intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án môn đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam

Chia sẻ: XUAN HOAT XUAN HOAT | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

412
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối tượng nghiên cứu môn học • Đối tượng của môn học là sự ra đời của Đảng và hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam - từ cách mạng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án môn đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam

  1. Đối tượng nghiên cứu môn học Đối tượng của môn học là sự ra đời của Đảng và • hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam - từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ sự ra đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt • Nam - chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam. Làm rõ quá trình hình thành, phát triển và kết quả • thực hiện đường lối cách mạng của Đảng trong đó đặc biệt chú trọng thời kỳ đổi mới. II.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC 1.Phương pháp nghiên cứu a)Cơ sở phương pháp luận Nghiên cứu, học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam phải trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh. b)Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra có sự kết hợp các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hoá và trừu tượng hóa... thích hợp với từng nội dung của môn học. 2. Ý nghĩa của học tập môn học a)Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về đường lối của Đảng trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. b) Bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước. c) Giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách của Đảng.
  2. Trung tuần tháng 2/2009, giáo trình các môn học này do hội đồng thẩm định quốc gia thông qua sẽ được phát hành để phục vụ giảng dạy và học tập. Từ học kỳ II của năm học 2008-2009, những trường tiến hành thí điểm các môn Lý luận chính trị sẽ bắt đầu học môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin". Để đảm bảo thực hiện tốt chương trình, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường phải thành lập khoa hoặc bộ môn Lý luận chính trị và không được bố trí giảng viên dạy vượt quá nhiều giờ so với quy định. Nếu tiến hành biên soạn, xuất bản tài liệu giảng dạy, học tập các môn này dưới hình thức lưu hành nội bộ phải báo cáo Bộ để tổ chức thẩm định. Các trường sẽ ưu tiên các đề tài nghiên cứu khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy cho khoa, bộ môn Lý luận chính trị. Để gắn đào tạo lý luận với thực tiễn, sau khi hoàn thành giáo trình chung cho SV tất cả các trường, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo biên soạn các tài liệu hỗ trợ học tập bao gồm chuyên đề các môn lý luận chính trị gắn với chuyên ngành đào tạo như khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh, khối ngành Khoa học tự nhiên - Kỹ thuật, khối Khoa học xã hội và nhân văn, khối ngành Sư phạm… Bộ cũng sẽ chỉ đạo hoàn thiện đề án tổng thể về “Đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá các môn Lý luận chính t 2. Tóm tắt nội dung môn học Xuất phát từ yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trước những thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế, Đảng đã phân tích thực trạng đất nước, chỉ ra tình hình khủng hoảng về kinh tế - xã hội và đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới về về tư duy, nhất là tư duy kinh tế, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, đồng thời từng bước đổi mới về chính trị. Cùng với đổi mới chính sách đối nội, Đảng từng bước đổi mới đối ngoại; đề những chủ chính sách ra
  3. trương, biện pháp cụ thể đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, chuẩn bị những tiền đề cần thiết và chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chuyển quan hệ đối ngoại từ song phương, đơn tuyến sang đa phương, đa tuyến; tích cực và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới với bước đi và lộ trình thich hợp. Nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn. Hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản. Quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới thể hiện rõ tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo của Đảng nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã công bằng dân chủ, văn minh. Quá trình thực hiện đường lối đó đã đạt dược những thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Một số vấn đề cần trao đổi trong quá trình dạy học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam Môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 52/2008/QĐ/BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, là một trong ba môn học Lý luận chính trị được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào giảng dạy trong các trường Cao đẳng và Đại học trong cả nước, đối với sinh viên khối không chuyên ngành Mác
  4. - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (từ năm học 2008 - 2009), nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình mới hiện nay. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là một hệ thống gồm những vấn đề chiến lược và những chủ trương, chính sách lớn của Đảng về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp của cách mạng Việt Nam, thể hiện qua Cương lĩnh và Nghị quyết của Đảng. Đường lối cách mạng là một bộ phận quan trọng nhất thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Đường lối cách mạng có nhiều cấp độ khác nhau vừa mang tính tổng quát xuyên suốt, vừa gắn liền với từng thời kỳ, vừa cụ thể từng lĩnh vực, từng ngành hoạt động, từng tổ chức. Đường lối cách mạng của Đảng có ba đặc điểm: Thứ nhất, là sản phẩm của Đảng, phản ánh trí tuệ và năng lực lãnh đạo của Đảng, là kết quả vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tri thức tiên tiến của nhân loại vào thực tiễn của thời đại và xã hội Việt Nam, để xác định quy luật vận động của cách mạng Việt Nam đi từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, là nguyên tắc hoạt động của mọi tập thể và mọi thành viên trong xã hội. Mỗi cán bộ, đảng viên phải quán triệt và chấp hành nghiêm chỉnh, nói và làm theo Nghị quyết, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đường lối cách mạng. Không ai có quyền thay đổi đường lối ∗cách mạng ngoài Đại hội Đảng. Thứ ba, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam có quá trình vận động và phát triển liên tục, từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên cho đến nay, dù tình hình có sự thay đổi như thế nào, biến động đến đâu chăng nữa thì Đảng ta và nhân dân ta vẫn kiên định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối cách mạng đã đề ra, đó là trí tuệ tập thể, là nguyện vọng của nhân dân ta để xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nội dung môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm có 8 chương, nghiên cứu những vấn đề trọng tâm, cốt lõi như: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1954 - 1975); đường lối đổi mới của Đảng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại… Chính vì vậy, cần phải phân biệt sự khác nhau giữa môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: - Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là khoa học lịch sử về sự lãnh đạo của Đảng, phạm vi nghiên cứu của môn học rất cụ thể trong mối quan hệ biện
  5. chứng giữa các vấn đề với nhau, các chương được sắp xếp theo trình tự từ hoàn cảnh lịch sử, đến đường lối chiến lược, sách lược qua Cương lĩnh, Nghị quyết của đại hội, Nghị quyết của các hội nghị Trung ương; tổ chức và lãnh đạo các phong trào đấu tranh của quần chúng; thành quả của cách mạng… tất cả được thể hiện trên trình tự lịch sử, lôgic. - Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là khoa học lý luận về sự lãnh đạo chính trị của Đảng, phạm vi môn học rất rộng và đi vào chiều sâu. Nội dung các chương có sự khác nhau song đều tập trung thống nhất có ba bộ phận, đó là: Bối cảnh lịch sử (thế giới và trong nước) hay nói cách khác là cơ sở hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam, có những thuận lợi và khó khăn cần giải quyết; nội dung của đường lối trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhấn mạnh thời kỳ đổi mới; sau cùng là ý nghĩa lịch sử hay đánh giá tổng quát và bài học kinh nghiệm. Với những nội dung như vậy đòi hỏi phải có cách nhìn tổng thể, xuyên suốt toàn bộ chặng đường đã qua, dự báo và xây dựng đường lối trong thời gian tới và sau này. Đây là những tri thức từ nội dung đường lối cho nên khi kết luận phải hết sức thận trọng, tránh sự nhầm lẫn sang khoa học Lịch sử Đảng thì mới làm rõ tính độc lập, sáng tạo của đường lối. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là môn học ra đời sau so với các môn khoa học nghiên cứu về Đảng, song lại cung cấp những luận cứ hết sức quan trọng cho việc hoạch định đường lối của Đảng trong từng thời kỳ. Đường lối đúng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng xác nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Vì vậy, giảng dạy và học tập môn học này tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân có ý nghĩa rất lớn về lý luận và thực tiễn, gắn liền với nhận thức và thực thi nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân, không chỉ gắn liền với đường lối mà còn bảo vệ đường lối cách mạng của Đảng. Để giảng dạy và học tập tốt môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, cần phải quán triệt một số vấn đề sau: Thứ nhất, quán triệt nghiêm túc quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào giảng dạy các môn lý luận chính trị trong giai đoạn cách mạng hiện nay, tích cực phục vụ cho sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. Thứ hai, thông qua giảng dạy môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội ngũ giảng viên góp phần trang bị thế giới quan, nhân sinh quan cho sinh viên về đường lối cách mạng do Đảng Cộng sản khởi xướng và lãnh đạo. Tạo niềm tin cho sinh viên vào sự nghiệp đổi mới, vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm đấu tranh bảo vệ đường lối của Đảng.
  6. Thứ ba, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chuyển tải kiến thức cơ bản trong tổ chức giảng dạy với tổ chức thảo luận, xêmina, sinh hoạt ngoại khóa… để sinh viên không những nắm vững kiến thức, mà còn chủ động vận dụng vào thực tiễn giải quyết những vấn đề vướng mắc theo đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thứ tư, chủ động giao bài cho sinh viên chuẩn bị trước khi lên lớp, để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc tiếp thu bài nhanh chóng, đồng thời tăng cường sử dụng các nguồn tài liệu học tập, tài liệu tham khảo cứu. cho sinh viên nghiên Thứ năm, cần có sự quan tâm của nhà trường, của ngành về đầu tư trang thiết bị cho lớp học, nhất là đối với giảng viên nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là môn học mới có tính khái quát cao, với tầm nhìn tư duy chiến lược độc lập tự chủ. Giảng dạy môn học này vừa là niềm vinh dự, vừa là trách nhiệm của đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận, những người đang tiếp tục thực hiện nhiệm vụ soi sáng đường lối cách mạng của Đảng vào thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ biết kế thừa và phát huy thành quả cách mạng làm rạng rỡ đất nước ta hôm nay và mai sau./. Võ Thị Hồng Hoa Thượng tá, Thạc sĩ, P. Trưởng bộ môn MLN & KHXHNV - Trường Đại học CSND
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2