intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án lớp 2 tuần 2 năm 2016

Chia sẻ: Mạc Thị Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

76
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án lớp 2 tuần 2 năm 2016 giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn những bài giáo án: Tập đọc Phần thưởng, Toán luyện tập, Kể chuyện Phần thưởng, Đạo đức Học tập, sinh hoạt đúng giờ, số bị trừ - số trừ - hiệu,....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án lớp 2 tuần 2 năm 2016

  1. TUẦN 2 Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2016 Buổi 1 SINH HOẠT TẬP THỂ ……………………………………………….. Môn: TẬP ĐỌC Tiết 4+5                                  Bài: PHẦN THƯỞNG I. Mục tiêu: Sau tiết học này, học sinh: ­  Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. ­  Hiểu nội dung: Câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến khích học sinh làm  việc tốt. (trả lời được các câu hỏi: 1, 2, 4) + Học sinh khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3. ­ Giáo dục học sinh nên làm nhiều việc tốt. ­ GDKNS: Kĩ năng tự  nhận thức; Kĩ năng xác định giá trị; Kĩ năng giao tiếp;  Kĩ năng hợp tác. II. Đồ dùng dạy ­ học: ­Giáo viên:Tranh minh hoạ SGK ­Học sinh: Sách GK III. Hoạt động dạy ­ học:  Tiết 1 1. Ổn định tổ chức:   ­ Học sinh hát. 2. Kiểm tra:  ­ 2 Học sinh đọc bài”Tự thuật” và trả lời câu hỏi: ­ Bản tự thuật nói về ai ? ­ Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy ?   ­ Nhận xét, đánh giá.  3. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài “Phần thưởng”. HĐ2. Luyện đọc: ­ GV đọc mẫu. ­Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. * Đọc từng câu: ­ Cho HS đọc nối tiếp theo câu (2 lần). ­Hướng dẫn phát âm: bàn tán, sáng kiến, lặng lẽ, đỏ hoe. . . ­Học sinh đọc cá nhân, đọc đồng thanh.   * Đọc từng đoạn: ­ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn. ­GV giảng từ: lặng lẽ, bí mật, sáng kiến.   1
  2. ­Hướng dẫn ngắt câu: Một buổi sáng/vào giờ ra chơi/các bạn trong lớp túm tụm   bàn bạc điều gì/có vẻ bí mật lắm./ ­ Cho học sinh đọc trong nhóm. *. Đọc đoạn trong nhóm. ­ Thi đọc giữa các nhóm. ­ Đọc toàn bài. ­Cả lớp đọc đồng thanh.                                                                         Tiết  2 HĐ 3 .Tìm hiểu bài: ­Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi ­Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na? ­Các bạn rất quý Na nhưng tại sao Na buồn?  ­Vào giờ ra chơi các bạn làm gì?  ­Theo em điều bí mật mà các bạn bàn bạc là gì? ­ HS đọc đoạn 3, 4 ­Theo em Na có xứng đáng nhận phần thưởng không? Vì sao? ­Khi Na được thưởng  có những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào? HĐ4. Luyện đọc lại: ­ GV đọc mẫu và nêu giọng đọc và cách đọc. ­ Cho học sinh luyện đọc cá nhân từng đoạn. ­ Thi đọc cá nhân, nhóm. ­ Nhạn xét, đánh giá. 4. Hoạt động nối tiếp: GV nêu câu hỏi HS củng cố lại nội dung bài: ­ Em học được ở bạn Na đức tính gì? ­ Về nhà học bài, chuẩn bị bài ”Làm việc thật là vui”   ­ Nhận xét tiết học. ………………………………………………… Môn:  TOÁN Tiết 6                                                  Bài: LUYỆN TẬP                                             I. Mục  tiêu: Sau tiết học này, học sinh: ­ Biết quan hệ  giữa dm và cm để  viết số  đo có đơn vị  là cm thành dm và   ngược lại trong trường hợp đơn giản.  ­Nhận biết được độ dài đề­xi­mét trên thước thẳng.  ­Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.  ­Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1 cm. + Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 (cột 1, 2), Bài 4. ­GDHS tính cẩn thận khi làm bài. ­ KNS: Tư duy sáng tạo. Tự nhận thức; quản lý thời gian; Hợp tác. II. Đồ dùng dạy ­ học      ­ Bảng nhóm,   2
  3. III. Hoạt động dạy ­ học:  1. Ổn định tổ chức  ­ Cho học sinh hát  2. Củng cố kiến thức:  * GV nêu câu hỏi, học sinh trả lời:   ­ 1 dm bằng bao nhiêu cm?    10 cm bằng bao nhiêu dm?  ­ GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: HĐ2. Giới thiệu bài: ­ Hôm nay các em học bài: Luyện tập. HĐ3.  Luyện tập: Bài 1: ­ 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1 ­ Học sinh tự làm phần bài vào vở. ­ GV yêu cầu học sinh lấy thước kẻ  và dùng phấn vạch vào điểm có độ  1dm   trên thước. ­ Yêu cầu học sinh vẽ đoạn thẳng AB dài 1dm và nêu cách vẽ  đoạn thẳng AB   có độ dài 1dm ­ Cả lớp chỉ vào vạch vừa vạch được đọc to: 1 đề ­ xi ­ mét sau đó kiểm tra bài  nhau. Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài 2 ­ 2dm bằng bao nhiêu cm? ­ GV yêu cầu học sinh viết kết quả vào vở.   ­ Gọi 2 học sinh đọc bài làm của mình. ­ Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn  ­ Nhận xét Bài 3: (cột 3 dành cho HSKG) ­ 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập ­ Gọi một học sinh lên bảng làm. Cả lớp làm vở. ­ Thu 1 số vở chấm.  ­ Nhận xét, đánh giá.  ­ Cho học sinh sửa bài Bài 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. ­ Chia lớp làm 4 tổ  và thảo luận để  lựa chọn, quyết định nên điền cm hay dm   vào chỗ chấm. Sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày, đại diện nhóm khác nhận   xét. ­ Nhận xét và tuyên dương. 4. Hoạt động nối tiếp: ­ Hỏi: 1dm bằng mấy cm?.              50cm bằng mấy dm?. ­ Về nhà các em học thuộc các phép tính đổi ở bài tập 3. ­ Nhận xét tiết học. 3
  4. ……………………………………………. Môn: KỂ CHUYỆN Tiết 2                                        Bài: PHẦN THƯỞNG I. Mục tiêu: Sau tiết học này, học sinh: ­Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý ( SGK ), kể lại được từng đoạn câu chuyện   ( BT 1, 2, 3 ) *HSK,G  bước đầu kể lại được  toàn bộ câu chuyện  (BT4). ­GDHS yêu quý tình bạn, khuyến khích HS làm việc tốt. ­ KNS: Kiểm soát cảm xúc; Thể hiện sự tự tin; giao tiếp; lắng nghe tích cực. II. Đồ dùng dạy ­ học    ­GV: Tranh minh họa nội dung câu chuyện.     ­HS: SGK III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức. ­ HS hát. 2. Củng cố kiến thức: GV nêu câu hỏi, HS trả lời: ­Tiết trước, các em học kể lại chuyện gì? ­Câu chuyện này khuyên ta điều gì? ­3 HS lên bảng, lần lượt từng em tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện. ­ Nhận xét – tuyên dương. 3. Bài mới: Giới thiệu: ­Hôm nay, chúng em sẽ  học kể  từng đoạn sau đó là toàn bộ  câu chuyện “Phần  thưởng” mà các em đã học trong 2 tiết tập đọc trước. HĐ2. Hướng dẫn kể chuyện. ­GV hướng dẫn HS quan sát tranh và cho HS kể theo câu hỏi gợi ý. + Kể theo tranh 1 ­Na là 1 cô bé như thế nào? ­Trong tranh này, Na đang làm gì? ­Kể lại các việc làm tốt của Na đối với các bạn. ­Na còn băn khoăn điều gì? ­Chốt ý: Na tốt bụng giúp đỡ bạn bè. ­Nhận xét, đánh giá. + Kể theo tranh 2, 3  ­ Cuối năm học các bạn bàn tán về chuyện gì? Na làm gì? ­ Trong tranh 2 các bạn Na đang thì thầm bàn nhau chuyện gì? ­ Tranh 3 kể chuyện gì? ­ Chốt ý: Các bạn có sáng kiến tặng Na 1 phần thưởng ­ Nhận xét, đánh giá. + Kể theo tranh 4. ­Phần đầu buổi lễ phát phần thưởng diễn ra như thế nào? ­ Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy? ­ Khi Na được phần thưởng, Na, các bạn và mẹ vui mừng như thế nào? 4
  5. ­ Chốt: Na cảm động trước tình cảm của các bạn. ­Nhận xét, đánh giá. HĐ3. Hướng dẫn kể lại toàn bộ câu chuyện. ­GV tổ chức cho HS kể theo từng nhóm. ­Nhận xét , tuyên dương ­ GV gợi ý học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.  4. Hoạt động nối tiếp: ­Qua các giờ kể chuyện tuần trước và tuần này, các em đã thấy kể chuyện khác  đọc chuyện. Khi đọc các em phải đọc chính xác, không thêm bớt từ ngữ. Còn khi  kể em không nhìn sách mà kể theo trí nhớ (tranh minh hoạ giúp em nhớ). Vì vậy   em không nhất thiết phải kể  y như  sách. Em chỉ  nhớ  nội dung chính của câu  chuyện. Em có thể thêm bớt từ ngữ. Để câu chuyện hấp dẫn em nên kể tự nhiên  kèm điệu bộ, cử chỉ. ­ Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ­ Nhận xét tiết học. ……………………………………………… Buổi 2 Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 3                 Bài: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ  (tiết 2)  I. Mục tiêu: Sau tiết học này, học sinh ­Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ. ­Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ ­Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân. Thực hiện theo thời gian biểu. *HSKG: Lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân.          ­ Có thái độ đồng tình với các bạn học tập, sinh hoạt đúng giờ.          ­ KNS: Quản lý thời gian; Lập kế hoạch, tư duy phê phán; tự nhận thức. II. Đồ dùng dạy ­ học: ­GV: Dụng cụ phục vụ trò chơi sắm vai, phiếu thảo luận. ­HS: SGK III. Các hoạt động dạy ­ học    1. Ổn định tổ chức: HS hát tập thể 2. Củng cố kiến thức:  ­ Để học tập và sinh hoạt đúng giờ em cần làm gì ?  ­ HS trả lời, GV nhận xét. 3. Bài mới * Giới thiệu: Hôm nay, các em học tiếp bài: Học tập, sinh hoạt đúng giờ (tiết 2). HĐ 2. HDHS thảo luận nhóm. ­Nêu lần lượt, đọc từng ý kiến. 5
  6. ­Kết luận: Học tập sinh họat đúng giờ có lợi cho sức khỏe và việc học tập của   bản thân. *HĐ 3. Thảo luận nhóm. ­ Yêu cầu thảo luận nhóm ghi vào phiếu. ­Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp. ­ Nhận xét kết luận: Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp ta thoải mái hơn,... *HĐ 4: Thảo luận nhóm. ­Giao nhiệm vụ, học sinh thảo luận nhóm đôi. ­Đại diện trình bày trước lớp. ­GV kết luận: gian biểu phù hợp giúp các em học tập, sinh hoạt đúng giờ. *Kết luận chung : Cần học tập sinh hoạt đúng giờ để  đảm bảo sức khoẻ, học   hành tiến bộ. 4. Hoạt động nối tiếp:  ­Học tập sinh hoạt đúng giờ mang lại lợi ích gì ?   ­Nhận xét  ­Xem lại bài; Lập thời gian biểu cho bản thân. ………………………………………………. Thực hành Toán TUẦN 2( TIẾT 1) I, Mục tiêu:  HS rèn luyện về: ­ Kĩ năng đọc.viết,thứ tự các số trong phạm vi 100. Số có một chữ số, số có 2  chữ số;số liền trước,số liền sau.  ­ Biết và gọi tên đúng các thành phần và kết quả của phép cộng: số hạng ­ tổng.   II, Đồ dùng dạy học ­ Vở luyện tập Toán II, Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức : HS chuẩn bị sách vở  2. Củng cố kiến thức:  ­ GV cho học sinh nối tiếp nhau: nêu tên gọi của các số trong phép cộng:         32  ­  12 = 20 ­ GV nhận xét. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.  Hoạt động 2 :  Hướng dẫn HS chữa bài tập. Bài 1 : HS đọc yêu cầu đề bài.  - HS dưới lớp làm vào vở  -  1 HS lên bảng chữa bài. -  GV nhận xét bài và tuyên dương. Bài 2 : Cả lớp làm vào vở.  6
  7. - 1 HS trả lời miệng. GV nhận xét và tuyên dương Bài 3: HS nêu yêu cầu đề bài.  - 1 HS lên bảng chữa bài. -  GV nhận xét và chốt đáp án. Bài 4 : HS tự làm bài vào vở.  - 1 HS trả lời miệng.  - HS nhận xét bài . GV chốt đáp án. Bài 5 : HS nêu yêu cầu đề bài.  ­  1 HS lên bảng chữa bài.   ­   GV nhận xét và chốt đáp án. Bài 6: HS đọc đề bài.  - HS làm bài và đổi chéo kiểm tra. -  GV nhận xét. Bài 7 : HS tự làm bài vào vở.  - HS nhận xét bài . GV chốt đáp án.  Hoạt động 4 :   Hoạt động nối tiếp ­ GV củng cố bài, nhận xét , đánh giá tiết học. ……………………………………………. Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2016  Buổi 1  Môn: TOÁN Tiết 7                              Bài: SỐ BỊ TRỪ ­ SỐ TRỪ ­ HIỆU I. Mục  tiêu: Sau tiết học này, học sinh: ­ Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.  ­Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. ­ Biết giải bài toán bằng một phép trừ. + Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (a, b, c), Bài 3. ­GDHS tính cẩn thận khi làm bài. ­ KNS: Tự nhận thức; tư duy sáng tạo, quản lý thời gian; các định giá trị. II. Đồ dùng dạy ­ học ­ Các thanh thẻ: Số bị trừ, số trừ, hiệu. III. Các hoạt động dạy ­ học:  1. Ổn định tổ chức: 2. Củng cố kiến thức:  ­ Hỏi HS: 1dm bằng mấy cm? 10 cm bằng mấy dm?  ­HS khác: 8dm bằng mấy cm? 80 cm bằng mấy dm? ­ GV nhận xét chung. 3. Bài mới: *. Giới thiệu bài:  Hôm nay chúng ta sẽ học bài: “Số bị trừ ­ Số trừ ­ Hiệu” ­ GV ghi tiêu đề bài 7
  8. HĐ2. Giới thiệu số bị trừ ­ số trừ ­ hiệu ­ GV viết: 59 ­ 35 = 24. ­ GV chỉ vào từng số trong phép trừ và nêu tên gọi,      59          ­          35      =         24   Số bị trừ           Số trừ             Hiệu ­ GV viết phép trừ theo cột dọc, yêu cầu HS gọi tên thành phần. ­ GV hỏi: Tính hiệu tức là thực hiện phép tính gì? HĐ3. HD thực hành: Bài 1: (Bảng lớp) Gọi một HS đọc bài ­ Bài này yêu cầu các em tính gì? ­ Muốn tính hiệu thì ta làm thế nào? ­ GV kẻ BT1 lên bảng. Hướng dẫn HS làm mẫu ở cột thứ nhất. ­ Gọi HS lên viết kết quả vào hiệu. ­ GV nhận xét.     Bài 2: (ý d dành cho HSG) Gọi HS đọc bài và nêu yêu cầu. ­ GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. Bài 3: Yêu cầu 1 HS nêu bài toán.    ­ Bài toán cho biết gì?  ­ Bài toán hỏi gì?  ­ Muốn biết sau khi cắt sợi dây còn lại bao nhiêu dm thì các em làm gì?     ­ GV nhận xét, HS sửa bài. 4. Hoạt động nối tiếp: ­ Xem lại bài và ghi nhớ tên gọi các số trong phép tính ­ Nhận xét tiết học. ………………………………………………. Môn: CHÍNH TẢ  Tiết 3                                        Bài:  PHẦN THƯỞNG I. Mục tiêu: Sau tiết học này, học sinh: - Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Phần Thưởng ( SGK ). - Làm được BT3, BT4, BT( 2 ) a / b  ­   GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học chính tả. ­ KNS: Tự nhận thức; Hợp tác; Tư duy phê phán; xử lý thông tin. II. Đồ dùng dạy ­ học    ­GV: Bảng phụ chép nội dung tóm tắt bài Phần thưởng và nội dung 2 bài tập   chính tả.    ­HS: Vở ghi, bảng con III. Các hoạt động dạy ­ học. 1.Ổn định tổ chức. 8
  9.   ­ HS hát tập thể.  2. Củng cố kiến thức:  -  2 HS lên bảng, GV đọc các từ khó cho HS viết, Yêu cầu cả lớp viết vào giấy  nháp. -HS đọc thuộc lòng các chữ cái đã học. -Nhận xét và tuyên dương HS. 3. Bài mới. * Giới thiệu bài. ­ Hôm nay các em học chính tả nhìn  chép bài: Phần thưởng. HĐ2. Hướng dẫn tập chép. a. Ghi nhớ nội dung: -Treo bảng phụ và yêu cầu 2 HS đọc đoạn cần chép. -GV nêu câu hỏi, HS trả lời: - Đoạn văn kể về ai? - Bạn Na là người như thế nào? b. Hướng dẫn cách trình bày: * GV nêu câu hỏi, HS nối tiếp trả lời -Đoạn văn có mấy câu? -Hãy đọc những chữ được viết hoa trong bài. -Những chữ này ở vị trí nào trong câu? -Vậy còn Na là gì? -Cuối mỗi câu có dấu gì? -Kết luận: Chữ  cái đầu câu và tên riêng phải viết hoa. Cuối câu phải viết dấu   chấm. c. Hướng dẫn viết từ khó: -GV yêu cầu HS đọc các từ HS dễ lẫn, từ khó. -Yêu cầu HS viết các từ khó. -Chỉnh sửa lỗi cho HS. d. Chép bài - HS tự nhìn bài chép trên bảng và chép vào vở. e. Soát lỗi -GV đọc thong thả đoạn cần chép, phân tích các tiếng viết khó, dễ  lẫn cho HS   kiểm tra. g. Chấm bài -Thu và chấm một số bài tại lớp. Nhận xét bài viết của HS. HĐ3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. -HS đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét bài bạn. HĐ4. Học bảng chữ cái -Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. Gọi 1 HS lên bảng làm bài. -Gọi HS nhận xét bài bạn. 9
  10. -Kết luận về lời giải của bài tập. -Xóa dần bảng chữ cái cho HS học thuộc. 4. Hoạt động nối tiếp: -Nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, viết đẹp không mắc lỗi, động viên  các em còn mắc lỗi cố gắng.  Dặn dò HS học thuộc  29 chữ cái. ................................................................. Môn: TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI Tiết 2                                             Bài: BỘ XƯƠNG I. Mục tiêu:   Sau tiết học này, học sinh: ­ Nêu được tên và chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương:  xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân. ­ Học sinh khá giỏi: Biết tên các khớp xương của cơ thể. Biết được nếu gãy  xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn. ­ KNS: Kĩ năng ra quyết định; Làm chủ bản thân; Hợp tác; tư duy phê phán. II. Đồ dùng dạy ­ học:  ­ GV : Mô hình bộ xương  người,  2 bộ tranh  bộ  xương  cơ thể  đã  được cắt  rời. ­ HS : SGK III. Các hoạt động dạy ­ học: 1. Ổn định tổ chức:  HS lấy sách vở, đồ dùng. 2. Củng cố kiến thức: HS trả lời câu hỏi bài học trước: ­Nêu tên các cơ quan vận động? ­Nêu các hoạt động mà tay và chân cử động nhiều?  ­ Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới   * Giới thiệu bài:   ­ Cơ và xương được gọi là cơ quan vận động. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ  hơn về bộ xương. HĐ1. Thảo luận nhóm. ­ Bước 1: làm việc cá nhân. ­GV yêu cầu học sinh tự sờ nắn trên cơ thể mình và gọi tên, chỉ vị trí các xương   trong cơ thể mà em biết Bước 2 : Làm việc theo cặp. ­ Học sinh quan sát hình vẽ bộ xương SGK chỉ vị trí, nói tên  một số xương. Bước 3 : Hoạt động cả lớp. ­ Đưa ra mô hình bộ xương. ­ Nói tên một số xương: Xương đầu, xương sống... ­Ngược lại giáo viên chỉ một số xương trên mô hình. Buớc 4: Cá nhân ­ Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét vị  trí nào xương có thể  gập, duỗi, hoặc   quay được. 10
  11.  Các vị trí như  bả  vai, cổ  tay, khuỷu tay, háng, đầu gối, cổ  chân, … ta có thể  gập, duỗi hoặc quay được, người ta gọi là khớp xương. ­GV chỉ vị trí một số khớp xương. HĐ 3. Thảo luận nhóm Bước 1: Thảo luận nhóm ­ Đưa bảng phụ ghi các câu hỏi. ­ Hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không? ­ Hộp sọ có hình dạng và kích thước như thế nào? Nó bảo vệ cơ quan nào? ­ Xương sườn cùng xương sống và xương  ức tạo thành lồng ngực để  bảo vệ  những cơ quan nào? ­ Nếu thiếu xương tay ta gặp những khó khăn gì? ­ Xương chân giúp ta làm gì?  ­ Vai trò của khớp bả vai, khớp khuỷu  tay, khớp đầu gối?  Giảng thêm + giáo dục: Khớp khuỷu tay chỉ  có thể  giúp ta co (gập) về  phía   trước, không gập được về phía sau. Vì vậy, khi chơi đùa các em cần lưu ý  không  gập tay mình hay tay bạn về phía sau vì sẽ bị gãy tay. Tương tự khớp đầu gối chỉ  giúp chân co về phía sau, không co được về phía trước. Bước 2: Giảng giải  ­Kết luận: Bộ xương cơ thể người gồm có rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc  với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, làm thành một khung nâng đỡ  và  bảo vệ các cơ quan quan trọng. Nhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển  của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được. HĐ4. Làm việc cá nhân Bước 1: Học sinh làm phiếu học tập cá nhân. ­Đánh dấu  x vào ô trống ứng với ý em cho là đúng. ­Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt, chúng ta cần: ­ Ngồi, đi, đứng đúng tư thế  ­ Tập thể dục thể thao. ­ Làm việc nhiều. ­ Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. ­ Ăn nhiều, vận động ít. ­ Mang, vác, xách các vật nặng. ­ Ăn uống đủ chất. ­ Cùng học sinh chữa phiếu bài tập. Bước 2: Hoạt động cả lớp. ­Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt, chúng ta cần làm gì? ­ Chúng ta cần tránh những việc làm nào có hại cho bộ xương? ­ Điều gì sẽ xảy ra nếu hàng ngày chúng ta ngồi, đi đứng không đúng tư thế và  mang, vác, xách các vật nặng. ­ Treo 02 tranh /SGK. 11
  12. ­ Chốt ý + giáo dục học sinh: Thường xuyên tập thể  dục, làm việc nghỉ  ngơi   hợp lý, không mang vác các vật nặng để bảo vệ xương và giúp xương phát triển  tốt. 4. Hoạt động nối tiếp:   ­ Nhận xét ­ tuyên dương    ­ Chuẩn bị: Hệ cơ. ....................................................................... Môn: Thực hành Tiếng Việt TUẦN 1( Tiết 1)                 I, Mục tiêu : Sau tiết học, HS rèn kĩ năng ­ HS đọc trơn được cả bài. ­ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. ­ Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật. II, Hoạt động dạy học Hoạt động  1 : Ôn tập đọc : Phần thưởng ­ GV đọc mẫu. ­ HS khá đọc mẫu. ­ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của câu chuyện. GV và cả lớp nhận xét cách  đọc. ­ HS luyện đọc nâng cao theo nhóm. ­ Đại diện các nhóm thi đọc trước lớp. ­ Cả lớp và GV nhận xét. *Tìm hiểu nội dung bài : ­ HS đọc thầm bài và lần lượt trả lời câu hỏi trong vở luyện Tiếng việt Hoạt động  2 : Ôn tập đọc : Làm việc thật là vui. ­ HS khá đọc mẫu. ­ HS nối tiếp nhau đọc từng câu. GV và cả lớp nhận xét cách đọc. ­ HS luyện đọc nâng cao theo nhóm. ­ Đại diện các nhóm thi đọc trước lớp. ­ Cả lớp và GV nhận xét. * Tìm hiểu nội dung bài : ­ HS đọc thầm bài và lần lượt trả lời câu hỏi trong vở luyện Tiếng việt Hoạt động  3 : Hoạt động nối tiếp ­ GV khái quát lại nội dung bàt học. ­ GV dặn HS chuẩn bị bài sau. ……………………………………………………….. Thứ tư  ngày 14 tháng 9 năm 2016 Buổi 1 Môn: TOÁN Tiết 8                                           Bài:  LUYỆN TẬP I. Mục  tiêu: Sau tiết học này, học sinh: 12
  13. ­ Biết trừ nhẩm số tròn chục có hai chữ số.  ­ Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.  ­ Biết giải bài toán bằng một phép trừ. + Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột 1, 2), Bài 3, Bài 4 ­Rèn kỹ năng làm toán ­GDHS tính cẩn thận khi làm bài. ­ KNS: Quản lý thời gian; hợp tác; tư duy sáng tạo; tư duy phê phán. II. Đồ dùng dạy ­ học      ­SGK III. Các hoạt động dạy ­ học:  1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra:  ­ GV ghi 87 ­ 25 = 62 và gọi HS nêu tên từng thành phần, kết quả của phép tính. ­ GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài:  ­ Hôm nay, các em học bài: Luyện tập. HĐ 2. HD luyện tập: Bài 1: HS nêu yêu cầu bài. ­ HS làm vào vở. ­ GV gọi HS đọc cách trừ các phép tính, đồng thời hỏi HS tên gọi thành phần và   kết quả. Bài 2: Tính nhẩm (HS làm miệng cột 1 và 2) cột 3 (HSG) ­ Bài toán yêu cầu các em làm gì? ­ HS tự làm bài và nêu cách nhẩm ­ GV nhận xét Bài 3:  ­ Bài toán yêu cầu gì?  Muốn tính hiệu thì phải làm phép tính gì? Lấy số nào trừ cho số nào? ­ Cho HS làm bài tập vào vở của mình. ­ GV thu một số vở chấm. ­ GV nhận xét chung. Bài 4: GV gọi HS đọc bài 4 ­ Bài toán cho biết gì? ­ Bài toán hỏi gì? ­ HS trả lời đến đâu, GV tóm tắt lên bảng tới đó. ­ GV gọi một em đứng dậy đọc bài giải của mình. Bài 5 (dành cho HSKG nếu còn thời gian). Khoanh  vào chữ đặt trứơc câu trả  lời đúng  ­ Kết luận: Trong kho còn lại 60 cái ghế do đó phải khoanh vào chữ C  4. Hoạt động nối tiếp: 13
  14. ­ Gọi HS nêu lại cách trừ và hỏi tên thành phần của phép tính. ­ Xem lại bài và ghi nhớ các tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ. ­ Nhận   xét tiết học. ………………………………………. Môn: TẬP ĐỌC Tiết 6.                                Bài:  LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI I. Mục tiêu: Sau tiết học này, học sinh: ­ Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. ­ Hiểu ý nghĩa: Mọi người, vật đều làm việc; làm việc mang lại niềm vui. (trả  lời được các câu hỏi trong  SGK) ­ Học sinh có ý thức chăm chỉ làm việc. ­ KNS: Lắng nghe tích cực; hợp tác; quản lý thời gian; xử lý thông tin. II. Đồ dùng dạy­ học:    ­Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ    ­Học sinh: Sách giáo khoa III. Hoạt động dạy­học: 1. Ổn định tổ chức. ­ HS hát tập thể. 2. Kiểm tra:  ­ GV gọi 3 Học sinh đọc nối tiếp bài ”Phần thưởng” ­ Kể những việc làm của Na?  ­GV: Theo em Na có xứng đáng nhận phần thưởng không? Vì sao?  ­ Em cần học tập ở Na điều gì?  3. Bài mới: HĐ1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: “Làm việc thật là vui”. ­Học sinh theo dõi, nhắc lại tiêu đề. HĐ2. Luyện đọc: a. Đọc mẫu, hướng dẫn luyện đọc. ­ GV đọc mẫu: Giọng nhanh, vui. b. Hướng dẫn luyện đọc, giải nghĩa từ * Đọc từng câu: ­ GV hướng dẫn phát âm: làm việc, tích tắc, sắc xuân, rực rỡ… ­ HS đọc nối tiếp theo câu. * Đọc từng đoạn: ­ Giải nghĩa từ:  ­Sắc xuân: Cảnh sắc mùa xuân                             ­ Rực rỡ: Tươi sáng, nổi bật                             ­Tưng bừng: Vui, lôi cuốn nhiều người. ­ H.dẫn ngắt câu: Cành đào nở  hoa/cho sắc xuân thật rực rỡ/, ngày xuân thêm  tưng bừng.// ­ Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn. 14
  15. * Đọc đoạn trong nhóm. ­ Thi đọc giữa các nhóm. ­ Đọc toàn bài. ­ Đọc đồng thanh. HĐ3. Tìm hiểu bài: +Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: ­ Tìm các từ chỉ đồ vật, con vật, cây cối có trong bài? ­Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì?   ­Hằng ngày cha, mẹ, anh, chị làm những việc gì? + Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: ­Nêu những việc Bé làm? ­Khi làm Bé cảm thấy như thế nào? ­Hãy kể những việc làm của bút, sách vở, bác sĩ, công an? ­Theo em, tại sao quanh ta mọi người, mọi vật phải làm việc ? ­ GV hướng dẫn học sinh đặt câu với từ: rực rỡ, tưng bừng. HĐ 4.Luyện đọc lại: ­ GV đọc mẫu. ­ GV hướng dẫn HS đọc 1 đoạn. ­Cho Học sinh thi đọc từng đoạn đến hết bài. ­ Nhận xét, tuyên dương. 4. Hoạt động nối tiếp: ­Bài văn muốn nói với ta điều gì? ­Về nhà học bài, chuẩn bị bài ”Bạn của Nai nhỏ”   ­Nhận xét tiết học ..................................................... Môn: TẬP VIẾT Tiết 2                                      Bài:  Chữ hoa  Ă,  Â   I. Mục tiêu: Sau tiết học này, học sinh: ­Viết đúng 2 chữ hoa   Ă, Â ( 1 dòng cỡ vừa , 1 dòng cỡ nhỏ   Ă hoặc Â ) chữ  và câu ứng dụng : Ă ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) Ăn chậm nhai kĩ ( 3 lần ). *HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.  ­GDHS có ý thức kiên chì, cẩn thận trong việc rèn chữ. ­ KNS: Tự nhận thức; quản lý thời gian; lắng nghe tích cực. II. Đồ dùng dạy ­ học: ­GV: Mẫu chữ  cái  Ă, Â  đặt trong khung chữ  (trên bảng phụ), có đủ  các  đường kẻ và đánh số các đường kẻ. ­HS: Vở Tập viết 2, tập một, bảng con III. Các hoạt động dạy ­ học: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: 15
  16. -Kiểm tra vở Tập viết của một số HS. - Yêu cầu viết chữ hoa A vào bảng con. - Yêu cầu viết chữ Anh. -Nhận xét, sửa sai. 3. Bài mới HĐ1. Giới thiệu bài. Tiết tập viết hôm nay, các em sẽ được tập viết các chữ hoa Ă,  Â.   HĐ2. Hướng dẫn viết chữ hoa a) Quan sát số nét, quy trình viết Ă,  Â.                       - Yêu cầu HS lần lượt so sánh chữ Ă, Â hoa với chữ A hoa đã học ở tuần trước. - Chữ A hoa gồm mấy nét, là những nét nào? Nêu quy trình viết chữ A hoa. - Dấu phụ của chữ Ă giống hình gì? -Quan sát mẫu và cho biết vị  trí đặt dấu phụ. (Dấu phụ  đặt giữa các đường  ngang nào? Khi viết đặt bút tại điểm nào? Viết nét cong hay thẳng, cong đến  đâu? Dừng bút ở đâu?)  ­Dấu phụ của chữ Â giống hình gì? - Đặt câu hỏi để HS rút ra cách viết (giống như với chữ Ă) b) Viết bảng - GV yêu cầu HS viết chữ Ă, Â vào trong không trung sau đó cho các em viết vào  bảng con. 2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng. a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng -Yêu cầu HS mở vở tập viết, đọc cụm từ ứng dụng. -Hỏi: Ăn chậm nhai kĩ mang lại tác dụng gì? b) Quan sát và nhận xét       ­ Cụm từ gồm mấy chữ? Là những chữ nào? ­ So sánh chiều cao của con chữ Ă và n. - Những chữ nào có chiều cao bằng chữ Ă? - Khi viết Ăn ta viết nét nối giữa Ă và n như thế nào? -Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? c) Viết bảng - Yêu cầu HS viết chữ Ăn vào bảng. Chú ý chỉnh sửa cho các em. 2.4. Hướng dẫn viết vào Vở tập viết ­ Yêu cầu HS nêu yêu cầu viết, cho HS viết bài        ­ Theo dõi, hướng dẫn thêm cho một số em viết chậm.    => Lưu ý HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết.   ­ Chấm bài, nhận xét 4. Hoạt động nối tiếp: 16
  17. -Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà hoàn thành nốt bài viết trong vở. …………………………………………. HĐGDNGLL AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM TRÊN ĐƯỜNG PHỐ I, Mục tiêu: Giúp học sinh: - Có kĩ năng phòng tránh các phương tiện giao thông có thể gây nguy hiểm  trên đường phố. II. Đồ dùng dạy học - Vở Em thực hành an toàn giao thông III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Bài mới Bài tập 1:  - HS đọc yêu cầu đề bài - HS nêu quan sát các bức ảnh và đánh dấu + vào ô trống các phương tiện  giao thông dễ gây nguy hiểm hơn trên đường phố.  - GV nhận xét và chốt. - HS nêu vì sao các phương tiện giao thông đó lại dễ gây nguy hiểm hơn các  phương tiện giao thông khác trên đường phố - GV kết luận. Bài tập 2: Tình huống an toàn và tình huống nguy hiểm:  - HS đọc yêu cầu đề bài - HS tự làm bài và giải thích vì sao. - GV nhận xét và chốt. - GV kết luận. Bài tập 3: Quy định đảm bảo an toàn. - HS đọc yêu cầu đề bài - Y/C HS tự làm bài. - HS trả lời câu hỏi. GV chốt Bài tập 4: Xử lý tình huống - HS đọc yêu cầu. - Thảo luận nhóm đôi xử lý các tình huống - HS trả lời - GV nhận xét, tuyên dương Bài tập 5: ứng dụng thực tiễn. Hoạt động 3 : Nối tiếp - GV nhận xét tiết học. - Củng cố bài và chuẩn bị cho bài học sau. 17
  18. ……………………………………………. Thứ  năm  ngày 15 tháng 9 năm 2016 Buổi 1 Môn: TOÁN Tiết 9                                   Bài: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục  tiêu: Sau tiết học này, học sinh:      ­ Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100.  ­ Biết viết số liền trước, số liền sau của một số cho trước.   ­ Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.  ­ Biết giải bài toán bằng một phép cộng. + Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (a, b, c, d), Bài 3 (cột 1, 2), Bài 4. ­Rèn kỹ năng làm toán. ­GDHS tính cẩn thận khi làm bài. ­ KNS: Tự nhận thức; quản lý thời gian; hợp tác; tư duy sáng tạo. II. Đồ dùng dạy ­ học      ­ Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy ­ học:  1. Ổn định tổ chức: 2. Củng cố kiến thức:  ­ Gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép tính trừ, nêu cách thực hiện, nêu tên gọi  thành phần và kết quả của phép tính trừ:  49 ­ 15 = ?        96 ­ 12 = ?. ­ Gọi HS nhận xét bài của bạn. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Luyện tập chung. HĐ2. Luyện tập: Bài 1: HS đọc bài 1. ­ Bài toán yêu cầu các em làm gì? ­ GV chia lớp thành 3 nhóm, các em thảo luận cả  3 câu và viết các số  ra vở  nháp. ­ GV gọi đại diện các nhóm đọc các số (mỗi nhóm 1 câu), đại diện nhóm khác   nhận xét nhóm bạn. ­ GV nhận xét chung. Bài 2: HS đọc thầm bài 2. ­ GV hỏi: Bài 2a, 2b, 2c, 2d yêu cầu các em làm gì?   (2e, 2g dành cho HSG) ­  Đại diện nhóm đọc số mình biết. Đại diện nhóm khác nhận xét, GV nhận xét. ­ HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.   ­ GV nhận xét chung Bài 3: (cột 3 HSG) Bài yêu cầu các em làm gì? ­ Gọi vài HS nêu lại cách tính và tên gọi thành phần, kết quả của phép cộng và  phép trừ. 18
  19. Bài 4: HS đọc thầm bài toán ­ 1 HS đọc lại đề bài ­ Bài toán cho biết gì? ­ Bài toán hỏi gì? ­ HS trình bày bài giải vào vở. ­ GV mời 1 HS lên giải bài giải vào bảng . 4. Hoạt động nối tiếp: ­ Về nhà tập đếm lại các số trong phạm vi 100. ­ Nhận xét tiết học. ……………………………………………….. Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 2                Bài: TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP.  DẤU CHẤM HỎI I. Mục tiêu:  Sau tiết học này, học sinh: ­Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập ( BT1). ­Đặt câu với 1 từ  tìm được (BT2); biết sắp xếp lại trật tự các từ  trong câu  mới       ( BT3) Biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi ( BT4).      ­GDHS yêu thích Tiếng Việt.      ­ KNS: Tự nhận thức; quản lý thời gian, hợp tác, xác định giá trị. II. Đồ dùng dạy ­ học: ­ Bảng nhóm thực hiện bài tập 2,3. III. Các hoạt động dạy ­ học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Củng cố kiến thức:  GV kiểm tra 2 HS: ­HS 1: Kể tên một số đồ vật, người, con vật, hoạt động mà em biết. ­ HS 2: Làm lại bài tập 4, tiết Luyện từ và câu tuần trước. -Nhận xét, đánh giá HS. 3. Bài mới * Giới thiệu bài 2.2. Hướng dẫn làm bài tập - Bài 1:  1 HS đọc đề bài. - HS tìm mẫu.                                  - Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu của bài. -Yêu cầu HS suy nghĩ tìm từ. ­ HS nối tiếp thông báo kết quả. HS nêu, GV ghi các từ đó lên bảng. ­ Yêu cầu cả lớp đọc các từ tìm được. - Đọc đồng thanh sau đó làm bài vào vở. Bài 2 ­ GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? ­GV hướng dẫn : Hãy tự chọn 1 từ trong các từ vừa tìm được và đặt câu với từ  đó. ­ HS nối tiếp đọc câu của mình. 19
  20. ­ Sau mỗi câu HS đọc, GV yêu cầu cả lớp nhận xét xem câu đó đã đúng chưa, đã  hay chưa, có cần bổ sung gì thêm không? Bài 3: Một HS đọc yêu cầu của bài. ­ 1 HS đọc mẫu. ­ Hỏi: Để  chuyển câu: Con yêu mẹ  thành 1 câu mới, bài mẫu đã làm nhu thế  nào? ­ Tương tự như vậy, hãy nghĩ cách chuyển câu Bác Hồ rất yêu thiếu nhi thành 1  câu mới. ­ Nhận xét và đưa ra kết luận đúng (3 cách). ­ HS suy nghĩ và làm tiếp với câu: Thu là bạn thân nhất của em. ­ HS viết các câu tìm được vào vở.  Bài 4: 1HS đọc yêu cầu của bài. ­ HS đọc các câu trong bài. ­ Đây là các câu gì? ­ Khi viết câu hỏi, cuối câu ta phải làm gì? ­ Yêu cầu HS viết lại các câu và đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu. ­ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của bài. 4. Hoạt động nối tiếp: ­ Hỏi: Muốn viết một câu mới dựa vào một câu đã có, em có thể  làm như  thế  nào? ­ Khi viết câu hỏi, cuối câu phải có dấu gì? ­ Nhận xét tiết học. ………………………………………………. Môn: CHÍNH TẢ Tiết 4                             Bài:  LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI I. Mục tiêu:  Sau tiết học này, học sinh: ­Nghe ­ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. ­Biết thực hiện đúng yêu cầu của BT2; bước đầu biết sắp xếp tên người theo  thứ tự bảng chữ cái (BT3)   ­GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học chính tả.  ­ KNS: Quản lý thời gian; hợp tác; lắng nghe tích cực; ra quyết định. II. Đồ dùng dạy ­ học      ­ GV: Bảng phụ ghi quy tắc chính tả viết g/ gh.      ­ HS: Vở ghi, bảng con III. Các hoạt động dạy ­ học 1. Ổn định tổ chức.  ­ Cho học sinh hát tập thể.  2. Củng cố kiến thức:  - 2 HS lên bảng, đọc các từ  khó, dễ  lẫn cho HS viết, Yêu cầu cả  lớp viết vào   một tờ giấy nhỏ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2