Giáo án Lịch sử 9 bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
lượt xem 19
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 9 bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 9 bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 9 bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
- PHẦN THỨ HAI : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY CHƯƠNG I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919-1930 Bài 14. VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 1. Mục tiêu a. Kiến thức : Nắm được : - Nguyên nhân mục đích, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. - Hiều được những thủ đoạn chính trị, văn hoá, giáo dục, thâm độc của Pháp nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác. - Nắm được sự phân hoá xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp. b. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng quan sát bản đồ, phân tích đánh giá các s ự ki ện l ịch s ử. c. Thái độ : - Giúp cho học sinh thấy rõ những chính sách thâm độc, xảo quyệt của TD Pháp và đồng cảm với những vất vả, cơ cực của người lao động dưới ách thống trị của TDP. 2. Chuẩn bị của GV và HS : a. Chuẩn bị của GV : Bản đồ Việt Nam kí hiêu các nguồn lợi của tư bản TDP ở VN trong công cuộc khai thác lần th ứ hai.Một số hình ảnh v ề công cu ộc khai thác lần thứ hai, cuộc sống nhân dân lao động trong thời kỳ 1919-1929. b. Chuẩn bị của HS : Đoc SGK, xem lại phần lịch sử lớp 8, bài cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. 3. Tiến trình bài dạy * Sĩ số 9A /35 vắng............................. 9B /32 vắng ............................ 9C /29 vắng ............................. 9D /29 vắng............................. 9E /32 vắng ............................. 9Q /16 vắng.............................
- a. Kiểm tra bài cũ: (2’) Không kiểm tra, hệ thống các kiến thức lịch sử VN từ năm 1918 đến nay. Gồm 7 chương Chương I: VN trong những năm 1919-1930 Chương II: VN trong những năm 1930-1939 Chương II: Cuộc vận động tiến tới CM tháng 8/1945 Chương IV: VN sau CM tháng 8 toàn quốc kháng chiến Chương V: VN cuối những năm 1946-1954 Chương VI: VN từ năm 1954-1975 Chương VII: VN từ năm 1975-2000. b. Dạy nội dung bài mới: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp rút ra khỏi cuộc chi ến tranh v ới t ư thế oai hùng của một kẻ chiến thắng, song nền kinh tế Pháp lại b ị thi ệt h ại nặng nề, để bù đắp lại những thiệt hại đó, TDP tăng cường khai thác ở thuộc địa, trong đó có Đông Dương và Việt Nam, I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp. (15’) GV: Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ năm 1914 đến năm 1918, gọi là chiến tranh thế giới nhưng chiến trường diễn ra chủ yếu ở hai mặt phía Đông, phía Tây, vào trận không được bao lâu Pháp đã b ị Đ ức đánh chi ếm 10 t ỉnh Đông Bắc nước Pháp. Kết thúc chiến tranh nước Pháp thắng trận nhưng bị thiệt hại nặng kinh tế. ?HS(TB): Tại sao thực dân Pháp lại tiến hành khai thác lần thứ hai ở Đông Dương và Việt Nam? - Sau chiến tranh thế giới I, Pháp là nước thắng trận nhưng kinh t ế kiệt quệ, để bù đắp thiệt hại do chiến tranh, Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ 2. ?HS(TB): Em hãy nêu nội dung khai thác của thực dân Pháp? (Pháp bỏ nhiều vốn nhất vào khai mỏ (chủ yếu là than) là hai mặt hàng mà Pháp và thế giới có nhu cầu nhất) Gọi HS đọc chữ in nhỏ từ năm 1927 đến Đông Triều. GV chỉ trên bản đồ nguồn lợi của TB Pháp trong cuộc khai thác Việt Nam lần 2. - Nội dung:
- + Công, Nông nghiệp: chúng bỏ vốn nhiều nhất vào đồn điền cao su, khai mỏ (chủ yếu than) vì đây là mặt hàng thị trường Pháp và th ế gi ới có nhu cầu. GV: Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400 triệu phơ răng gấp nhiều lần trước chiến tranh, diện tích cao su từ 15000 ha 1918 đến 120000 ha 1930 nhiều công ty cao su ra đời. Pháp chủ trương khai mỏ, các công ty than có từ trước có thêm vốn đều hoạt động mạnh nhiều công ty than ra đời chúng còn mở thêm 1 số cơ sở công nghiệp chế biến ?KG: Dựa vào lược đồ trình bày các công ty chế biến được Pháp thành l ập ở thời kỳ này Hải Phòng (nhà máy sợi, thuỷ tinh, sửa ch ữa tàu thuỷ, xi măng) Hà Nôi( d ệt, rượu, xay sát)Nam định,Vinh(dệt, rượu, gỗ, diêm) Sài Gòn (xay xát, đóng tàu thuỷ..) GV: Sau công nghiệp khai thác các ngành sản xuất xi măng, g ạch ngói, đi ện nước, chế biến gỗ, xay sát diêm, rượu đường, vải sợi cũng đem lại cho chúng những nguồn lợi ?HS(TB): Chính sách của TDP trong chính sách thương nghiệp có gì khác (Phát triển hơn thời kỳ chiến tranh để nắm th ị trường VN và Đông dương. TDP đánh thuế nặng hàng hoá nhập của nước ngoài chủ yếu lµ hàng TQuốc, Nhật, nhờ đó hàng hoá Pháp nhập vào VN tăng nhanh. + Thương nghiệp phát triển: TB pháp độc quyền đánh thu ế n ặng hàng hoá các nướcngoài nhập vào nước ta . GV: TDP xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ vươn tới các nơi h ẻo lánh, đường thuỷ khai thác triệt để sông ngòi, đường sắt đầu tư thêm v ề đ ường sắt xuyên Đông dương như : Đồng Đăng - Na Sầm, Vinh - Đông Hà. ?HS(TB): TDP mở rộng hệ thống giao thông vận tải nhằm mục đích gì? (Tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân) + Giao thông vận tải: Đầu tư và phát triển thêm đường sắt + Ngân hàng Đông Dương: Tư bản tài chính Pháp chi ph ối các ho ạt động kinh tế Đông Dương. GV: Chính sách khai thác thuộc địa của TDP không thay đổi h ạn ch ế công nghiệp đặc biệt là công nghiệp nặng, tăng cường thủ đoạn bóc lột, vơ vét tiền của nhân dân ta, bằng cách đánh thuế, như thuế ruộng, thân, muối, rượu, thuốc phiện và hàng trăm thứ thuế khác.
- + Thuế khoá: Đánh thuế nặng với hàng trăm thứ thuế. ?HS(KG): Nêu đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai so v ới th ứ nhất ? (Nội dung cuộc khai thác không khác lần một, ch ỉ di ễn ra với t ốc đ ộ và quy mô lớn chưa từng thấy từ trước đến nay)-> Cuộc khai thác lần hai so với l ần th ứ nhất diễn ra với tốc độ và quy mô lớn hơn. II. Các chính sách chính trị, văn hoá giáo dục. (10’) GV: Treo sơ đồ bộ máy cai trị của Pháp: TDP thành lập lỉên bang Đông dương, đứng đầu là tên toàn quyền người Pháp chia VN làm ba sứ với ba chế độ cai trị, Bắc Kỳ sứ nửa b ảo h ộ, Trung Kỳ là s ứ nửa bảo hộ, Nam Kỳ là sứ thuộc địa.Bộ máy chính quy ền từ trung ương đ ến c ơ sở đều do thực dân Pháp chi phối, vua quan Nam tri ều ch ỉ là bù nhìn tay sai, chúng cấm đoán mọi tự do dân chủ, vừa đàn áp vừa khủng bố vừa dụ dỗ. ?HS(TB): Sau chiến tranh thế giới thứ I, TDP đã thi hành nh ững th ủ đo ạn chính trị như thế nào? - Chính trị: Thi hành chính sách ''chia để trị'', chia n ước ta thành ba sứ với ba chế độ chính trị khác nhau. GV: Theo báo cáo g ửi toàn quy ền Đông D ương 1/3/1899 th ống s ứ B ắc Kì viết '' Kinh nghi ệm của các dân t ộc châu Âu khác, đã ch ỉ rõ vi ệc truy ền bá m ột nền học vấn đầy đ ủ cho ng ười b ản s ứ là h ết s ức d ại d ột ''m ục đích c ủa n ền giáo dục thu ộc đ ịa là duy trì vĩnh vi ễn ách th ống tr ị c ủa t ừng giai đo ạn mà đưa ra chính sách cai tr ị" - Văn hoá giáo dục: Thi hành chính sách văn hoá nô d ịch, khuy ến khích các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội. Trường h ọc m ở h ạn ch ế, xu ất bản sách báo tuyên truyền cho chính sách khai hoá GV: Chúng mở chủ yếu trường tiểu học dạy chữ hán và chữ quốc ngữ, ch ữ Pháp là môn tự nguyện. ?HS(TB): Những thủ đoạn về chính trị, văn hoá giáo dục nh ằm mục đích gì? Những chính sách trên nhằm phục vụ đắc lực cho cuộc khai thác thu ộc địa của TDP. III. Xã hội Việt Nam phân hoá.(15’) GV: Sau chiến tranh TG thứ nhất sự phân hoá giai cấp trong xã hội VN càng sâu sắc. ?HS(TB): Sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội VN phân hoá như thế nào?
- ( Xuất hiện nhiều giai cấp mới tư sản, tiểu tư sản, công nhân.) ?HS(TB): Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hoá như thế nào? ( Do cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp) - Giai cấp địa chủ phong kiến: làm tay sai cho Pháp và bóc l ột nông dân. Có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần yêu nước GV: Đại bộ phận địa chủ cường hào tay sai đắc lực TDP thì không đợi chung của dân tộc, còn một số ít địa chủ vừa và nhỏ có ít nhiều tinh thần yêu nước nên đã tham gia vào phong trào yêu nước khi có điều kiện. Gọi học sinh đọc từ tầng lớp tư sản dễ thoả hiệp. ?HS(TB): Quá trình thành phát triển của giai cấp TSVN sự phân hoá c ủa giai cấp này: - Giai cấp tư sản ra đời mấy năm sau chiến tranh ->Phân hoá thành hai bộ phận: + Tư sản mại bản: làm tay sai cho Pháp. + Tư sản DT: ít nhiều có ý thức dân tộc. GV: Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có tinh thần dân tộc chống đế quốc, phong kiến nhưng thái độ không kiên đ ịnh, d ễ thoả hiệp. ?HS(TB): Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng CM của giai cấp này? (Họ bị TDP bạc đãi, khinh dẻ đời sống bấp bênh, nên rễ b ị đẩy vào con đ ường phá sản thất nghiệp, một bộ phận tri thức, sinh viên học sinh có đi ều ki ện ti ếp sức với trào lưu tư tưởng văn hoá tiến bộ nên có tinh thần hăng hái CM là một lực lượng CMDTDC. - Giai cấp tiểu tư sản: Tăng nhanh về số lượng, một bộ ph ận trí th ức họ có tinh thần hăng hái CM là một lực lượng CMDTDC. - giai cấp Nông dân: Chiếm 90% dân số là lực lượng hăng hái CM. ?HS(KG): tại sao giai cấp nông dân là lực lượng quan trọng nh ất c ủa CM n ước ta. ( Họ bị TDP bóc lột nặng nề bị bần cùng hoá, phá sản trên quy mô lớn, họ có mối thù mất nước mất ruộng, đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất
- GV: Giai cấp công nhân VN ra đời và phát triển cùng với cuộc khai thác thuộc địa của TDP, sau chiến tranh thế giới thứ nhất giai cấp công nhân tăng nhanh lên đến 22 vạn(1929) - Giai cấp công nhân: Tăng nhanh về số lượng và chất lượng, sống tập chung họ chịu ba tầng áp bức bóc lột, có quan hệ mật thiết với nông dân họ là lực lượng tiên tiến lực lượng lãnh đạo CM. c. Củng cố và luyện tập (1’) Giai cấp công nhân VN có đặc điểm gì khác giai cấp công nhân TG ( Là lực lượng lao động đại diện cho nền sản xuất tiên tiến và bị Pháp áp bức bóc lột làm việc rất cao từ 12-14 h, phát triển nhanh chóng về số l ượng và ch ất lượng phân bổ đều tập chung ở các khu công nghiệp. Và họ chịu ba tầng áp b ức bóc lột, PK, TD, TS VN có quan hệ mật thiết với giai c ấp nông dân nên k ế th ừa truyền thông yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc, công nhân nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo. d. Hướng dẫn học ở nhà(1’). - Học bài: + Nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của TDP + Chính sách chính trị văn hoá. + Sự phân hoá của xã hội VN sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Đọc bài 2: Phong trào CM VN sau chiến tranh thế giới I(1919-1925). Rút kinh nghiệm sau tiết dạy - Thời gian : ......................................................................................................................... . ..................................................................................................................................... ........ - N ội dung: .......................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ......... - Phương pháp : ................................................................................................................... ...... ..................................................................................................................................... ...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)
14 p | 861 | 49
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 9: Nhật Bản
5 p | 746 | 45
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 8: Nước Mĩ
7 p | 783 | 40
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
11 p | 1031 | 40
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)
9 p | 732 | 37
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
3 p | 1065 | 34
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật
6 p | 696 | 32
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
8 p | 639 | 31
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 7: Các nước Mĩ Latinh
5 p | 684 | 29
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai
6 p | 764 | 29
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 10: Các nước Tây Âu
5 p | 421 | 20
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 6: Các nước châu Phi
6 p | 616 | 18
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng Xuân 1975
4 p | 435 | 18
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 p | 493 | 15
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
5 p | 447 | 13
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
4 p | 340 | 11
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
4 p | 284 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn