nhân liên kết trên?
- (Các nước Châu Âu đều có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt từ lâu có mối quan hệ mật thiết với nhau, sự hợp tác là cần thiết để mở rộng thị trường tạo sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, các nước Tây Âu muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ, họ muốn liên kết để cạnh tranh với Mĩ.)
- Nguyên nhân của sự liên kết .
- Các nước Tây Âu muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ, họ muốn liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
- Các nước Châu Âu có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt.
- GV: Vào tháng 7/1967 ba cộng đồng trên sáp nhập vào nhau thành cộng đồng Châu Âu EC. Sau 10 năm chuẩn bị 12/1991, tại hội nghị cao cấp Ma-a-xtơ-rích(Hà Lan), đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế Châu Âu.
- 7/1967, ba cộng đồng trên sáp nhập vào thành cộng đồng Châu Âu (EC) à12/1991 các nước EC họp ở Ma-a-xtơ-rích quyết định:
- xây dựng một thị trường nội địa Châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu
- Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết đối ngoại và an ninh tiến tới một nhà nước chung Châu Âu.
--- xem online hoặc tải về máy---
Trên đây là một phần trích trong toàn bộ nội dung của giáo án Các nước Tây Âu. Để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, mời quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy.
Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây:
- Các nước Tây Âu gồm nội dung lý thuyết được sơ lược những ý chính liên quan đến bài học và có các hình ảnh, lược đồ để các em học sinh dễ dàng quan sát nắm bắt các sự kiện lịch sử và giúp cho quý thầy cô làm bài giảng của mình trở nên sinh động thu hút sự chú ý của các em học sinh.
- Hướng dẫn trả lời 2 câu hỏi bài tập SGK Lịch sử 9 giúp các em học sinh nắm bài nhanh hơn.
- 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Các nước Tây Âu giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn.
⇒ Để xem bài giảng tiếp theo mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tại đây:
Giáo án Lịch sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)
14 p | 875 | 49
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 9: Nhật Bản
5 p | 750 | 45
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 8: Nước Mĩ
7 p | 793 | 40
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
11 p | 1034 | 40
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)
9 p | 739 | 37
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
3 p | 1070 | 34
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật
6 p | 706 | 32
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
8 p | 640 | 31
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai
6 p | 773 | 29
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 7: Các nước Mĩ Latinh
5 p | 690 | 29
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
7 p | 450 | 19
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng Xuân 1975
4 p | 436 | 18
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 6: Các nước châu Phi
6 p | 621 | 18
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 p | 494 | 15
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
5 p | 447 | 13
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
4 p | 347 | 11
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
4 p | 298 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn