Giáo án Lịch sử 9 bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)
lượt xem 37
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Lịch sử 9 bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975) để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Lịch sử 9 bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975) được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 9 bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)
- Bài 30 HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1973-1975) I. Mục tiêu a. Về kiến thức Miền Nam đấu tranh chống sự lấn chiếm của địch tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.Cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa xuân 1975, chủ trương, diễn biến của ba chiến dịch Tây Nguyên - Huế - Đà Nẵng. b. Về kĩ năng Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ đối với các trận đánh và s ử d ụng các tranh ảnh lịch sử. Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp nhận định đánh giá các sự kiện lịch sử. c. Về thái độ Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước và tinh th ần đoàn k ết dân t ộc, tin t ưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai của dân tộc. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh -Thầy: Tư liệu về thời kì khôi phục kinh tế ở miền B ắc và mi ền Nam đấu tranh chống lấn chiếm của địch. - Trò: Đọc trước SGK, trả lời câu hỏi trong các đề mục. III. Tiến trình bài dạy * sĩ số: 9C..............................................9D.............................................................. A. Kiểm tra bài cũ (5’) Nêu nội dung nghĩa của Hiệp định Pa-ri? Đáp án - Hoa kì và các nước tôn trọng độc lập chủ quyền thống nh ất toàn v ẹn lãnh thổ Việt Nam.(2đ) - Hoa Kì rút hết quân đội và huỷ bỏ các căn cứ quân sự không dính l ứu quân sự hay can thiệp vào nội bộ của miền Nam.(2đ) - Nhân dân miền Nam. tự quyết định tương lai chính trị của h ọ thông qua tổng tuyển cử tự do không có can thiệp của nước ngoài.(2đ) - Các bên thừa nhận miền Nam Việt Nam có hai chính, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. (2đ) - Các bên ngừng bắn, trao trả tù binh và dân thường bị bắt. (1đ) - Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết th ương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương. (1đ) GV nhận xét cho điểm Trong Hiệp định Pa-ri có 6 nội dung, Hiệp định Pa-ri ta đã bu ộc Hoa kì và các nước công nhận nền độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh th ổ c ủa dân t ộc VN, Hoa kì phải rút hết quân đội của mình quân đồng minh và huỷ b ỏ các căn c ứ
- quân sự của Mĩ, cam kết không dính lứu quân sự không can thi ệp vào công vi ệc nội bộ của MN B. Dạy nội dung bài mới Hiệp định Pa-ri kí kết nhân dân ta đã đánh cho Mĩ cút và đây là đi ều ki ện vô cùng thuận lợi để nhân ta thực nhiệm vụ còn lại là đánh sho ngu ỵ nhào hoàn thành giải phóng miền Nam vậy nhân ta đã hoàn thành nhiện vụ đó như thế nào tiết 45 tìm hiểu phần I,II tiết 46 tìm hiêu 2 phần còn lạị trước hết tìm hiểu I I. Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát tri ển kinh tế văn - hoá, ra sức chi viện cho miền Nam (không dạy) II. Đấu tranh chống địch “bình định - lấn chiếm”, tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam (10ph) * Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (7 - 1973) đề ra Nhiệm vụ cho CMMN: tiếp tục cách mạng dân t ộc, dân ch ủ, bằng bạo lực cách mạng, kiên quyết đánh địch trên cả ba m ặt tr ận chính tr ị, quân sự, ngoại giao. ?HS(KG): Thực hiện nhiệm vụ đó CM MN đã đạt kết quả NTN GV: Từ cuối năm 1973, quân dân ta ở miền Nam vừa kiên quyết đánh trả địch trong các cuộc hành quân” bình định - lấn chiếm”, bảo v ệ vùng gi ải phóng, v ừa chủ động mở các cuộc tấn công địch tại những căn cứ xuất phát các cuộc hành quân của chúng, mở rộng vùng giải phóng + Quân dân ta ở miền Nam vừa kiên quyết đánh trả địch trong các cu ộc hành quân" bình định - lấn chiếm”, vừa mở các cuộc tiến công chiến lược Từ cuối năm 1974-1975, ta mở cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân đánh miền đông nam bộ và đồng bằng sông cửu long ta đã giành thắng lợi vang dội trong trận đánh đường 14 giải phóng tỉnh Phước Long +Tại khu giải phóng ta ra sức khôi phục, đẩy mạnh sản xuất về m ọi mặt, các hoạt động văn hoá- xã hội, giáo dục, y tế được đẩy mạnh. Từ cuối năm 1974 - 1975 thời cơ mới khả năng mới đã xuất hi ện trên chi ến trường, chúng ta có thể giải phóng hoàn toàn miền Nam. III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc 1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam (10ph) GV: Căn cứ vào tình hình phát triển mạnh mẽ của cách mạng MN cuối 1974, sau khi báo cáo tường tận tình hình mọi mặt của từng chi ến trường B ộ chính tr ị BCHTW Đảng họp hội nghị mở rộng từ ngày 18/12/1974-8/1/1975, để bàn kế hoạch giải phóng miền Nam) ?HS(TB): Kế hoạch giải phóng miền Nam được Đảng ta đề ra trong hoàn cảnh nào? ( - Sau hiệp đinh Pa-ri Mĩ và quân đồng minh rút, chính quy ền và quân đ ội Sài Gòn mất chỗ dựa, cuối năm 1974, sau vụ Oa-tơ-gết, Ních-xơn từ chức, chính
- quyền của Pho đã cắt cắt giảm còn một nửa so với đầu năm 1974, cho chính quyền Sài Gòn , thiếu đạn nên Thiệu đã kêu gọi lính chi ến đ ấu theo ki ểu con nhà nghèo trong khi đó lực lượng của ta trong điều kiện hoà bình MB ra s ức s ản xu ất xây dựng làm tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng, tạo điều kiện chi viện cho Mn sức người, sức của, ở MN vùng giải phóng được mở rộng sản xuất đẩy mạnh đã tăng nguồn lực tại chỗ, ?HS(TB): Em hãy trình bày chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam? - Cuối năm 1974 đầu 1975, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau l ẹ có lợi cho ta. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đ ề ra k ế ho ạch gi ải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. - Nếu thời cơ đến vào đầu hay cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975, để đỡ thiệt hại về người và của. ?HS(KG): Trong chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam có những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng ta? GV: Tính đúng đắn của kế hoạh giải phóng MN được đề ra trên cơ sở nhận định đúng tình hình so sánh lực lượng ở MN thay đổi có lợi cho CM (th ời cơ) tranh thủ thời cơ đánh nhanh để đõ thiệt hại về người và của cho nhân dân, gi ữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá, tính linh hoạt khi thực hiện chủ trương kế hoạch, KH giải phóng hoàn toàn MN là 2 năm nhưng n ếu th ời c ơ đ ến thì giải phóng sớm 1975 2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 (20ph) a, Chiến dịch Tây Nguyên Tường thụât trên lược đồ: (giới thiệu kí hiệu) Thực hiện kế hoạch giải phóng MN, ta tập trung chủ lực mạnh với vũ khí, kĩ thuật hiện đại mở chiến dịch quy mô lớn ở Tây Nguyên ch ọn chi ến tr ường Tây Nguyên để đánh lớn. Buôn Ma Thuột ta nổ tiếng súng đầu tiên. ?HS(TB)Tại sao ta lại chọn Tây Nguyên nổ tiếng súng đầu tiên? Vì Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng ở đây địch bố trí lực lượng có nhiều sơ hở do chúng nhận định sai lầm về hướng tiến công chiến lược của ta. GV: tường thuật đầu tháng 3 - 1975, quân ta ở các hướng trên chi ến trường đ ều tiến công địch, đồng thời đánh nghi binh ở Plây-cu, Kon-tum lực lượng của ta hơn hẳn địch, đúng 2 giờ ngày 10 - 3 - 1975, các pháo ho ả lực c ủa ta d ội bão l ửa vào các cơ quan đầu não của địch ở Buôn Ma Thuột, ti ếp đó b ộ binh c ủa ta t ấn công, bị đánh bất ngờ địch chống trả yếu ớt, sáng 11 - 3, ta chiếm được Buôn Ma Thuột. Ngày 12 - 3, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thu ột nh ưng không thành - Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng. Trong tr ận then ch ốt m ở màn ở Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975, ta nhanh chóng giành thắng lợi.
- - Ngày 12 - 3, địch phản công chiếm lại nhưng không thành. Hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên bị rung chuyển ?HS(KG): Thắng lợi đó có ý nghĩa như thế nào? (ta đã biết “Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, tìm nơi địch sơ h ở mà đánh, tìm n ơi địch tương đối yếu mà diệt” Thắng lợi làm Hệ thống phòng thủ c ủa đ ịch ở Tây Nguyên bị rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn, - Ngày 14 - 3-1975, địch rút quân khỏi Tây Nguyên v ề gi ữ vùng duyên h ải miền Trung. Đến Ngày 24 - 3 - 1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng. GV: Chúng ta nhận thấy thời cơ chiến lược đến rất nhanh hết sức thu ận l ợi ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị đã quy ết đ ịnh k ịp thời thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam trước tiên tiến hành giải phóng Huế - Đà Nẵng .b, Chiến dịch Huế - Đà Nẵng GV: Phát hiện địch co cụm ở Huế ngày 21 - 3 - 1975, quân ta đánh thẳng vào các căn cứ địch ở Huế và chặn đường rút chạy của địch, hình thành thế bao vây địch trong Thành phố. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25 - 3 - 1975, ta ti ến vào c ố đô Hu ế, 26 - 3, giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên. ?HS(TB): Quân ta đã tiến công giải phóng Huế NTN * Huế: - Ngày 21 - 3 - 1975, ta đánh vào căn cứ đ ịch ở Hu ế và ch ặn đ ường rút ch ạy của chúng - Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25 - 3 - 1975, ta ti ến vào c ố đô Hu ế ->26 - 3 - 1975, giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên. GV: Cùng thời gian giải phóng Huế, quân ta tiến vào gi ải phóng th ị xã Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai...tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía nam. Đà Nẵng là thành phố lớn thứ hai miền Nam, 1 căn cứ quân sự liên hiệp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn, rơi vào thế cô lập, h ơn 10 vạn quân đ ịch b ị d ồn ứ về đây trở nên hỗn loạn, mất hết khả năng chiến đấu. Sáng ngày 29 - 3, quân ta từ ba phía Bắc - Tây - Nam tiến thẳng vào thành phố, đến 3 giờ chiều toàn bộ thành phố được giải phóng. ? HS(KG): Tại sao ta giải phóng Đà Nẵng nhanh như vậy ? ( Rơi vào thế cô lập) * Đà Nẵng: sáng ngày 29 - 3 - 1975, ta từ ba phía tiến vào Thành ph ố. Đến 3h chiều thành phố Đà Nẵng được giải phóng. Giới thiệu trên lược đồ. (kí hiệu) C) Củng cố, luyện tập (4’) Lập bảng các niên đại những thắng lợi chủ yếu của nhân dân MN (1954-4975) Thời gian chính trị quân sự ngoại giao 1954-1960 Đánh MTDTGPMN PT" Đồng khởi" thắng bại chiến tranh ra đời 20/12/1960 lợi
- đơn phương 1961-1965 đánh Phong trào phá ấp - Chiến thắng Ấp Bắc bại "chiến tranh chiến lược - chiến thắng trong Đông đặc biệt" - Xuân 1964-1965 1965-1968 đánh - Phá ấp chiến lược - chiến thắng Vạn 13/5/1968, "Chiến tranh và phong trào đòi Mĩ Tường hội nghị Pa- cục bộ" cút về nước - hai cuộc phản công ri bắt đầu mùa khô họp - cuộc tổng tiến công va nổi dậy xuân 1968 1968-1973 đánh - 6/6/1969 chính phủ - đập tan cuộc hành quân 27/1/1973, bại " Việt Nam CM lâm thời Cộng " Lam sơn 179" làm nên Hội nghị hoá chiến" và " hoà miền Nam Việt chiến thắng đường 9 Pa-ri được Đông Dương Nam ra đời Nam - Lào kí kết hoá chiến tranh" - 4/1970, hội nghị cấp - cuộc tiến công chiến cao 3 nước họp lược năm 1972 1973-1975 giải giải phóng hoàn toàn Đại thắng mùa xuân phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất 1975 miên Nam đất nước D) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) - Đọc trước phần chiến dịch Hồ Chí Minh - Tìm hiểu Ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy - Thời gian: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... - Nội dung: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... . - Phương pháp ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .. .......................................................................................................... Bài 30 HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1973-1975) (Tiếp)
- I Mục tiêu a) Về kiến thức Cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa xuân 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) b)Về kĩ năng Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ với các trận đánh và sử dụng các hình ảnh lịch sử. Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp nhận định đánh giá các sự kiện lịch sử. c) Về thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước tinh thần đoàn kết dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai của dân tộc. Khâm phục tinh thần cách mạng kiên trung của các chiến sĩ cách mạng quy ết ph ấn đ ấu cho độc lập dân tộc. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Lược đồ các chiến dịch Hồ Chí Minh - Chuẩn bị của học sinh : Đọc SGK trước, xem lược đồ các chiến dịch Hồ Chí Minh III. Tiến trình bài dạy * Sĩ số: 9C..................................................9D...................................................... A) Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi: Hội nghị BCHTƯ họp lần thứ 21(7/1973), xác định kẻ thù và đề ra nhiệm vụ cho cách mạng MN trong thời kì này NTN Đáp án - Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần th ứ 21 vào 7 - 1973, Hội nghị nhận định kẻ thù nhân dân NM vẫn là Mĩ và t ập đoàn Nguy ễn Văn Thiệu, kẻ đang phá hoại hoà bình, hoà hợp dân tộc, ngăn cản dân tộc ta đi đến hoà bình độc lập, thông nhất (5đ) - Nhiệm vụ: tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân ch ủ b ằng b ạo l ực cách mạng, đánh địch trên cả 3 mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao (5đ) B) Dạy nội dung bài mới Tất cả những thành tựu trên là nguồn cung cấp bổ sung tại ch ỗ rất quan trọng cùng với chi viện to lớn của miền Bắc cách mạng miền Nam được tăng cường lực lượng nhanh, chuẩn bị cho đại thắng xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam. III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc 1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam 2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 (20ph) c. Chiến dịch Hồ Chí Minh
- GV: Để cứu nguy cho nguỵ Mĩ cử tham mưu trưởng lục quân Mĩ đến Sài Gòn trực tiếp chỉ đạo phòng thủ Chúng lập 3 tuyến phòng thủ: Tuy ến trung tâm Sài Gòn, tuyến vòng cách Sài Gòn 30Km, tuyến từ xa đến Phan Rang, Mĩ lập c ầu hàng không viện trợ khẩn cấp mọi thứ cho nguỵ quyền Sài Gòn. Ta: thời cơ chiến lược để tiến hành tổng công kích đã đến. Bộ chính trị hạ quyết tâm giữ vững chiến lược với tư tưởng chủ đạo "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ chắc thắng", Trước khi bắt đầu chiến dịch mang tên chiến dịch HCM ta đánh Xuân Lộc và Phan Rang 16 - 4 phòng tuyến Phan Rang bị ch ọc th ủng đến 18 - 4, Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản người Mĩ ra khỏi Sài Gòn. 21- 4 ta đánh chiếm Xuân Lộc, Tổng thống Thiệu xin từ chức. cuộc tổng ti ến công và n ổi dậy đến giai đoạn chót càng thêm quyết liệt với tốc độ nhanh một ngày bằng 20 năm - Trước khi mở chiến dịch giải phòng Sài Gòn ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang- những căn cứ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông ?HS(KG): Tại sao trước khi mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn ta lại đánh Xuân Lộc và Phan Rang trước ? (căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía đông). GV: 5 giờ chiều ngày 26 - 4 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu: Quân ta v ượt tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm Sài Gòn đánh chi ếm c ơ quan đ ầu não của địch.10 giờ 45 phút ngày 30 - 4, ta tiến vào Dinh độc l ập b ắt s ống toàn bộ Chính phủ Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.11giờ 30 phút ngọn cờ cách mạng bay trên nóc toà nhà Phủ Tổng thống. - 5 giờ chiều ngày 26 - 4 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu: + Năm cánh quân vượtqua tuyến phòng thủ vòng ngoài ti ến vào trung tâm Sài Gòn đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch. + 10 giờ 45 phút ngày 30 - 4, ta ti ến vào Dinh Đ ộc L ập b ắt s ống toàn b ộ Chính phủ Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng không đi ều kiện. 11giờ 30 phút cùng ngày ngọn cờ cách mạng bay trên nóc Ph ủ Tổng thống. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi. - Ngày 2 - 5 - 1975, tỉnh cuối cùng được giải phóng là tỉnh Châu Đốc. GV: Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi. Đến ngày 2 - 5 t ỉnh cu ối cùng là Châu Đốc được giải phóng. IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chi ến ch ống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) (20ph) 1. Ý nghĩa lịch sử GV: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm kháng chiến và 30 năm giải phóng dân tộc. bảo vệ Tổ quốc từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta.Trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước,
- thống nhất đất nước. Mở ra kỉ nguyên mới cho lich sử dân tộc kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. ?HS(TB): Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với trong nước ? * Trong nước: - Thắng lợi đã kết thúc 21 năm chống Mĩ và 30 năm gi ải phóng dân t ộc, b ảo vệ Tổ quốc từ sau cách mạng tháng Tám 1945 - chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành CMDTDC, thống nhất đất nước. - Mở ra kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập, th ống nh ất, đi lên ch ủ nghĩa xã hội. ?HS(TB): Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với quốc tế ? Cuộc kháng chiến này đã tác động mạnh đến nội tình nước Mĩ và thế giới. Nó là nguồn cổ vũ lớn đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân t ộc. Th ắng l ợi đó “Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất một biểu tượng sáng về sự toàn thắng của CN anh hùng cách mạng và trí tu ệ của con người. * Quốc tế: - Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và th ế gi ới. Nó là ngu ồn c ổ vũ l ớn đối với phong trào cách mạng thế giới nhất la phong trào giải phóng dân tộc. - Là sự kiện có tầm quan trọng quốc tế và có tính thời đại sâu sắc. 2.Nguyên nhân thắng lợi Gọi học sinh đọc nguyên nhân SGK ?HS(TB):Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chi ến ch ống Mĩ cứu nước? Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự, độc l ập, t ự chủ và tiến hành đồng thời cách mạng XHCN ở miền Bắc, cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam. Nhân dân hai miền đoàn kết nhât trí giàu lòng yêu nước và có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc kháng chiến. Sự đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc Đông D ương và sự ủng hộ của các lực lượng dân chủ thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Qu ốc và các nước XHCN khác. - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị quân s ự đ ộc lập, tự chủ, tiến hành đồng thời cách mạng XHCN miền Bắc, cách m ạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam. - Nhân dân hai miền đoàn kết nhất trí giàu lòng yêu nước và có h ậu ph ương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.. - Sự đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc Đông Dương và sự ủng hộ của các lực lượng dân chủ trên thế giới.
- C) Củng cố, luyện tập (3’) Trình bày nét chính chiến dịch Hồ Chí Minh - 5 giờ chiều ngày 26 - 4 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu: + Năm cánh quân vượtqua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm Sài Gòn đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch. + 10 giờ 45 phút ngày 30 - 4, ta tiến vào Dinh Độc Lập b ắt s ống toàn b ộ Chính phủ Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện. 11giờ 30 phút cùng ngày ngọn cờ cách mạng bay trên nóc Phủ Tổng thống. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi. D) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) - Tìm hiểu về địa phương Sơn La trong thời kì đổi m ới, báo cáo chuyên đ ề theo tổ - .về nhà sưu tầm các tư liệu Đại hội Đảng bộ Sơn La - Nắm được những thành tựu kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội khoa h ọc - kĩ thuật giáo dục của Sơn la trong thời kì đổi mới Rút kinh nghiệm sau tiết dạy - Thời gian: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... - Nội dung: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... . - Phương pháp ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)
14 p | 861 | 49
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 9: Nhật Bản
5 p | 746 | 45
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
11 p | 1030 | 40
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 8: Nước Mĩ
7 p | 783 | 40
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 32: Xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1985)
3 p | 1065 | 34
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kĩ thuật
6 p | 695 | 32
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 16: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925
8 p | 639 | 31
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 11: Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai
6 p | 763 | 29
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 7: Các nước Mĩ Latinh
5 p | 683 | 29
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 10: Các nước Tây Âu
5 p | 421 | 20
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
7 p | 445 | 19
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 31: Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng Xuân 1975
4 p | 435 | 18
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 6: Các nước châu Phi
6 p | 616 | 18
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
6 p | 493 | 15
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
5 p | 447 | 13
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 34: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
4 p | 282 | 11
-
Giáo án Lịch sử 9 bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
4 p | 338 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn