Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 6
lượt xem 4
download
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 6 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A); nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A);... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 6
- TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ TỔ HÓA HỌC KHỐI 10 CHƯƠNG 2 BÀI 6 XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ, THÀNH PHẦN VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT TRONG MỘT CHU KỲ VÀ NHÓM Thời lượng: 2 tiết I. MỤC TIÊU DẠY HỌC: Sau bài học này HS có thể: YÊU CẦU CẦN ĐẠT Nhận thức hóa học 1. Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính NĂNG LỰC nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm HÓA HỌC A) (dựa theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng và dựa theo số lớp electron tăng trong một nhóm theo chiều từ trên xuống dưới). 2. Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A). 3. Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và các hydroxide theo chu kì. Viết được phương trình hoá học minh hoạ. Tìm hiểu thế giới 4. Quan sát hình ảnh, xử lý số liệu, đề xuất, biểu tự nhiên dưới góc đạt được vấn đề. độ hóa học Vận dụng kiến 5. Vận dụng các kiến thức đã học để tìm hiểu tính thức, kĩ năng đã chất của các nguyên tố C,H,O,N tạo nên các hợp học chất thường gặp trong đời sống. Giải quyết vấn đề 6. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo NĂNG LỰC và sáng tạo CHUNG Giao tiếp và hợp 7. Năng lực giao tiếp và hợp tác tác Năng lực tự chủ và 8. Năng lực tự học tự học PHẨM CHẤT Trung thực 9. Trung thực Trách nhiệm 10. Trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị dạy học + Thiết bị công nghệ, phần mềm: PPT + Thiết bị dạy học khác:
- Hóa chất Dụng cụ NaOH, PP, H2SO4, AlCl3, HCl Ống nghiệm: 4 Ống hút: 5 Kẹp ống nghiệm: 2 Cốc thủy tinh Bảng nhóm ( giấy A3 hoặc giấy lịch tháng) Nam châm. Sơ đồ phân nhóm, bảng tên nhóm Học liệu + Học liệu số: file SGK + Học liệu khác: III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. BẢNG TÓM TẮT CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt Mục tiêu Nội dung PPDH động học dạy học KTDH Đánh giá trọng tâm Phương Công (thời gian) pháp cụ HĐ 1: 6,7,8,9,10 Mối liên hệ giữa vị Nêu vấn Phương Câu hỏi, Khởi trí tính chất đề pháp hỏi đáp bảng động Hoạt động PP đánh giá kiểm kết nối nhóm qua sản phẩm học ( 5 phút) tập. HĐ 2,3,4: 1,6,7,8,9,10 Bán kính nguyên tử Nêu vấn Phương Câu hỏi, ( 10 phút) đề pháp hỏi đáp bảng Hoạt động PP đánh giá kiểm nhóm qua sản phẩm học tập. HĐ 5,6: 2,6,7,8,9,10 Độ âm điện Nêu vấn Phương Câu hỏi, ( 10 phút) đề pháp hỏi đáp bảng Hoạt động PP đánh giá kiểm nhóm qua sản phẩm học tập. HĐ 7,8: 2,6,7,8,9,10 Tính kim loại Tính Nêu vấn Phương Câu hỏi, (15 phút) phi kim đề pháp hỏi đáp bảng Hoạt động PP đánh giá kiểm nhóm qua sản phẩm học tập. HĐ 9,10: 3,6,7,8,9,10 Tính acidbase của Nêu vấn Phương Câu hỏi, oxide và hydroxide đề pháp hỏi đáp bảng
- Hoạt động PP đánh giá kiểm nhóm qua sản ( 30 phút) phẩm học tập. HĐ 11: 4,6,7,8,9,10 ASPARTAME Nêu vấn Phương Câu hỏi, Vân dụng đề pháp hỏi đáp bảng Hoạt động PP đánh giá kiểm nhóm qua sản ( 5 phút) phẩm học tập. HĐ 12: 1,2,3,4,6,7,8,9,10 TRÒ CHƠI Nêu vấn Phương Câu hỏi, Luyện tập QUIZIZZ đề pháp hỏi đáp ( 5 phút) B. CÁC HOẠT ĐỘNG: HĐ 1. Hoạt động khởi độngkết nối MỐI LIÊN HỆ GIỮA VỊ TRÍ TÍNH CHẤT Thời gian: 5 phút 1. Mục tiêu: 6,7,8,9,10 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a. Giao nhiệm vụ: HS hoàn thành PHT1 theo nhóm Nội dung PHT1: Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố, xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. (a) Li(Z=3); Na(Z=11); K(Z=19) (b) P(Z=15); S(Z=16); Cl(Z=17) Nhận xét về đặc điểm e ngoài cùng cũng như vị trí các nguyên tố ở câu a,b. Xác định tính chất của các nguyên tố ở câu a,b Theo em những tính chất này có biến đổi không? b. Thực hiện nhiệm vụ: HS nhận PHT 1 và làm việc theo nhóm, trình bày nội dung vào bảng nhóm c. Báo cáo thảo luận: Mỗi nhóm sẽ cử đại diện trình bày một ý theo yêu cầu của GV. Đồng thời các HS khác có thể góp ý thêm. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận Công cụ đánh giá: câu hỏi tự luận, bảng kiểm đánh giá kỹ năng hợp tác GV dẫn: Trong một chu kỳ cũng như trong một nhóm của bảng tuần hoàn, một số tính chất của đơn chất và hợp chất của các nguyên tố sẽ biến đổi theo qui luật nhất định phụ thuộc vào vị trí của các nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn. e.Sản phẩm học sinh cần đạt: Li(Z=3) 1s22s1 STT 3 – Chu kỳ 2 – Nhóm IA Na(Z=11) 1s22s22p63s1 STT 11 – Chu kỳ 3 – Nhóm IA K(Z=19) 1s22s22p63s23p64s1 STT 19 – Chu kỳ 4 – Nhóm IA
- Nguyên tử các nguyên tố có 1 e ngoài cùng, cùng thuộc nhóm IA và đều là kim loại. Tính kim loại sẽ biến đổi từ Li đến K P(Z=15) 1s22s22p63s23p3 STT 15 – Chu kỳ 3 – Nhóm VA S(Z=16) 1s22s22p63s23p4 STT 16 – Chu kỳ 3 – Nhóm VIA Cl(Z=17) 1s22s22p63s23p5 STT 17 – Chu kỳ 3 – Nhóm VIIA Nguyên tử các nguyên tố có 5,6,7 e ngoài cùng, đều thuộc chu kỳ 3 và đều là phi kim Tính phi kim sẽ biến đổi từ P đến Cl HĐ 2. BÁN KÍNH NGUYÊN TỬ Thời gian: 3 phút 1. Mục tiêu: 1,6,8,9,10 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a. Giao nhiệm vụ: HS hoàn thành PHT2 theo cá nhân Nội dung PHT2: Một hạt nhân có điện tích +Z sẽ hút electron bằng một lực có độ lớn F= a a: hằng số; r là khoảng cách từ hạt nhân tới electron Hãy cho biết (a) Điện tích hạt nhân càng lớn thì lực hút e càng mạnh hay càng yếu? (b) Khoảng cách giữa e và hạt nhân càng lớn thì e bị hạt nhân hút càng mạnh hay càng yếu? b. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và có câu trả lời c. Báo cáo thảo luận: HS trình bày d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận Công cụ đánh giá: câu hỏi tự luận Đánh giá cá nhân dựa trên kết quả HS trình bày. GV dẫn: Bán kính nguyên tử là khoảng cách từ hạt nhân đến electron ở lớp vỏ ngoài cùng. e.Sản phẩm học sinh cần đạt: (a) Điện tích hạt nhân càng lớn thì lực hút e càng mạnh (b) Khoảng cách giữa e và hạt nhân càng lớn thì e bị hạt nhân hút càng yếu HĐ 3. BÁN KÍNH NGUYÊN TỬ (tt) Thời gian: 5 phút 1. Mục tiêu: 1, 6,7,8,9,10 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a. Giao nhiệm vụ: HS hoàn thành PHT3 theo nhóm Nội dung PHT3:
- (a) Trong cùng 1 chu kỳ, khi đi từ trái sang phải, bán kính nguyên tử biến đổi thế nào? Giải thích. (b) Trong một nhóm A, theo chiều tăng ĐTHN, bán kính nguyên tử biến đổi như thế nào? Giải thích. b. Thực hiện nhiệm vụ: HS nhận PHT 3 và làm việc theo nhóm, trình bày nội dung vào bảng nhóm c. Báo cáo thảo luận: Mỗi nhóm sẽ cử đại diện trình bày theo yêu cầu của GV. Đồng thời các HS khác có thể góp ý thêm. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận Công cụ đánh giá: câu hỏi tự luận, bảng kiểm đánh giá kỹ năng hợp tác. e.Sản phẩm học sinh cần đạt: (a) Trong cùng 1 chu kỳ, khi đi từ trái sang phải, bán kính nguyên tử các nguyên tố giảm dần Giải thích: Trong cùng 1 chu kỳ, nguyên tử các nguyên tố có cùng số lớp electron. Khi đi từ trái sang phải ĐTHN tăng lực hút giữa hạt nhân với các e lớp ngoài cùng tăng bán kính nguyên tử giảm (b) Trong một nhóm A, theo chiều tăng ĐTHN, bán kính nguyên tử tăng. Giải thích: Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng dần nên bán kính nguyên tử tăng. HĐ 4. BÁN KÍNH NGUYÊN TỬ (tt) Thời gian: 2 phút 1. Mục tiêu: 1,6,8,9,10 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a. Giao nhiệm vụ: HS hoàn thành PHT4 theo cá nhân Nội dung PHT4: Dựa vào xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, em hãy sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử , , , , b. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và có câu trả lời c. Báo cáo thảo luận:
- HS trình bày d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận Công cụ đánh giá: câu hỏi tự luận. e.Sản phẩm học sinh cần đạt: Chiều tăng dần bán kính nguyên tử O
- Từ số liệu trong bảng 6.1, nhận xét sự biến đổi giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm và trong một chu kỳ. Giải thích b. Thực hiện nhiệm vụ: HS nhận PHT 5 và làm việc theo nhóm, trình bày nội dung vào bảng nhóm c. Báo cáo thảo luận: Mỗi nhóm sẽ cử đại diện trình bày theo yêu cầu của GV. Đồng thời các HS khác có thể góp ý thêm. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận Công cụ đánh giá: câu hỏi tự luận, bảng kiểm đánh giá kỹ năng hợp tác. e.Sản phẩm học sinh cần đạt: Giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố phụ thuộc vào đồng thời 2 yếu tố ĐTHN và bán kính nguyên tử Trong một chu kỳ, theo chiều tăng dần của ĐTHN, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố tăng dần Giải thích: Trong một chu kỳ, theo chiều tăng dần của ĐTHN, bán kính nguyên tử giảm, lực hút giữa hạt nhân với e lớp ngoài cùng tăng độ âm điện tăng Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của ĐTHN, độ âm điện giảm dần Giải thích: Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của ĐTHN, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với electron ngoài cùng giảm độ âm điện giảm HĐ 6. ĐỘ ÂM ĐIỆN (tt) Thời gian: 3 phút 1. Mục tiêu: 2,6,8,9,10 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: HS hoàn thành PHT2 theo cá nhân Nội dung PHT6: Dựa vào xu hướng biến đổi độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, em hãy xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử Na (Z=11), K(Z=19), Mg(Z=12), Al(Z=13) a. Giao nhiệm vụ: HS hoàn thành PHT6 theo cá nhân b. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và có câu trả lời c. Báo cáo thảo luận: HS trình bày d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận Công cụ đánh giá: câu hỏi tự luận e.Sản phẩm học sinh cần đạt: Chiều tăng dần độ âm điện K
- a. Giao nhiệm vụ: HS hoàn thành PHT7 theo nhóm Nội dung PHT7: Viết quá trình hình thành ion Na+, F Tổng quát cho ion dương kim loại, ion âm phi kim GV dẫn: Nguyên tử Na dễ nhường 1 e tạo ion Na+ => Na có tính kim loại Nguyên tử F dễ nhận 1 e tạo ion F => F có tính phi kim Tính kim loại: là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường e. Nguyên tử càng dễ nhường e tính kim loại càng mạnh Tính phi kim: Là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận e. Nguyên tử càng dễ nhận e tính phi kim càng mạnh. GV đặt câu hỏi: Khả năng nhường hoặc nhận e hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm A thay đổi như thế nào khi: (a) đi từ đầu chu kỳ đến cuối chu kỳ (b) đi từ đầu nhóm đến cuối nhóm Từ đó nêu quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim b. Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành PHT7 theo nhóm và trả lời câu hỏi của GV theo cá nhân c. Báo cáo thảo luận: HS suy nghĩ và có câu trả lời d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận Công cụ đánh giá: câu hỏi tự luận, bảng kiểm đánh giá kỹ năng hợp tác. e.Sản phẩm học sinh cần đạt: Na Na+ + 1e F + 1e F TQ: M Mn+ + ne (n=1,2,3) X + ne Xn (n=1,2,3) Khả năng nhường hoặc nhận e hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm A khi: (a) đi từ đầu chu kỳ đến cuối chu kỳ khả năng nhường e giảm, khả năng nhận e tăng (b) đi từ đầu nhóm đến cuối nhóm khả năng nhường e tăng, khả năng nhận e giảm Quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim: Trong một chu kỳ, theo chiều tăng dần của ĐTHN, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của ĐTHN, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần
- HĐ 8. TÍNH KIM LOẠI – TÍNH PHI KIM (tt) Thời gian: 3 phút 1. Mục tiêu: 2,6,8,9,10 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a. Giao nhiệm vụ: HS hoàn thành PHT8 theo cá nhân Nội dung PHT8: Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều giảm dần tính kim loại Sodium (Z=11), Magnesium(Z=12), Potassium(Z=19) b. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và có câu trả lời c. Báo cáo thảo luận: HS trình bày d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận Công cụ đánh giá: câu hỏi tự luận e.Sản phẩm học sinh cần đạt: Chiều giảm dần tính kim loại K> Na>Mg HĐ 9. TÍNH ACIDBASE CỦA OXIDE VÀ HYDROXIDE Thời gian: 20 phút 1. Mục tiêu: 3,4,6,7,8,9,10 2. Tiến trình tổ chức hoạt động a. Giao nhiệm vụ: HS hoàn thành PHT9 theo nhóm Nội dung PHT9: Xét một số phản ứng sau: Na2O + 2 HCl 2 NaCl + H2O NaOH + HCl NaCl + H2O Al2O3 +6 HCl 2AlCl3 + 3H2O Al(OH)3 +3 HCl AlCl3 +3H2O Al2O3 +2 NaOH + 3H2O 2Na[Al(OH)4] Al(OH)3 + NaOH Na[Al(OH)4] SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O H2SO4 +2 NaOH Na2SO4 + 2H2O Từ các phản ứng của oxide và hydroxide trên hãy nhận xét tính acid, base của chúng. Cho các hóa chất: NaOH, PP, H2SO4, AlCl3, HCl hãy thiết kế và thực hiện thí nghiệm minh họa tính chất của NaOH, H2SO4 và Al(OH)3 b. Thực hiện nhiệm vụ: HS nhận PHT 9 và làm việc theo nhóm, trình bày nội dung vào bảng nhóm c. Báo cáo thảo luận: Mỗi nhóm sẽ cử đại diện trình bày theo yêu cầu của GV. Đồng thời các HS khác có thể góp ý thêm. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận Phương pháp: quan sát Công cụ đánh giá: câu hỏi tự luận, bảng kiểm đánh giá kỹ năng hợp tác, bảng kiểm đánh giá kỷ năng thực hành thí nghiệm. e.Sản phẩm học sinh cần đạt: Na2O : basic oxide
- NaOH: base Al2O3: oxide lưỡng tính Al(OH)3: hydroxide lưỡng tính SO3: acidic oxide H2SO4: acid TN1: NaOH + PP + H2SO4 TN2: AlCl3 + NaOH thu được kết tủa Al(OH)3 TN3: Al(OH)3 + NaOH TN4: Al(OH)3 + HCl HS làm thí nghiệm minh họa. HĐ 10. TÍNH ACIDBASE CỦA OXIDE VÀ HYDROXIDE (tt) Thời gian: 10 phút 1. Mục tiêu: 3,4,6,7,8,9,10 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a. Giao nhiệm vụ: Nội dung PHT10: Quan sát bảng sau. Nêu xu hướng biến đổi tính acid base của oxide và hydroxide trong 1 chu kỳ. Tính acid base của oxide và hydroxide tương ứng của các nguyên tố thuộc chu kỳ 2,3 NHÓM IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA Hóa trị cao I II III IV V VI VII nhất CT OXIDE R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7 cao nhất CT OXIDE Li2O BeO B2O3 CO2 N2O5 cao nhất CK 2 Tính chất Basic Oxide Acidic Acidic Acidic oxide lưỡng oxide oxide oxide tính CT LiOH Be(OH)2 H3BO3 H2CO3 HNO3 HYDROXIDE Tính chất Base Hydroxide Acid yếu Acid Acid mạnh lưỡng yếu mạnh tính CT OXIDE Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7 cao nhất CK 3 Tính chất Basic Basic Oxide Acidic Acidic Acidic Acidic oxide oxide lưỡng oxide oxide oxide oxide tính CT NaOH Mg(OH)2 Al(OH)3 H2SiO3 H3PO4 H2SO4 HClO4 HYDROXIDE
- Tính chất Base Base yếu Hydroxid Acid Acid Acid Acid mạnh e lưỡng yếu trung mạnh rất tính bình mạnh b. Thực hiện nhiệm vụ: HS nhận PHT 10 và làm việc theo nhóm, trình bày nội dung vào bảng nhóm c. Báo cáo thảo luận: Mỗi nhóm sẽ cử đại diện trình bày theo yêu cầu của GV. Đồng thời các HS khác có thể góp ý thêm. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận Công cụ đánh giá: câu hỏi tự luận, bảng kiểm đánh giá kỹ năng hợp tác e.Sản phẩm học sinh cần đạt: Trong một chu kỳ, theo chiều tăng dần của ĐTHN, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần HĐ 11. ASPARTAME Thời gian: 5 phút 1. Mục tiêu: 4,5,6,7,8,9,10 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a. Giao nhiệm vụ: Nội dung PHT11: b. Thực hiện nhiệm vụ: HS nhận PHT 11 và làm việc theo nhóm, trình bày nội dung vào bảng nhóm c. Báo cáo thảo luận: Mỗi nhóm sẽ cử đại diện trình bày theo yêu cầu của GV. Đồng thời các HS khác có thể góp ý thêm. d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận Công cụ đánh giá: câu hỏi tự luận, bảng kiểm đánh giá kỹ năng hợp tác e.Sản phẩm học sinh cần đạt: H: CK 1 nhóm IA C: CK 2 nhóm IVA O: CK2 nhóm VIA N: CK 2 nhóm VA Oxi có tính phi kim mạnh nhất HĐ 12. TRÒ CHƠI Thời gian: 5 phút
- 1. Mục tiêu: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a. Giao nhiệm vụ: b. Thực hiện nhiệm vụ: c. Báo cáo thảo luận: d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận Công cụ đánh giá: câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế trong trò chơi e.Sản phẩm học sinh cần đạt: IV. HỒ SƠ DẠY HỌC: BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG HỢP TÁC Tên: STT: NHÓM: Đạt Không đạt 1. Kỹ năng giao tiếp, tương tác với bạn Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác Biết ngắt lời một cách hợp lí Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối. Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục 2. Kỹ năng tạo môi trường hợp tác ( sự ảnh hưởng qua lại, sự gắn kết giữa các thành viên) 3. Kỹ năng xây dựng niềm tin 4. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM Tên: STT: NHÓM: Đạt Không đạt 1. Lựa chọn dụng cụ, hóa chất phù hợp cho mục đích thí nghiệm 2. Thực hiện đúng các thao tác thí nghiệm cơ bản: cầm, kẹp ống nghiệm, lấy hóa chất, … 3. Biết ghi chép hiện tượng và các vấn đề xảy ra trong quá trình thí nghiệm. 4. Xử lý dụng cụ hóa chất sau thí nghiệm hợp lý, đúng quy định V. BÀI TẬP Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử?
- A. Be, F, O, C, Mg B. Mg, Be, C, O, F C. F, O, C, Be, Mg D. F, Be, C, Mg, O Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố nào có bán kính lớn nhất trong các nguyên tử sau đây? A. Al B. P C. S D. K Câu 3: Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử? A. Li, F, N, Na, C. B. F, Li, Na, C, N. C. Na, Li, C, N, F. D. N, F, Li, C, Na. Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất? cho biết nguyên tố này được sử dụng trong công nghệ hàn, sản xuất thép và methanol. A. B. B. N. C. O. D. Mg. Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính kim loại mạnh nhất ? Cho biết nguyên tố này được sử dụng trong đồng hồ nguyên tử với độ chính xác ở mức giây trong hàng nghìn năm. A. Hydrogen. B. Beryllium. C. Caesium. D. Phosphorus. Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này có trong thành phần của hợp chất teflon, dược sử dụng để tráng chảo chống dính. A. Fluorine. B. Bromine. C. Phosphorus. D. Iodine. Câu 7: Hydroxide nào có tính base mạnh nhất trong các hydroxide sau đây? Cho biết hợp chất này được sử dụng làm chất phụ gia cho dầu bôi trơn của động cơ đốt trong. A. Calcium hydroxide. B. Barium hydroxide. C. Strontium hydroxide. D. Magnesium hydroxide. Câu 8: Hydroxide nào có tính acid mạnh nhất trong các hydroxide sau đây? Cho biết hợp chất này được dùng để phân hủy các quặng phức tạp; phân tích khoáng vật và làm chất xúc tác. A. Silicic acid. B. Sulfuric acid. C. Phosphoric acid. D. Perchloric acid. Câu 9: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4,12,20. Phát biểu nào sau đây sai? A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kỳ. B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kỳ. C. Thứ tự tăng dần tính base là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2. D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là Z, Y, X. Bài tập tự luận Câu 1: Quan sát hình sau: A B C Ba quả cầu A, B, C tượng trưng cho nguyên tử các nguyên tố helium, krypton và radon. Quả cầu nào là krypton? Câu 2: Sắp xếp các nguyên tử sau đây theo thứ tự tăng dần độ âm điện: Cl, Al, Na, P, F. Câu 3: Sắp xếp các nguyên tử sau đây theo thứ tự giảm dần tính kim loại: Na, Al, Si, Mg, P, Cl,
- S, F. Câu 4: Độ âm điện của H, N, O lần lượt là 2,2; 3.0; 3.4. Trong phân tử NH3, H2O cặp e liên kết sẽ bị lệch về phía nguyên tử nào? Cặp e liên kết bị lệch nhiều hơn trong phân tử NH3 hay trong phân tử H2O Câu 5: Viết phương trình phản ứng của các chất sau với nước (nếu có): Na2O, SO3, Cl2O7, CO2, CaO, N2O5. Nhận xét về tính base, tính acid của các sản phẩm tạo thành. Câu 6: Dựa vào hình 6.1 và bảng 6.1 trong SGK hãy vẽ đồ thị hoặc biểu đồ đối với hai đại lượng bán kính nguyên tử và độ âm điện trong bảng số liệu trên. Quan sát và cho biết hai đại lượng này biến thiên như thế nào. Giải thích. Hướng dẫn giải:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Nguyễn Thị Lệ Thông
153 p | 369 | 48
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 Bài 32: Hiđro sunfua - lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit
9 p | 600 | 46
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài mở đầu
7 p | 103 | 8
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 15
5 p | 24 | 6
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 5
41 p | 38 | 6
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 12
17 p | 23 | 5
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 1
8 p | 42 | 5
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 6
6 p | 42 | 4
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 5
7 p | 72 | 4
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 4
9 p | 22 | 4
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 15
6 p | 18 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 13
8 p | 47 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 8
4 p | 24 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 5
5 p | 39 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 1
4 p | 30 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10: Bài 6
5 p | 91 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10: Bài 4
5 p | 123 | 2
-
Giáo án môn Hóa học lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
313 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn